Giải Sách Giáo Dục Công Dân Lớp 6 / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 trang 58 SBT GDCD 6: Em hãy nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quvền được pháp luật báo hộ vể tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?

Lời giải:

Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng , thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn với mỗi người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của công dân.

Câu 2 trang 59 SBT GDCD 6: Em hãy kể một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Lời giải:

+ Giết người.

+ Đánh người, gây thương tích.

+ Vu khống vu cáo, làm nhục người khác.

+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Câu 3 trang 59 SBT GDCD 6: Theo em, quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với mỗi công dân?

Lời giải:

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi công dân. Việc công dân được pháp luật bảo hộ về quyền này sẽ giúp công dân có cuộc sống an toàn, hạn chế được những hành vi làm ổn hại đến thân thể, giúp công dân thực hiện các quyền tự do của mình.

Câu 4, 5 trang 59 SBT GDCD 6:

A. Bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

B. Lái xe không có giấy phép, vượt đèn đỏ

C. Chữa bệnh bằng bùa chú, gây hậu quả chết người

D. Bắt giữ kẻ cướp giật trên đường phố

A. Phê bình người khác khi thấy có việc làm sai trái

B. Tung tin bịa đặt nói xấu người khác

C. Báo cáo với người có trách nhiệm về vụ việc vi phạm của người khác

D. Tố cáo với cơ quan chức năng về hành vi vi phạm pháp luật của người khác

Lời giải:

Câu 6 trang 59 SBT GDCD 6: Hùng và Tâm ở gần nhà nhau. Một lần, do nghi ngờ Tâm ăn trộm gà của nhà mình, Hùng cùng anh trai chửi mắng, đánh và doạ nạt Tâm.

Theo em, cách ứng xử nào của Tâm là tốt nhất trong tình huống đó ?

A. Tâm rủ anh trai cùng đánh lại Hùng.

B. Tâm im lặng, không có phản ứng gì.

C. Tâm sợ hãi, không dám nói với ai và không dám đi một mình.

D. Tâm tỏ thái độ phản đối Hùng và báo cho cha mẹ, bác tổ trưởng biết để có ý kiến với Hùng.

Lời giải:

Cách ứng cử tốt nhất của Tâm trong tình huống trên là: D.

Câu 7 trang 60 SBT GDCD 6: Nhà ông Vấn nuôi được một đàn gà đã lớn, nhưng gần đây thỉnh thoảng lại bị mất trộm một vài con. Để chống trộm, ông Vấn đã đặt một cái bẫy có tẩm thuốc độc ở ngay cửa chuồng gà. Một đêm, sau khi bắt trộm được hai con gà, Tính bị sập bẫy, bị thương ở chân. Do bị ngấm thuốc độc, nhiễm trùng nặng nên Tính phải đi bệnh viện cấp cứu.

1/ Ông Vấn đã đặt bẫy ở cửa chuồng gà để làm gì và đã gây nên hậu quả gì ?

2/ Theo em, ông Vấn có vi phạm quyền được pháp luật báo hộ về thân thể, tính mạng, sức khoẻ của công dân không ? Vì sao ?

Lời giải:

1/ Ông Vấn đã đặt bẫy ở cửa chuồng gà để chống trộm và đã làm anh Tính bị thương ở chân, nhiễm trùng nặng.

2/ Ông Vấn có vi phạm quyền được pháp luật báo hộ về thân thể, tính mạng, sức khoẻ của công dân vì đã trực tiếp làm anh Tính bị thương, nhiễm trùng.

Câu 8 trang 60 SBT GDCD 6: Trong lúc chơi game, giữa Tuấn và Thuỳ Linh xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi nhau, chửi nhau trên mạng. Thấy thế, Hiệp là bạn trai của Thuỳ Linh (đang chơi game cùng Thuỳ Linh) cũng chửi nhau với Tuấn, đồng thời cho Tuấn biết địa chỉ chỗ mình đang chơi game và thách đánh nhau. Tuấn đi lấy dao, rồi đến quán internet nơi Hiệp đang chơi và chém nhiều nhát vào gáy, vai và ngực Hiệp. Hiệp đã chết trên đường đến bệnh viện.

1/Em hãy nhận xét hành vi của Tuấn, Thuỳ Linh và Hiệp.

2/ Theo em, bài học rút ra qua tình huống trên là gì ?

Lời giải:

1/ Hành vi của Tuấn, Thuỳ Linh và Hiệp đã xúc phạm, chửi nhau đây là hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Trong đó, Tuấn còn vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe (chém nhiều nhát vào gáy, vai và ngực Hiệp)

2/ Bài học rút ra: Cần phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Không nên vì nóng giận mà vi phạm quyền đó.

Câu 9 trang 60 SBT GDCD 6: Thấy bà Hường từ bên kia đường đem bịch rác sang ngay cạnh nhà mình đổ, ông Bình và vợ liền lên tiếng. Hai bên lời qua tiếng lại, càng lúc càng nặng nề hơn, họ chửi rủa nhau thậm tệ. Một cuộc hỗn chiến đã xảy ra giữa hai gia đình, hậu quả ông Bình bị thương tật vĩnh viễn 35%, mấy người kia phải hầu toà và lãnh án.

1/Lí do gì khiến hai nhà cãi nhau, chửi nhau, dẫn đến đánh nhau?

2/ Em rút ra bài học gì qua trường hợp trên ?

Lời giải:

1/ Lí do khiến hai nhà cãi nhau, chửi nhau, dẫn đến đánh nhau là: do bà Hường đem bịch rác sang nhà ông bà Bình đổ, họ không kiềm chế được sự nóng giận.

2/ Bài học rút ra: Không được làm những việc làm vi phạm đạo đức và pháp luật (đem rác sang nhà khác đổ). Cần bình tĩnh giải thích và tôn trọng người khác.

Câu 10 trang 61 SBT GDCD 6: Nghe đồn chồng mình có quan hệ tình cảm với cô N. ở cùng cơ quan, cô H. tức tốc đến cơ quan chồng làm ầm ĩ, gọi cô N. ra mắng nhiếc, de doạ, đòi cắt tóc cô N. Mọi người can ngăn thì cô nói: Làm thế để nó chừa cái thói trăng hoa, cướp chồng người khác đi.

Theo em, cô H. có quyền làm như vậy không ? Vì sao ?

Lời giải:

Theo em, cô H không có quyền làm như vậy. Vì tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân được pháp luật bảo hộ, không ai có quyền làm tổn hại đến nó.

Câu 11 trang 61 SBT GDCD 6: Theo em, những người làm môi giới buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới có vi phạm pháp luật không ? Nếu có thì vi phạm gì ? Hậu quả của hành vi buôn bán người sẽ như thế nào?

Lời giải:

– Những người trên có vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật Hình sự vì đã xâm phạm Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Điều này, sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm.

Câu 12 trang 61 SBT GDCD 6: Em hãy kể lại cho các bạn nghe một trường hợp vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, và được pháp luật bảo hộ về danh dư, nhân phẩm mà em biết.

Lời giải:

Bố K mất sớm, các con đi làm ăn xa để mẹ ở nhà một mình. Thời gian gần đây bà hàng xóm liên tục nói xấu mẹ K bằng cách bịa đặt ra chuyện là mẹ K lăng nhăng với chồng của bà ấy. Mẹ K nghe dân làng kể lại đã cùng Dì K qua nhà bà hàng xóm để nói chuyện. Chính chồng của bà ấy cũng xác nhận là không bao giờ có chuyện đó. Nhưng bà ta vẫn cứ lần này lần khác đi rêu rao khắp làng xóm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của mẹ và gia đình K.

Trả lời câu hỏi trang 62 SBT GDCD 6:

1/ Hai nữ sinh đánh bạn đã vi phạm quyền gì của công dân ?

2/ Hãy nêu suy nghĩ của em về 2 nữ sinh đánh bạn và những học sinh khác chứng kiến vụ việc.

3/ Chúng ta cần rút ra bài học gì qua vụ việc trên ?

Lời giải:

1/ Hai nữ sinh đánh bạn đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

2/ Hai nữ sinh đánh bạn là hoàn toàn vi phạm đạo đức và pháp luật, đều biện cớ những lí do không chính đáng. Những bạn chứng kiến cũng thể hiện sự thiếu trách nhiệm, chỉ chứng kiến mà không can thiệp, còn làm những hành vi đáng xấu hổ là quay và đưa lên mạng. Những việc làm này đáng lên án và phải bị hậu quả pháp lí.

3/ Bài học rút ra là: Không nên vì tính khí trẻ con, nổi nóng mà đánh bạn, vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. Như một hồi chuông cảnh tỉnh về vấn nạn bạo lực học đường.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 5: Yêu thương con người giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 trang 16 SBT GDCD 7: Em hiểu thế nào là yêu thương con người ?

Lời giải:

Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Câu 2 trang 16 SBT GDCD 7: Hãy nêu những biểu hiện của lòng yêu thương con người và những biểu hiện trái với lòng yêu thương con người trong cuộc sống

Lời giải:

– Biểu hiện của lòng yêu thương con người:

+ Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm đau, nhường nhịn em nhỏ.

+ Bao dung, tha thứ cho người khác;

+ Biết quan tâm, giúp đỡ, hợp tác với người khác để giải quyết khó khăn;

– Biểu hiện trái với lòng yêu thương con người trong cuộc sống:

+ Thờ ơ, lạnh nhạt

+ Căm ghét, căm thù

+ Đố kị, hãm hại người khác

Câu 3 trang 16 SBT GDCD 7: Lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người và đối với xã hội?

Lời giải:

Lòng yêu thương con người là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Bằng những hành động cao đẹp của tập thể, cá nhân, chúng ta sẽ góp phần gìn giữ và phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 4 trang 16 SBT GDCD 7: Em đã làm gì thể để thể hiện lòng yêu thương con người của mình ?

Lời giải:

Giúp đỡ bạn học yếu, học kém trong lớp.

Quyên góp quần áo, sách vở cho các bạn hs nghèo vùng lũ lụt.

Giúp đỡ mọi người, đặc biệt là nh ng có hoàn cảnh khó khăn.

Chép bài cho bạn khi bạn ốm.

A. Quan tâm, giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình, còn những người khác thì không quan tâm.

B. Luôn nghĩ tốt và bênh vực tất cả mọi người, kể cả những người làm điều xấu, điều ác.

C. Giúp đỡ người khác một cách vô tư, không mong sự trả ơn

D. Giúp đỡ người khác để được giúp đỡ lại.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Lời giải:

Tán thành với các ô: B, C, E

Không tán thành với các ô: A, D

A. Thương người như thể thương thân

B. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

C. Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

D. Lời nói, gói vàng

E.Trâu buộc ghét trâu ăn

G. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

H.Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

I. Lá lành đùm lá rách

Lời giải:

Câu ca dao, tục ngữ nói về lòng thương người: A, C, G, I

Câu 8 trang 17 SBT GDCD 7: Trong khu tập thể, bác Thu là một người khoẻ mạnh và tốt bụng. Nhưng trong một lần bị tai nạn giao thông, bác bị thương ở chân và từ đó bác phải đi tập tễnh. Một số trẻ con trong khu tập thể thường chế giễu, nhại dáng đi của bác và gọi bác là “bà chấm phẩy”.

Câu hỏi:

1/ Em suy nghĩ gì về hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể của bác Thu?

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn ấy như thế nào ?

Lời giải:

1/ Em không tán thành hành vi của các bạn nhỏ trong tình huống trên. Đó trước hết là hành vi thiếu tế nhị, lịch sự, hơn nữa các bạn đã không thông cảm, không có lòng yêu thương với bác Thu mà còn châm chiếm. Đó là hành vi đáng lên án, phê phán.

2/ Em sẽ khuyên các bạn không nên làm như vậy, mà nên động viên, giúp đỡ bác Thu để bác có nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống.

Câu hỏi :

Theo em, các bạn phê bình Nam như vậy có đúng không ? Vì sao ?

Lời giải:

Em không đồng tình với suy nghĩ của các bạn. Bởi vì, có nhiều cách thể hiện lòng yêu thương con người, quan trọng nhất là phải xuất phát từ tấm lòng chân thành thì dù ít hay nhiều cũng đáng quý.

Câu hỏi:

1/ Lí do gì khiến nhân vật trong tình huống trên thấy phải giúp đỡ người đàn ông tội nghiệp?

2/ Hành động đó có phải xuất phát từ lòng yêu thương con người không ? Vì sao?

Lời giải:

1/ Nhân vât trong tình huống trên thấy phải giúp đỡ người đàn ông tội nghiệp bởi vì nhân vật đã bị nhiễm những điều thần bí, cao siêu: Có một đấng tối cao đang dò xét, quan sát từng hành động, từng suy nghĩ của chúng ta. Vì vậy, nhân vật sợ khi mình không giúp đỡ sẽ bị dò xét.

2/ Hành động của nhân vật trong tình huống không thể hiện lòng yêu thương con người chân chính, vì nhân vật muốn giúp đỡ người đàn ông chỉ vì lo sợ đấng tối cao trừng phạt, bị bỏ rơi, bơ vơ.

Câu 11 trang 18 SBT GDCD 7: Ông ta nằm ngã gục ở dưới gốc cây bàng, mồm sùi bọt, quần áo bẩn kết đất cát. Bọn tôi ngồi trong cửa hàng, cũng có đứa trong bọn định chạy ra nhưng lại thôi. Ông ta trông bẩn và kinh quá. Lát sau con bé nhà bên cạnh ngó ra, nó hét lên, ngay lập tức nó kéo ông cùng nó và gọi xích lô, khiêng ông ta đến bệnh viện. Một ông già và một đứa trẻ con, trong khi bọn tôi toàn thanh niên lộc ngộc. Kể cũng ngượng, nhưng… giá mà ông ta trông sạch sẽ một tí, đỡ ghê tay!

Câu hỏi:

Em hãy nêu nhận xét và so sánh hành vi của các nhân vật trong tình huống trên để thấy ai có lòng yêu thương con người chân chính.

Lời giải:

Cứu người là hành động cần thiết. Tục ngữ có câu: “Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp”. Vậy nên, trong tình huống này, hành vi suy xét cứu người nhưng sợ bẩn là hành vi dáng lên án và phê phán.

Câu 12 trang 18 SBT GDCD 7: Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng yêu thương con người trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta.

Lời giải:

– Chị em như chuối nhiều tàu.

– Tấm lành che tấm rách đừng nói nặng lời.

– Một giọt máu đào hơn ao ước lã.

– Anh em như thể tay chân.

Câu 13 trang 18 SBT GDCD 7: Em hãy kể lại một việc làm thể hiện lòng yêu thương con người của em hoặc của người khác mà em biết và nói lên cảm nghĩ của mình.

Lời giải:

Học sinh nghĩ và kể lại việc làm thể hiện lòng yêu thương người của em hoặc em được nghe lại, chứng kiến.

Ví dụ: Bố mẹ em đều là công nhân của nhà máy dệt. Hàng ngày khi em và em của em còn yên giấc ngủ ngon, bố mẹ đã phải dậy sửa soạn ra ngã tư để chờ xe ô tô của nhà máy chở đi làm.

Thương bố mẹ vất vả có lúc về đến nhà đã 7 giờ tối, ngoài việc chăm chỉ học hành, em thay bố mẹ chăm sóc em bé, dỗ dành em ăn sáng, đưa em đi nhà trẻ, chiều đón em về tắm rửa cho em, nấu cơm, quét dọn nhà cửa…

Trả lời câu hỏi trang 20 SBT GDCD 7: Câu hỏi:

1/ Vì sao chị Thu Hiền nhận giúp đỡ một thủ khoa nghèo xứ Huế trong suốt những năm học đại học ?

2/ Em có suy nghĩ gì về việc làm của chị Thu Hiền ?

Lời giải:

1/ Chị Thu Hiền nhận giúp đỡ một thủ khoa nghèo xứ Huế trong suốt những năm học đại học là vì chị thấu hiểu nỗi nhọc nhằn của những người học trò nghèo trên con đường học vấn. Chị mong muốn giúp đỡ cậu sinh viên thủ khoa đó.

2/ Đó là việc làm hết sức nhân văn và cao cả, đáng để chúng ta học tập và noi theo. Sự yêu thương, giúp đỡ của chị xuất phát từ tấm lòng, đức tính tốt đẹp của chị, cho đi và không mong đợi điều gì ngoài sự tốt đẹp đến với người chị yêu thương.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 trang 56 SBT GDCD 9: Lao động có vai trò như thế nào đối với bản thân con người và xã hội ?

Lời giải:

Lao động để nuôi sống bản thân.

Để hình thành nhân cách, phát huy trí tuệ, tài năng.

Tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Sử dụng hợp lí quỹ thời gian của mình.

Tạo lập nhiều mối quan hệ và tránh thói hư tật xấu…

Câu 2 trang 56 SBT GDCD 9: Hãy nêu nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

Lời giải:

Quyền lao động:

Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động để học nghề, tìm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập.

Nghĩa vụ lao động:

Tự nuôi sống bản thân, gia đình.

Tạo ra của cải, vật chất, tinh thần duy trì, phát triển đất nước.

Câu 3 trang 56 SBT GDCD 9: Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

Lời giải:

Nhà nước ta có chính sách khuyến khích ,tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho người lao động.

Khuyến khích tạo điều kiện cho các hoạt động tạo ra việc làm thu hút lao động.

Câu 4 trang 57 SBT GDCD 9: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về sử dụng lao động ở trẻ em?

2. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

3. Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;

4. Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;

5. Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi”

Câu 5 trang 57 SBT GDCD 9: Lao động là

(Chọn một phương án đúng nhất)

A. Hoạt động tạo ra các sản phẩm cụ thể.

B. Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần.

C. Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

D. Các việc làm đem lại thu nhập cho bản thân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 6 trang 57 SBT GDCD 9: Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động phải là người:

A. ít nhất đủ 18 tuổi

B. ít nhất đủ 16 tuổi

C. ít nhất đủ 15 tuổi

D. ít nhất đủ 14 tuổi

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 57 SBT GDCD 9: Tạo ra việc làm, bảo đảm cho mọi người ì ao động có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của ai ?

(Chọn một phương án đúng nhất)

A. Trách nhiệm của doanh nghiệp

B. Trách nhiệm của Nhà nước

C. Trách nhiệm của toàn xã hội

D. Trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A. Trộm cắp, tham ô vật tư, tài sản của doanh nghiệp

B. Nghỉ thai sản theo chế độ

C. Đến muộn, về sớm trước thời gian quy định

D. Thực hiện đúng quy trình sản xuất

E. Tự ý nghỉ việc dài ngày không lí do

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, E

Câu 9 trang 58 SBT GDCD 9: Tốt nghiệp tại chức ngành Kế toán, Loan nhiều lần thi vào các cơ quan nhà nước nhưng không trúng tuyển. Mọi người khuyên Loan giúp bố mẹ quản lí xưởng gốm của gia đình cũng là một việc làm tốt nhưng Loan không thích. Theo Loan, đó không phải là công việc. Loan chỉ muốn được làm việc trong các cơ quan nhà nước cho tương xứng với tấm bằng của mình.

Câu hỏi:

1/ Quan niệm của Loan về việc làm như thế đúng hay sai ? Vì sao ?

2/ Em hãy góp ý cho Loan về lựa chọn việc làm.

Lời giải:

1/ Quan niệm của Loan về việc làm như vậy là hoàn toàn sai. Bởi vì, việc làm là công việc tạo ra thu nhập chính đáng nên dù là việc làm nào hợp pháp thì đều được coi là công việc.

2/ Em sẽ khuyên Loan tạm thời cứ tìm một việc nào đó hợp pháp để làm tạo ra thu nhập, sau đó khi có cơ hội sẽ thi vào công chức nhà nước sau.

Câu 10 trang 58 SBT GDCD 9: Tú là con trai độc nhất của một gia đình giàu có. Học xong Trung học, không vào được đại học, Tú ở nhà. Hàng ngày Tú chỉ chơi điện tử, bi-a. Bạn bè hỏi: “Cậu cứ định sống thế này mãi à?”. Tú trả lời: “Nhà tớ đâu có cần tiền. Tài sản của cha mẹ tớ đủ để tớ sống thoải mái cả đời. Tớ đi làm để làm gì?

Câu hỏi:

1/ Suy nghĩ của Tú đúng hay sai? Vì sao?

2/ Theo bạn, Tú có cần kiếm một việc làm để lao động như mọi người không? Giải thích lí do.

Lời giải:

1/ Suy nghĩ của Tú là sai. Bởi vì, công dân khi đủ độ tuổi lao động phải có nghĩa vụ lao động nuôi gia đình và bản thân.

2/ Theo em, Tú cần kiếm một việc làm để lao động như mọi người. Bởi vì, bố mẹ không thể nuôi Tú cả đời, Tú cần đi lao động để kiếm ra đồng tiền chân chính và nuôi sống bản thân và gia đình sau này.

Câu 11 trang 58 SBT GDCD 9: Kể tên một số chính sách của Nhà nước khuyến khích phát triển sản xuất giải quyết việc làm cho người lao động.

Lời giải:

– Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.

– Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên.

– Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo nghề.

– Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Trả lời câu hỏi trang 60 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Em có suy nghĩ gì về hành vi của hai ông chủ cơ sở may và đời sống của các bạn nhỏ trong truyện trên?

2/ Hai ông chủ cơ sở may đã có những vi phạm pháp luật như thế nào?

Lời giải:

1/ Gần 2 năm nay, số lao động “nhí” trên phải làm việc quần quật mỗi ngày trung bình 15 giờ, từ 7 giờ sáng đến 0 giờ 30 phút ngày hôm sau. Khi có nhiều hàng, các em phải làm đến 1 hoặc 2 giờ sáng. Tuy làm vất vả nhưng mỗi em chỉ được hưởng lương khoảng 2.000 đồng/giờ, bình quân từ 750.000 – 800.000 đổng/tháng. Đã vậy, tiền lương bị chủ giữ và chỉ trả sau 1 – 2 năm làm việc. Ngoài ra, các em còn bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm khi thường xuyên bị la mắng, chửi rủa. Hành vi của hai ông chủ vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm pháp luật.

2/ Hành vi của hai ông chủ cơ sở may là vi phạm pháp luật vì ông đã sử dụng lao động là những đứa trẻ chưa đến độ tuổi lao động và hai ông có hành vi bóc lột sức lao động của các em. Bóc lột thêm giờ làm, trả lương thấp, hành hạ về thể xác. Những hành vi này cần được lên án và phải được pháp luật trừng trị.

Giáo Án Giáo Dục Công Dân 10

A. Mục tiêu bài học

Học xong bài này học sinh cần nắm được:

1. Về kiến thức

– Thế nào là hôn nhân, chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.

– Thế nào là gia đình và chức năng của gia đình, trách nhiệm của mỗi thành viên.

– Biết nhận xét , lý giải, phê phán một số quan niệm, thái độ, hành vi trong quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội.

– Biết thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

– Yêu quý, trân trọng các mối quan hệ trong gia đình.

– Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc sai trái về quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay.

A. Kiến thức trọng tâm

– Làm rõ những đặc trưng của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay và chức năng của gia đình.

– Làm rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong mối quan hệ gia đình.

Người soạn: Lê Thanh Thủy Ngày soạn: 22-3-2015 BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ( tiết 2) Mục tiêu bài học Học xong bài này học sinh cần nắm được: Về kiến thức Thế nào là hôn nhân, chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. Thế nào là gia đình và chức năng của gia đình, trách nhiệm của mỗi thành viên. Về kỹ năng Biết nhận xét , lý giải, phê phán một số quan niệm, thái độ, hành vi trong quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội. Biết thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình. Về thái độ Yêu quý, trân trọng các mối quan hệ trong gia đình. Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc sai trái về quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay. Kiến thức trọng tâm Làm rõ những đặc trưng của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay và chức năng của gia đình. Làm rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong mối quan hệ gia đình. Phương pháp, phương tiện dạy học Phương pháp dạy học Phương tiện dạy học Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 10 Máy tính, máy chiếu Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Tiến trình dạy học Ổn định tổ chức lớp(1 phút) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp Kiểm tra bài cũ Dạy bài mới (36 phút) Đặt vấn đề (1phút) Qua bài học hôm trước các em đã biết được thế nào là tình yêu, làm thế nào để có được một tình yêu chân chính. Theo năm tháng sự phát triển của tình yêu sẽ dẫn hai người ấy đến đâu? Gia đình là gì? Làm thế nào để xây dựng cho mình một gia đình hạnh phúc? Tìm hiểu bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề trên. Dạy bài mới ( 35 phút) Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung bài học Đơn vị kiến thức 1: Hôn nhân Giáo viên nêu tình huống " Anh A và chị B tự ý chung sống với nhau. Sau một thời gian giữa họ có một đứa con, một căn nhà và một số tài sản khác" Quan hệ giữa họ về mặt pháp lý có được coi là vợ chồng hay không? Vì sao? Học sinh trả lời giáo viên nhận xét : Nhận xét, giải thích: Quan hệ giữa anh, chị A và B về mặt pháp lí không được coi là vợ chồng vì không có đăng kí kết hôn theo qui định của nhà nước Gv: Vậy hôn nhân là gì? Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. -Nó thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ của hai vợ chồng với nhau, được pháp luật công nhận và do đó được pháp luật bảo vệ. Giáo viên hỏi: Theo các em ở nước ta pháp luật quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu? -Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nước ta có quy định : Độ tuổi kết hôn của Nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên nước ta khuyến khích kết hôn ở độ tuổi cao hơn là : nam :22, nữ: 20. Giáo viên hỏi: Theo các em việc kết hôn được đánh dấu bằng sự kiện pháp lý nào? Nếu không có sự kiện pháp lí đó thì có được coi là hôn nhân hay không? -Nó được đánh dấu bằng sự kiện pháp lý là đăng ký kết hôn, được pháp luật thừa nhận, nếu không đăng kí kết hôn thì không được gọi là hôn nhân Gv: sau khi đăng kí kết hôn đôi nam nữ thường ra mắt làng xóm, bạn bè, bằng cách tổ chức lễ cưới linh đình, vì cả đời chỉ có một lần. Em có suy nghĩ gì về điều đó? Hs: Trình bày ý kiến cá nhân Gv: nhận xét giải thích: Đám cưới là việc hệ trọng của cá nhân và gia đình. Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện cho phép mà tổ chức hợp lí. Nhà nước khuyến khích lễ cưới nên tổ chức trang trọng, vui vẻ, tiết kiệm thực hiện đời sống mới của nhân dân. Không nên tổ chức linh đình phô trương, gây tốn kém tiền của, thời gian sức khoẻ của gia đình và người thân qua đó bài trừ các hủ tục trong cưới xin. Giáo viên nêu vấn đề: chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay như thế nào cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu phần b. Gv:Chế độ hôn nhân hiện nay có khác gì so với trước kia? Học sinh trả lời. Giáo viên đưa ra câu trả lời: +Nguyên thuỷ: chế độ quần hôn. +Xã hội phong kiến: đa thê. + hiện nay: hôn nhân tự nguyện và tiến bộ Xét tình huống sau: anh Hoàng và chị Hoa gần nhà nhau. Hoàng 21T Hoa 17T. cha mẹ Hoa do làm ăn thua lỗ nợ nhà Hoàng nhiều. Hoàng thì đã thích hoa từ lâu nên đòi mẹ cưới Hoa cho Hoàng rồi hứa sẽ trừ hết khoản nợ. Hoa phải nghe theo lời ba mẹ và lấy Hoàng dù chưa đủ tuổi nhưng gia đình Hoàng lo hết về mặt pháp lý. Sau một thời gian chung sống Hoa luôn buồn rầu vì người chồng có tính trăng hoa và cô quyết định li hôn với chồng. nhưng gia đình chồng và chồng nhất định không cho. Gv: theo em tình huống trên hôn nhân của Hoàng và hoa có tự nguyện không có tiến bộ không? Vì sao? Hs: Trả lời Gv: Nhận xét giải thích thêm và kết luận: Hôn nhân trong tình huống trên không được gọi là tự nguyện và tiến bộ. Hoa không vì trả nợ cho ba mẹ nên phải lấy người mình không yêu. Hoa chưa đủ tuổi nhưng nhờ địa vị và tiền của nhà Hoàng đã bất chấp tất cả. Hoa đã bị dằn vặt va không được chấp nhận li hôn là không đúng dù cho cô có lí do chính đáng. + Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính. + Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật đinh, tuy nhiên không phủ nhận vai trò khuyên nhủ, tư vấn tích cực của cha mẹ, người thân, bạn bè + Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lý, tức là phải đăng ký kết hôn theo luật. + Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm các quyền tự do li hôn. - Thứ hai: hôn nhân một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng Gv:Em hiểu thế nào là hôn nhân một vợ một chồng? Hs: Trả lời: Gv: Nhận xét chốt ý: Hôn nhân dựa trên cơ sở là tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng, tình yêu không thể chia sẻ được, vợ chồng phải sống chung thủy, yêu thương nhau. Gv:Em hiểu vợ chồng bình đẳng như thế nào? Hs: Trả lời Gv: Nhận xét, tổng kết + Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng không phải là sự cào bằng, chia đôi bình đẳng cần hiểu là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình. Giáo viên hỏi học sinh : Trước kia hôn nhân có bình đẳng một vợ một chồng hay không ? Nếu không thì hôn nhân trước kia được biểu hiện như thế nào? Trước kia hôn nhân không bình đẳng, nam năm thê bảy thiếp, con gái chỉ được lấy một chồng. Giáo viên thuyết trình: Sau khi đăng ký kết hôn, tổ chức đám cưới, hai người chung sống với nhau tạo thành gia đình. Vậy gia đình là gì? Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên ra sao chúng ta chuyển sang tìm hiểu phần 3. Đơn vị kiến thức 2: Gia đình Giáo viên nêu câu hỏi, gọi bất kỳ học sinh nào trả lời: Gia đình em sống ở đâu, có bao nhiêu người, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình em như thế nào? Nhóm 1 và 2: Theo em, gia đình có các chức năng cơ bản nào? Nội dung Nhóm 3 và 4: Theo em gia đình có những mối quan hệ cơ bản nào? Là một thành viên trong gia đình, em đã làm gì để giúp gia đình mình duy trì và phát triển các mối quan hệ đó? Thời gian cho mỗi nhóm chuẩn bị là 2 phút, trình bày là 3 phút. Đại diện mỗi nhóm lên trình bày Chức năng duy trì nòi giống. Đây là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Nó góp phần tái sản xuất sức lao động và gắn với sự tồn vong của xã hội. Theo em, một gia đình Việt Nam nên có mấy con? Vì sao? Mỗi gia đình nên có 1 hoặc 2 con để nuôi dạy cho tốt. Chức năng kinh tế. Đây là chức năng rất quan trọng, nếu thực hiện chức năng này không tốt sẽ ảnh hưởng tới các chức năng khác của gia đình. ?Gia đình em có tổ chức sản xuất kinh tế không? Chức năng tổ chức đời sống gia đình. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hạnh phúc gia đình. ? Chức năng tổ chức đời sống gia đình có quan trọng không, để góp phần xây dựng gia đình mình yên vui, hạnh phúc, em có thể làm được gì? Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Đây là chức năng vô cùng quan trọng của gia đình, tuy nhiên không phải ai cũng thấy được tầm quan trọng của nó. Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái là chức năng đóng vai trò cơ bản trong việc tạo ra thế hệ tương lai cho đất nước ?Có người cho rằng việc giáo dục trẻ em là việc của nhà trường. Em có nhận xét gì về ý kiến này? Giáo dục cần kết hợp gia đình nhà trường xã hội, gia đình là trường học đầu đời của mỗi con người, quyết định đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em Trong các chức của gia đình thì chức năng nào quan trọng hơn cả? Vì sao? Chức năng kinh tế là quan trọng nhất vì nó là tiền đề để thực hiện các chức năng khác. Giáo viên đặt câu hỏi: ? Theo em, trong gia đình có những mối quan hệ nào? Gv: quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân Quan hệ giữa vợ chồng: Là mối quan hệ cơ bản nhất trong gia đình. Mối quan hệ này có bềm vững hòa thuận thì các mối quan hệ khác mới phát triển hài hòa. ? Theo em, nếu trong gia đình vợ chồng bất hoà sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con cái? Quan hệ cha mẹ và con cái: +Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái. +Ngược lại con cái có nghĩa vụ, bổn phận yêu quý, kính trọng, phụng dưỡng ông bà cha mẹ. ? Để trở thành một người con hiếu thảo, em phải làm gì? Quan hệ giữa ông bà và các cháu. +Ông bà có trách nhiệm yêu thương, quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. +Cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà. ? Em đã làm gì để phụng dưỡng, chăm sóc ông bà? Em có thích những việc đó không? Quan hệ giữa anh, chị em. Phải có trách nhiệm thương yêu tôn trọng, đùm bọc và biết bảo ban, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống ? Trong gia đình em, quan hệ giữa anh chị em có tốt không? Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: "Anh em như thể tay chân" Hiểu rõ mối quan hệ tình yêu, hôn nhân va gia đình không chỉ là trách nhiệm, đạo đức của mỗi công dân với xã hội mà là trách nhiệm, đạo đức của bản thân. 2. Hôn nhân a.Hôn nhân là gì? -Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay: -Thứ nhất: hôn nhân tự nguyện và tiến bộ - Thứ hai: hôn nhân một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng 3. Gia đình chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. a.Gia đình là gì? -Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. b.Chức năng của gia đình. -Chức năng duy trì nòi giống. -Chức năng kinh tế. Chức năng tổ chức đời sống gia đình. - Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. c)Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên. -Quan hệ giữa vợ và chồng. -Quan hệ giữa cha mẹ và con cái -Quan hệ giữa ông bà và các cháu. - Quan hệ giữa anh, chị em. Luyện tập củng cố ( 3 phút) Giáo viên khẳng định cho học sinh thấy rằng: Tình yêu chân chính của con người là tình yêu tất yếu dẫn đến hôn nhân và bước vào xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc là nền tảng để xã hội ổn định và phát triển. Câu 1:tình yêu đích thực diễn biến theo 3 giai đoạn nào? x a.tình yêu-hôn nhân-gia đình hạnh phúc b.hôn nhân-gia đình hạnh phúc-tình yêu c.hôn nhân-tình yêu-gia đình hạnh phúc Câu 2: Sau khi đăng kí kết hôn, nam nữ thường tổ chức lễ cưới. Lễ cưới nên: a. Tổ chức không cần trang trọng, vui vẻ là được b. Tổ chức linh đình, sang trọng để mở mày mở mặt với xóm làng xc. Tổ chức đơn giản nhưng trang trọng, tiết kiệm, vui vẻ Cho học sinh làm bài tập 3 SGK, kể tên một số câu ca dao tục ngữ về gia đình và tình cảm anh chị em. Dặn dò, nhắc nhở ( 1 phút ) Giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà học bài cũ, làm bài tập trong SGK, chuẩn bị bài mới bài 13: Công dân với cộng đồng.