Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8 Trang 17 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Bài Tập Bài 6 Trang 17 Sgk Giáo Dục Công Dân Lớp 8

a) Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở ; b) Bạn bè phải biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp ; c) Tình bạn trong sáng, lành mạnh dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng, tin cậy, chân thành, không vụ lợi, có trách nhiệm, luôn thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ nhau tiến bộ ; d) Tụ tập, rủ rê nhau hội hè, ăn chơi đàn đúm không phải là tình bạn trong sáng, lành mạnh ; đ) Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người sống tốt hơn, yêu cuộc sống hơn ; e) Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới ; g) Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.

– Em không tán thành với ý kiến (a), (b), (d), (e).

Bởi vì đó là những tình bạn không trong sáng, lành mạnh.

– Em tán thành với ý kiến (c), (đ) và (f).

Vì đó là đặc điểm tình bạn trong sáng, lành mạnh, nhờ có tình bạn trong sáng, lành mạnh mà con người sống tốt hơn, yêu đời hơn. Không thể có tình bạn một phía để xây dựng một tình bạn trong sáng, lành mạnh phải có thiện chí và cố gắng từ cả hai phía.

2. Em sẽ làm gì nếu thấy bạn mình : a) Mắc khuyết điểm hoặc vi phạm pháp luật ? b) Bị người khác rủ rê, lôi kéo sử dụng ma tuý ? c) Có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống ? d) Có chuyện vui ? đ) Không che giấu khuyết điểm cho em ? e) Đối xử thân mật với một bạn khác trong lớp ?

– Tình huống (a), (b): Chỉ ra những khuyết điểm hoặc những gì bạn vi phạm pháp luật, tìm cách khuyên ngăn bạn không để bạn tiếp tục mắc khuyết điểm và lao vào con đường sử dụng ma túy.

– Tình huống (c): Em hỏi thăm, an ủi, động viên và giúp đỡ bạn.

– Tình huống (d): Em sẽ chúc mừng bạn

– Tình huống (đ): Em hiểu ý tốt của bạn, không giận bạn vì cố gắng sửa chữa khuyết điểm

– Tình huống (e): Coi đó là chuyện bình thường, là quyền bình đẳng của bạn và không khó chịu, giận bạn về chuyện đó.

3. Em hãy sưu tầm một số câu chuyện, tấm gương về tình bạn trong sáng, lành mạnh và trao đổi với bạn bè.

Tấm gương về tình bạn cao đẹp của hai em học sinh Nguyễn Ngọc Yến và 1 Nguyễn Thị Thùy Dung lớp 9B trường THCS Vân Hồ đã làm nhiều bạn đọc xúc động. Chỉ vì một sự bất cẩn của người lớn mà Dung phải mang tật suốt đời, em không tự đi lại được và giọng nói cũng bị biến dạng.

Trong lúc khó khăn ấy Yến đã đến với Dung bằng một tình bạn chân 1 thành. Ngày ngày trên quãng đường gần 1 km từ nhà đến trường, hình ảnh Yến cần mẫn cõng Dung đi học đã trở nên quen thuộc với thầy cô và 1 bạn bè. Câu chuyện ấy hiện diện trong cuộc sống của chúng ta như một 1 nốt nhạc đẹp làm mọi người phải nhìn lại mình và suy ngẫm….

4. Hãy nêu những điều em thấy tự hào về tình bạn của mình. Em sẽ làm những gì để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường ?

Em hãy kể những điều em thấy tự hào về bạn của mình: bạn lớp trưởng, bạn ngồi cạnh, hay bạn hàng xóm.

Từ đó em hãy xây dựng những việc cần phải làm để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường ?

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 4: Giữ chữ tín giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 trang 14 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào là giữ chữ tín?

Lời giải:

Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa, và biết tin tưởng.

Câu 2 trang 14 SBT GDCD 8: Hãy nêu một số biểu hiện của giữ chữ tín và một số biểu hiện trái với giữ chữ tín trong cuộc sống.

Lời giải:

Một số biểu hiện của giữ chữ tín: thực hiện lời hứa, hoàn thành công việc đúng hẹn, có vay sẽ trả…

Một số biểu hiện trái với giữ chữ tín: thất hẹn, không hoàn thành nhiệm vụ, không trả nợ…

Câu 3 trang 14 SBT GDCD 8: Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta phải biết giữ chữ tín?

Lời giải:

Việc giữ chữ tín nó chính là bước ngoặc để bạn có được những thứ mình cần và nó giúp bạn cảm thấy thoải mái, thanh thản hơn so với việc làm tổn hại đến sự trung thực của chính mình.

Câu 4 trang 15 SBT GDCD 8: Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta phải làm gì ?

Lời giải:

Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình cần làm tốt công việc được giao, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, lời nói đi đôi với việc làm, không nói dối.

A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiộn thực hiện lời hứa.

B. Chỉ giữ đúng lời hứa với người thân.

C. Luôn làm tốt những việc mà mình đã nhận.

D. Khi cần thì cứ hứa, còn làm được đến đâu sẽ tính sau.

E. Chỉ giữ đúng lời hứa với thầy cô giáo, còn bạn bè thì không cần.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C

A. Lòng vả cũng như lòng sung

B. Một sự bất tín, vạn sự bất tin.

C. Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật.

D. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 7 trang 15 SBT GDCD 8: Giờ kiểm tra môn Toán, sau khi thầy đọc đề bài, cả lớp chăm chú làm bài. Huy đang loay hoay với tờ giấy nháp, với những con số nhằng nhịt và bỗng trở nên lúng túng. Chả là tối hôm qua cậu mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên không kịp xem kĩ bài. Huy vốn là học sinh khá của lớp, lại tích cực trong các hoạt động tập thể, tính tình trung thực dễ mến, được các thầy cô giáo và các bạn tin tưởng bầu làm Tổ trưởng tổ 2. Lúc này, Huy đang cố gắng nhưng với hài toán nó đã làm chỉ đáng được 3 điểm. Huy bối .rối quay sang cậu bạn ngồi bên cạnh cầu cứu nhưng cậu này cũng đang bí và xui Huy mở sách giải ra. Huy nghĩ, nếu mình chép được một bài nữa thì ít ra cũng không bị điểm dưới trung bình, không bị ảnh hưởng đến danh dự của một học sinh khá. Bàn tay Huy di chuyển xuống dưới ngăn bàn, động vào quyển sách toán, mắt nhìn thầy giáo đứng trên bảng. Nó thấy đôi mắt thầy mỉm cười như đang khích lệ học trò. Thầy nhìn khắp lớp, nhưng không nhìn nó, Huy biết thầy rất tin tưởng nó. Nếu biết được việc làm của nó, thầy sẽ mất niềm tin ở người học trò của mình. Nó là một học sinh khá và ngoan cơ mà ! Bàn tay Huy từ từ rời quyển sách trong ngăn bàn, nó thấy lòng nhẹ nhõm hơn…

Câu hỏi:

1 / Huy vốn là một học sinh như thế nào? Vì sao Huy định mở sách giải ra chép?

2/ Điều gì đã ngăn Huy không phạm sai lầm đó ?

Lời giải:

1/ Huy vốn là học sinh khá của lớp, lại tích cực trong các hoạt động tập thể, tính tình trung thực dễ mến, được các thầy cô giáo và các bạn tin tưởng bầu làm Tổ trưởng tổ 2. Do tối hôm qua cậu mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên không kịp xem kĩ bài.

2/ Nhìn thấy ánh mắt thầy mỉm cười, ánh mắt của người rất tin tưởng Huy nên bạn ý đã không vi phạm sai lầm đó.

Câu 8 trang 16 SBT GDCD 8: H. là con nhà nghèo nhưng tính tình lại đua đòi, luôn tỏ ra là người sành điệu qua cách ăn mặc, nói năng, chơi bời. Để có tiền tiêu xài, H. đã làm những chuyện gian dối. Một lần, người cô của H. đã đến tận trường gọi H. ra đòi nợ. Thì ra, H. đã mượn danh nghĩa của mẹ đến nhà cô vay tiền để mua sắm riêng cho mình và chơi ở quán net. Khi cô tới đòi nợ thì mẹ H. mới sững sờ vì thấy con gái dám làm chuyện như vậy.

Câu hỏi:

1 / Hãy nêu nhận xét của em về H.

2/ Theo em, hậu quả của hành vi của H. và những hành vi gian dối tương tự là gì ?

Lời giải:

1/ H làm như vậy là sai, H đã lừa gạt lấy danh nghĩa của mẹ ra để vay tiền vô.

2/ Sau này, khi biết được sự thật, H sẽ làm mất sự tin tưởng của mẹ và cô.

Câu hỏi: Theo em, vì sao bố mẹ N. không đưa tiền học cho N. nữa?

Lời giải:

Bố mẹ N không đưa tiền cho N nữa, vì N đã lừa gạt bố mẹ khiến bố mẹ mất niềm tin, không còn tin bạn nữa.

Câu 10 trang 17 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: “Một sự bất tín, vạn sự chẳng tin” ? Em có thể hỏi cha mẹ, thầy cô giáo và những người lớn để hiểu sâu hơn ý nghĩa của câu tục ngữ này và lấy đó làm phương châm hành động, rèn luyện cho mình.

Lời giải:

Câu tục ngữ đề cao giá trị của việc giữ lời hứa cũng như nhắc nhở rằng: Đã hứa thì phải cố thực hiện, bởi một lần thất hứa vạn lần chẳng còn tin.

Trả lời câu hỏi trang 18 SBT GDCD 8: Câu hỏi:

1/ Hãy nêu nhận xét của em về cách ứng xử của hai người lái xe và của tác giả trong truyện trên?

2/ Em tán thành cách ứng xử nào và không tán thành cách ứng xử nào? Vì sao?

Lời giải:

1/ Cùng là lái xe, nhưng 2 người có 2 cách hành xử trái ngược nhau. Anh lái xe khách thì không giữ chữ tín, đã hứa là giữ chỗ cho tác giả mà lại không giữ lời hứa. Còn anh taxi, vì giữ lời hứa với khách mà dù đầu bị băng bó, tay trắng toát nhưng vẫn đến lái xe để đưa chị về.

2/ Em tán thành ứng xử của anh taxi và không tán thành cách ứng xử của anh xe khách. Vì khi không giữ lời hứa vừa làm mất khách, vừa ảnh hưởng đến công việc của người khác.

Giáo Án Giáo Dục Công Dân 10

A. Mục tiêu bài học

Học xong bài này học sinh cần nắm được:

1. Về kiến thức

– Thế nào là hôn nhân, chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.

– Thế nào là gia đình và chức năng của gia đình, trách nhiệm của mỗi thành viên.

– Biết nhận xét , lý giải, phê phán một số quan niệm, thái độ, hành vi trong quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội.

– Biết thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

– Yêu quý, trân trọng các mối quan hệ trong gia đình.

– Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc sai trái về quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay.

A. Kiến thức trọng tâm

– Làm rõ những đặc trưng của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay và chức năng của gia đình.

– Làm rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong mối quan hệ gia đình.

Người soạn: Lê Thanh Thủy Ngày soạn: 22-3-2015 BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ( tiết 2) Mục tiêu bài học Học xong bài này học sinh cần nắm được: Về kiến thức Thế nào là hôn nhân, chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. Thế nào là gia đình và chức năng của gia đình, trách nhiệm của mỗi thành viên. Về kỹ năng Biết nhận xét , lý giải, phê phán một số quan niệm, thái độ, hành vi trong quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội. Biết thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình. Về thái độ Yêu quý, trân trọng các mối quan hệ trong gia đình. Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc sai trái về quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay. Kiến thức trọng tâm Làm rõ những đặc trưng của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay và chức năng của gia đình. Làm rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong mối quan hệ gia đình. Phương pháp, phương tiện dạy học Phương pháp dạy học Phương tiện dạy học Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 10 Máy tính, máy chiếu Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Tiến trình dạy học Ổn định tổ chức lớp(1 phút) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp Kiểm tra bài cũ Dạy bài mới (36 phút) Đặt vấn đề (1phút) Qua bài học hôm trước các em đã biết được thế nào là tình yêu, làm thế nào để có được một tình yêu chân chính. Theo năm tháng sự phát triển của tình yêu sẽ dẫn hai người ấy đến đâu? Gia đình là gì? Làm thế nào để xây dựng cho mình một gia đình hạnh phúc? Tìm hiểu bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề trên. Dạy bài mới ( 35 phút) Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung bài học Đơn vị kiến thức 1: Hôn nhân Giáo viên nêu tình huống " Anh A và chị B tự ý chung sống với nhau. Sau một thời gian giữa họ có một đứa con, một căn nhà và một số tài sản khác" Quan hệ giữa họ về mặt pháp lý có được coi là vợ chồng hay không? Vì sao? Học sinh trả lời giáo viên nhận xét : Nhận xét, giải thích: Quan hệ giữa anh, chị A và B về mặt pháp lí không được coi là vợ chồng vì không có đăng kí kết hôn theo qui định của nhà nước Gv: Vậy hôn nhân là gì? Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. -Nó thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ của hai vợ chồng với nhau, được pháp luật công nhận và do đó được pháp luật bảo vệ. Giáo viên hỏi: Theo các em ở nước ta pháp luật quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu? -Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nước ta có quy định : Độ tuổi kết hôn của Nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên nước ta khuyến khích kết hôn ở độ tuổi cao hơn là : nam :22, nữ: 20. Giáo viên hỏi: Theo các em việc kết hôn được đánh dấu bằng sự kiện pháp lý nào? Nếu không có sự kiện pháp lí đó thì có được coi là hôn nhân hay không? -Nó được đánh dấu bằng sự kiện pháp lý là đăng ký kết hôn, được pháp luật thừa nhận, nếu không đăng kí kết hôn thì không được gọi là hôn nhân Gv: sau khi đăng kí kết hôn đôi nam nữ thường ra mắt làng xóm, bạn bè, bằng cách tổ chức lễ cưới linh đình, vì cả đời chỉ có một lần. Em có suy nghĩ gì về điều đó? Hs: Trình bày ý kiến cá nhân Gv: nhận xét giải thích: Đám cưới là việc hệ trọng của cá nhân và gia đình. Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện cho phép mà tổ chức hợp lí. Nhà nước khuyến khích lễ cưới nên tổ chức trang trọng, vui vẻ, tiết kiệm thực hiện đời sống mới của nhân dân. Không nên tổ chức linh đình phô trương, gây tốn kém tiền của, thời gian sức khoẻ của gia đình và người thân qua đó bài trừ các hủ tục trong cưới xin. Giáo viên nêu vấn đề: chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay như thế nào cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu phần b. Gv:Chế độ hôn nhân hiện nay có khác gì so với trước kia? Học sinh trả lời. Giáo viên đưa ra câu trả lời: +Nguyên thuỷ: chế độ quần hôn. +Xã hội phong kiến: đa thê. + hiện nay: hôn nhân tự nguyện và tiến bộ Xét tình huống sau: anh Hoàng và chị Hoa gần nhà nhau. Hoàng 21T Hoa 17T. cha mẹ Hoa do làm ăn thua lỗ nợ nhà Hoàng nhiều. Hoàng thì đã thích hoa từ lâu nên đòi mẹ cưới Hoa cho Hoàng rồi hứa sẽ trừ hết khoản nợ. Hoa phải nghe theo lời ba mẹ và lấy Hoàng dù chưa đủ tuổi nhưng gia đình Hoàng lo hết về mặt pháp lý. Sau một thời gian chung sống Hoa luôn buồn rầu vì người chồng có tính trăng hoa và cô quyết định li hôn với chồng. nhưng gia đình chồng và chồng nhất định không cho. Gv: theo em tình huống trên hôn nhân của Hoàng và hoa có tự nguyện không có tiến bộ không? Vì sao? Hs: Trả lời Gv: Nhận xét giải thích thêm và kết luận: Hôn nhân trong tình huống trên không được gọi là tự nguyện và tiến bộ. Hoa không vì trả nợ cho ba mẹ nên phải lấy người mình không yêu. Hoa chưa đủ tuổi nhưng nhờ địa vị và tiền của nhà Hoàng đã bất chấp tất cả. Hoa đã bị dằn vặt va không được chấp nhận li hôn là không đúng dù cho cô có lí do chính đáng. + Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính. + Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật đinh, tuy nhiên không phủ nhận vai trò khuyên nhủ, tư vấn tích cực của cha mẹ, người thân, bạn bè + Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lý, tức là phải đăng ký kết hôn theo luật. + Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm các quyền tự do li hôn. - Thứ hai: hôn nhân một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng Gv:Em hiểu thế nào là hôn nhân một vợ một chồng? Hs: Trả lời: Gv: Nhận xét chốt ý: Hôn nhân dựa trên cơ sở là tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng, tình yêu không thể chia sẻ được, vợ chồng phải sống chung thủy, yêu thương nhau. Gv:Em hiểu vợ chồng bình đẳng như thế nào? Hs: Trả lời Gv: Nhận xét, tổng kết + Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng không phải là sự cào bằng, chia đôi bình đẳng cần hiểu là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình. Giáo viên hỏi học sinh : Trước kia hôn nhân có bình đẳng một vợ một chồng hay không ? Nếu không thì hôn nhân trước kia được biểu hiện như thế nào? Trước kia hôn nhân không bình đẳng, nam năm thê bảy thiếp, con gái chỉ được lấy một chồng. Giáo viên thuyết trình: Sau khi đăng ký kết hôn, tổ chức đám cưới, hai người chung sống với nhau tạo thành gia đình. Vậy gia đình là gì? Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên ra sao chúng ta chuyển sang tìm hiểu phần 3. Đơn vị kiến thức 2: Gia đình Giáo viên nêu câu hỏi, gọi bất kỳ học sinh nào trả lời: Gia đình em sống ở đâu, có bao nhiêu người, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình em như thế nào? Nhóm 1 và 2: Theo em, gia đình có các chức năng cơ bản nào? Nội dung Nhóm 3 và 4: Theo em gia đình có những mối quan hệ cơ bản nào? Là một thành viên trong gia đình, em đã làm gì để giúp gia đình mình duy trì và phát triển các mối quan hệ đó? Thời gian cho mỗi nhóm chuẩn bị là 2 phút, trình bày là 3 phút. Đại diện mỗi nhóm lên trình bày Chức năng duy trì nòi giống. Đây là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Nó góp phần tái sản xuất sức lao động và gắn với sự tồn vong của xã hội. Theo em, một gia đình Việt Nam nên có mấy con? Vì sao? Mỗi gia đình nên có 1 hoặc 2 con để nuôi dạy cho tốt. Chức năng kinh tế. Đây là chức năng rất quan trọng, nếu thực hiện chức năng này không tốt sẽ ảnh hưởng tới các chức năng khác của gia đình. ?Gia đình em có tổ chức sản xuất kinh tế không? Chức năng tổ chức đời sống gia đình. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hạnh phúc gia đình. ? Chức năng tổ chức đời sống gia đình có quan trọng không, để góp phần xây dựng gia đình mình yên vui, hạnh phúc, em có thể làm được gì? Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Đây là chức năng vô cùng quan trọng của gia đình, tuy nhiên không phải ai cũng thấy được tầm quan trọng của nó. Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái là chức năng đóng vai trò cơ bản trong việc tạo ra thế hệ tương lai cho đất nước ?Có người cho rằng việc giáo dục trẻ em là việc của nhà trường. Em có nhận xét gì về ý kiến này? Giáo dục cần kết hợp gia đình nhà trường xã hội, gia đình là trường học đầu đời của mỗi con người, quyết định đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em Trong các chức của gia đình thì chức năng nào quan trọng hơn cả? Vì sao? Chức năng kinh tế là quan trọng nhất vì nó là tiền đề để thực hiện các chức năng khác. Giáo viên đặt câu hỏi: ? Theo em, trong gia đình có những mối quan hệ nào? Gv: quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân Quan hệ giữa vợ chồng: Là mối quan hệ cơ bản nhất trong gia đình. Mối quan hệ này có bềm vững hòa thuận thì các mối quan hệ khác mới phát triển hài hòa. ? Theo em, nếu trong gia đình vợ chồng bất hoà sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con cái? Quan hệ cha mẹ và con cái: +Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái. +Ngược lại con cái có nghĩa vụ, bổn phận yêu quý, kính trọng, phụng dưỡng ông bà cha mẹ. ? Để trở thành một người con hiếu thảo, em phải làm gì? Quan hệ giữa ông bà và các cháu. +Ông bà có trách nhiệm yêu thương, quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. +Cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà. ? Em đã làm gì để phụng dưỡng, chăm sóc ông bà? Em có thích những việc đó không? Quan hệ giữa anh, chị em. Phải có trách nhiệm thương yêu tôn trọng, đùm bọc và biết bảo ban, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống ? Trong gia đình em, quan hệ giữa anh chị em có tốt không? Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: "Anh em như thể tay chân" Hiểu rõ mối quan hệ tình yêu, hôn nhân va gia đình không chỉ là trách nhiệm, đạo đức của mỗi công dân với xã hội mà là trách nhiệm, đạo đức của bản thân. 2. Hôn nhân a.Hôn nhân là gì? -Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay: -Thứ nhất: hôn nhân tự nguyện và tiến bộ - Thứ hai: hôn nhân một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng 3. Gia đình chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. a.Gia đình là gì? -Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. b.Chức năng của gia đình. -Chức năng duy trì nòi giống. -Chức năng kinh tế. Chức năng tổ chức đời sống gia đình. - Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. c)Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên. -Quan hệ giữa vợ và chồng. -Quan hệ giữa cha mẹ và con cái -Quan hệ giữa ông bà và các cháu. - Quan hệ giữa anh, chị em. Luyện tập củng cố ( 3 phút) Giáo viên khẳng định cho học sinh thấy rằng: Tình yêu chân chính của con người là tình yêu tất yếu dẫn đến hôn nhân và bước vào xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc là nền tảng để xã hội ổn định và phát triển. Câu 1:tình yêu đích thực diễn biến theo 3 giai đoạn nào? x a.tình yêu-hôn nhân-gia đình hạnh phúc b.hôn nhân-gia đình hạnh phúc-tình yêu c.hôn nhân-tình yêu-gia đình hạnh phúc Câu 2: Sau khi đăng kí kết hôn, nam nữ thường tổ chức lễ cưới. Lễ cưới nên: a. Tổ chức không cần trang trọng, vui vẻ là được b. Tổ chức linh đình, sang trọng để mở mày mở mặt với xóm làng xc. Tổ chức đơn giản nhưng trang trọng, tiết kiệm, vui vẻ Cho học sinh làm bài tập 3 SGK, kể tên một số câu ca dao tục ngữ về gia đình và tình cảm anh chị em. Dặn dò, nhắc nhở ( 1 phút ) Giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà học bài cũ, làm bài tập trong SGK, chuẩn bị bài mới bài 13: Công dân với cộng đồng.

Giáo Án Giáo Dục Công Dân 7 Bài 8: Khoan Dung

1. Về kiến thức.

– Hiểu được thế nào là khoan dung.

– Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.

– Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung.

– Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.

– Khoan dung, độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.

* Các nội dung lồng ghép:

– Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh: Tấm gương khoan dung của Bác Hồ: Bác thông cảm và tha thứ cho người có lỗi lầm, biết hối cải.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

– Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung.

– Kĩ năng tư duy, phê phán đối với hành vi khoan dung hoặc thiếu khoan dung.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾT HỌC:

– Trình bày 1 phút.

– Phân tích tình huống.

lắng nghe để hiểu người khác Biết tha thứ cho người khác. Không chấp nhặt, không thô bạo. Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác. Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác. ? Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác ? - Có như vậy mới không hiểu lầm, không gây sự bất hoà, không đối xử nghiệt ngã với nhau. Tin tưởng và thông cảm với nhau, sống chân thành và cởi mở hơn. Đây chính là bước đầu hướng tới lòng khoan dung. ? Hãy nêu những biểu hiện của khoan dung? - Ôn tồn, thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi. - Tha thứ khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi. - Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ. - Công bằng, vô tư khi nhận xét người khác,... Tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh: Lòng nhân ái của Bác Hồ đối với tù binh Pháp ở Mặt trận Biên giới 1950: Bác đã chỉ thị phải cứu chữa tận tình cho thương binh địch, không được để tù binh thiếu ăn trong lúc thuốc men lương thực ta không hề dư dật. Bác chỉ thị cho Bộ chỉ huy chiến dịch thông báo cho phía Pháp rằng tựa sẽ trao trả tất cả số tù binh bị thương tại Thất Khê,.... ? Lòng khoan dung có ý nghĩa như thế nào? - Đối với cá nhân: Khoan dung là một đức tính quý báu. Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. - Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. ? Với ý nghĩa to lớn đó em phải rèn luyện lòng khoan dung bằng cách nào? - Sống cởi mở, gần gũi, tôn trọng mọi người. - Cư xử với mọi người chân thành, rộng lượng, biết thông cảm và tha thứ, biết tự kiềm chế bản thân, không đối xử thô bạo, không chấp nhặt, không định kiến hẹp hòi. - Nghiêm khắc với bản thân, dũng cảm nhận và sửa lỗi, không tìm cách đổ lỗi cho người khác. - Có thái độ công bằng, vô tư,... ? Làm thế nào để có thể hợp tác hơn với các bạn ở lớp ở trường ? - Tin vào bạn, chân thành, cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp ý chân thành, không ghen ghét, định kiến, đoàn kết, thân ái với bạn. ? Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm, hoặc xung đột ? - Khi có sự bất đồng phải ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, tạo điều kiện, giảng hoà. ? Khi biết bạn có khuyết điểm, ta nên xử sự như thế nào ? - Tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, thuyết phục, góp ý với bạn. - Tha thứ và thông cảm với bạn. - Không định kiến. * Hs có 3 phút suy nghĩ nêu những cách rèn luyện cụ thể về lòng khoan dung. ? Để có lòng khoan dung với mọi người bản thân em sẽ làm gì? Hs nêu ý kiến. Gv nhận xét, bổ sung và chốt ý ghi bảng. Hoạt động 3: Bài tập. Trình bày trước lớp, cùng góp ý, nhận xét và ghi vào vở. I. Bài học: 1. Thế nào là khoan dung? Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. - Tôn trọng người khác là tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen, mọi sự khác biệt ở họ..., là thái độ công bằng, vô tư, không định kiến hẹp hòi; không đối xử nghiệt ngã, gay gắt. - Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những việc làm sai trái và những người cố tình làm điều sai trái, cũng không phải là sự nhẫn nhục. 2. Biểu hiện: - Ôn tồn, thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi. - Tha thứ khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi. - Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ. - Công bằng, vô tư khi nhận xét người khác,... 3. Vì sao phải có lòng khoan dung? - Đối với cá nhân: Khoan dung là một đức tính quý báu. Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. - Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. 4. Cách rèn luyện: - Phải có lòng vị tha và đức hy sinh với mọi người. - Biết tha thứ cho những người mắc sai lầm, tạo cơ hội để trở thành một công dân tốt. - Không vì lợi ích cá nhân mà định kiến người khác. II. Bài tập: Bài a/25 Khi em mải đi chơi không làm công việc nhà, mẹ em về chỉ nhắc nhở mà không la em. Bài b/25 Những biểu hiện: Đáp án: 1, 3, 5, 7 Bài c/26. Thái độ và hành vi của Lan là sai. Lan chưa biết tha lỗi cho bạn không có lòng khoan dung lại còn trả đũa bạn. Hành vi và thái độ đó rất đáng chê trách. Bài d/26. Nếu là Trung trong tình huống đó, em sẽ đứng lên và từ tốn hỏi bạn lí do xô vào mình. Và sẽ tha lỗi cho bạn nếu bạn xin lỗi, không nổi cáu, quát mắng, khó chịu với bạn. 3 . Hướng dẫn học tập ở nhà: - HS đọc lại nội dung bài học. - Học bài, làm bài đ/26, xem trước bài 9. VI. RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ********************************** Ngày soạn: 12.10.2013 Ngày dạy: 28.10.2013 Tuần 11 Tiết 11 Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức. - Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa - Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa. - Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa. 2. Về kĩ năng. - Phân biệt được các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình. - Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa. - Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình. 3. Về thái độ. - Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa. - Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa. * Các nội dung lồng ghép: Lồng ghép An toàn giao thông: Hành vi tham gia giao thông có văn hóa. Lồng ghép môi trường: các hành vi bảo vệ môi trường của một gia đình văn hóa. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa. Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em - HS trong gia đình. Kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾT HỌC: Động não. Khăn trải bàn. Tranh luận. Đóng vai. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Thầy: SGK, SGV, giáo án, bảng da. 2. Trò: vở ghi, bảng nhóm. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: * Mục tiêu: Kiểm tra bài: Khoan dung. * Câu hỏi: a. Thế nào là lòng khoan dung? b. Nêu cách xử sự sau: + Bạn vô tình đổ mực vào tập + Bạn cố tình đổ lỗi cho mình. * Đáp án: a. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.(5đ) b. Khi bạn vô tình đổ mực vào tập em sẽ bình tĩnh xem xét nguyên nhân và chấp nhận lời xin lỗi của bạn. (2đ) Khi bạn cố tình đổ lỗi cho mình em sẽ không tực giận cãi vã với bạn mà bình tĩnh tìm hướng giải quyết tốt nhất, chỉ ra cho bạn thấy đó không phải là lỗi của mình. (3đ) 2. Bài mới: Tối thứ bảy, cả gia đình Mai đang vui vẻ trò chuyện sau bữa cơm tối thì bác tổ trưởng tổ dân phố đến chơi. Bố mẹ vui vẻ mời bác ngồi, Mai lễ phép chào bác. Sau một hồi trò chuyện, bác đứng lên đưa cho mẹ Mai giấy chứng nhận gia đình văn hoá và dặn dò, nhắc nhở gia đình Mai cố gắng giữ vững... Khi bác tổ trưởng ra về, Mai vội hỏi mẹ : Mẹ ơi, gia đình văn hoá có nghĩa là gì hả mẹ. Mẹ Mai cười. Để giúp Mai và các em hiểu thế nào là gia đình văn hóa. Hôm nay cô trò chúng ta cùng đi vào bài. * Trình tự các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc. Hs đọc truyện: "Một gia đình văn hóa". Thảo luận nhóm theo những câu hỏi sau : ? Gia đình cô Hoa có mấy người ? Thuộc mô hình gia đình như thế nào ? - Gồm 3 người.Thuộc mô hình gia đình nhỏ - hai thế hệ. ? Đời sống tinh thần của gia đình cô Mai ra sao ? - Mọi người chia sẻ lẫn nhau. - Đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, đẹp mắt. - Không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ. - Mọi người trong gia đình biết chia sẻ buồn vui cùng nhau. - Đọc sách báo, trao đổi chuyên môn. - Tú ngồi học bài. - Cô chú là chiến sĩ thi đua, Tú là học sinh giỏi. - Tích cực xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư. ? Gia đình cô Mai đối xử như thế nào với bà con hàng xóm láng giềng ? - Cô chú quan tâm giúp đỡ lối xóm. - Tận tình giúp đỡ người ốm đau, bệnh tật. ? Gia đình cô đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào ? -Vận động bà con làm vệ sinh môi trường. - Chống các tệ nạn xã hội. GV chốt : gia đình cô Hoa đã đạt gia đình văn hoá. HS thảo luận ? Tiêu chuẩn đạt gia đình văn hoá? Xây dựng kế hoạch hoá gia đình. Xây dựng gia đình hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hoá lành mạnh. Đoàn kết với cộng đồng. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. ? Liên hệ tình hình địa phương và nêu ví dụ minh hoạ? Thảo luận các tình huống sau : 1. Gia đình bác Ân là cán bộ công chức về hưu, nhà tuy nghèo nhưng mọi người rất yêu thương nhau. Con cái ngoan ngoãn chăm học, chăm làm. Gia đình bác luôn thực hiện tốt bổn phận của công nhân. - Gia đình bác Ân không giàu nhưng vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc. 2. Cô chú Hùng là gia đình giàu có. Chú làm giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn. Cô là kế toán cho một công ty xuất nhập khẩu. Do cô chú mải làm ăn, không quan tâm đúng mức đến con cái nên chúng mắc phải thói hư tật xấu như bỏ học, đua đòi bạn bè. Gia đình