Giải Gdcd Lớp 6 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 6 Bài 6: Biết Ơn

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 6: Biết ơn

Giải bài tập môn GDCD lớp 6

Bài tập môn GDCD lớp 6

Giải bài tập SBT GDCD 6 bài 6: Biết ơn được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là biết ơn? Hãy nêu một số ví dụ vể biết ơn?

Trả lời

Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng,về những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những người đã từng giúp đơ mình khi gặp khó khăn hoạc những người có công với dân tộc.

VD:

Vào ngày 20/11 tặng hoa cho thầy cô giáo

Ngày kỷ niệm thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì thường là các trường tổ chức đi quét dọn và thắp hương tượng đài mẹ Nhu

Bài tập 2:

Biết ơn có ý nghĩa gì trong quan hệ của con người?

Trả lời

Biết ơn là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta

Tạo nên mỗi quan hệ lành mạnh, tốt đẹp giữa người với người.

Bài tập 3: Những hành vi và việc làm nào sau đây là biểu hiện của lòng biết ơn?

A. Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ

B. Đến thăm thầy, cô giáo cũ

C. Yêu quý, kính trọng ông bà

D. Lánh mặt khi thấy thầy giáo cũ

E. Thắp hương cúng giỗ ông bà, tổ tiên

G. Quên người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn

H. Chăm học để cha mẹ vui lòng

I .Luôn nhớ về ngày xưa – ngày đầu tiên đi học

Bài tập 4: Câu tục ngữ nào sau đây nói vê lòng biết ơn?

Bán anh em xa mua láng giềng gần

Ăn cháo đá bát

Uống nước nhớ nguồn

Vong ân bội nghĩa.

Trả lời

Bài tập 3: A, B, C, E, H

Bài tập 4: C

Bài tập 5:

Hãy nối mỗi cụm từ ở cột I với mỗi cụm từ ở cột II đế được một câu đúng.

A. Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với

1. biểu hiện của lòng biết ơn

B. Biết ơn là nét đẹp của truyền thống

2. bội nghĩa, bạc tình.

C. Trái với biết ơn là

3. những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.

D. Nhận biết, ghi nhớ những điều tốt lành mà người khác đem lại cho mình là

4. sống có tình nghĩa, thuỷ chung, trước sau như một của dân tộc ta.

Trả lời

A – 3; B – 4; C – 2; D – 1

Bài tập 6: Trước đây, vì ham chơi và không có phương pháp học tập tốt nên Trọng học kém. Tính là học sinh giỏi đã kèm cặp, giúp đỡ Trọng nên Trọng đã từng bước tiến bộ, trở thành học sinh khá. Thấy vậy nhiều bạn trong lớp nói Trọng nên cám ơn Tính đã giúp đỡ mình. Trọng trả lời thẳng băng “Trước đây chẳng qua tớ lười nên học kém, chứ bây giờ tớ chăm nên học khá ngay. Tớ học hành tiến bộ là do công của tớ chứ không phải công của Tính đâu!”

Câu hỏi:

1/ Em suy nghĩ thế nào về câu trả lời của Trọng?

2/ Theo em, học sinh có cần biết ơn nhau không?

Trả lời

Câu trả lời của Trọng thể hiện là người không biết ơn Tính đã giúp đỡ mình. Học sinh cũng cần phải biết ơn nhau.

Bài tập 7: Nhóm học sinh lớp 6 – Nhung, Quyên, Cúc, Liễu rất thân thiết với nhau. Nhân ngày 20 tháng 11 năm nay, Nhung rủ cả nhóm cùng đến thăm cô giáo đã dạy từ lớp 5. Quyên và Liễu chưa kịp nói gì thì Cúc đã nói ngay: “Thôi, việc gì phải đến! Năm nay bọn mình có cô chủ nhiệm mới rồi, cô giáo cũ thì quên đi cũng được”.

Câu hỏi:

Em đồng ý với ý kiến của Cúc không? Vì sao?

Trả lời

Không đồng ý với ý kiến của Cúc, vì đã là học sinh thì phải biết ơn các thầy cô giáo đã dạy dỗ mình

Bài tập 8: Nghe tin bà ngoại bị ốm, mẹ nói sáng thứ bảy mẹ và hai anh em sẽ về quê thăm bà. Chung thì muốn đi ngay, còn anh Khang thì cứ càu nhàu mãi: “Xa thế mà mẹ cứ bắt phải về, mệt lắm! Bà chứ có phải là bố mẹ đâu mà phải vất vả thế!”.

Câu hỏi:

1/ Em suy nghĩ gì về biểu hiện của Chung và anh Khang?

2/ Theo em, con cháu cần thể hiện lòng biết on ông bà, cha mẹ như thế nào?

Trả lời

Chung muốn về quê ngay là thể hiện tốt tình cảm đối với bà, còn anh Khang thì thể hiện thái độ và lời nói không tốt về bà mình.

Con cháu cũng cần thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ bằng cách thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ khi ông bà, cha mẹ tuổi cao sức yếu hoặc khi ốm đau.

Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 6 Bài 3: Tiết Kiệm

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 3: Tiết kiệm

Giải bài tập môn GDCD lớp 6

Bài tập môn GDCD lớp 6

Giải bài tập SBT GDCD 6 bài 3: Tiết kiệm được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là tiết kiệm? Nêu ví dụ.

Trả lời

Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức:

Bài tập 2: Hãy phân biệt tiết kiệm với hà tiện, tiết kiệm với xa hoa, lãng phí?

Trả lời

Hà tiện, keo kiệt là sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết.

Xa hoa, lãng phí là tiêu phí của cải, tiền bạc, sức lực, thời gian quá mức cần thiết

Bài tập 3: Tiết kiệm đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội?

Trả lời

Về đạo đức: Đây là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của xã hội, quý trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của con người.

Về kinh tế: Tiết kiệm giúp ta tích luỹ vốn để phát triển gia đình, kinh tế đất nước .

Về văn hoá: Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa.

Bài tập 4: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?

Mua sắm quần áo hàng hiệu

Giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận

Lên mạng tán gẫu cả ngày

Ghi bài của hai môn vào chung một quyển vở

Bài tập 5: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về tiết kiệm?

Tiết kiệm thể hiện đạo đức của con người.

Tiết kiệm làm cho con người trở nên bủn xỉn.

Chi tiết kiệm tài sản của mình còn của công thì dùng thoải mái.

Kinh tế bây giờ phát triển cao nên không cần phải tiết kiệm nữa.

Bài tập 6: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về tiết kiệm?

Tích tiểu thành đại

Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm

Một người lo bằng kho người làm

Ăn ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí

Bài tập 7: Trong những câu sau, câu nào nói không đúng về ý nghĩa của tiết kiệm?

Tiết kiệm là một nét đẹp trong hành vi của con người.

Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.

Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung.

Tiết kiệm làm cho con người chỉ biết thu vén cho bán thân

Trả lời:

Câu 4 – B

Câu 5 – A

Câu 6 – C

Câu 7 – D

Bài tập 8: Tuy mới học lớp 6 nhưng Nam đã đòi cha mẹ mua sắm cho nhiều đồ dùng đắt tiền như máy nghe nhạc MP3, máy ảnh kĩ thuật số và cả điện thoại di động để mong mình trở nên sành điệu trước mắt bạn bè. Từ khi có những đồ dùng đó, Nam chỉ ham mê nghe nhạc, nhắn tin… mà sao nhãng học tập.

Câu hỏi

Em nhận xét như thế nào về biểu hiện của Nam?

Trả lời

Nam có những biểu hiện của người không biết sống tiết kiệm. Là học sinh lớp 6 thì nên tập trung học tập hơn là chú ý mua sắm những đồ dùng đắt tiền. Ngay cả khi gia đình có điều kiện cũng không nên làm như vậy.

Bài tập 9: Xử lí tình huống

Tùng! Tùng! Tùng!

Tiếng trống báo hết giờ học vang lên, cả lớp ùa ra như đàn chim sổ lồng. Bỗng Mai kéo Bích lại:

– Hôm nay có phải phiên cậu trực nhật đâu mà cậu tắt, đấy là việc của Hùng cơ mà, bạn ấy quên tắt điện thì thôi, mai đỡ phải bật. Mà điện của trường là miễn phí cứ dùng thoải mái đi, giờ mình về, hơi sức đâu mà leo lên tận tầng 3 được.

Mai…

Câu hỏi

Em có nhận xét gì về suy nghĩ và biểu hiện của Mai và Bích?

Trả lời

– Mai có suy nghĩ và biểu hiện đúng về tiết kiệm điện của trường. Dù không phải phiên trực nhật của mình nhưng Mai đã thể hiện trách nhiệm, đồng thời coi tiết kiệm điện cho trường cũng như tiết kiệm ở nhà mình.

– Bích có suy nghĩ và biểu hiện không đúng vể ý thức tiết kiệm điện của trường, đồng thời có biểu hiện thiếu trách nhiệm trước công việc của tập thể

Cô vừa dứt lời thì Lan đã quay sang Quỳnh:

Câu hỏi:

Theo em, bạn Lan hiểu tiết kiệm như vậy có đúng không? Việc làm của Lan cho thấy bạn có phải là người biết tiết kiệm không?

Trả lời

Bạn Lan hiểu không đúng về tiết kiệm và lại thiếu tấm lòng giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Lại còn phải chờ đồng phục rách hẳn mới mua thì không phải là tiết kiệm nữa rồi.

Bài tập 11: Em có suy nghĩ gì về phong trào “Kế hoạch nhỏ” của liên đội trường em?

Trả lời

Kế hoạch nhỏ của liên đội trường em giúp cho chúng em có tính tiết kiệm hơn. Từ khi tham gia “Kế hoạch nhỏ em nhận ra được nhiều điều: cần phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên của đất nước, của trường học, phải dùng tiết kiệm đồ dùng của mình, không được lãng phí, xa hoa

Bài tập 12: Gia đình em đã thực hiện tiết kiệm điện và nước như thế nào?

Trả lời

Khi không dùng đến điện em thường xuyên tắt công tắc

Nước chỉ vặn vừa đủ dùng, không chan chứa làm tràn nước ra bên ngoài.

Tiết kiệm các nguồn nước sạch còn dùng được để tưới rau ngoài vườn

Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 6 Bài 5: Tôn Trọng Kỉ Luật

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 5: Tôn trọng kỉ luật

Giải bài tập môn GDCD lớp 6

Bài tập môn GDCD lớp 6

Giải bài tập SBT GDCD 6 bài 5: Tôn trọng kỉ luật được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài tập 1: Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Nêu ví dụ về tôn trọng kỉ luật.

Trả lời

Tôn trọng kỷ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, các tổ chức xã hội ở mọi nơi

Ví dụ: Tham gia giao thông, tham gia các hoạt động xã hội.

Bài tập 2: Phận biệt hành vi, thái độ tôn trọng kỉ luật với hành vi, thái độ vô kỉ luật

Trả lời

Hành vi thái độ tôn trọng kỷ luật là chấp hành nghiêm chỉnh những quy định chung của tập thể ở mọi lúc mọi nơi..

Hành vi vô kỷ luật là những hành vi làm theo ý mình, không theo những quy định của tập thể, một mình hành động theo ý muốn.

Bài tập 3: Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội?

Trả lời

Giúp cho nhà trường, xã hội có kỷ cương, nề nếp, đem lại lợi ích giúp cho con người và xã hội tiến bộ

Các hoạt động của cộng đồng, của nhà trường được thực hiện nghiêm túc, thống nhất, hiệu quả

Bài tập 4: Tôn trọng kỉ luật là gì? (chọn câu trả lời đúng nhất)

Tự giác chấp hành những quy định chung ở trường học.

Tự giác chấp hành những quy định ở cơ quan, xí nghiệp,

Tự giác chấp hành những quy định ở mọi nơi, mọi lúc.

Tự giác chấp hành những quy định ở nơi công cộng.

Bài tập 5: Những biểu hiện nào sau đây là tôn trọng kỉ luật?

A. Ngắt hoa trong công viên

B. Đi học đúng giờ

C. Làm bài tập Tiếng Anh trong giờ học Toán

D. Nói chuyện riêng khi giáo viên đang giảng bài

E. Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp

G. Xả rác nơi công cộng

H. Viết đơn xin phép nghỉ một buổi học

I. Đi xe trên vỉa hè

Trả lời:

Câu 4: C

Câu 5: B, E, H

Bài tập 6:

Thành là học sinh giỏi trong lớp, nhưng hay đến muộn giờ truy bài, trực nhật thì làm qua loa, đại khái. Lớp trưởng và tổ trưởng nhắc nhở thì Thành nói: Với tớ, kết quả học tập là chính, còn các chuyện khác không quan trọng.

Câu hỏi

Em có đồng ý vói ý kiến của Thành không? Tại sao?

Trả lời

Không đồng ý với ý kiến của Thành. Là học sinh thì việc có kết quả học tập cao thôi là chưa đủ, mà còn phải chạp hành nội quy của nhà trường như đi học đúng giờ, làm trực nhật thì phải làm sạch sẽ

Bài tập 7: Mai và Hồng ngồi cùng bàn đầu. Trong giờ kiểm tra, thấy Mai loay hoay mãi không làm được bài tập khó, Hồng liền đưa bài của mình cho Mai chép. Cô giáo phát hiện, và cho cả hai bài điểm kém. Hồng ấm ức nói với các bạn cùng lớp: “Tớ giúp bạn chứ có vi phạm gì đâu!”.

Câu hỏi:

Hành vi giúp Mai của Hồng có tôn trọng kỉ luật không? Vì sao?

Trả lời

Hành vi của Hồng không tôn trọng kỉ luật và cũng không phải là giúp bạn theo đúng nghĩa

Bài tập 8: Sáng thứ hai, cả lớp ai cũng mặc đồng phục đến trường. Duy chỉ có Thắng diện chiếc áo phông mới. Sao đỏ ghi tên vào sổ thi đua, Thắng cãi: “Tớ mặc áo đẹp thì có sao đâu? Tớ không thích áo đồng phục của trường”.

Câu hỏi:

Biểu hiện của Thắng có vi phạm kỉ luật không? Vì sao?

Trả lời

Thắng vi phạm kỉ luật vì không mặc đồng phục theo quy định của nhà trường.

Bài tập 9: Hãy kể những việc làm của em thể hiện sự tôn trọng kỉ luật?

Trả lời

Đến trường mặc đồng phục theo quy định

Trong giờ kiểm tra làm bài nghiêm túc, trong giờ kiểm tra không có hành vi gian lận, chép bài

Bài tập 10: Hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng kỉ luật.

Trả lời

Đất có lề, quê có thói

Ao có bờ sông có bến.

Phép vua thua lệ làng.

Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 6 Bài 2: Siêng Năng, Kiên Trì

Giải bài tập môn GDCD lớp 6

Bài tập môn GDCD lớp 6

Giải bài tập SBT GDCD 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài tập 1: Thế nào là siêng năng, kiên trì?

Trả lời

Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn

Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.

Bài tập 2: Em hãy tìm những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì?

Trả lời

Siêng năng, kiên trì là đức tính tốt của con người, siêng năng được biểu hiện qua sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, kiên trì là sự thể hiện quyết tâm đến cùng, cho dù gặp khó khăn gian khổ cũng không lùi bước.

Trái với siêng năng là lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám, Trái với kiên trì là nản lòng, chóng chán.

Bài tập 3: Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào đối với con người trong cuộc sống?

Trả lời

Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Bài tập 4: Hãy kể những việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của bản thân em trong học tập?

Trả lời

Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài đầy đủ, có kế hoạch học tập.

Trong lao động: chăm làm việc nhà, không ngại khó, miệt mài với công việc.

Trong các hoạt động khác: kiên trì rèn luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,.

Bài tập 5: Việc làm nào sau đây thể hiện sự siêng năng?

Mai thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà

Tuấn suốt ngày ở trong phòng riêng chơi điện tử.

Mỗi lần phải tham gia lao động tập thể, Toàn lại xin nghỉ ốm.

Đến giờ kiểm tra Văn, Dũng luôn giở sách “Để học tốt…” ra chép bài.

Bài tập 6: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về siêng năng, kiên trì?

Chỉ cần siêng năng lao động khi có cô giáo nhắc nhở.

“Con mọt sách” thì mới siêng năng học tập.

Học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì.

Siêng năng học tập cũng không thể giỏi được vì muốn học giỏi phải thông minh.

Bài tập 7: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện rõ nhất tính kiên trì?

Năng nhặt, chặt bị

Có công mài sắt, có ngày nên kim

Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

Trả lời:

Câu 5 – A

Câu 6 – C

Câu 7 – B

Bài tập 8: Hãy nối mỗi cụm từ ở cột I sao cho tương ứng với mỗi phẩm chất, biểu hiện ở cột II.

Trả lời

A – 4; B – 3; C – 1; D – 2

Bài tập 9:

An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: “À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ”.

Câu hỏi:

1/ Việc làm của An trong tình huống trên có điều gì được và chưa được? Bạn còn thiếu đức tính gì?

2/ Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

Trả lời

An có biểu hiện siêng năng học tập và làm bài tập đầy đủ. Nhưng An lại thiếu tính kiên trì vì không quyết tâm làm bài tập khi gặp bài khó.

Em sẽ khuyên An: Là học sinh, nếu chỉ có tính siêng năng thôi chưa đủ, mà còn phải có tính kiên trì mới đạt kết quả tốt trong học tập. Muốn có tính kiên trì thì cần phải thường xuyên rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.

Bài tập 10: Nếu bạn em thường xuyên bỏ học đi chơi, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

Trả lời

Em sẽ khuyên bạn phải chăm chỉ học tập, không nên ham chơi mà ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình.

Bài tập 11: Em đánh giá như thế nào về những tấm gương vượt khó trong học tập?

Trả lời

Đó là những tấm gương rất đáng khâm phục, để mọi người học hỏi và noi theo