Giải Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Bài 1 / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Bài Giảng Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 6

ạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. Lớp 6a:.. Lớp 6b: 2. Kiểm tra bài cũ: (3 /) GV: Em hiểu thế nào là lịch sự, tế nhị?, ễm làm gì để luôn là người lịch sự, tế nhị? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2 /) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Khai thác nội dung bài qua truyện đọc. (15 /) GV: - Cho học sinh đọc truyện "Điều ước của trương Quế Chi" - Những tình tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? - Những tình tiết nằochngs minh Trương Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ bố mẹ, bạn bè xung quanh? - Em đánh giá Trương Quế chi là người bạn như thế nào? Có đức tính gì đáng học hỏi? - Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hoạt động tích cực, tự giác như vậy? HS: - Thảo luân theo nhóm và nội dung GV đưa ra. - Cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác theo giỏi, bổ sung ý kiến. GV: Kết luận: Hoạt động 3: Rút ra nội dung bài học (15 /) GV: Từ câu truyện trên em hiểu thế nào là tích cực và tự giác? HS: Trả lời Hoạt động 4:Ước mơ của bản thân (7 /) GV: Em có ước mơ gì về nghề nghiệp tương lai? Từ tấm gương của Trương Quế Chi em sẽ xây dựng kế hoạch ra sao để thực hiện được ước mơ của mình? HS: Trả lời... GV: - Theo em để trở thành người tích cực tự giác chúng ta phải làm gì? - Em hiểu thế nào là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Cho ví dụ? HS: Trả lời... GV: Kết luận nội dung bài học: 1. Truyên đọc - Ước mơ trở thành con ngoan trò giổi. - Ước mơ sớm trở thành nhà báo: thể hiện sớm xác định lí tưởng nghề nghiệp của cuộc đời. - Những ước mơ đó trở thành động cơ của những hành động tự giác, tích cực đáng được học tập, noi theo. 2. Nội dung bài học a. Tích cực, tự giác là gì? - Tích cực là luôn luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập , làm việc và rèn luyện. - Tự giác là chủ động làm việc,học tập không cần ai nhắc nhở, giám sát. b. Làm thế nào để có tính tích cực tự giác? - Phải có ước mơ. - Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi đồng thời tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 4. Cũng cố, dặn dò: (3 /) GV: - yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học. - Hướng dẫn học sinh về nhà xem phần còn lại của nội dung bài học. Tuần 13 - Tiết: 13 Bài 10 : tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiếp) I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Giúp học sinh hiểu những biểu hiện tích cự và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội; hiểu tác dụng của việc tích cực,tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 2. Thái độ Có ý thức lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể của lớp, đội và các hoạt động xã hội khác. 3. Kĩ năng - Biết tự giác tích cực chủ đọng trong học tập và các hoạt động xã hội, quan tâm lo lắng đến công việc của tập thể... II.Phương pháp III.Tài liệu, phương tiện IV.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. Lớp 6a:.. Lớp 6b: 2. Kiểm tra bài cũ: (3 /) GV: Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Xử lý tình huống (20 /) Tình huống: Nhân dịp 20/11, nhà trường phát động cuộc thi văn nghệ. Phương lớp trưởng lớp 6A khích lệ các bạn trong lớp tham gia phong trào. Phương phân cô ng cho những bạn có tài trong lớp: người viết kịch bản, người diễn xuất, hát , múa, còn Phương chăm lo nước uống cho lớp trong các buổi tập. Cả lớp đều sôi nổi, nhiệt tình tham gia; duy nhất bạn Khanh là không nhập cuộc, mặc dầu rất nhiều người động viên. Khi được giải xuất sắc, được biểu dương trước toàn trường, ai cũng xúm vào công kênh và khen ngợi Phương. Chỉ có mình Khanh là thui thủi một mình. GV: Hãy nêu nhận xét của em về Phương và Khanh. GV: Kết luận: Hoạt động 2: Luyện tập(20 /) HS: Đọc bài tập a, b SGK GV: Hướng dẫn học sinh làm - Phương tích cực chủ động trong hoạt động tập thể. - Khanh trầm tính, xa rời tập thể. d. Tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân; sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu quý. 4. Cũng cố, dặn dò: (2 /) GV: - yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học. - Làm các bài tập còn lại, xem trước bài11. Tuần 14 - Tiết: 14 Bài 11: mục đích học tập của học sinh I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Xác định đúng mục đích học tập. Hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. 2. Thái độ Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập. Khiêm tốn, học hỏi bạn bè, mọi người, sẵn sàng hợp tác với mọi người trong học tập. 3. Kĩ năng - Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lí. II.Phương pháp III.Tài liệu, phương tiện Sưu tầm những tấm gương có mục đích học tập tốt, điển hình vượt khó trong học tập. IV.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. Lớp 6a:.. Lớp 6b: 2. Kiểm tra bài cũ: (3 /) GV: Em hãy nêu những việc làm cụ thể của mình biểu hiện đã tham gia tích cực hoạt động tập thể? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2 /) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Phân tích truyện đọc "Tấm gương của học sinh nghèo vượt khó" (35 /) - Hãy nêu những biểu hiện về tự học, kiên trì vượt khó trong học tập của bạn Tú. - Mỗi bài toán Tú cố gắng tìm nhiều cách giải. - Say mê học tiếng Anh. - Giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh. GV: Vì sao Tú đạt được thành tích cao trong học tập? HS: Bạn Tú đã học tập và rèn luyện tốt. GV: Tú đã gặp khó khăn gì trong học tập? HS: Tú là con út, nhà nghèo, bố là bộ đội, mẹ là công nhân. GV: Tú đã mơ ước gì? Để đạt được ước mơ Tú đã suy nghĩ và hành động như thế nào? HS: Tú ước mơ trở thành nhà Toán học. Tú đã tự học, rèn luyện, kiên trì vượt khó khăn để học tập tốt, không phụ lòng cha mẹ, thầy cô. GV: Em học tập đựơc những gì ở bạn Tú? HS: Sự độc lập suy nghĩ, say mê tìm tòi trong học tập. GV: Bạn Tú dã học tập và rèn luyện để làm gì? HS: Để đạt được mục đích học tập. GV: Kết luận: 1. Tìm hiểu bài (truyện đọc) Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch rèn luyện để mục đích học tập trở thành hiện thực. 4. Cũng cố, dặn dò: (5 /) GV: - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học. - Cho học sinh làm tại lớp bài tập b SGK. Tuần 15 - Tiết: 15 Bài 11: mục đích học tập của học sinh(tiếp) I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Xác định đúng mục đích học tập. Hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. 2. Thái độ Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập. Khiêm tốn, học hỏi bạn bè, mọi người, sẵn sàng hợp tác với mọi người trong học tập. 3. Kĩ năng - Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lí. II.Phương pháp III.Tài liệu, phương tiện Sưu tầm những tấm gương có mục đích học tập tốt, điển hình vượt khó trong học tập. IV.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: (Lớp 6a:.. Lớp 6b:3 /) GV: Hãy trình bày mục đích học tập của em? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học (20 /) Vấn đề 1: "Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì?" Vấn đề 2: "Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình và xã hội?" - Cử đại diên trình bày, các nhóm khác chú ý theo giỏi, bổ sung. GV: Nhận xét các ý kiến của học sinh. Khái quát và nhấn mạnh mục đích học tập của học sinh. Học sinh không vì mục đích cá nhân mà xa rời tập thể và xã hội. Hoạt động 2: Xác định những việc cần làm để đạt được mục đích đã đề ra .(15 /) GV: Em cho biết những việc làm đúng để thực hiện mục đích học tập. HS: Phát biểu ý kiến: - Có kế hoạch. - Tự giác. - Học đều các môn. - Chuẩn bị tốt phương tiện. - Đọc tài liệu. - Có phương pháp học tập. - Vận dụng vào cuộc sống. - Tham gia hoạt động tập thể và xã hội. GV: Cho học sinh kể những tấm gương có mục đích học tập mà HS biết: Vượt khó, vượt lên số phận để học tốt ở địa phương. GV: Kết thúc hoạt động này bằng truyện kể: "Cô gái Italia khó quên". 2. Xác định mục đích, ý nghĩa của hoạt động. - Mục đích trước mắt của học sinh là học giỏi, cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc. - Phải kết hợp mục đích vì mình, vì gia đình, xã hội. - Xác định đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt. Muốn học tập tốt cần phải có ý chí, nghị lực, phải tự giác, sáng tạo trong học tập. 4. Cũng cố, dặn dò: (5 /) - Cho HS làm bài tập b SGK - Về nhà làm bài tập trang 33, 34. Xây dựng kế hoạch học tập, tìm các câu truyện về tấm gương vượt khó học giỏi, gương người tốt việc tốt. Tuần 19 - Tiết: 19 Bài 12 : công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc. 2. Thái độ - Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước. - Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. 3. Kĩ năng - Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. - Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em. II.Phương pháp III.Tài liệu, phương tiện Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, tranh trong bộ tranh GDCD 6, phiếu học tập... IV.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. Lớp 6a:.. Lớp 6b: 2. Kiểm tra bài cũ: (3 /) GV: Mục đích học tập của em là gì? Em có kế hoạch gì để thực hiện mục đích đó? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2 /) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Khai thác truyện đọc.(15 /) HS: Đọc truyện "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội" GV: - Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? - Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội? HS: Trả lời.... Hoạt động 3: Giới thiệu khái quát về công ước.(10 /) GV: Giới thiệu điều 20 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Bằng cách chiếu lên màn hình. HS: Ghi chép.... GV: Giải thích: - Công ước Liên hợp quốc... là luật quốc tế về quền trẻ em. - Việt Nam là nước đầu tiên ở châu á và thứ hai thế giới tham gia Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, đồng thời ban hành luật về đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Hoạt động 4: Xây dựng nội dung bài học: (13 /) GV: Đặt câu hỏi để dẫn dắt học sinh trả lời nội dung bài học: 1. Truyện đọc - Gợi ý: Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống hạnh phúc. - Năm 1989 Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em ra đời. - Năm 1991 Việt Nam ban hành Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. 2. Nội dung bài học a. Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại, như dược nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... b. Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân bịêt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. c. Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật... d. Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. 4. Cũng cố, dặn dò: (2 /) GV: - Yêu cầu học sinh nêu khái quát Công ước .... - Mục đích của việc ban hành Công ước .... - Học sinh về nhà làm bài tập. Tuần 20 - Tiết: 20 Bài 12 : công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em(tiếp) I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc. 2. Thái độ - Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước. - Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. 3. Kĩ năng - Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. - Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em. II.Phương pháp III.Tài liệu, phương tiện Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, tranh trong bộ tranh GDCD 6, phiếu học tập... IV.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. Lớp 6a:.. Lớp 6b: 2. Kiểm tra bài cũ: (3 /) GV: Nêu nhóm quyền sống còn và quyền bảo vệ đối với trẻ em quy định ở Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Tình huống: Trên một bài báo có đoạn tin vắn sau: "Bà A ở Nam Định vì ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập, làm nhục con riêng của chồng và không cho đi học. Thấy vậy Hội Phụ nữ địa phương đã đến can thiệp nhiều lần nhưng bà A vẫn không thay đổi nên đã lập hồ sơ đưa bà A ra kiểm điểm và kí cam kết chấm dứt hiện tượng này". Câu hỏi: 1). Hãy nhận xét hành vi ứng xử của bà A trong tình huống? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó? 2). Việc làm của Hội Phụ nữ địa phương có gì đáng quý? Qua đó em thấy trách nhiệm của Nhà nước đối với Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em như thế nào? GV: Vận dung bài tập d, đ để giúp học sinh rút ra nội dung bài học. - Điều gì sẽ xảy ra nếu như Quyuền trẻ em không được thực hiện? - Là trẻ em, chúng ta cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình? HS: Trả lời.... Hoạt động 3: Luyện tập (10 /) HS: Làm bài tập theo nhóm trên giấy Rôki, sau đó gián trên bẩng các nhóm khác chú ý bổ sung những thiếu sót nếu có. - Bà A vi phạm quyền trẻ em: Giưói thiệu điều 24, 28, 37 Công ước.. - Cần lên án, can thiệp kịp thời những hành vi vi phạm Quyền trẻ em. - Nhà nước rất quan tâm, đảm bảo Quyền trẻ em. - Nhà nước trừng phạt nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền trẻ em. -Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác ; phải thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình. 3. luyện tập Bài a. - Việc làm thực hiện quyền trẻ em: + Tổ chức việc làmcho trẻ em có khó khăn. + Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em. + Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn. + Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em. + Tổ chức trại hè cho trẻ em. - Việc làm vi phạm quyền trẻ em: (Các ý còn lại) 4. Cũng cố, dặn dò: (2 /) GV: - Yêu cầu học sinh trả lời nội dung: Công dân vi phạm quyền trẻ em? Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em... Xem trước bài13. Tuần 21 - Tiết: 21 Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Hiểu được công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. 2. Thái độ - Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. - Mong muốn đựoc góp phần xây dựng nhà nước và xã hội. 3. Kĩ năng - Biết phân biệt được công dân nước cộng hoà xã hội chue nghĩa Việt Nam với công dân nước khác. - Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. II.Phương pháp III.Tài liệu, phương tiện Hiến pháp năm 1992 (Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). Luật bảo vệc chăm sóc giáo dục trẻ em, câu chuyện về danh nhân văn hoá. IV.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. Lớp 6a:.. Lớp 6b: 2. Kiểm tra bài cũ: (3 /) GV: Hãy nêu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em mà em biết? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2 /) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt GV: Cho học sinh đọc tình huống trong SGK. Theo em bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? Vì sao? HS: Trả lời:... Hoạt động 3: Tìm hiểu căn cứ để xác định công dân. GV: Phát phiếu học tập cho học sinh: 1. Mọi ngưòi dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền có quốc tịch Việt Nam. 2. Đối với công dân là người nước ngoài và người không có quốc tịch: + Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt và có ít nhất 5 năm cư trú tại Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam. + Là người có công lao góp phần xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam. + Là vợ, chồng, con, bố, mẹ, (kể cả con nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam. 3. Đối với trẻ em: + Trẻ em có cha mẹ là người Việt Nam. + Trẻ em sinh ra ở Việt Nam và xin thường trú tại Việt Nam. + Trẻ em có cha (mẹ) là người Việt Nam. + Trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai. Các nhóm khác bổ sung GV: Kết luận: 1. Tình huống. a. a-li-a là công dân Việt Nam vì có bố là người Việt Nam (nếu bố chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a) b. Các trường hợp sau đều là công dân Việt Nam. - Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam. - Trẻ em khi sinh ra có bố là người Việt Nam, mẹ là người nước ngoài. - Trẻ em khi sinh ra có mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài. - Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam không rõ bố mẹ là ai. Kết luận: - Công dân là người dân của một nước. - Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước. - Công dân nước cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Mọi người dân ở nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có quyền có quốc tịch. - Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam. Tuần 22 - Tiết: 22 Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam(tiếp) I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Hiểu được công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. 2. Thái độ - Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. - Mong muốn đựoc góp phần xây dựng nhà nước và xã hội. 3. Kĩ năng - Biết phân biệt được công dân nước cộng hoà xã hội chue nghĩa Việt Nam với công dân nước khác. - Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. II.Phương pháp III.Tài liệu, phương tiện Hiến pháp năm 1992 (Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). Luật bảo vệc chăm sóc giáo dục trẻ em, câu chuyện về danh nhân văn hoá. IV.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. Lớp 6a:.. Lớp 6b: 2. Kiểm tra bài cũ: (3 /) GV: Nêu nhóm quyền sống còn và quyền bảo vệ đối với trẻ em quy định ở Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt - Nêu các quyền công dân mà em biết? - Nêu các nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước mà em biết? - Trẻ em có quyền và nghĩa vụ gì? - Vì sao công dân phải thực hiện đúng các q

Đề Kiểm Tra 1 Tiết Môn: Giáo Dục Công Dân 9

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Giáo dục công dân 9 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) Đề chính thức I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,25 điểm) 1. Người chí công vô tư là người: A. Luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng sức lực trí tuệ để làm giàu cho bản thân mình B. Luôn đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích cộng đồng C. Luôn im lặng trước các hành động vụ lợi, cá nhân D. Luôn giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng xuất phát từ lợi ích chung 2. Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. Đối đầu xung đột C. Chiến tranh lạnh B. Hòa bình ổn định và hợp tác kinh tế D. Chống khủng bố A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết C. Sống khép mình mới tránh được xung đột D. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình A. Bình tĩnh tự tin trong mọi việc. B. Luôn cố gắng, ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp. C. Không chịu được ý kiến phê bình của người khác. D. Lễ độ, lịch sự, đúng mực trong mọi hoàn cảnh. 5. Việc làm nào sau đây thể hiện tính dân chủ ? A. Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát, không theo qui định của trọng tài. B. Học sinh tuân theo nội qui của trường đề ra. D. Mọi người cùng chấp hành thực hiện những công việc chung 6. Hành vi nào sau đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình? A. Biết lắng nghe và luôn quan tâm đến người khác B. Dùng sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn C. Ủng hộ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa D. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình 7. Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài C. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc D. Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc phát triển về mọi mặt. 8. Hành vi nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Trong thời đại hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. C. Chê những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Tự chủ là gì? Hãy nêu một tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em gặp trong học tập và cách giải quyết của em? (2,0 điểm) Câu 2: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Hãy nêu 2 việc làm cụ thể thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày? Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi nước và toàn nhân loại? (3 điểm) __________________________________________ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Giáo dục công dân 9 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) Đề chính thức I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,25 điểm) 1. Ý kiến sai về vấn đề hợp tác? A. Hợp tác giúp ta vốn, trình độ quản lí, khoa học công nghệ B. Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu C. Hợp tác giúp hiểu biết của bản thân rộng hơn D. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu đối với các nước nghèo 2. Hoạt động nào không phải là hoạt động hoà bình. A. Đấu tranh chống khủng bố. C. Mít tinh phản đối chiến tranh B. Dùng vũ lực để dẹp yên các cuộc biểu tình. D. Thiết lập quan hệ hũu nghị hợp tác với các dân tộc trên thế giới 3. “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó thể hiện phẩm chất đạo đức gì? A. Tự chủ C. Chí công vô tư. B. Dân chủ D. Tình yêu hòa bình A. Bình tĩnh tự tin trong mọi việc. B. Không chịu được ý kiến phê bình của người khác. C. Luôn cố gắng, ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp. D. Lễ độ, lịch sự, đúng mực trong mọi hoàn cảnh. 5. Hành vi nào sau đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình? A. Biết lắng nghe và luôn quan tâm đến người khác B. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình C. Ủng hộ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa D. Dùng sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn 6. Câu ca dao: “Dù ai nói ngã, nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” Thể hiện đức tính gì của con người? A. Chí công vô tư C. Tự chủ B. Dân chủ, kỉ luật. D. Hợp tác cùng phát triển. 7. Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. Hòa bình ổn định và hợp tác kinh tế C. Chiến tranh lạnh B. Đối đầu xung đột. D. Chống khủng bố. 8. Hành vi nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Trong thời đại hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. C. Chê những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. B. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Em hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật? Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào? (2 điểm) Câu 3: Cho tình huống: Được sự phân công của cô giáo chủ nhiệm, Tuấn đi kiểm tra sự chuẩn bị bài của các bạn trong lớp. Nam là bạn thân với Tuấn không làm bài tập nhưng Tuấn báo với cô là Nam làm đầy đủ bài tập. b. Em hãy nhận xét hành vi của Tuấn? c. Nếu ở cương vị Tuấn em sẽ xử sự ra sao? (3 điểm) __________________________________________ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Giáo dục công dân 9 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) Đề chính thức I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất. 1. Câu tục ngữ, ca dao nói về lối sống chí công vô tư. A. Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu. C. Nhất bên trọng, nhất bên khinh. B. Luật pháp bất vị thân. D. Ai ơi giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. 2: Người có đức tính tự chủ là người. A. Làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình. B. Hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình. C. Không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. D.Không làm chủ được bản thân mỗi khi bị bạn bè xấu rủ rê. 3. Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. Hòa bình ổn định và hợp tác kinh tế C. Chiến tranh lạnh B. Đối đầu xung đột D. Chống khủng bố A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết C. Sống khép mình mới tránh được xung đột D. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình 5. Việc làm nào sau đây thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường? A. Nam hay nói chuyện, mất trật tự trong giờ. B. Trung hay ăn quà vặt, thường xuyên đi học muộn. C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch. D. Một nhóm HS tổ chức đánh nhau ngay tại sân trường 6. Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài C. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc D. Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc phát triển về mọi mặt. 7. Câu ca dao: “Dù ai nói ngã, nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” Thể hiện đức tính gì của con người? A. Chí công vô tư C. Tự chủ B. Dân chủ, kỉ luật. D. Hợp tác cùng phát triển. 8. Hành vi nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Trong thời đại hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. C. Chê những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. 8. II. PHẦN TỰ LUẬN 9 ( 8 điểm) 1. Câu 1 (2,0 đ) Thế nào là bảo vệ hòa bình? Lấy ví dụ về hành vi thể hiện lòng yêu hòa bình? a, Bạn em thiếu lịch sự với người nước ngoài. b, Trường em tổ chức giao lưu với HS nước ngoài. 3. Cho tình huống sau: Hoa thương tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta còn có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”. Em có đồng ý với Hoa không? Vì sao? Em sẽ nói gì với Hoa? ______________________________________________ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Giáo dục công dân 9 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) Đề chính thức I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,25 điểm) A. Bình tĩnh tự tin trong mọi việc. B. Không chịu được ý kiến phê bình của người khác. C. Luôn cố gắng, ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp. D. Lễ độ, lịch sự, đúng mực trong mọi hoàn cảnh. 2. Câu tục ngữ nào nói về tính kỉ luật: A. Lời chào cao hơn mâm cỗ. C. Đồng cam cộng khổ. B. Tiên học lễ, hậu học văn D. Nước có vua, chùa có bụt. 3. Phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật có tác dụng: A. Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người. C. Xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội. B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển. D. Cả A, B, C đều đúng. 4. Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. Hòa bình ổn định và hợp tác kinh tế C. Chiến tranh lạnh B. Đối đầu xung đột D. Chống khủng bố A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết C. Sống khép mình mới tránh được xung đột D. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình 6. Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài C. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc D. Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc phát triển về mọi mặt. 7. Người chí công vô tư là người: A. Luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng sức lực trí tuệ để làm giàu cho bản thân mình B. Luôn đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích cộng đồng C. Luôn im lặng trước các hành động vụ lợi, cá nhân D. Luôn giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng xuất phát từ lợi ích chung 8. Hành vi nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Trong thời đại hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. C. Chê những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. B. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Thế nào là truyền thồng tốt đẹp của dân tộc? Kể tên và nêu nguồn gốc và ý nghĩa của một số truyền thống tốt đẹp của địa phương em? Là học sinh, em đã làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình? ( 3 điểm) Câu 3: Cho tình huống: Được sự phân công của cô giáo chủ nhiệm, Tuấn đi kiểm tra sự chuẩn bị bài của các bạn trong lớp. Nam là bạn thân với Tuấn không làm bài tập nhưng Tuấn báo với cô là Nam làm đầy đủ bài tập. b. Em hãy nhận xét hành vi của Tuấn? c. Nếu ở cương vị Tuấn em sẽ xử sự ra sao? (3 điểm) _________________________________________________

Bộ Đề Thi Học Kì 2 Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 6

Đề thi giáo dục công dân lớp 6 kì 2 Có đáp án

Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 bao gồm các đề thi có đáp án chi tiết được thư viện đề thi chúng tôi sưu tầm và đăng tải, giúp các em đạt điểm cao trong bài kiểm tra cuối năm lớp 6. Chúc các em học tốt.

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6

Đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất năm 2020

Đề thi giáo dục công dân lớp 6 kì 2 năm 2020

1. Trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất

Câu 1: Việc làm nào sau đây vi phạm không thực hiện quyền trẻ em?

A. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em

B. Lợi dụng trẻ em để buôn ma túy

C. Cha mẹ ly hôn, không ai chăm sóc con cái

D. Đánh đập trẻ em.

Câu 2: Việc làm nào sau đây trẻ em không được làm?

A. Kính trọng ông bà, cha mẹ.

B. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.

C. Lễ phép với thầy cô giáo

D. Yêu thương, đoàn kết với bạn bè.

Câu 3: Câu ca dao sau nói về bổn phận, trách nhiệm của ai trong gia đình?

“Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.”

A. Bổn phận của ông bà

B. Bổn phận của cha mẹ

C. Bổn phận của anh chị em

D. Bổn phận của con cháu

Câu 4: Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông?

A. Đường xấu.

B. Ý thức của người tham gia giao thông.

C. Pháp luật chưa nghiêm.

D. Phương tiện giao thông nhiều.

Câu 5: Hành vi đúng khi tham gia giao thông là:

A. Ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm .

B. Đi xe đạp trên hè phố.

C. Điều khiển xe đạp bằng hai tay.

D. Đá bóng, thả diều dưới lòng đường .

A. Trung thực, thẳng thắn nghĩ tốt về người khác.

B. Thương yêu, giúp đỡ người khác một cách ân cần chu đáo.

C. Coi thường người dốt hơn mình, ghen ghét người giỏi hơn mình.

D. Chân thành với mọi người xung quanh.

A. Không góp ý cho ai để khỏi gây mất đoàn kết.

B. Luôn cởi mở, chia sẻ với mọi người.

C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai.

D. Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người.

Câu 8. Nối cột A với cột B cho phù hợp:

2. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm) Em hãy nêu một số nguyên nhân của sự không bình yên trong em và giải pháp giúp bản thân trở nên bình yên, thanh thản hơn?

Câu 2: ( 2 điểm) Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có mấy nhóm quyền? Nêu nội dung của mỗi nhóm quyền .

Câu 3: ( 2 điểm) Em có nhận xét gì về việc tham gia giao thông của các bạn trong trường?

Đáp án và biểu điểm: Đề thi học kì 2 môn Công dân lớp 6 năm 2020

1. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Trả lời đúng mỗi câu: 0. 5 điểm

Câu 8: Nối cột A với cột B đúng: (0.5đ)

1 -b ;

2 – a ;

3 – d ;

4 – c

2. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: (2 đ)

– Một số nguyên nhân của sự không bình yên trong em : Nói dối, bị điểm kém, vi phạm nội quy trường lớp… (1 đ)

– Giải pháp giúp bản thân trở nên bình yên, thanh thản hơn: Tâm sự với bạn bè, nói chuyện với cha mẹ, chơi thể thao… (1 đ)

Câu 2: (2đ)

a. Nhóm quyền sống còn: (0.5đ)

– Là quyền được sông và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe…

b. Nhóm quyền bảo vệ: (0.5đ)

– Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lọt và xâm hại…

c. Nhóm quyền phát triển: (0.5đ)

– Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật…

d. Nhóm quyền tham gia:(0.5đ)

– Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

Câu 3 (2.0 điểm)

Các bạn chưa có ý thức tham gia giao thông như đi xe dàn ra đường…..

Đề thi giáo dục công dân lớp 6 kì 2 – Đề 1

Câu 1: (3,0 điểm)

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào thời gian nào? Thời gian Việt Nam công nhận công ước này? Nêu nội dung từng nhóm quyền?

Câu 2: (1,5 điểm) Vì sao việc học tập có tầm quan trọng đối với mỗi người?

Câu 3: (2,5 điểm) Bản thân em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông?

Câu 4: (3,0 điểm)

Cho tình huống sau: Tâm năm nay mười 14 tuổi. Một hôm đi sinh nhật bạn, Tâm đã mượn chiếc xe máy của mẹ để chở hai bạn cùng đi. Vì muộn nên cả ba bạn không kịp đội mũ bảo hiểm, đi xe phóng nhanh.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của Tâm?

b. Theo em, Tâm đã mắc phải những lỗi gì khi đi đường?

c. Từ tình huống trên em hãy cho biết trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được lái xe gắn máy?

Đáp án đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 (đề 1)

Câu 1: (3,0 điểm)

– Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989. (0,5 điểm)

– Năm 1990 Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới, là nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn công ước này. (0,5 điểm)

– Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em được chia làm 4 nhóm quyền:

Nhóm quyền sống còn: Quyền được sống, được đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại như: Nuôi dưỡng, chăm sóc. (0,5 điểm)

Nhóm quyền bảo vệ: Bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại. (0,5 điểm)

Nhóm quyền phát triển: Được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật… (0,5 điểm)

Nhóm quyền tham gia: Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng… (0,5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. (0,5 điểm)

Có học tập chúng ta mới hiểu biết, có kiến thức, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. (1,0 điểm)

Câu 3: (2,5 điểm)

Thực hiện đúng qui định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. (0,5 điểm)

Khi đi bộ phải đi sát mép đường bên tay phải… (0,5 điểm)

Khi đi xe đạp không lạng lách, đánh võng… (0,5 điểm)

Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. (0,5 điểm)

Phê phán tố cáo những hành vi vi phạm luật giao thông… (0,5 điểm)

Câu 4: (3,0 điểm)

a. Việc làm của Tâm sai. (1,0 điểm)

b. Những lỗi Tâm mắc phải:

Đi xe mô tô chưa đủ tuổi. (0,25 điểm)

Đi xe không đội mũ bảo hiểm. (0,25 điểm)

Đi xe mô tô chở 3 quá người quy định (0,25 điểm)

Đi xe mô tô quá tốc độ. (0,25 điểm)

c. Trẻ em dưới 16 tuổi không lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm 3. (1,0 điểm)

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 ĐỀ 2

NĂM HỌC 2016- 2017MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 6Thời gian làm bài: 45 phút(Không tính thời gian phát đề)

ĐỀ BÀI:

A. TRẮC NGHIỆM: (3đ)

Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng từ câu 1 đến câu 4 (1đ):

1. Hãy khoanh tròn vào việc làm thể hiện quyền trẻ em?

a. Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn

b. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái

c. Bắt trẻ em làm việc nặng, quá sức

d. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em

2. Trong những trường hợp sau thì trường hợp nào là công dân Việt Nam

a. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài

b. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài

c. Người Việt Nam dưới 18 tuổi

d. Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam

3. Người đi bộ và người đi xe đạp phải đi như thế nào mới đúng quy định?

a. Người đi xe đạp đi dàn hàng 3, hàng 4

b. Người đi bộ đi trên vỉa hè

c. Người đi bộ đi giữa lòng đường

d. Người đi xe đạp đi vào đường dành cho xe thô sơ

4. Theo em những việc làm sau đây là sai?

a. Mẹ cho phép em xem điện thoại

b. Đọc trộm tin nhắn của bạn vì thấy hay

c. Lấy cắp thư của bạn rồi cho người khác xem

d. Điện thoại của bố mẹ cũng như của mình nghe thoải mái

B. TỰ LUẬN: (7đ)

Câu 1: (2đ) Trẻ em gồm mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào? Hãy nêu nhóm quyền phát triển?

Câu 2: (2đ) Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người như thế nào?

Câu 3: (2,5đ) Hãy nêu những quy định dành cho người đi bộ và người đi xe đạp

Câu 4: (2,5đ) Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào?

Đáp án Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 ĐỀ 2

– Trẻ em gồm 4 nhóm quyền: Nhóm quyền sống còn, Nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia.

– Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật…

– Công dân là người dân của một ngước (0,5đ)

– Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước (0,5đ)

– Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam (1đ)

– Người đi bộ: Đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

– Người đi xe đạp: Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại.

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 ĐỀ 3

Câu 1. (4 điểm)

Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong học tập? Em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình như thế nào?

Câu 2. (3 điểm)

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như thế nào?

Nam là học sinh chưa ngoan, thường xuyên đi học muộn và trốn học. Hôm đó Nam lại gây sự với một bạn trong lớp và bỏ tiết. Thầy giáo chủ nhiệm viết thư và nhờ bạn lớp trưởng mang về cho bố mẹ Nam. Biết chuyện Nam chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.

Theo em, Nam đã mắc những sai phạm gì? Nếu học cùng lớp với Nam, em sẽ làm gì để giúp Nam khắc phục những sai phạm đó?

Đáp án Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 ĐỀ 3

Câu 1. (4 điểm)

Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ trong học tập là:

Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.

a. Quyền:(2 đ)

– Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục Tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học.(1 đ)

– Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.(0,5 đ)

– Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.(0,5 đ)

b. Nghĩa vụ học tập:(2 đ)

– Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục Tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS. (1 đ)

– Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. (1 đ)

Câu 2. (3 điểm)

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như sau:

a) Về thân thể (1,5 đ)

– Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.(0,5 đ)

– Không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.(0,5 đ)

– Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. (0,5 đ)

b) Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm (1,5 đ)

– Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.(0,5 đ)

– Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. (0,5 đ)

– Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.(0,5 đ)

Câu 3. (3 điểm) Tình huống

* Nam đã mắc những sai phạm sau: (1,5 đ)

– Lười học, thường xuyên đi học muộn, trốn học và hay gây sự với bạn.

– Chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.

Như vậy Nam đã vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, đồng thời tự bôi nhọ danh dự của bản thân mình.

Nếu học cùng lớp với Nam (1,5 đ), em sẽ: Ngăn cản và giải thích cho bạn hiểu hành động lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi là vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Là vi phạm pháp luật. Đồng thời giúp Nam trong học tập để bạn học tiến bộ hơn.

Để chuẩn bị cho kì thi sắp tới các em học sinh tham khảo chi tiết bộ đề các môn lớp 6 Đề thi học kì 2 lớp 6 các môn khác:

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 trang 58 SBT GDCD 6: Em hãy nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quvền được pháp luật báo hộ vể tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?

Lời giải:

Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng , thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn với mỗi người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của công dân.

Câu 2 trang 59 SBT GDCD 6: Em hãy kể một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Lời giải:

+ Giết người.

+ Đánh người, gây thương tích.

+ Vu khống vu cáo, làm nhục người khác.

+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Câu 3 trang 59 SBT GDCD 6: Theo em, quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với mỗi công dân?

Lời giải:

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi công dân. Việc công dân được pháp luật bảo hộ về quyền này sẽ giúp công dân có cuộc sống an toàn, hạn chế được những hành vi làm ổn hại đến thân thể, giúp công dân thực hiện các quyền tự do của mình.

Câu 4, 5 trang 59 SBT GDCD 6:

A. Bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

B. Lái xe không có giấy phép, vượt đèn đỏ

C. Chữa bệnh bằng bùa chú, gây hậu quả chết người

D. Bắt giữ kẻ cướp giật trên đường phố

A. Phê bình người khác khi thấy có việc làm sai trái

B. Tung tin bịa đặt nói xấu người khác

C. Báo cáo với người có trách nhiệm về vụ việc vi phạm của người khác

D. Tố cáo với cơ quan chức năng về hành vi vi phạm pháp luật của người khác

Lời giải:

Câu 6 trang 59 SBT GDCD 6: Hùng và Tâm ở gần nhà nhau. Một lần, do nghi ngờ Tâm ăn trộm gà của nhà mình, Hùng cùng anh trai chửi mắng, đánh và doạ nạt Tâm.

Theo em, cách ứng xử nào của Tâm là tốt nhất trong tình huống đó ?

A. Tâm rủ anh trai cùng đánh lại Hùng.

B. Tâm im lặng, không có phản ứng gì.

C. Tâm sợ hãi, không dám nói với ai và không dám đi một mình.

D. Tâm tỏ thái độ phản đối Hùng và báo cho cha mẹ, bác tổ trưởng biết để có ý kiến với Hùng.

Lời giải:

Cách ứng cử tốt nhất của Tâm trong tình huống trên là: D.

Câu 7 trang 60 SBT GDCD 6: Nhà ông Vấn nuôi được một đàn gà đã lớn, nhưng gần đây thỉnh thoảng lại bị mất trộm một vài con. Để chống trộm, ông Vấn đã đặt một cái bẫy có tẩm thuốc độc ở ngay cửa chuồng gà. Một đêm, sau khi bắt trộm được hai con gà, Tính bị sập bẫy, bị thương ở chân. Do bị ngấm thuốc độc, nhiễm trùng nặng nên Tính phải đi bệnh viện cấp cứu.

1/ Ông Vấn đã đặt bẫy ở cửa chuồng gà để làm gì và đã gây nên hậu quả gì ?

2/ Theo em, ông Vấn có vi phạm quyền được pháp luật báo hộ về thân thể, tính mạng, sức khoẻ của công dân không ? Vì sao ?

Lời giải:

1/ Ông Vấn đã đặt bẫy ở cửa chuồng gà để chống trộm và đã làm anh Tính bị thương ở chân, nhiễm trùng nặng.

2/ Ông Vấn có vi phạm quyền được pháp luật báo hộ về thân thể, tính mạng, sức khoẻ của công dân vì đã trực tiếp làm anh Tính bị thương, nhiễm trùng.

Câu 8 trang 60 SBT GDCD 6: Trong lúc chơi game, giữa Tuấn và Thuỳ Linh xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi nhau, chửi nhau trên mạng. Thấy thế, Hiệp là bạn trai của Thuỳ Linh (đang chơi game cùng Thuỳ Linh) cũng chửi nhau với Tuấn, đồng thời cho Tuấn biết địa chỉ chỗ mình đang chơi game và thách đánh nhau. Tuấn đi lấy dao, rồi đến quán internet nơi Hiệp đang chơi và chém nhiều nhát vào gáy, vai và ngực Hiệp. Hiệp đã chết trên đường đến bệnh viện.

1/Em hãy nhận xét hành vi của Tuấn, Thuỳ Linh và Hiệp.

2/ Theo em, bài học rút ra qua tình huống trên là gì ?

Lời giải:

1/ Hành vi của Tuấn, Thuỳ Linh và Hiệp đã xúc phạm, chửi nhau đây là hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Trong đó, Tuấn còn vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe (chém nhiều nhát vào gáy, vai và ngực Hiệp)

2/ Bài học rút ra: Cần phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Không nên vì nóng giận mà vi phạm quyền đó.

Câu 9 trang 60 SBT GDCD 6: Thấy bà Hường từ bên kia đường đem bịch rác sang ngay cạnh nhà mình đổ, ông Bình và vợ liền lên tiếng. Hai bên lời qua tiếng lại, càng lúc càng nặng nề hơn, họ chửi rủa nhau thậm tệ. Một cuộc hỗn chiến đã xảy ra giữa hai gia đình, hậu quả ông Bình bị thương tật vĩnh viễn 35%, mấy người kia phải hầu toà và lãnh án.

1/Lí do gì khiến hai nhà cãi nhau, chửi nhau, dẫn đến đánh nhau?

2/ Em rút ra bài học gì qua trường hợp trên ?

Lời giải:

1/ Lí do khiến hai nhà cãi nhau, chửi nhau, dẫn đến đánh nhau là: do bà Hường đem bịch rác sang nhà ông bà Bình đổ, họ không kiềm chế được sự nóng giận.

2/ Bài học rút ra: Không được làm những việc làm vi phạm đạo đức và pháp luật (đem rác sang nhà khác đổ). Cần bình tĩnh giải thích và tôn trọng người khác.

Câu 10 trang 61 SBT GDCD 6: Nghe đồn chồng mình có quan hệ tình cảm với cô N. ở cùng cơ quan, cô H. tức tốc đến cơ quan chồng làm ầm ĩ, gọi cô N. ra mắng nhiếc, de doạ, đòi cắt tóc cô N. Mọi người can ngăn thì cô nói: Làm thế để nó chừa cái thói trăng hoa, cướp chồng người khác đi.

Theo em, cô H. có quyền làm như vậy không ? Vì sao ?

Lời giải:

Theo em, cô H không có quyền làm như vậy. Vì tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân được pháp luật bảo hộ, không ai có quyền làm tổn hại đến nó.

Câu 11 trang 61 SBT GDCD 6: Theo em, những người làm môi giới buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới có vi phạm pháp luật không ? Nếu có thì vi phạm gì ? Hậu quả của hành vi buôn bán người sẽ như thế nào?

Lời giải:

– Những người trên có vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật Hình sự vì đã xâm phạm Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Điều này, sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm.

Câu 12 trang 61 SBT GDCD 6: Em hãy kể lại cho các bạn nghe một trường hợp vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, và được pháp luật bảo hộ về danh dư, nhân phẩm mà em biết.

Lời giải:

Bố K mất sớm, các con đi làm ăn xa để mẹ ở nhà một mình. Thời gian gần đây bà hàng xóm liên tục nói xấu mẹ K bằng cách bịa đặt ra chuyện là mẹ K lăng nhăng với chồng của bà ấy. Mẹ K nghe dân làng kể lại đã cùng Dì K qua nhà bà hàng xóm để nói chuyện. Chính chồng của bà ấy cũng xác nhận là không bao giờ có chuyện đó. Nhưng bà ta vẫn cứ lần này lần khác đi rêu rao khắp làng xóm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của mẹ và gia đình K.

Trả lời câu hỏi trang 62 SBT GDCD 6:

1/ Hai nữ sinh đánh bạn đã vi phạm quyền gì của công dân ?

2/ Hãy nêu suy nghĩ của em về 2 nữ sinh đánh bạn và những học sinh khác chứng kiến vụ việc.

3/ Chúng ta cần rút ra bài học gì qua vụ việc trên ?

Lời giải:

1/ Hai nữ sinh đánh bạn đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

2/ Hai nữ sinh đánh bạn là hoàn toàn vi phạm đạo đức và pháp luật, đều biện cớ những lí do không chính đáng. Những bạn chứng kiến cũng thể hiện sự thiếu trách nhiệm, chỉ chứng kiến mà không can thiệp, còn làm những hành vi đáng xấu hổ là quay và đưa lên mạng. Những việc làm này đáng lên án và phải bị hậu quả pháp lí.

3/ Bài học rút ra là: Không nên vì tính khí trẻ con, nổi nóng mà đánh bạn, vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. Như một hồi chuông cảnh tỉnh về vấn nạn bạo lực học đường.