Giải Sách Bài Tập Mĩ Thuật 9 / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giáo Án Mĩ Thuật 6

Ngày giảng: 20/10/09 Tiết 8 Bài 8: Thường thức mĩ thuật SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ (1010 – 1225) I. Mục tiêu: * Kiến thức: – Hs hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về MT thời Lý. – Hs biết cảm nhận các giá trị nghệ thuật của MT thời Lý. * Kĩ năng: – Quan sát nhận xét, phân tích nội dung, nhận thức về bố cục. * Thái độ: – Hs nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, trân trọng, yêu quý những di sản của cha ông để lại và tự hào về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: 1.1. Đối với giáo viên: – Hình ảnh một số tác phẩm ,công trình MT thời Lý . – Sưu tầm thêm một số tranh ảnh thuộc MT thời Lý đã in trong sách, báo… 1.2. Đối với học sinh: 2. Phương pháp – Trực quan, vấn đáp, thuyết trình III. Tiến trình dạy – học: Néi dung Ho¹t ®éng cña gv Tg Ho¹t ®éng cña hs Bài 8: SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ (1010 – 1225) I. Bèi c¶nh x¨ héi thêi Lý – Vua Lý Thái Tổ, với hoài bão xây dựng đất nước độc lập tự chủ đã dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình ) ra Đại La và đổi tên là Thăng Long (Hà Nội ngày nay), sau đó, Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt – Đạo Phật đi vào cuộc sống đã khơi nguồn cho nghệ thuật phát triển ,nhiều công trình kiến trúc ,điêu khắc và hội họa đặc sắc đã ra đời trong thời kì này. II. S¬ l­îc vÒ MÜ thuËt thêi Lý * Gåm 3 loai h×nh nghÖ thuËt: – Kiến trúc – Điêu khắc và trang trí. – Gốm. 1. Nghệ thuật kiến trúc a, Kiến trúc cung đình -Thành tựu lớn nhất của kiến trúc cung là kinh thành Thăng Long -KTTL là một quần thể kiến trúc gồm 2 lớp:bên trong và bên ngoài: Bên trong được gọi là Hoàng thành, bên ngoài được gọi là Kinh thành -Hoàng thành là nơi ở ,nơi làm việc của vua và hoàng tộc. -Phía trong Hoành thành có xây dựng nhiều cung điện như điện Càn Nguyên, điện Tập Hiền ,điện Giảng Võ .Ngoài ra còn có điện Trường Xuân, điện Thiên An, điện Thiên Khánh… b/ Kiến trúc Phật giáo: – Thời Lý, nhiều công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng là do đạo Phật rất thịnh hành.Kiến trúc phật giáo có Tháp và Chùa. 2.Nghệ thuật điêu khắc và trang trí: a. Tượng -Néi dung t¹c t­îng thêi Lý là các pho tượng Phật Thế Tôn , Kim Cương,người chim, các con thú… b,Chạm khắc trang trí: -Đề tài của các tác phẩm điêu khắc là các loại hình hoa, lá, mây, sóng nước…hoa văn hình móc câu - -Một biểu tượng mang đặc trưng riêng của mỗi một thời kì đó là hình tượng con rồng 3/NghÖ thuËt gèm: – Cã nh÷ng TTSX nh­: Thăng Long,Bát Tràng ,Thổ Hà,Thanh Hóa….. – Chế tác được gốm men ngọc, men da lươn, men lục, men trắng ngà. + Xương gốm mỏng, nhẹ, nét khắc chìm, men phủ đều. Hình dáng thanh thoát, chau chuốt và mang vẻ đẹp trang trọng. – Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. – KiÓm tra bµi cò: + Em hãy nêu cách vẽ theo mẫu? – Nhận xét cho điểm Hoạt động 1: Giới thiệu bài. – Ở tiết 2 các em đã được làm quen với phân môn ttmt đầu tiên của MT6, các em biết được một số thành tựu của Mt cổ đại và bài hôm nay bµi häc sẽ tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, thưởng thức vẻ đẹp của một số thành tựu nghệ thuật thời Lý do ông cha để lại.Vậy những thành tựu đó là gì? Ta bắt đầu tìm hiểu bài 8: Sơ lược về mĩ thuật thời Lý. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về hoàn cảnh xã hội thời Lý. * Thông qua các bài học lịch sử ,em biết gì về triều đại Lý ? * Gv nhấn mạnh: – Sự cường thịnh của triều đại Lý được chứng minh qua cuộc chiến thắng giặc Tống xâm lược và đánh chiếm Chiêm Thành. -Bên cạnh đó nhà nước Đại Việt còn có nhiều chủ trương chính sách tiến bộ,hợp lòng dân nên kinh tế xã hội phát triển mạnh và ổn định, từ đó kéo theo văn hóa ,ngoại thương cùng phát triển. * Đạo Phật có tác động gì tới nghệ thuật thời Lý? * Những công trình kiến trúc, điêu khắc và hội họa đó đặc sắc như thế nào, ta vào phần 2 Sơ lược về mĩ thuật thời Lý. Hoạt động 3: Sơ lược về mĩ thuật thời Lý. * Ngoài ra còn có hội họa nhưng các tác phẩm đã bị thất lạc do thời gian, do chiến tranh và chỉ được ghi chép trong thư tịch. A.Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc: Khi nói về MT thời Lý, ta đề cập nhiều đến nghệ thuật kiến trúc, loại hình nghệ thuật phát triển rất mạnh. Nghệ thuật kiến trúc có các loại hình kiến trúc nào? * Kiến trúc cung đình: – Thành tựu lớn nhất của kiến trúc cung đình là công trình nào? – Kinh thành Thăng Long do vua nào xây dựng? – KTTL được xây dựng như thế nào? – Lớp bên trong được gọi là gì? bên ngoài được gọi là gì? * Em hãy miêu tả Hoàng thành? – Vậy còn Kinh thành như thế nào? – Em có nhận xét gì về quy mô của kinh thành Thăng Long? * Kiến trúc Phật giáo: – Thời Lý, nhiều công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng là do đạo Phật rất thịnh hành.Kiến trúc phật giáo có Tháp và Chùa. – Em biết gì về tháp? -Chùa được xây dựng như thế nào?Em hãy kể tên một số chùa mà em biết.? – Giới thiệu hình ảnh chùa một cột B.Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc và trang trí: – Em hãy cho biết nghệ thuật điêu khắc và trang trí có tác dụng gì đối với các công trình kiến trúc? *Tượng : Gv giới thiệu ,thuyết minh qua ảnh. -Các tác phẩm điêu khắc được làm bằng chất liệu gì? -Các tác phẩm tạc tượng gì? * Các bức tượng của MT thời Lý có hai đặc điểm mà chúng ta cần phải lưu ý : + Nhiều pho tượng có kích thước lớn như tượng Phật A-di-đà, tượng thú, tượng người chim ở chùa Phật Tích. + Các pho tượng đã thể hiện sự tiếp thu nghệ thuật của các nước láng giềng,sự gìn giữ bản sắc dân tộc độc đáo và đã chứng minh tài năng tạc tượng đá tuyệt vời của các nghệ nhân thời Lý. * Chạm khắc trang trí: +Các tác phẩm chạm khắc trang trí là những bức phù điêu đá, gỗ để trang trí cho các công trình kiến trúc. -Đề tài của các tác phẩm điêu khắc là gì? Gv nhÊn m¹nh: – Hoa văn hình móc câu : các nghệ nhân sử dụng loại hoa văn này như một loại hoa văn vạn năng,chỉ một thứ hoa văn ấy đã tạo nên nhiều bộ phận cho một con sư tử ,con rồng hoặc những họa tiết về mây ,hoa lá trên con vật ,trên quần áo giáp trụ của tượng Kim Cương… -Một biểu tượng mang đặc trưng riêng của mỗi một thời kì đó là hình tượng con rồng.Gv đưa ra hình ảnh con rồng thời Lý. -Em thấy con rồng thời Lý có đặc điểm gì? *.Tìm hiểu về nghệ thuật gốm: Gv đưa ra ảnh gốm: *Gốm là sản phẩm chủ yếu phục vụ đời sống con người, gồm có :bát , đĩa ,ấm chén ,bình rượu,bình hoa… -Thời Lý đã có những trung tâm sản xuất gốm nào? -Gốm thời Lý có những ®Æc ®iÓm g×? Hoạt động 4 :Đánh giá kết quả học tập : *Các công trình kiến trúc thời Lý như thế nào? – Có quy mô to lớn đặt tại các nơi, có địa hình thuận lợi, đẹp và thoáng đãng, phong cảnh sơn thủy hữu tình. -Ví sao kiến trúc phật giáo thời Lý phát triển? – Em hãy nêu đặc điểm hình tượng con rồng thời Lý ?. – Đồ gốm thời Lý có đặc điểm gì ? *Giáo viên nhận xét – Dặn dò : – Chuẩn bị cho bài sau. 3’ 2’ 5’ 30’ 5’ -Líp tr­ëng b¸o c¸o -HS chó ý nghe c©u hái vµ tr¶ lêi c©u hái -Hs ghi ®Çu bµi – Vua Lý Thái Tổ ,với hoài bão xây dựng đất nước độc lập tự chủ đã dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình ) ra Đại La và đổi tên là Thăng Long (Hà Nội ngày nay),sau đó ,Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt – Đạo Phật đi vào cuộc sống đã khơi nguồn cho nghệ thuật phát triển – Kiến trúc – Điêu khắc và trang trí. – Gốm. – Kiến trúc cung đình và kiến trúc phật giáo. – Đó là kinh thành Thăng Long. – Vua Lý Thái Tổ. – KTTL là một quần thể kiến trúc gồm 2 lớp:bên trong và bên ngoài. – Bên trong được gọi là Hoàng thành, bên ngoài được gọi là Kinh thành. – Hoàng thành là nơi ở, nơi làm việc của vua và hoàng tộc. -Phía trong Hoành thành có xây dựng nhiều cung điện như điện Càn Nguyên, điện Tập Hiền, điện Giảng Võ .Ngoài ra còn có điện Trường Xuân, điện Thiên An, điện Thiên Khánh… – Kinh thành là nơi ở và sinh hoạt của các tầng lớp xã hội,với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. – Đáng chú ý là các công trình: + Phía Bắc có hồ Dâm Đàm (Hồ Tây), đền Quán Thánh, cung Từ Hoa để công chúa và các cung nữ trồng dâu ,nuôi tằm và các làng hoa Nghi Tàm, Quảng Bá… + Phía Nam có Văn Miếu – Quốc Tử Giám và các trại lính. + Phía Đông là nơi buôn bán nhộn nhịp ,có hồ Lục Thủy ,tháp Báo Thiên, sông Hồng (thường là nơi mở hội đua thuyền ). + Phía Tây là khu nông nghiệp với nhiều trang trại trồng trọt – Kinh thành Thăng Long có quy mô to lớn và tráng lệ. – Tháp Phật là đề thờ phật giáo gắn với chùa,các tháp tiêu biểu là tháp Phật Tích (Bắc Ninh) ,tháp Chương Sơn (Nam Định) ,tháp Báo Thiên (Hà Nội) – Chùa có quy mô khá lớn,thường được đặt ở những nơi có cảnh trí đẹp,tọa thành một tổng thể kiến trúc cấn đối ,hòa nhập với môi trường tự nhiên xung quanh như: chùa Một Cột (Hà Nội),chùa Phật Tích (Bắc Ninh),chùa Dạm (Bắc Ninh),chùa Hương Lãng (Hưng Yên),chùa Long Đọi (Hà Nam)… – Nghệ thuật chạm khắc và trang trí có tác dụng trang trí, tôn thêm vẻ đẹp của các công trình kiến trúc. – Chất liệu là đá. – Đó là các pho tượng Phật Thế Tôn ,Kim Cương,người chim, các con thú… Đó là các loại hình hoa, lá, mây, sóng nước…hoa văn hình móc câu - -Hình rồng thời Lý không giống với hình vẽ rồng của ccs thời đại TQ .Rồng là hình tượng trang trí phổ biến trong hình lá đề, cánh hoa sen, ở bệ tượng, trong cánh cửa đền chùa… rồng thời Lý thể hiện trong dáng đấp hiền hòa, mềm mại, không có cặp sừng trên đầu : Luôn có hình chữ “S” một biểu tương cầu mưa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Rồng thời Lý mình tròn, thân lẳn khúc uốn lượn nhịp nhàng theo kiểu thắt túi tù to đến nhỏ dần về phía sau -Cã nh÷ng TTSX nh­: Thăng Long,Bát Tràng ,Thổ Hà,Thanh Hóa….. – Chế tác được gốm men ngọc, men da lươn, men lục, men trắng ngà. + Xương gốm mỏng, nhẹ, nét khắc chìm, men phủ đều. Hình dáng thanh thoát, chau chuốt và mang vẻ đẹp trang trọng. – Đạo phật được đề cao, sớm giữ địa vị quốc giáo, vì các vua quan nhà Lý rất sùng đạo phật -Tr¶ lêi -Tr¶ lêi

Soạn Mĩ Thuật Lớp 7 Bài 1: Ttmt

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Hãy nêu một số nét về bối cảnh xã hội thời Trần.

Trả lời:

– Chế độ trung ương tập quyền được củng cố và tang cường.

– Ba lần chiếc thăng quân xâm lược Mông-Nguyên, tinh thần tự cường, tự chủ dân tộc tang cao, đất nước giàu mạnh. Là điều kiện cho nền nghệ thuật phát triển.

Câu 2

Nêu vài nét về kiến trúc, điêu khắc, trang trí và đồ gốm thời Trần.

Trả lời:

– Kiến trúc:

+ Kiến trúc cung đình: tu bổ kinh thành Thăng Long, xây dựng cung điện Thiên Trường ( Tức Mặc – Nam Định), xây các khu lăng mộ nổi tiếng như lăng Trần Thủ Độ ( Thái Bình ), khu lăng mô An Sinh ( Quảng Ninh ).

+ Kiến trúc phật giáo: xây dựng nhiều chùa, tháp như các chùa núi Yên Tử, chùa Bối Khê, tháp chùa Phổ Minh, tháp Bình Sơn…

– Điêu khắc và trang trí: Tượng luôn gắn với công trình kiến trúc. Tượng Phật ở các chùa, tượng quan hầu, tượng các con thú…ở các khu lăng mộ.

+ Chạm khắc: chủ yếu để trang trí tôn lên vẻ đẹp của các công trình kiến trúc. Đặc biệt hình tượng con Rồng thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn rồng thời Lý.

– Đồ gốm: gốm gia dụng phát triển.

+ Có xương dày, thô và nặng hơn thời Lý.

+ Họa tiết: hoa sen, hoa cúc cách điệu thể thức không thay đổi so với thời Lý.

+ Đường nét: khoáng đạt không gò bó

Câu 3

Đặc điểm của mĩ thuật thời Trần.

Trả lời:

– Mang vẽ đẹp khỏe khoắn, phóng khoáng, biểu hiện được sức mạnh, long tự hào, tự tôn của dân tộc.

– Kế thừa tinh hoa mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn.

– Tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung làm giàu cho nền nghệ thuật dân tộc.

chúng tôi

Soạn Mĩ Thuật Lớp 7 Bài 30: Ttmt Một Số Tác Giả, Tác Phẩm Tiêu Biểu Của Mĩ Thuật Ý Thởi Kì Phục Hưng

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Mĩ thuật Ý ( đặc biệt là hội họa) được đánh giá như thế nào?

Trả lời:– Là cái nôi, bước ngoặt của nền mĩ thuật thế giới, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển nhiều lĩnh vực như: tìm ra chất liệu sơn dầu, phát triển bộ môn giải phẫu tạo hình, luật xa gần, phối cảnh, hình hoạ, nhiếp ảnh…– Là nơi sản sinh ra rất nhiều nhân tài nghệ thuật, nhiều hoạ sĩ nổi tiếng, nhiều tác phẩm để đời cho cả thế giới.

Câu 2

Em hãy nói về họa sĩ và các tác phẩm tiêu biểu thời Phục hưng ở Ý.

Trả lời: – Lê-ô-na đơ Vanh-xi (1452-1520):

+ Là 1 nhà thiên tài nhiều mặt :là họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư và nhà lý luận văn học.Hình ảnh con người trong tranh của ông là sự phối hợp đến mức cao độ giữa giải phẫu với hình họa nên sống động, mẫu mực và gợi cảm.+ Các tác phẩm: Buổi họp kín, Đức Mẹ và Chúa hài đồng, Chân dung nàng Mô-na-li-sa…

Trong đó tác phẩm Mô-na-li-sa ( 1503): là một bức tranh chân dung nửa người, khuôn mặt hiền hòa cùng nụ cười như có như không. Thiên nhiên, núi đồi mờ ảo phía sau như được phủ 1lớp hơi nước đã tạo sự sống động, mê hoặc và huyền bí cho bức tranh. Và con người được coi là trung tâm của vũ trụ.

– Mi-ken-lăng-giơ (1475-1564): Là nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà thơ, kiến trúc sư nổi tiếng. + Tranh của ông phản ánh sâu sắc thời đại. + Các tác phẩm: Đa-vit, Môi-dơ, Nô lệ…

Trong đó tác phẩm Đa – vít : (điêu khắc từ năm 1501 đến 1504). Pho tượng lớn bằng đá cẩm thạch. Dáng một thanh niên đứng thoải mái cao 5,5 m. Vua David theo Kinh Thánh tại thời điểm ấy là 1 cậu bé chăn cừu ông quyết định chiến đấu giết tên khổng lồ Go-li-ath. Mọi tỉ lệ của pho tượng điều là chuẩn mực của giải phẩu cơ thể người

– Ra-pha-en (1483-1520): Là họa sĩ đầy tài năng và nổi tiếng rất nhanh ở Phơ-lo-răng-xơ.

+ Tranh tiêu biểu cho sự trong trẻo, nề nếp với những nhân vật phụ nữ dịu dàng, điềm đạm. + Các tác phẩm: trường học A-ten. Đức bà ở nhà thờ Xich-xtin, Đức Mẹ ngồi trên ghế tựa….

Trong đó tác phẩm Trường học A-ten (1910-1912): Tranh diễn tả cuộc tranh luận của các nhà Triết học Pla-tông và A-ri-xtốt về thế giới Duy vật va Duy tâm, vũ trụ và tâm linh nổi bật giữa mái vòm cùng các nhà khoa học khác.

Câu 3

Em còn biết thêm gì về mĩ thuật thời Phục Hưng.

Trả lời:– Thời kỳ Phục Hưng có gốc từ tiếng Pháp – Renaissance (nghĩa là sự tái sinh), còn gọi là Rinascimento (tiếng Ý), là cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học của thời kì Cổ đại và sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây.– Phong trào Phục Hưng bắt đầu từ khoảng thế kỉ 14 tại Ý và thế kỉ 16 tại Bắc Âu. Nó đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của châu Âu từ thời kỳ Trung cổ sang thời kỳ Cận đại, cũng như từ thời kỳ phong kiến sang thời kỳ tư bản

chúng tôi

Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ giàu lên nhanh chóng là do nguyên nhân chủ yếu sau:

A. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao

B. Mĩ là nước đi đầu về khoa học – kĩ thuật và công nghệ

C. Không bị chiến tranh tàn phá, được yên ổn sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến.

D. Tài nguyên dồi dào, nhân công rẻ mạt.

2. Đặc điểm của nền kinh tế Mĩ sau năm 1945 đến nay là

A. Luôn thua kém các nước Anh, Pháp, Tây Đức về sản lượng công nghiệp

B. Luôn đứng đầu thế giới về kinh tế tài chính

C. Suy thoái và khủng hoảng liên miên

D. Luôn giữ ưu thế tuyệt đối trên thế giới

3. Nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng là nhờ

A. Tìm ra nhiều dầu mỏ

B. Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật

C. Xâm chiếm các nước đang phát triển để vơ vét tài nguyên

D. Nhân dân Mĩ tích cực lao động sản xuất.

4. Trong công cuộc chinh phục vũ trụ, Mĩ là nước đầu tiên đưa con người lên mặt trăng vào năm

A. 1949

B. 1957

C. 1961

D. 1969

5. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ nhằm phục vụ lợi ích của

A. Toàn thể nhân dân lao động Mĩ

B. Nước Mĩ

C. Các cấp đoàn tư bản kếch sù của Mĩ

D. Những người có thu nhập cao và trung bình ở Mĩ

6. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam diễn ra trong những năm

A. 1945-1975

B. 1969-1972

C. 1969-1975

D. 1970-1975

7. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm

A. Chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào đấu tranh dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

B. Thúc đẩy nền kinh tế của toàn thế giới phát triển

C. Ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật của Mĩ trên toàn thế giới

D. Thiết lập các khối quân sự và xây dựng căn cứ quân sự ở khắp mọi nơi

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung về mục 1. Tình hình nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai và mục 2. Sự phát triển về khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh được trình bày ở bài 8 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

1.C 2.B 3.B

4.D 5.C 6.C 7.A

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau

1. ☐ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên chiến vị trí tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.

2. ☐ Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

3. ☐ Sự chệnh lệnh giữa giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư – tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây lên sự không ổn định về kinh tế ở Mĩ.

4. ☐ Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ, vượt Mĩ về kinh tế.

5. ☐ Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục từ năm 1991 đến năm 2000 và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học – kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ ráo riết chuẩn bị nhiều chính sách, biện phát để xác lập trật tự thế giới “Đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.

Phương pháp giải

Xem lại mục 1. Tình hình nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai được trình bày ở bài 8 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

Đúng: 1, 2, 5

Sai: 3, 4

Hãy nối thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp về cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật của Mĩ

Cột A:

1. Các công cụ sản xuất mới

2. Các nguồn năng lượng mới

3. Những vật liệu mới

4. Chinh phục vũ trụ

5. Sản xuất các loại vũ khí hiện đại

Cột B:

A. Tên lửa, máy bay tàng hình, vũ khí hạt nhân

B. Lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng (7-1969)

C. Nguyên tử, năng lượng mặt trời, sức gió

D. Sáng chế máy tính, máy tự động hệ thống máy tự động.

E. Vật liệu tổng hợp, chất dẻo.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung mục 2. Sự phát triển về khoa học-kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh được trình bày ở bài 8 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

1.D 2.C 3.E 4.B 5.A

A. Mĩ ban hành hàng loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng cản Mĩ hoạt động

B. Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc

C. Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước XHCN

D. Chống phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.

E. Mĩ tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ.

G. Lập các khối quân sự, gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.

Phương pháp giải

Xem lại mục 3. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh được trình bày ở bài 8 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

– Chính sách đối nội: A, B, D;

– Chính sách đối ngoại: C, E, G.

Hãy nêu tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức mục 1. Tình hình nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai được trình bày ở bài 8 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

Bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

– Trong những năm 1945 – 1950:

+ Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % – 1948);

+ Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật…

– Trong những thâp niên tiếp sau: tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.

+ Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974).

+ Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 – 1973 và tháng 2 – 1974.

Vì sao nền kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng suy thoái tương đối?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung kiến thức về tình hình nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai được trình bày ở bài 8 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

Nền kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng suy thoái do:

– Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu và Nhật Bản, cạnh tranh với Mĩ.

– Mĩ phải chạy đua vũ trang và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược và tốn kém nhiều tiền của.

– Kinh tế không ổn định do vấp phải nhiều đợt suy thoái, khủng hoảng.

– Xã hội không ổn định do sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn.

Nước Mĩ đã đạt được những thành tựu nổi bật như thế nào trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay?

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Sự phát triển về khoa học-kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh được trình bày ở bài 8 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

Trải qua nửa thế kỉ, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã đạt được những tiến bộ phi thường tạo nên một bước “Đại nhảy vọt”.

Một là, trong lĩnh vực khoa học cơ bản đã đạt được những phát minh to lớn trong Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học… Ứng dụng thành công các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất để phục vụ cuộc sống.

Hai là, những phát minh to lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.

Ba là, trong tình trạng các nguồn năng lượng thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, con người đã tìm ra được những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng mặt trời,… trong đó năng lượng nguyên tử ngày càng được phổ biến và được sử dụng rộng rãi.

Bốn là, sáng chế ra những vật liệu mới trong tình hình các vật liệu tự nhiên đang cạn dần trong thiên nhiên. Chất pô-li-me được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Năm là, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã giải quyết được rất nhiều vấn nạn về lương thực, đói ăn kéo dài từ bao đời nay.

Sáu là, những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc với những loại máy bay siêu âm khổng lồ, những tảu hỏa tốc độ cao,…và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo (Hệ thống Định vị toàn cầu GPS)