Giải Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Bài 2 / TOP 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Giải Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Bài 2 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Giải Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Bài 2 hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bộ Đề Thi Học Kì 2 Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 6
Đề thi giáo dục công dân lớp 6 kì 2 Có đáp án
Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 bao gồm các đề thi có đáp án chi tiết được thư viện đề thi chúng tôi sưu tầm và đăng tải, giúp các em đạt điểm cao trong bài kiểm tra cuối năm lớp 6. Chúc các em học tốt.
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6
Đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất năm 2020
Đề thi giáo dục công dân lớp 6 kì 2 năm 2020
1. Trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Việc làm nào sau đây vi phạm không thực hiện quyền trẻ em?
A. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em
B. Lợi dụng trẻ em để buôn ma túy
C. Cha mẹ ly hôn, không ai chăm sóc con cái
D. Đánh đập trẻ em.
Câu 2: Việc làm nào sau đây trẻ em không được làm?
A. Kính trọng ông bà, cha mẹ.
B. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.
C. Lễ phép với thầy cô giáo
D. Yêu thương, đoàn kết với bạn bè.
Câu 3: Câu ca dao sau nói về bổn phận, trách nhiệm của ai trong gia đình?
“Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.”
A. Bổn phận của ông bà
B. Bổn phận của cha mẹ
C. Bổn phận của anh chị em
D. Bổn phận của con cháu
Câu 4: Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông?
A. Đường xấu.
B. Ý thức của người tham gia giao thông.
C. Pháp luật chưa nghiêm.
D. Phương tiện giao thông nhiều.
Câu 5: Hành vi đúng khi tham gia giao thông là:
A. Ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm .
B. Đi xe đạp trên hè phố.
C. Điều khiển xe đạp bằng hai tay.
D. Đá bóng, thả diều dưới lòng đường .
A. Trung thực, thẳng thắn nghĩ tốt về người khác.
B. Thương yêu, giúp đỡ người khác một cách ân cần chu đáo.
C. Coi thường người dốt hơn mình, ghen ghét người giỏi hơn mình.
D. Chân thành với mọi người xung quanh.
A. Không góp ý cho ai để khỏi gây mất đoàn kết.
B. Luôn cởi mở, chia sẻ với mọi người.
C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai.
D. Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người.
Câu 8. Nối cột A với cột B cho phù hợp:
2. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm) Em hãy nêu một số nguyên nhân của sự không bình yên trong em và giải pháp giúp bản thân trở nên bình yên, thanh thản hơn?
Câu 2: ( 2 điểm) Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có mấy nhóm quyền? Nêu nội dung của mỗi nhóm quyền .
Câu 3: ( 2 điểm) Em có nhận xét gì về việc tham gia giao thông của các bạn trong trường?
Đáp án và biểu điểm: Đề thi học kì 2 môn Công dân lớp 6 năm 2020
1. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Trả lời đúng mỗi câu: 0. 5 điểm
Câu 8: Nối cột A với cột B đúng: (0.5đ)
1 -b ;
2 – a ;
3 – d ;
4 – c
2. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 đ)
– Một số nguyên nhân của sự không bình yên trong em : Nói dối, bị điểm kém, vi phạm nội quy trường lớp… (1 đ)
– Giải pháp giúp bản thân trở nên bình yên, thanh thản hơn: Tâm sự với bạn bè, nói chuyện với cha mẹ, chơi thể thao… (1 đ)
Câu 2: (2đ)
a. Nhóm quyền sống còn: (0.5đ)
– Là quyền được sông và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe…
b. Nhóm quyền bảo vệ: (0.5đ)
– Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lọt và xâm hại…
c. Nhóm quyền phát triển: (0.5đ)
– Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật…
d. Nhóm quyền tham gia:(0.5đ)
– Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
Câu 3 (2.0 điểm)
Các bạn chưa có ý thức tham gia giao thông như đi xe dàn ra đường…..
Đề thi giáo dục công dân lớp 6 kì 2 – Đề 1
Câu 1: (3,0 điểm)
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào thời gian nào? Thời gian Việt Nam công nhận công ước này? Nêu nội dung từng nhóm quyền?
Câu 2: (1,5 điểm) Vì sao việc học tập có tầm quan trọng đối với mỗi người?
Câu 3: (2,5 điểm) Bản thân em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông?
Câu 4: (3,0 điểm)
Cho tình huống sau: Tâm năm nay mười 14 tuổi. Một hôm đi sinh nhật bạn, Tâm đã mượn chiếc xe máy của mẹ để chở hai bạn cùng đi. Vì muộn nên cả ba bạn không kịp đội mũ bảo hiểm, đi xe phóng nhanh.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của Tâm?
b. Theo em, Tâm đã mắc phải những lỗi gì khi đi đường?
c. Từ tình huống trên em hãy cho biết trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được lái xe gắn máy?
Đáp án đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 (đề 1)
Câu 1: (3,0 điểm)
– Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989. (0,5 điểm)
– Năm 1990 Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới, là nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn công ước này. (0,5 điểm)
– Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em được chia làm 4 nhóm quyền:
Nhóm quyền sống còn: Quyền được sống, được đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại như: Nuôi dưỡng, chăm sóc. (0,5 điểm)
Nhóm quyền bảo vệ: Bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại. (0,5 điểm)
Nhóm quyền phát triển: Được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật… (0,5 điểm)
Nhóm quyền tham gia: Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng… (0,5 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm)
Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. (0,5 điểm)
Có học tập chúng ta mới hiểu biết, có kiến thức, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. (1,0 điểm)
Câu 3: (2,5 điểm)
Thực hiện đúng qui định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. (0,5 điểm)
Khi đi bộ phải đi sát mép đường bên tay phải… (0,5 điểm)
Khi đi xe đạp không lạng lách, đánh võng… (0,5 điểm)
Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. (0,5 điểm)
Phê phán tố cáo những hành vi vi phạm luật giao thông… (0,5 điểm)
Câu 4: (3,0 điểm)
a. Việc làm của Tâm sai. (1,0 điểm)
b. Những lỗi Tâm mắc phải:
Đi xe mô tô chưa đủ tuổi. (0,25 điểm)
Đi xe không đội mũ bảo hiểm. (0,25 điểm)
Đi xe mô tô chở 3 quá người quy định (0,25 điểm)
Đi xe mô tô quá tốc độ. (0,25 điểm)
c. Trẻ em dưới 16 tuổi không lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm 3. (1,0 điểm)
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 ĐỀ 2
NĂM HỌC 2016- 2017MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 6Thời gian làm bài: 45 phút(Không tính thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI:
A. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng từ câu 1 đến câu 4 (1đ):
1. Hãy khoanh tròn vào việc làm thể hiện quyền trẻ em?
a. Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn
b. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái
c. Bắt trẻ em làm việc nặng, quá sức
d. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em
2. Trong những trường hợp sau thì trường hợp nào là công dân Việt Nam
a. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài
b. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài
c. Người Việt Nam dưới 18 tuổi
d. Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam
3. Người đi bộ và người đi xe đạp phải đi như thế nào mới đúng quy định?
a. Người đi xe đạp đi dàn hàng 3, hàng 4
b. Người đi bộ đi trên vỉa hè
c. Người đi bộ đi giữa lòng đường
d. Người đi xe đạp đi vào đường dành cho xe thô sơ
4. Theo em những việc làm sau đây là sai?
a. Mẹ cho phép em xem điện thoại
b. Đọc trộm tin nhắn của bạn vì thấy hay
c. Lấy cắp thư của bạn rồi cho người khác xem
d. Điện thoại của bố mẹ cũng như của mình nghe thoải mái
B. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: (2đ) Trẻ em gồm mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào? Hãy nêu nhóm quyền phát triển?
Câu 2: (2đ) Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người như thế nào?
Câu 3: (2,5đ) Hãy nêu những quy định dành cho người đi bộ và người đi xe đạp
Câu 4: (2,5đ) Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào?
Đáp án Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 ĐỀ 2
– Trẻ em gồm 4 nhóm quyền: Nhóm quyền sống còn, Nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia.
– Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật…
– Công dân là người dân của một ngước (0,5đ)
– Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước (0,5đ)
– Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam (1đ)
– Người đi bộ: Đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
– Người đi xe đạp: Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại.
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 ĐỀ 3
Câu 1. (4 điểm)
Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong học tập? Em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình như thế nào?
Câu 2. (3 điểm)
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như thế nào?
Nam là học sinh chưa ngoan, thường xuyên đi học muộn và trốn học. Hôm đó Nam lại gây sự với một bạn trong lớp và bỏ tiết. Thầy giáo chủ nhiệm viết thư và nhờ bạn lớp trưởng mang về cho bố mẹ Nam. Biết chuyện Nam chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.
Theo em, Nam đã mắc những sai phạm gì? Nếu học cùng lớp với Nam, em sẽ làm gì để giúp Nam khắc phục những sai phạm đó?
Đáp án Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 ĐỀ 3
Câu 1. (4 điểm)
Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ trong học tập là:
Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
a. Quyền:(2 đ)
– Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục Tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học.(1 đ)
– Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.(0,5 đ)
– Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.(0,5 đ)
b. Nghĩa vụ học tập:(2 đ)
– Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục Tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS. (1 đ)
– Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. (1 đ)
Câu 2. (3 điểm)
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như sau:
a) Về thân thể (1,5 đ)
– Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.(0,5 đ)
– Không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.(0,5 đ)
– Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. (0,5 đ)
b) Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm (1,5 đ)
– Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.(0,5 đ)
– Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. (0,5 đ)
– Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.(0,5 đ)
Câu 3. (3 điểm) Tình huống
* Nam đã mắc những sai phạm sau: (1,5 đ)
– Lười học, thường xuyên đi học muộn, trốn học và hay gây sự với bạn.
– Chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.
Như vậy Nam đã vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, đồng thời tự bôi nhọ danh dự của bản thân mình.
Nếu học cùng lớp với Nam (1,5 đ), em sẽ: Ngăn cản và giải thích cho bạn hiểu hành động lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi là vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Là vi phạm pháp luật. Đồng thời giúp Nam trong học tập để bạn học tiến bộ hơn.
Để chuẩn bị cho kì thi sắp tới các em học sinh tham khảo chi tiết bộ đề các môn lớp 6 Đề thi học kì 2 lớp 6 các môn khác:
Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 10
– Phủ định biện chứng mang tính tất yếu, khách quan, nguyên nhân sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng, đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phủ định biện chứng tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển.
Đặc điểm 2: Tính kế thừa.
– Tính kế thừa là tất yếu khách quan, đảm bảo sự vật hiện tượng giữa lại yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu để sự vật hiện tượng phát triển liên tục, không ngừng
Tuần: 10 NS:18/10/2014 Tiết: 10 ND:20/10/2014 Bài 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG (Tiết1) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: Nêu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. 2.Về kỹ năng: - Bài học: Biết phân biệt được cái đúng và cái sai trong cuộc sống - Kĩ năng sống: Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. 3.Về thái độ: Phê phán thái độ phủ định sạch trơn quá khứ, hoặc kế thừa một cách thiếu chọn lọc đối với cái cũ. 4.Trọng tâm kiến thức: Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình II. PHƯƠNG PHÁPVÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1.Phương tiện: : SGK , SGV, giáo án, một số câu hỏi , mẫu chuyện tham khảo, một số bảng so sánh giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình và phiếu học tập để củng cố bài học. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 2.Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu những điểm khác nhau giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất ? Cho ví dụ ? 3.Giảng bài mới: GV nhận xét và dẫn dắt. Trong bài 4, bài 5 phép biện chứng duy vật đã cho ta hiểu được nguồn gốc, cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, nhưng sự vật hiện tượng vận động, phát triển theo khuynh hướng như thế nào ? Nội dung bài 6 sẽ cho chúng ta hiểu rõ được điều đó... Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm Phủ định là gì ? - GV: hướng dẫn HS quan sát các sự vật hiện tượng và nhận xét các ví dụ: Đốt rừng, chặt cây, Hạt lúa xay thành gạo, quả trứng nở thành gà con... Các sự vật hiện tượng trên có một đặc điểm chung là gì ? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu Phủ định biện chứng và Phủ định siêu hình. Nhóm 1: Cho các ví du: - Gió bão làm đỏ cây - Động đất đổ sập nhà - Ngắt một bông hoa - Giết chết một con sâu. Câu hỏi: 1.Nhận xét về kết quả của những sự vật hiện tượng trên ? 2. Nguyên nhân của nó là gì ? 3. Thế nào là Phủ định siêu hình ? Nhóm 2: Cho các ví dụ: - Hạt thóc mọc thành cây lúa. - Quả trứng nở thành gà con - NaOH + HCl = NaCl + H2O Câu hỏi: 1. Nhận xét về kết quả của những sự vật hiện tượng trên ? 2. Nguyên nhân của nó là gì ? 3. Thế nào là Phủ định biện chứng ? Nhóm 3 và nhóm 4: 1.Hãy so sánh sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. 2.Đặc điểm của phủ định biện chứng là gì ? Cho ví dụ minh hoạ ? - GV: hướng dẫn học sinh nhận xét, phấn tích và bổ sung thêm. - Rút ra kết luận. - Củng cố: Phân biệt phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. 1.Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình : a.Phủ định là gì ? Phủ định là xoá bỏ sự tồn tại của sự vật hiện tượng nào đó. b. Phủ định siêu hình : Là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại, phát triển của sự vật hiện tượng (chấm dứt sự phát triển) c.Phủ định biện chứng: Là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng cũ để phát triển sự vật hiện tượng mới. * Đặc điểm của Phủ định biện chứng. Đặc điểm 1: Tính khách quan. - Phủ định biện chứng mang tính tất yếu, khách quan, nguyên nhân sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng, đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phủ định biện chứng tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển. Đặc điểm 2: Tính kế thừa. - Tính kế thừa là tất yếu khách quan, đảm bảo sự vật hiện tượng giữa lại yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu để sự vật hiện tượng phát triển liên tục, không ngừng 4.Củng cố: GV khái quát lại nội dung , khắc sâu kiến thức trọng tâm của tiết. 5.Hoạt động nối tiếp: GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi sgk , đọc trước phần còn lại. V.RÚT KINH NGHIỆM:Giáo Án Giáo Dục Công Dân 7
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Giải Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Bài 2 xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!