Giải Sách Bài Tập Địa Lý 7 Vietjack / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 7

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 30: Kinh tế châu Phi giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Nêu nhận xét khái quát về kinh tế châu Phi.

Lời giải:

Kinh tế châu Phi dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Nông nghiệp bao gồm sản xuất cây công nghiệp ở các đồn điền và sản xuất nương rẫy du canh và chăn nuôi du mục. Nền công nghiệp chậm phát triển, các ngành chính gồm: khai khoáng, thực phẩm, lắp ráp cơ khí.

Câu 3 trang 69 SBT Địa Lí 7: Hãy ghi dấu X vào ý trả lời đúng:

Khó khăn tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp ở châu Phi là :

a) hạn hán kéo dài nhiều năm

b) kĩ thuật sản xuất còn lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ

c) còn tồn tại hình thức sản xuất đốt rừng làm nương rẫy (trồng trọt du canh) và chăn nuôi theo hình thức chăn thả (du mục)

d) năng suất và sản lượng cây trồng thấp

Lời giải:

Khó khăn tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp ở châu Phi là :

Các ý đúng :

a) hạn hán kéo dài nhiều năm (Đ)

b) kĩ thuật sản xuất còn lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ (Đ)

c) còn tồn tại hình thức sản xuất đốt rừng làm nương rẫy (trồng trọt du canh) và chăn nuôi theo hình thức chăn thả (du mục) (Đ)

Câu 4 trang 70 SBT Địa Lí 7: Dựa vào SGK và kiến thức đã học, hãy hoàn thành sơ đồ sau:

Em hãy:

Kết hợp với SGK và vốn hiểu biết, nêu nhận xét khái quát về công nghiệp châu Phi và nguyên nhân làm cho công nghiệp châu Phi kém phát triển.

Lời giải:

– Công nghiệp châu Phi gồm hai ngành chính là khai khoáng để xuất khẩu và công nghiệp chế biến nông sản.

+ Công nghiệp khai khoáng gồm các loại khoáng sản như: Kim cương, vàng, dầu mỏ, phốt phát,…

+ Công nghiệp chế biến nông sản chủ yếu để xuất khẩu tuy nhiên quy mô rất nhỏ bé.

– Công nghiệp châu Phi còn kém phát triển là do:

+ Nền nông nghiệp còn lạc hậu, kém phát triển.

+ Trình độ dân trí thấp.

+ Thiếu vốn và đầu tư khoa học kĩ thuật.

+ Phụ thuộc vào nước ngoài.

+ Chính sách quản lý còn yếu kém, lạc hậu.

Địa Lý Lớp 7 Bài 1: Dân Số Giải Bài Tập Địa

Địa lý lớp 7 bài 1: Dân số. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì 1 môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo. BÀI 1. DÂN SỐ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.

– Đọc biểu đồ tháp tuổi và biểu đồ gia tăng dân số, hiểu cách xây dựng tháp tuổi.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Dân số, nguồn lao động

– Dân số là tổng số người dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm nhất định.

– Để biết được dân số, nguồn lao dộng của một địa phương, một nước…, cần phải điều tra dân số.

– Dân số thường được biểu hiện bằng tháp tuổi (tháp dân số).

2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX.

– Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi là số chênh giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.

– Gia tăng cơ giới do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyến đến.

– Gia tăng dân số là tổng số của gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới.

– Trong nhiều thế kỉ trước, dân số tăng hết sức chậm chạp, do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh.

– Dân số thế giới tăng nhanh trong hai thế kỉ XIX và XX nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và y tế.

– Năm 2001, dân số thế giới đạt 6,16 tỉ người.

3. Sự bùng nổ dân số

– Bùng nổ dân số

+ Xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới đạt 2,1%.

+ Các nước đang phát triển có tỉ lệ gia-tăng dân số tự nhiên cao.

+ Dân số tăng nhanh và đột biến dẫn đến sự bùng nổ dân số ở nhiều nước châu Á, Phi và Mĩ latinh.

– Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm… đã trở thành gánh nặng đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển.

– Các chính sách dân số và phát triển kinh tế – xã hội đã góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước.

III. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Quan sát hai tháp tuổi ở hình 1.1, cho biết:

– Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái?

– Hình dạng của hai tháp tuổi khác nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao?

Trả lời: Kết quả quan sát hai tháp tuổi ở hình 1.1 cho biết:

– Số bé trai (bên trái) và bé gái (bên phải) cùa tháp tuổi thứ nhất đều khoảng 5,5 triệu. Ở tháp tuổi thứ hai, có khoảng 4,5 triệu bé trai và gần 5 triệu bé gái.

– Số người trong độ tuổi lao động (tô màu xanh nước biển) ở tháp tuổi thứ hai nhiều hơn về hình dạng ở tháp tuổi thứ nhất.

– Sự khác nhau về hình dạng của hai tháp tuổi.

+ Tháp tuổi thứ nhất có đáy rộng, thân tháp thon dần.

+ Tháp tuổi thứ hai có đáy tháp thu hẹp lại, thân tháp phình rộng ra.

– Tháp tuổi có hình dáng thân rộng, đáy hẹp (như tháp tuổi thứ hai) có số người trong độ tuổi lao động cao.

Câu 2. Quan sát hình 1.2, nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX.

Trả lời: Kết quả quan sát hình 1.2 cho nhận xét sau:

– Từ đầu Công nguyên cho đến thế kỉ XVI, dân số thế giới tăng chậm (vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người; đến thế kỉ XVI, tăng gấp đôi, nhưng cùng chưa đến 1 tỉ người).

– Dân số thế giới bắt đầu tăng nhanh từ năm 1804 (1 tỉ người), tăng vọt vào năm 1960 đến năm 1987 (đường biểu diễn gần như dốc đứng).

– Sau đó, dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng nhanh.

Trả lời: Kết quả quan sát hình 1.3 và 1.4 cho biết:

– Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn.

– Nguyên nhân: Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh rất cao (nhìn trên biểu đồ, đường xanh thể hiện tỉ suất sinh của các nước đang phát triển luôn ở mức trên 25%, của các nước phát triển – dưới 20%).

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Câu 1. Tháp tuổi cho ta biết nhừng đặc điểm gì của dân số?

Trả lời: Tháp tuổi cho ta biết:

– Kết cấu theo độ tuổi của dân số: Bao nhiêu người ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.

– Kết cấu theo giới tính của dân số: Bao nhiêu nam, nữ ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.

Câu 2. Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự phân bố dân cư trên thế giới theo các châu lục (trang 6 SGK), hãy cho biết châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất và châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới lại tăng.

Trả lời:

– Giai đoạn 1990 – 1995 so với giai đoạn 1950 – 1955, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi cao nhất (tăng thêm 0,45%), của Nam Mĩ thấp nhất (giảm đi 0,95%).

– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới lại tăng, vì:

+ Dân số của châu Á đông (chiếm 55,6% dân số thế giới năm 1950 và 6,5% dân số thế giới năm 1996).

+ Tỉ lệ gia tăng dân số vẫn còn cao (1,53% giai đoạn 1990 – 1995).

Câu 3: Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết.

Trả lời:

– Bùng nổ dân số xảy ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Vào thời kì này, tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

– Nguyên nhân: Do tỉ suất sinh lớn, tỉ suất tử thấp. Trong những năm này, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

– Hậu quả: Gánh nặng cả vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,… do có nhiều trẻ em và thanh niên.

– Phương hướng giải quyết: Ngăn chặn sự bùng nổ dân số bằng các biện pháp: Kiểm soát sinh đẻ, phát triển giáo dục, cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hóa…

Giải Bài Tập Địa Lí 7 Sách Giáo Khoa

Bài 1: Dân số

(trang 3 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hai tháp tuổi ở hình 1.1, cho biết:

+ Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái?

+ Hình dạng của hai tháp tuổi khác nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao?

Trả lời:

– Số bé trai (bên trái) và bé gái (bên phải) của tháp thứ nhất đều khoảng 5,5 triệu. Ở tháp tuổi thứ hai, có khoảng 4,5 triệu bé trai và gần 5 triệu bé gái.

– Sự khác nhau về hình dạng của hai tháp tuổi:

+ tháp tuổi thứ nhất có đáy tháp rộng, thân tháp thon dần.

+ tháp tuổi thứ hai có đáy tháp thu hẹp lại, thân tháp phình to ra.

– Tháp tuổi có hình dạng thân rộng, đáy hẹp như tháp tuổi thứ hai có số người trong độ tuổi lao động (màu xanh biển) nhiều hơn tháp tuổi có hình dáng đáy rộng, thân hẹp như tháp tuổi thứ nhất.

(trang 4 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 1.2, nhận xét về tình hình tăng dân số thế giời từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thể kỉ XX.

Trả lời:

Dân số thể giới bắt đầu tăng nhanh từ năm 1804 (1 tỉ người) và tăng vọt từ năm 1960 đến 1990 (lúc đường biểu diễn dốc đứng). Biểu hiện sự gia tăng dân số thế giới nhanh là thời gian dân số tăng lên 1 tỉ người và tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn lại.

(trang 5 sgk Địa Lí 7): – Quan sát , so sánh hai biểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các nước phát triển và các nước đang phát triển từ năm 1800 đến năm 2000, cho biết: Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn? Tại sao?

Trả lời:

– Trong giai đoạn từ năm 1950 dến năm 2000 , nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn.

– Nguyên nhân: nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ sinh rất cao, tỉ lệ tử thấp dần, nên có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các nước phát triển.

Ví dụ: Năm 1980 , ở nhóm nước đang phát triển tỉ lệ sinh khoảng 31/1000 , tỉ lệ tử khoảng 12/1000 , tỉ lệ gia tăng khoảng 1,9%; trong khi đó , ở nhóm nước phát triển, tỉ lệ sinh khoảng 17/1000, tỉ lệ tử khoảng 9/1000 , tỉ lệ gia tăng khoảng 0,8%.

Câu 1: Tháp tuổi cho biết những đặc điểm gì của dân số?

Lời giải:

Tháp tuổi cho ta biết:

– Kết cấu theo độ tuổi của dân số: có bao nhiêu người ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.

– Kết cấu theo giới tính của dân số: có bao nhiêu nam, nữ ở tầng lớp ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.

Câu 2: Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và phân bố dân cư thế giới theo châu lục, hãy cho biết châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao và châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới lại tăng?

Lời giải:

– Giai đoạn 1990 – 1995 so với giai đoạn 1950 – 1955 , tỉ lệ gia tăng dân số ở Châu Phí là cao nhất (tăng thêm 0,45%) và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất (giảm đi 0,95%).

– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm mà tỉ trọng dân số so với toàn thế giới vẫn tăng, vì:

+ Dân số châu Á đông (chiếm 60,5% dân số thế giới, năm 1995).

+ Tỉ lệ gia tăng dân số vẫn còn ở mức cao (1,53% trong giai đoạn 1990 – 1995).

Câu 3: Bùng nổ dân số thể giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương pháp giải quyết?

Lời giải:

– Bùng nổ dân số thế giới xảy ra vào những năm 50 của thế kỉ XX.

– Nguyên nhân: khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thế giới trên 2,1% (do tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử thấp – nhớ những tiến bộ về ý tế, đời sống được cải thiện…)

– Hậu quả: các gánh nặng về các vấn đề: ăn, mặc, ở , học hành, việc làm… do có nhiều trẻ em và thanh niên.

– Phương hướng giải quyết: kiểm soát sinh đẻ, phát triển giáo dục, làm cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hóa…

Giải Bài Tập Môn Địa Lý Lớp 7 Bài 50

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 50: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtray-li-a

Giải bài tập Địa Lý lớp 7 Bài 50: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtray-li-a – chúng tôi xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 50: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtray-li-a để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 50: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtray-li-a

Hướng dẫn giải bài tập lớp 7 Bài 50: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtray-li-a

– Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa một sô” trạm của châu Đại Dương.

– Phân tích lát cắt địa hình của lục địa Ô-xtrây-li-a.

– Viết một báo cáo ngắn về ô-xtrây-li-a dựa vào tư liệu đã cho.

Giải bài tập 1 trang 151 SGK địa lý 7: Trình bày đặc điểm địa hình Ô-xtrây-lia

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH Ô-XTRÂY-LI-A

Giải bài tập 2 trang 151 SGK địa lý 7: Nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ồ-xtrây-li-a – Các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa Ô-xtrây-li-a

+ Gió Tín phong: hướng đông nam.

+ Gió mùa: hướng tây bắc chủ yếu, ngoài ra có hướng đông bắc.

+ Gió Tây ôn đới: hướng tây.

– Sự phân bô lượng mưa trên lục địa Ô-xtrây-li-a và nguyên nhân

+ Ven biển phía đông: mưa khá lớn (từ 1.001 đến l.500mm), Bri-xbên có lượng mưa là 1500mm.

Nguyên nhân: gió Tín phong thổi từ đại dương vào gặp dãy Đông Ô-xtrây-li-a chắn gió.

+ Trung tâm lục địa: mưa rất ít (dưới 250mm), A-li-xơ xprinh có lượng mưa là 250mm.

Nguyên nhân: do ảnh hưởng của dải cao áp cận chí tuyến và tác động của dòng biển lạnh Tây Ô-xtrây-li-a.

+ Ven biển phía tây nam: mưa trung bình (khoảng 501 – 1000mm), Pớc có lượng mưa là 863mm.

Nguyên nhân: do chịu tác động của gió Tây ôn đới.

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 50: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtray-li-a

Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về để xem. Đừng quên theo dõi Đề Thi Thử Việt Nam trên Facebook để nhanh chóng nhận được thông tin mới nhất hàng ngày.