Giải Gdcd 7 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Gdcd 7: Trả Lời Gợi Ý Bài 14 Trang 45 Sgk Gdcd 7

Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trả lời Gợi ý Bài 14 trang 45 sgk GDCD 7

a) Em hãy cho biết nguyên nhân (do con người gây ra) dẫn đến hiện tượng lũ lụt.

– Khai thác rừng bừa bãi, không theo quy luật, không tuân thủ các biện pháp lâm sinh, không đảm bảo tái sinh rừng.

– Lâm tặc hoành hành.

– Nạn du canh du cư, phá rừng lấy đất canh tác, nhiều vụ cháy rừng, xâm hại tới tài nguyên rừng.

– Diện tích rừng phòng hộ bị thu hẹp.

b) Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống của con người.

Rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người.

c) Em hãy nêu mối quan hệ giữa các thông tin và sự kiện kể trên.

Thông tin: những giải pháp, những chính sách của Nhà nước nhằm hạn chế và ngăn chặn nạn xâm hại rừng, ngăn chặn tình trạng suy giảm rừng, kiểm soát các thảm họa mất rừng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Diện tích rừng bị tàn phá do chiến tranh, do khai thác bừa bãi, nạn lâm tặc, do du canh du cư phá rừng lấy đất canh tác…

Tất cả những điều thông tin đưa có thể nói là nguyên nhân dẫn đến hậu quả của những sự kiện đã nêu. Rừng bị tàn phá, thiên nhiên vị tàn phá đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người dẫn đến hậu quả: lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người và của.

d) Em hiểu thế nào là môi trường ? Môi trường có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người ? Cho một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.

– Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi núi, sông, hồ…) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải..).

Môi trường mà chúng ta tìm hiểu ở đây là môi trường sống (môi trường sinh thái), khác với môi trường trong xã hội như môi trường giáo dục, môi trường học tập..

– Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tâm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:

+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

+ Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

– Một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.

+ Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.

+ Sử dụng phân hoá học vượt mức quy định.

+ Khai thác thuỷ hải sản bằng chất nổ.

+ Săn bắt động vật quý hiếm.

Tham khảo toàn bộ: Giải GDCD 7

Giải Vbt Gdcd 7 Bài 1: Sống Giản Dị

VBT GDCD 7 Bài 1: Sống giản dị

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 5 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Những tấm ảnh có biểu hiện trái với giản dị là: ảnh 2, ảnh 7, ảnh 8

Câu 2 (trang 6 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Sống giản dị là sống không xa hoa, lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài, sống phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của bản thân, gia đình, xã hội

Chúng ta cần sống giản dị bởi giản dị giúp con người dễ hòa đồng, hòa nhập với cộng đồng, xã hội, được mọi người yêu quý, coi trọng, giúp ta tiết kiệm thời gian, tiền bạc, làm cho cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản hơn

Câu 3 (trang 7 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Sống phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình, xã hội là:

– Hài lòng, trân trọng với những thứ mình đang có không đua đòi, chạy theo vật chất bên ngoài

– Biết bản thân mình là ai, mình đang có những gì, tận dụng và sử dụng nó một cách hợp lí

– Sử dụng mọi thứ một cách hợp lí, không sa hoa, lãng phí

– Sống tiết kiệm, phù hợp với điều kiện gia đình

– Không hoang phí làm tổn thất xã hội

Câu 4 (trang 7 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Một số biểu hiện của lối sống giản dị:

– Đi đứng nhẹ nhàng, uyển chuyển, không ồn ào

– Cách ăn mặc: Không màu mè, không rách rưới, ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi

– Cách nói năng giao tiếp: Nói năng tế nhị, khiêm tốn nhẹ nhàng, lịch sự thoải mái, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng.

– Cách sử dụng của cải, vật chất: Không sử dụng đồ lãng phí, không đua đòi chạy theo những thứ sa hoa, phù phiếm, sống gọn gàng, ngăn nắp,…

Câu 5 (trang 7 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Xa hoa, cầu kì, phô trương, hình thức

Luộm thuộm, cẩu thả

Ăn mặc lòe loẹt màu mè, khoe mẽ của cải, tổ chức sinh nhật hoành tráng trong khi gia đình không có điều kiện, đùa đòi chạy theo các mốt,…

Ăn mặc rách rưới, bẩn thỉu, sống bừa bộn, làm việc dở dang, làm việc qua loa đại khái, đồ đạc không được sắp xếp cẩn thận,…

Câu 6 (trang 8 VBT GDCD 7):

Trả lời:

– Đối với cá nhân: Tiết kiện thời gian, tiền bạc, sống giản dị dễ hòa đồng và được mọi người yêu quý, bản thân cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn

– Đối với gia đình: Tiết kiệm cho gia đình, đem lại sự bình yên, hạnh phúc

– Đối với xã hội: Tạo ra những mỗi quan hệ chan hòa chân thành, loại trừ những thói hư tật xấu do xa hoa, lãng phí, tránh các tệ nạn xã hội, làm cho xã hội trở nên lành mạnh hơn

Câu 7 (trang 8 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Học sinh THCS cần thực hiện lối sống giản dị:

– Ăn mặc đúng lứa tuổi, không son phấn, không nhuộm tóc, không ăn mặc gợi cảm, thực hiện đúng nội quy của trường, lớp

– Khiêm tốn, giản dị không sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình, không đua đòi theo bạn bè

– Sống lành mạnh, không hút thuốc, không uống rượu

– Ngăn nắp, gọn gàng, không bừa bộn, cẩu thả

Câu 8 (trang 8 VBT GDCD 7):

Trả lời:

– Liên hệ: Bản thân em đã sống giản dị, đúng tác phong của một học sinh, nói năng lịch sự, nhẹ nhàng, khiêm tốn, không đua đòi, hòa nhã với bạn bè, không khoe khoang, ăn mặc lịch sự,…

– Em thấy mình rất cần sống giản dị tại vì sống giản dị em sẽ dễ dàng hòa nhập với mọi người, được mọi người yêu quý, xem trọng, không tốn thời gian, tiền bạc, không để lãng phí của cải, bản thân sống giản dị sẽ trở nên thanh thản, thoải mái hơn

Câu 9 (trang 9 VBT GDCD 7):

Trả lời:

– Làm khi lành để dành khi đau

– Thì giờ là vàng bạc

– Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai

– Tích tiểu thành đại

– Năng nhặt chặt bị

A. Gia đình nghèo thì mới cần sống giản dị

B. Học sinh phổ thông, không phân biệt con nhà giàu hay con nhà nghèo đều phải biết sống giản dị

C. Ăn mặc giản dị làm cho con người thiếu tự tin

D. Chỉ cần có cử chỉ đơn giản trong giao tiếp, không cần phải ăn mặc, nói năng giản dị.

Trả lời:

Chọn đáp án: B

Câu 11 (trang 10 VBT GDCD 7):

Trả lời:

a. Việc làm của Thúy là hành động thể hiện sự đua đòi, sống không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện gia đình.

b. Nếu là bạn Thúy em sẽ khuyên bạn: Không nên đua đòi bạn bè, xin tiền mẹ để tổ chức sinh nhật, phải biết sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình, biết thương mẹ hơn

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 10 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Em tán thành với ý kiến của bạn Hà. Tại vì giản dị là lối sống cần có ở mỗi người, dù nhà giàu hay nghèo, sống giản dị sẽ dễ hòa nhập, hòa đồng với mọi người, được người khác yêu quý, kính trọng hơn

Câu 2 (trang 10 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Một số tấm gương giản dị:

Trong khu phố em có bác An, là giám đốc một công ti lớn. Mặc dù giàu có nhưng bác sống rất hòa đồng với mọi người trong khu phố, không tỏ ra mình giàu, bác sống giản dị, khiêm nhường, thường xuyên tham gia các hoạt động của khu dân cư, bác được bà con trong khu dân cư vô cùng yêu quý và tin tưởng.

Bạn Thanh là học sinh giỏi của lớp, dù vậy nhưng bạn không bao giờ tỏ ra kiêu căng, ngạo mạn, bạn thường xuyên chỉ bài cho các bạn trong lớp, sống rất hòa đồng. Thành tích của bạn ở lớp, ở trường rất cao nhưng chưa bao giờ bạn khoe khoang và coi thường bạn bè. Thanh được các bạn trong lớp rất tin yêu và quý mến

Câu 3 (trang 10 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp, chất lượng bên trong, xem những giá trị bên trong tốt hơn các giá trị bề ngoài. Câu tục ngữ đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

III. Truyện đọc, thông tin

Câu a (trang 12 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Bác Hồ của chúng ta đã sống một cuộc đời vô cùng giản dị, trong sạch: Bác không cần người khác phục vụ vì Bác cho rằng mình không phải là vua, Bác không bao giờ ăn đồ ngon một mình, cũng không muốn được cung tiến đồ ăn ngon, Bác không muốn vì đồ ăn ngon mà phải đánh đổi bằng sự phiền hà, mệt nhọc của người khác, Bác không cần câu nệ, lễ nghi.

Câu b (trang 12 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Bác Hồ có lối sống giản dị như vậy bởi Bác là người sống trong dân, gần dân và thấu hiểu nỗi lòng của dân, thương dân

Bác là người có phẩm chất cao quý, có lối sống trong sạch.

Các bài giải vở bài tập Giáo dục công dân lớp 7 (VBT GDCD 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Bài Tập Gdcd 7 Bài 1: Sống Giản Dị

Bài 1 SỐNG GIẢN DỊ Đọc truyện Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập * Tìm hiểu nội dung truyện đọc Câu hỏi: Trong trí tưởng tượng của mọi người vị Chủ tịch nước sẽ xuất hiện như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Ăn mặc sang trọng và đầy vẻ uy nghiêm. Câu hỏi: Bác Hồ đã xuất hiện trên lễ đài với trang phục như thế nào? Em hãy nhận xét về cách ăn mặc đó của Bác? Hướng dẫn trả lời: Bác mặc bộ quần áo Ka-ki, đội mũ vải đã bạc màu, chân đi dép cao su. Bác ăn mặc giản dị không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh lúc đó. Câu hỏi: Khi xuất hiện trên lễ đài, trước hàng vạn đồng bào, cử chỉ, tác phong và lời nói của Bác Hồ như thê nào? Em có nhận xét gì về tác phong và lời nói của Bác? Hướng dẫn trả lời: + Bác cười đôn hậu, vẫy tay chào đồng bào. + Thái độ thân mật như người cha hiền về với đàn con. Nhận xét: Thái độ chân tình, cởi mỏ' của Bác đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa Bác Hồ - Chủ tịch nước với nhân dân. Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người. Câu hỏi: Em hãy tìm ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác Hồ? Hướng dẫn trả lời: Sau khi giành được độc lập, Bác về sống với Thủ đô Hà Nội trong một ngôi nhà sàn làm bằng gỗ. Trong những bài viết, những lời kêu gọi Bác Hồ luôn dùng những từ ngữ dễ hiểu, dễ đọc để ai cũng có thể hiểu được. Vật dụng trong nhà Bác hết sức đơn sơ: giường mây, chiếu cói, chăn đơn... Bữa ăn của Bác đạm bạc, lúc nào cũng có rau, tương, cà (món ăn quê hương). Bác gần gũi với mọi người, kính trọng cụ già, thương đàn cháu nhỏ... Câu hỏi: Em sưu tầm những câu thơ ca ngợi về đức tính giản dị, gần gũi yêu thương mọi người của Bác Hồ? Hướng đẫn trả lời: " Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn" "Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già" (Tố Hữu) Câu hỏi: Qua câu chuyện và những ví dụ trên các em có nhận xét gì về sự giản dị của Bác Hồ? Hướng dẫn trả lời: Bác Hồ sống thật giản dị, sự giản dị của Bác biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: lời ăn, tiếng nói, tác phong, cử chỉ... Giản dị là một trong những nét đẹp của đạo đức Hồ Chí Minh, mà mỗi người chúng ta cần học tập và noi theo. Nội dung bài học Câu hỏi: Theo em, biểu hiện của lối sống giản dị là gì? Hãy nêu những biểu hiện của lối sống giản dị mà em biết? Hướng dẫn trả lời: Không xa hoa lãng phí, phô trương. Không cầu kì kiểu cách. Không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Câu hỏi: Những biểu hiện như thế nào là trái với giản dị? Hướng dẫn trả lời: Sống xa hoa lãng phí, phô trương về hình thức, đua đòi ăn diện. Trong sinh hoạt, giao tiếp tỏ ra mình là kẻ bề trên, trịch thượng, kiêu ngạo. Câu hỏi: Ăn mặc luộm thuộm, nếp sống tuỳ tiện, cẩu thả, đại khái... có phải là người sống giản dị không? Tại sao? Hướng dẫn trả lời: Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ; nói năng cộc lốc trống không, tâm hồn nghèo nàn trống rỗng. Bởi đó là biểu hiện của một con người thiếu văn hoá. Câu hỏi: Vậy theo em thế nào là sống giản dị? Biểu hiện của lối sống giản dị là gì? Hướng dẫn trả lời: Sông giản dị là sông phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Sống giản dị biểu hiện ở chỗ: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. Câu hỏi: Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta? Hướng dẫn trả lời: Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có của mỗi người. Người sông giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. Câu hỏi: Theo em, là học sinh, sự giản dị được biểu hiện như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Khi đến trường phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường; Ví dụ: mặc áo trắng quần xanh, dép có quai sau, tóc cắt ngắn, gọn gàng sạch sẽ... Lễ phép với thầy cô giáo, vui vẻ, thân mật với bạn bè. Tham gia các hoạt động thể thao, sinh hoạt, vui chơi do lớp, trường hay nhóm bạn tổ chức phù hợp với điều kiện gia đình và bản thân. Không đua đòi chưng diện, ăn tiêu hoang phí. Tiết kiệm thời gian, tập trung cho việc học tập và giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. Bài tập Bài tập 1: Trong các tranh sau đây, theo em bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường? Vì sao? Hướng dẫn trả lời: Bức tranh (3) thể hiện đức tính giản dị. Bởi vì: Bức tranh (3) thể hiện đúng tác phong của người học sinh, trang phục nghiêm túc, phù hợp với lứa tuổi học sinh, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi Hai bức tranh còn lại không phù hợp với lứa tuổi của học sinh: trang điểm son phấn, loè loẹt, mang giày cao gót, đeo kính râm, mặc áo pul, quần rin khi đến trường. Bài tập 2: Trong các biểu hiện sau đây, theo em, biểu hiện nào nói lên tính giản dị? Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ bóng bẩy. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. Nói năng cộc lốc, trống không. Làm việc gì cũng sơ sài, cẩu thả. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở. Thái độ khách sáo, kiểu cách. TỔ chức sinh nhật linh đình. Hướng dẫn trả lời: Trong các câu trên, biểu hiện nói lên tính giản dị là: Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở. Bài tập 3: Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết: Hướng dẫn trả lời: Biểu hiện của tính giản dị: + Mặc dù nhà rất khá giả nhưng lúc nào Hạnh cũng ăn mặc giản dị, gần gũi, vui vẻ, chan hòa với các bạn. + Sinh nhật lần thứ 12, Đức tổ chức rất đơn giản song thật là vui vẻ, đầm ấm. Biểu hiện của tính không giản dị: + Gia đình Lộc cuộc sống khó khăn: bố về hưu, mẹ làm công nhân, song Lộc lúc nào cũng đua đòi chưng diện. + Nhi đòi mẹ tổ chức sinh nhật thật linh đình để mời bạn bè. + Phúc học giỏi nhưng rất ít khi Phúc gần gũi giúp đỡ những bạn học còn yếu. Bài tập 4: Cách rèn luyện tính giản dị? Học sinh cần làm gì để rèn luyện tính giản dị? Hướng dẫn trả lời: Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người. Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách. Nói năng lịch sự, có văn hoá, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu. Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, vì thế ngay từ khi còn là học sinh chúng ta phải biết rèn luyện mình trong học tập, trong hành vi cư xử, trong quan hệ giao tiếp với cha mẹ, thầy cô giáo, với bạn bè. Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của công, không xa hoa lãng phí. Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình mình. Bài tập 5: Em hãy SƯU tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị. Tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Ãn lấy chắc, mặc lấy bền Ăn cần ở kiệm Danh ngôn: Lời nói giản dị mà ý sâu xa là lời nói hay (Mạnh Tử). Phải luôn dùng lời lẽ, những thí dụ đơn giản thiết thực và dễ hiểu. Khi viết, khi nói phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được... Hồ Chí Minh "Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ Tự kiêu một chút cũng là nhiều"

Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 7 Bài 7: Đoàn Kết, Tương Trợ

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 7: Đoàn kết, tương trợ

Giải bài tập môn GDCD lớp 7

Bài tập môn GDCD lớp 7

Giải bài tập SBT GDCD 7 bài 7: Đoàn kết, tương trợ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 5: Yêu thương con người

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 8: Khoan dung

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ?

Trả lời

Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.

Bài tập 2: Hãy nêu một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ và một số biểu hiện trái với đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống?

Trả lời

Một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ :

Quan tâm giúp đỡ bạn tiến bộ

Gần gũi, yêu mến với tất cả các bạn

Học tập vui chơi với các bạn một cách thoải mái không phân biệt nhà giàu hay nhà nghèo.

Một số biểu hiện trái với đoàn kết, tương trợ:

Chia bè chia phái

Chỉ với với những bạn học giỏi, còn bạn học dốt thì không chơi

Bài tập 3: Theo em, vì sao chúng ta phải đoàn kết, tương trợ?

Trả lời

Vì trong cuộc sống, học tập, lao động, vui chơi giải trí…, con người luôn có các mối quan hệ với nhau. Đoàn kết, tương trợ là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau, tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung.

Bài tập 4: Em hãy nhận xét việc thực hiện đoàn kết, tương trợ của bản thân và các bạn?

Trả lời

Việc thực hiện đoàn kết, tương trợ của bản thân và các bạn trong lớp em được thực hiện khá tốt: Trong lớp các bạn giúp đỡ nhau học tập, bạn nào giỏi chỉ bảo,hướng dẫn cho bạn chưa biết. Các hoạt động đoàn trường tổ chức, lớp em đều tham gia nhiệt tình và các bạn trong lớp cũng rất đoàn kết với nhau.

Sẵn sàng giúp đỡ bạn trong mọi việc, kể cả những việc sai trái.

Chỉ chơi với các bạn có hoàn cảnh giống như mình

Học tập, vui chơi với các bạn một cách thân ái, hoà thuận.

Chơi với nhau thành từng nhóm, ganh đua với các nhóm khác.

Đoàn kết là sự liên kết của một nhóm người nhằm đối lập với những người khác.

Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.

Đoàn kết giúp cho con người gần gũi, thân ái với nhau hơn, tạo ra nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Đoàn kết tạo nên những kinh nghiệm phối hợp, sự nhiệt tình, hăng hái để hoàn thành nhiệm vụ.

Nam chỉ chơi với những bạn học giỏi như mình.

Hoa luôn giúp đỡ, kèm cặp các bạn học kém trong lớp.

Bình không chơi với các bạn nữ vì cho là các bạn nữ hay nói nhiều.

Vơ đũa cả nắm.

Lòng vả cũng như lòng sung.

Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Cây ngay không sợ chết đứng

Trả lời

Câu 5: C

Câu 6:

Đúng: B, C, D

Sai: D

Câu 7: B

Câu 8: C

Bài tập 9: Sáng nay cô giáo sẽ trả bài kiểm tra Toán. Sơn thầm nghĩ, chắc bài kiểm tra của mình và Đại tốt lắm đây vì hôm đó hai đứa cùng nhau “góp sức” để làm bài kiểm tra mà. Đúng là “hai cái đầu vẫn hơn một cái đầu”. Sơn tự hào, sung sướng mỉm cười.

Câu hỏi:

Theo em hành động của hai bạn Sơn và Đại có phải là thế hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ không? Vì sao?

Trả lời

Hành động của hai bạn không phải là đoàn kết, tương trợ mà vi phạm quy chế, kỉ luật học tập.

Bài tập 10: Nhà Quang nghèo, trên Quang lại có chị gái nên Quang hay phải mặc quần áo cũ của chị. Một số bạn trêu chọc, giễu Quang là “đồ đàn bà”. Quang ức lắm

Trưa nay trên đường đi học về, lại bị các bạn ấy trêu chọc, Quang nổi khùng, xông vào đánh một bạn bị chảy máu mũi. Trước sự việc đó, có bạn cho rằng Quang đánh là đúng, có bạn lại phản đối, cho rằng Quang quá đáng.

Câu hỏi:

1/ Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?

2/Em sẽ góp ý thế nào cho Quang và cho các bạn hay trêu Quang?

Trả lời

1/ Hành vi của Quang và các bạn trêu Quang đều không thể hiện đoàn kết, tương trợ.

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn trêu Quang là không nên trêu bạn ấy nữa và giải thích cho các bạn hoàn cảnh của Quang và để các bạn đoàn kết tương trợ nhau cùng tiến bộ trong học tập.

Bài tập 11: Trong lớp, một bạn ngồi trước mặt Lan hay nói chuyện và đùa nghịch làm Lan không học được. Lan nhắc thì bạn ấy vênh mặt nói: “Việc gì đến mày!”. Lan tức quá, cầm thước kẻ quật vào đầu bạn. Thế là hai bạn đánh nhau và bị cô giáo cảnh cáo.

Câu hỏi:

1/ Em hãy nhận xét hành vi của hai bạn trong tình huống trên.

2/ Em sẽ khuyên hai bạn như thế nào?

Trả lời

1/ Hành vi của Lan và bạn trêu Lan đều không thể hiện đoàn kết, tương trợ.

2/ Em sẽ khuyên hai bạn nên cùng giúp nhau học tập, không nên đánh nhau, cùng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để cùng tiến bộ

Bài tập 12: Sắp đến sinh nhật Ánh, Ánh có thư mời tất cả các bạn cùng lớp đến dự. Riêng Hiền không có thư mời, Hiền buồn lắm. Có bạn hỏi vì sao không mời Hiền, Ánh trả lời: “Nhà nó nghèo lắm, có mời nó cũng không đến được nên tớ không mời!”.

Câu hỏi: Em có tán thành việc làm của Ánh không? Vì sao?

Trả lời

Không tán thành việc làm của Ánh vì đó là sự phân biệt đối xử giữa bạn bè, mầm mống gây mất đoàn kết.