Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 2 / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 22: Đề 2

Giải bài tập Cùng em học Tiếng Việt 5 tập 2

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tuần 22

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tuần 22: Đề 2 hướng dẫn các em học sinh giải toàn bộ các bài tập tuần 22 lớp 5 phần Đọc, hiểu trả lời câu hỏi, Luyện từ và câu, Tập làm văn, chuẩn bị cho các bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Tuần 22 – Tiết 2

Câu 1. Thêm vào chỗ trống vế câu thích hợp để được câu ghép chỉ điều kiện (giả thiết) – kết quả:

a) ……… thì em sẽ tham gia thi Hội khỏe Phù Đổng.

b) Giá như mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường ………

c) Nếu lớp em đạt danh hiệu thi đua xuất sắc ………

Câu 2. Thêm vế câu để hoàn chỉnh các câu ghép sau:

a) Dù mưa có rơi thật nhiều thì ………

b) Mặc dù mặt trời đã lên cao, ánh nắng gay gắt nhưng ………

Câu 3. Kể lại một câu chuyện em đã đọc cho bạn, người thân nghe.

Vui học:

Đố vui

Thân em thì nhỏ ti tí

Các bà, các chị, các dì đều thương.

Em đi, em lại bốn phương

Dọc ngang lắm lối, lách luồn nhiều nơi.

Tấm thân hiến trọn cho người

Sang hèn chẳng chê chuộng, giúp người chẳng quản công.

Là cái gì?

Cùng bạn giải câu đố trên.

Đáp án: Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22

Câu 1: Thêm vào chỗ trống vế câu thích hợp để được câu ghép chỉ điều kiện (giả thiết) – kết quả

a. …………… thì em sẽ tham gia thi Hội khoẻ Phù Đổng.

⟶ Nếu như mẹ đồng ý thì em sẽ tham gia thi Hội khoẻ Phù Đổng.

b. Giá như mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường…………

⟶ Giá như mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường thì những chú cá đã không chết hàng loạt trên sông.

c. Nếu lớp em đạt danh hiệu thi đua xuất sắc………….

⟶ Nếu lớp em đạt danh hiệu thi đua xuất sắc thì cô giáo sẽ tổ chức một buổi dã ngoại cho cả lớp.

Câu 2:

a. Dù mưa có rơi thật nhiều….

⟶ Dù mưa có rơi thật nhiều nhưng Loan vẫn nhất quyết rời khỏi nhà.

b. Mặc dù mặt trời đã lên cao, ánh nắng gay gắt nhưng….

⟶ Mặc dù mặt trời đã lên cao, ánh nắng gay gắt nhưng mặt sân vẫn còn ướt nhẹt.

Câu 3: Kể lại một câu chuyện em đã được đọc cho bạn, người thân nghe.

– Giới thiệu câu chuyện:

+ Nêu tên câu chuyện: Câu chuyện vể bát mì thịt bò

+ Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện: Hai cha con tới ăn thịt bò và vợ chồng chủ quán thịt bò

– Kể chuyện:

+ Mở đầu câu chuyện: Hai cha con tới ăn mì thịt bò nhưng chỉ gọi một bát mì thịt bò một bát mì rắc vào cọng hành

+ Diễn biến câu chuyện (Kể các sự việc theo đúng thứ tự)

Hai cha con nhường nhịn nhau chỗ thịt bò.

Chủ quán cảm động tặng họ thêm một bát mì thịt bò nữa.

Trước khi rời quán chàng trai để lại số tiền để trả bát mì thịt bò được tặng

+ Kết thúc câu chuyện: Một câu chuyện cảm động về tình cha con và lòng tự trọng

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán được ra là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.

Cậu con trai tiến đến trước mặt chủ quán, nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Chủ quán đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía ông ấy xua xua tay. Cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, chủ quán hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết.

Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”. Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.

Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”. Ông lão cảm động nói. Chủ quán nhìn họ bằng vẻ mặt ái ngại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ”.

Hành động của hai cha con đã khiến người chủ quán vô cùng cảm động. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một bát thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò.” Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, thịt này là quà biếu khách hàng”. Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.

Hai người ăn xong thì nhanh chóng rời khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một bát thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng.

Câu chuyện của hai cha con khiến mình vô cùng cảm động, không chỉ bởi tình phụ tử nghĩa nặng tình sâu mà còn bởi lòng tự trọng của hai cha con. Ta vẫn gặp trong cuộc đời nhiều người rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng tự trọng. Lòng tự trọng giúp ta có thêm nghị lực để ngẩng cao đầu, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, sống hạnh phúc vì luôn vững tin vào chính mình. Lòng tự trọng với ánh hào quang chói lọi của nó sẽ trở thành lương tri con người

Vui học:

Đáp án là cái kim.

Học Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 10, 11 Tiết 2 Tuần 20 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 tập 2

Đề bài Câu 1. Gạch dưới những từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dòng sau:

a) non nước, giang sơn, non sông, quê hương, Tổ quốc, đất nước, làng xóm.

b) bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn, gìn giữ.

c) xây dựng, dựng đứng, kiến thiết, dựng xây.

d) tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc.

Câu 2. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:

a) Chiếc áo xanh mơ màng của chị Cỏ như tươi hơn đẹp hơn khi có giọt sương mai đính lên.

b) Tôi cùng với bạn Dung bạn Cúc và bạn Hạnh làm một lọ hoa giấy để tham dự hội thi khéo tay.

c) Cô giáo luôn nhắc nhở chúng em phải chăm học chăm làm và giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

Câu 4. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện bản báo cáo sau: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH ĐI HỌC CHUYÊN CẦN

Kính gửi: Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp …….

Tên em là: ……. Học sinh lớp: …….

Tổ trưởng tổ: …….

Xin báo cáo về: ……. trong tuần qua của tổ em như sau: …….

– Số bạn vắng mặt: …….

Lí do: …….

– Số bạn đi học muộn: …….

Lí do: …….

Em xin hứa sẽ nhắc nhở các bạn để các bạn …….

Người viết báo cáo

…….

Đố vui Hè về áo đỏ như son Hè đi thay lá xanh non mượt mà Bao nhiêu tay tỏa rộng ra Như vậy như đón bạn ta đến trường. *Cùng bạn giải câu đố trên. * Cùng bạn, người thân đặt một câu đố theo cách miêu tả như câu đố trên. Lời giải chi tiết Câu 1. Gạch dưới những từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dòng :

a. non nước, giang sơn, non sông, quê hương, Tổ quốc, đất nước, làng xóm.

b. bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn, gìn giữ.

c. xây dựng, dựng đứng, kiến thiết, dựng xây.

d. tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc.

Câu 2. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau :

a. Chiếc áo xanh mơ màng của chị Cỏ như tươi hơn, đẹp hơn khi có giọt sương mai đính lên.

b. Tôi cùng với bạn Dung, bạn Cúc và bạn Hạnh làm một hộp hoa giấy để tham dự hội thi khéo tay.

c. Cô giáo luôn nhắc nhở chúng em phải chăm học, chăm làm và giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

Câu 3. Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn

Với người Hà Nội, Hồ Gươm là một mảnh tâm hồn của mình. Những ngày thu, nước Hồ Gươm đầy ắp. Những ngày hè gió lộng, tưởng như gió lặn trong lòng hồ, chiều đến gió mới cất cánh bay đi.

Câu 4. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện bản báo cáo: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Việt Trì, ngày 5 tháng 1 năm 2019 BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH ĐI HỌC CHUYÊN CẦN

: Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp 3E

Tên em là : Hoàng Nhật Minh Học sinh lớp: 3E

Tổ trưởng tổ : 2

Xin báo cáo về tình hình đi học chuyên cần trong tuần qua của tổ em như sau :

– Số bạn vắng mặt : 2

Lí do : Bạn Nam và Nhật Anh bị sốt.

– Số bạn đi học muộn : 4

Lí do : Bạn Hùng và Mai Lan ngủ dậy muộn, bạn Sơn, bạn Dũng bị hỏng xe.

Em hứa sẽ nhắc nhở các bạn để các bạn có ý thức đi học chuyên cần và tới lớp đúng giờ hơn.

Người viết báo cáo Hoàng Nhật Minh Đố vui

– Đáp án : Là cây phượng

– Gợi ý những câu đố tương tự :

* Cây gì lá tựa tai voi

Hè cho ô mát em chơi sân trường

Đông về trơ trụi cành xương

Lá thành mảnh nắng nhẹ vương gió chiều?

( Là cây bàng)

* Cây thơm mọc ở cạnh nhà

Bắc giàn lấy lá cho bà quệt vôi

Bảo không mà có đấy thôi

Đem nghiền nát với cau tươi đỏ lừ

* Cùng tên cùng gọi là cây

Cây vui sông nước, cây say lửa nồng

Cây yếu ớt nở đầy bông

Cây cứng ngắc, khắp tây, đông hãi hùng.

( Là cây hoa súng và khẩu súng)

Học Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 2 Tập 2

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 8, 9 – Tiết 1 – Tuần 20 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 2 tập 2

Lời giải chi tiết Câu 1. Đọc bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió (SGK Tiếng Việt 2, tập hai, trang 13) và trả lời câu hỏi: a) Vì sao ông Mạnh quyết chống trả thần gió? b) Trong câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió, ông Mạnh tượng trưng cho điều gì?

A. tượng trung cho sức mạnh của thiên nhiên.

B. Tượng trưng cho sức mạnh của con người.

Trả lời:

a) Ông Mạnh quyết chống trả thần Gió vì Thần thỏa sức hoành hành và coi thường tất cả. Hơn nữa Thần còn xô ông ngã lăn quay rồi bay đi với tiếng cười ngạo nghễ làm ông vô cùng nổi giận.

b.) Trong câu chuyện Ông Mạnh thắng thần Gió, ông Mạnh tương trưng cho :

B. Tượng trưng cho sức mạnh của con người.

Câu 2. Điền iêc hay iêt vào chỗ trống? Trả lời: Câu 3. Gạch dưới những từ không thuộc nhóm nêu đặc điểm thời tiết của từng mùa ở miền Bắc nước ta:

a) Mùa xuân: ấm áp, oi ả, mát mẻ, có mưa nhỏ

b) Mùa hạ: nóng bức, nóng nực, oi nồng, ấm áp, nóng như nung.

c) Mùa thu: se se lạnh, chớm lạnh, mát mẻ, giá lạnh, gió heo may

d) Mùa đông: giá buốt, rét cắt da cắt: thịt, giá lạnh, mưa phùn; gió bấc, ấm áp.

Trả lời:

b) Mùa hạ : nóng bức, nóng nực, oi nồng, ấm áp, nóng như nung.

c) Mùa thu : se se lạnh, chớm lạnh, mát mẻ, giá lạnh, gió heo may.

d) Mùa đông : giá buốt, rét cắt da cắt thịt, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, ấm áp.

Câu 4. Gạch dưới các cụm từ dùng để hỏi thời gian trong các câu hỏi sau:

a) Khi nào lớp bạn tổ chức trồng cây?

b) Bao giờ bạn đọc xong quyển truyện đó?

c) Mẹ cháu đi làm về lúc mấy giờ?

d) Sinh nhật bạn vào tháng mấy?

Trả lời:

a) Khi nào lớp bạn tổ chức đi trồng cây ?

b) Bao giờ bạn đọc xong quyển truyện đó ?

c) Mẹ cháu đi làm về lúc mấy giờ ?

d) Sinh nhật bạn vào tháng mấy ?

Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 26, 27 Tiết 1 Tuần 25 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 2

Lời giải chi tiết Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Suối Nguồn và Dòng Sông

Có một Dòng Sông xinh xắn, nước trong vắt. Dòng Sông ấy là con của bà mẹ Suối Nguồn.

Lớn lên Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về đồng bằng. Bà mẹ Suối Nguồn tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn, ngắm mãi đứa con yêu quý và dặn với theo:

Dòng Sông cứ bình thản trôi xuôi. Phía trước có bao điều hấp dẫn đang chờ đón. Mê mải với những miền đất lạ, Dòng Sông háo hức chảy. Càng đi, Dòng Sông càng xa mẹ Suối Nguồn. Cho tới một hôm, Dòng Sông ra gặp biển. Lúc ấy, Dòng Sông mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn: “Ôi! Ước gì ta được về thăm mẹ một lát!”.

Một đám mấy tốt bụng liền bảo:

Đám mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn những hạt nước nhỏ li ti bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn, đám mây cõng bạn bay tới. Khi tới cánh rừng đại ngàn, những hạt nước chia tay bạn mây và lần lượt nối nhau rơi xuống. Mau dần. Rồi áo một cơn mưa.

Bà mẹ Suối Nguồn vui mừng ôm con vào lòng. Những hạt nước mưa lại hòa vào với mẹ Suối Nguồn.

a) Vì sao Dòng Sông và mẹ Suối Nguồn lại chia tay?

Gợi ý:

Con đọc phần đầu của câu chuyện.

Lời giải:

Dòng Sông và mẹ Suối Nguồn chia tay là bởi vì Dòng Sông khi ấy đã lớn, cần phải từ biệt mẹ để về đồng bằng.

b) Khi nào Dòng Sông mới giật mình nhớ đến mẹ?

Gợi ý:

Con chú ý phần giữa của câu chuyện.

Lời giải:

Dòng Sông giật mình nhớ tới mẹ của mình là khi đã ra gặp biển lúc này mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn.

c) Dòng Sông trở về thăm mẹ Suối Nguồn bằng cách nào?

Gợi ý:

Con đọc phần cuối câu chuyện, từ chỗ có đám mây xuất hiện.

Lời giải:

Dòng Sông trở về thăm mẹ Suối Nguồn được là nhờ có đám mây giúp đỡ. Dòng Sông hoá thành những hạt nước nhỏ li ti bám vào đám mây. Mây cõng Dòng Sông vượt muôn nơi trở về với mẹ Suối Nguồn. Tơi nơi, hạt nước chia tay mây hoá thành cơn mưa hoà vào mẹ Suối Nguồn.

d) Câu chuyện muốn nhắn nhủ tới em điều gì?

Gợi ý:

Theo con có nên đi xa không? Đi xa rồi có nên trở về với mẹ không?

Lời giải:

Mỗi một người đến một độ tuổi khôn lớn, trưởng thành đều cần đi tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh để mở mang kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết. Nhưng dù có đi bao lâu, bao xa hãy luôn nhớ về gia đình, về mẹ của mình. Nơi đó chắc chắn vẫn luôn có người chờ chúng ta trở về.

Câu 2. Tìm từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống:

(dòng sông, sông Hương, Hương Giang)

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới ……… bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng ……… là một đường trăng lung linh dát vàng ……… là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.

Gợi ý:

– sông Hương và Hương Giang đều chỉ con sông chảy qua thành phố Huế.

Con đọc kĩ đoạn văn, lựa chọn điền từ thích hợp để đảm bảo tính liên kết cho đoạn văn.

Lời giải:

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.

Câu 3. Gạch dưới từ ngữ để chỉ một sự vật trong đoạn văn sau:

Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền tròng trành, hòa mình với màu tím của nước chiều.

Gợi ý:

Con hãy tìm ra sự vật trong bài được giới thiệu bằng nhiều cách khác nhau.

Lời giải:

Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền tròng trành, hoà mình với màu tím của nước chiều.

Ở đây có ba cụm từ “những cánh hoa mỏng manh”, “những chiếc thuyền tím”, “chiếc thuyền” đều chỉ một sự vật là những cánh hoa rơi trên mặt ao..