Giải Sbt Gdcd 9 Bài 2 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 9 Bài 2: Tự Chủ

Giải bài tập môn GDCD lớp 9

Bài tập môn GDCD lớp 9

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 2: Tự chủ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 1: Chí công vô tư Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 3: Dân chủ và kỷ luật

Bài 1: Em hiểu thế nào là tự chủ? Nêu ví dụ về người có tính tự chủ?

Trả lời

Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin biết điều chỉnh hành vi của mình.

Bài 2: Vì sao chúng ta cần phải biết tự chủ?

Trả lời

Vì tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức,

có văn hoá. Giúp ta vượt qua những khó khăn thử thách, cám dỗ.

Bài 3: Học sinh cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?

Trả lời

Chúng ta rèn luyện tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩ trước khi hành động, sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình từ đó rút ra kinh nghiệm đối với bản thân.

A. Cân nhắc trước khi làm một việc gì

B. Ý kiến của ai cũng cho là đúng

C. Thay đổi kế hoạch tuỳ theo công việc cụ thể

D. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn

E. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra ý kiến

G. Thay đổi mốt theo thần tượng của mình

H. Luôn từ tốn trong nói năng, cư xử với mọi người

I. Không bày tỏ quan điểm rõ ràng trước mọi vấn đề.

Quyết định nhanh trong mọi vấn đề, không cần suy nghĩ là thê hiện sự tự chủ.

Luôn im lặng trong mọi tình huống là thể hiện thái độ bình tĩnh, tự chủ.

C.Không nên bày tỏ ý kiến trước đông người để tránh sai Ịầm đáng tiếc có thể xảy ra.

Cần phải cân nhắc khi đánh giá về người khác.

Đã là bạn thân phải có cách nhìn nhận, đánh giá sự việc giống nhau.

Luôn làm theo ý của mình mà không bao giờ tham khảo mọi người.

Luôn tự nhắc nhở bản thân, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.

Hành động theo ý kiến số đông trong mọi trường hợp.

Tự ý thức là khi nào làm xong bài tập mới đi chơi.

A. Gặp bài toán khó quá không thể giải được thì nhờ anh giải hộ.

B. Đi học về nhà đói nhưng vẫn chờ mẹ về nấu cơm.

C. Nhất định không uống rượu trong dịp tết dù bạn bè rủ hay kích bác.

D. Cố gắng tự làm bài thi vẽ cho dù vẽ không đẹp.

E. Từ chối không đi chơi với bố mẹ vì chưa học bài xong.

Trả lời

Bài 4: A, C, E, H

Bài 5: D

Bài 6: D

Bài 7: Tự chủ: C, D, E; Không tự chủ: A, B

Bài 8: Tan học, Đạt rủ Tùng đi chơi điện tử. Thấy Tùng có vẻ lưỡng lự, Đạt thuyết phục bạn rằng chơi điện tử rất thú vị và Đạt sẽ trả tiền cho Tùng. Tùng đồng ý và đi chơi điện tử với Đạt hai tiếng sau mới về nhà.

Câu hỏi

1/ Em có tán thành việc đi chơi điện tử với bạn của Tùng không? Vì sao?

2/ Em sẽ làm gì khi gặp phải những tình huống tương tự?

Trả lời

1/ Tùng đã có biểu hiện thiếu tính tự chủ khi bạn Đạt rủ rê.

2/ Em sẽ nhất quyết không đi dù Đạt có rủ rê thế nào đi nữa, dù Đạt có nói là trả tiền nhưng em vẫn không đi.

Bài 9: Nam và Hải tuy học khác lớp nhưng chơi rất thân với nhau. Vì có mâu thuẫn với một bạn trong khối, Nam rủ Hải sau giờ học ở lại đánh bạn đó. Hải đồng ý ngay.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn của Nam không? Vì sao?

2/ Nếu là Hải, em sẽ xử sự thế nào? Vì sao em làm như vậy?

Trả lời

1/ Em không đồng ý cách giải quyết của Nam. Chí vì mâu thuẫn nhỏ mà tìm cách đánh bạn là không nên. Cần phải bình tĩnh, không nên nóng nảy.

2/ Nếu là Hải, em sẽ khuyên Nam nên giải quyết mâu thuẩn bằng cách níu chuyện với nhau, không nên đánh nhau.

Bài 10: Toàn là học sinh lớp 9. Bố mẹ Toàn là công nhân của một nhà máy dệt, đời sống có phần eo hẹp. Thấy nhiều bạn đi học bằng xe đạp thời trang trông rất bắt mắt, Toàn đòi bố mẹ nhất định phải mua xe đạp mới cho mình.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành việc làm của Toàn không? Vì sao?

2/ Nếu là bạn của Toàn, em sẽ khuyên bạn điều gì?

Trả lời

1/ Toàn không nên vì thấy các bạn đi xe đạp thời trang mà đòi hỏi bố mẹ đáp ứng mong muốn của mình. Cần phải tự chủ, tránh đòi hỏi theo thị hiếu mỗi khi mình thích.

2/ Nếu em là bạn của Toàn, em sẽ khuyên bạn nên chăm chỉ học tập. để có thể giúp đỡ bố mẹ, và không nên có tư tưởng đua đòi, nên tự chủ, không chạy theo mốt khi điều kiện không cho phép.

Bài 11: Bà Hà là hàng xóm của nhà Loan trong khu tập thể. Vì kinh tế khó khăn nên nhà bà Hà vẫn phải dùng than tổ ong. Chiều đến, khi bà Hà nhóm bếp, Loan rất khó chịu vì khói bay vào nhà. Có lần Loan nói với mẹ là phải mắng cho bà Hà một trận vì đã gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hương đến người khác.

Mẹ không đồng ý vì không muốn mâu thuẫn với hàng xóm.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng ý với ý kiến của Loan không? Vì sao?

2/ Theo em, cách xử sự của mẹ Loan là đúng hay sai? Vì sao?

3/ Nếu gặp phải tình huống như vậy, em sẽ xử sự như thế nào để vừa không khó chịu vừa không mâu thuẫn với hàng xóm?

Trả lời

Loan không nên có ý kiến như vậy mà gây càng thẳng, mất tinh làng nghĩa xóm. Mẹ Loan cũng cần nói để gia đình hàng xóm hiểu và không làm ảnh hưởng đến những gia đình khác; nhưng cần nói chuyện chân thành, mà không nóng nảy.

Bài 12: Có ý kiến cho rằng, người tự chủ là người luôn tự mình giải quyết tất cả các vấn đề gặp phải trong cuộc sống mà không cần tham khảo ý kiến của bất kì ai.

Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến đó.

Trả lời

Em cho rằng ý kiến “người tự chủ là người luôn tự mình giải quyết tất cả các vấn đề gặp phải trong cuộc sống mà không cần tham khảo ý kiến của bất kì ai” là chưa thực sự đúng đắn. Trong cuộc sống nên tự chủ giải quyết các vân đề, nhưng cũng nên tham khảo các ý kiến của người khác, nhất là những người đi trước. Bởi vì, những người ấy sẽ cho ta những kinh nghiệm mà họ tiếp thu được chỉ cho ta, ta có những quyết định đúng đắn hơn.

Bài 13: Em hãy nêu những biểu hiện của sự thiếu tự chủ của bạn bè xung quanh. Vì sao em cho đó là sự thiếu tự chủ?

Trả lời

Những biểu hiện của sự thiếu tự chủ:

Thái độ tự ti, không tự tin vào bản thân,

Không biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

Không biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.

Bài 2 Trang 8 Sgk Gdcd 9

Em hãy kể lại một câu chuyện về một người biết tự chủ.

Trả lời bài 2 trang 8 SGK GDCD 9

Tích xưa, theo thần thoại Nhật, các vị thần ở trên cõi trời, có một khi cùng tranh nhau quyền bá chủ thế gian. Bất kỳ là vị nào, cũng đều cho mình là quyền lực trên hết tất cả Trời Đất. Các vị thần mới nhất định bầu cử một người làm trọng tài trong cuộc thi chọi, coi ai được làm bá chủ. Vị trọng tài này có trí phán đoán và tính ngay thẳng đặc biệt, lại cũng là người cao tuổi hơn hết.

Trong các vị thần, một vị bước ra nói:

“Các ngài hãy xem đây, sẽ thấy rõ sức mạnh phi thường của tôi như thế nào.”

Tức thời, một ánh sáng chớp lạnh xương, liền theo đó, tiếng sấm nổ vang, làm rung động cả không trung, dường như cả thế gian đều rung rinh sắp đổ. Các vị thần đều tái mặt. Lúc bấy giờ, không còn một ai còn dám nghĩ là mình là người bất khả xâm phạm nữa.

Vị thần Bão tố, bước ra nói:

“Sức mạnh của tôi, còn ghê gớm hơn nữa. Hãy xem dưới kia, cánh đồng mênh mông lặng lẽ…”

Nói vừa dứt lời, bỗng mặt nước biển dâng lên… Ban đầu từ từ… kế đó sóng nổi gió tung… Nước càng dâng, gió càng lớn, sóng càng to… cuồn cuộn ầm ầm… chỉ thấy còn có một vùng nước mênh mông trắng dã… Những ngọn núi cao, sóng đánh lấn riết, không còn thấy mặt… Sóng càng lúc càng cao, gió càng lúc càng lớn… hăm he chìm ngập đến cõi trời… Các vị thần thất sắc, cầu khẩn xin tha… Thần Bão tố vẫy tay một cái: sóng lặn, gió êm… bấy giờ nước biển lao xao, sóng chạy lăn tăn trên bãi cát.

Các vị thần vừa tỉnh trí hoàn hồn, thì nghe có một giọng lảnh lót cất lên:

“Sức mạnh không phải ở nơi sự phô trương của sức bạo tàn, vì nó chỉ có phá hoại mà không tạo lập. Sức mạnh ở cái thuật khuất phục con người và giữ gìn họ ở trong khuất phục ấy bằng ý muốn của họ. Người ta cảm vì sự dịu dàng mà chịu khuất phục chớ không phải vì bị khủng khiếp mà chịu khuất phục”.

Dứt lời, vị thần Âm nhạc lấy ống tiêu… thổi lên một hơi, nhẹ nhàng êm ái như thế nào mà hết thảy các vị thần mê mẩn tâm thần, như ngây, như dại… Tất cả đều như bị sức âm nhạc lôi cuốn vào giấc ngủ thôi miên.

Nhưng có một vị thần… thái độ huyền bí, dường như thản nhiên bất động.

Vị này không thấy sấm sét mà choá mắt.

Sóng bủa, nước dâng cũng không khiến gương mặt trầm tĩnh của ông thay đổi.

Mà tiếng nhạc du dương, thâm trầm, huyền hảo kia cũng không cảm động lòng ông chút nào cả.

Vị trọng tài day qua hỏi:

“Ngài có phải bị mù, điếc gì không?” “Không. Tôi thấy và tôi nghe.” “Tại sao Ngài không động lòng. Sấm nổ, nước dâng không làm cho quả tim Ngài dao động lên sao? Nhạc thần, tiêu thánh không làm cho tâm hồn Ngài xao xuyến sao?” “Ngài lầm! Quả tim tôi cũng đập, tâm hồn tôi cũng xao.” “Nhưng sao gương mặt Ngài, tôi không thấy lộ vẻ lo sợ hay vui sướng gì cả?” “Không. Tôi là “Điềm Đạm”. Tôi là kẻ huấn luyện cảm giác tôi, tôi là kẻ đã làm chủ cảm giác tôi rồi. Còn các Ngài, các Ngài chỉ là những người làm tôi mọi nó vì chính các Ngài đã không thể chế trị nó.”

Có ích gì lo đi chế trị sự vật quanh mình, trong lúc mà, một tiếng nhạc tiêu tao cũng đủ làm cho cái tay cầm sấm sét kia phải rụng rời như rũ liệt…

Còn nói đến uy lực nỗi gì, kẻ có tài ảo hoặc người kia, khi thấy nước dâng, nghe sấm nổ, cũng vẫn lao nhao lo sợ như ai…

Các vị thần, cúi mặt làm thinh.

Vị trọng tài nói tiếp:

“Quyền bá chủ, là người này. Sức mạnh thật, nơi tâm hồn điềm tĩnh của người này!”

Hơn cả sự điều khiển sự vật, người này đã khéo léo biết điều khiển tình dục của mình.

Bất kỳ là một thế lực nào, nếu còn bị một thế lực khác đánh ngã, không còn gọi đặng là sức mạnh nữa. Người này không phô trương những thế lực vô ích như thế, rõ người có sức mạnh trên hết. Bất kỳ là những ám thị những dẫn dụ nào, cũng không làm nao núng tâm hồn người này đặng. Trái lại, người này đã thấy hết, và đã khéo lợi dụng cả thảy để làm tôi mọi cho mình. Nếu các anh em, tin cậy nơi sự phê phán của tôi, thì tôi xin nói thật: “Vị thần Điềm Đạm này là chúa tể của chúng ta cả thảy”.

Từ đấy đến nay, câu phê phán ấy vẫn không sai giá.

Phải, sự điềm đạm là chúa tể của chúng ta cả thảy. Đạo hạnh con người đi đến đó, là đã tới chỗ cùng cực của nhân cách con người rồi.

Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 8 Bài 2: Liêm Khiết

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 2: Liêm khiết

Giải bài tập môn GDCD lớp 8

Bài tập môn GDCD lớp 8

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 3: Tôn trọng người khác

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là liêm khiết?

Trả lời

Liêm khiết là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.

Bài tập 2: Liêm khiết được biểu hiện như thế nào?

Trả lời

Liêm khiết được biểu hiện như sau:

Không tham lam

Không tham ô tiền bạc, tài sản chung

Không nhận hối lộ

Không sử dụng tiền bạc vào những việc riêng

Không sử dụng chức quyền vào những việc nhằm mưu cầu cho bản thân.

Bài tập 3: Liêm khiết có ý nghĩa gì đối với bản thân và xã hội?

Trả lời

Liêm khiết có ý nghĩa:

Làm con người thanh thản

Nhận được sự tin cậy, quý trọng

Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Bài tập 4: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tính liêm khiết?

Sống trong sạch, không bị cám dỗ bởi tiền tài, danh vọng

Tham lợi bất chính

Làm giàu bằng những việc làm mờ ám

Luôn tranh giành quyền lợi cho mình

Bài tập 5: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

Làm cấp trên thì có quyền nhận quà của người dưới quyền

Trong xã hội vẫn có nhiều người sống liêm khiết

Người không biết cách làm giàu là người liêm khiết

Thời buổi ngày nay, tính liêm khiết không còn tồn tại

Trả lời

Câu 4: A

Câu 5: B

Bài tập 6: Có người cho rằng “Muốn đạt được mục đích làm giàu thì phải làm bất cứ việc gì”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời

Làm giàu bằng việc làm chân chính thì mới đúng. Làm giàu mà bất chấp tất cả thì là tham lam, trái với đức tính liêm khiết.

Bài tập 7: Hà Anh rất nhanh nhẹn, biết giúp đỡ mọi người trong lớp. Nhưng mỗi lần giúp đỡ ai Hà Anh lại đòi trả công vì bạn quan niệm: Việc nào có lợi cho bản thân thì mới làm.

Câu hỏi:

1 / Em có nhận xét gì về quan điểm của Hà Anh? Em có đồng tình với quan điểm ấy không? Vì sao?

2/ Nếu là bạn của Hà Anh, em sẽ nói gì vói bạn?

Trả lời

1/ Quan điểm của Hà Anh là sai lầm, trái với tính liêm khiết, Giúp đỡ bạn thì phải vô tư, không tính toán vì lợi ích cá nhân

2/ Em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy, giúp đỡ bạn bè cũng là giúp chính mình.

Bài tập 8: Ngày nay trong xã hội có rất nhiều người chạy theo lối sống thực dụng, chỉ đề cao đồng tiền và những giá trị vật chất. Em có suy nghĩ gì về những người đó?

Trả lời

Lối sống thực dụng thật đáng phê phán. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính sống trong sạch, không nên đề cao đồng tiền quá mức.

Bài tập 9: Trên đường phố, một chị đi xe máy phía trước làm rơi một chiếc ví. Có một người định cúi xuống nhặt thì một thanh niên đi xe máy nhanh chân gạt chiếc ví lại gần chỗ anh ta, nhặt chiếc ví bỏ “tọt” vào túi mình và đi ngay.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó?

2/ Em suy nghĩ như thế nào về quan niệm “nhặt được của roi tạm thời bỏ túi” của một số bạn hiện nay?

Trả lời

2/ quan niệm trên phản ánh thực trạng hiện nay, con người sống không có tính liêm khiết, thực dụng, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân.

Giải Vbt Gdcd 9 Bài 2: Tự Chủ

VBT GDCD 9 Bài 2: Tự chủ

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 10 VBT GDCD 9):

Trả lời:

– Tự chủ là làm chủ bản thân.

– Người biết tự chủ là làm chủ được những suy nghĩ,tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh,tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

Câu 2 (trang 10 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Con người cần phải biết tự chủ bởi vì: Tự chủ là một đức tính quý giá.Nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống 1 cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. Tính tự chủ giúp chúng ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ.

Ví dụ những người không biết tự chủ: Những người ham mê cơ bạc không biết làm chủ bản thân dẫn đến nợ nần khuynh gia bại sản, hai người tranh luận với nhau không biết lắng nghe nhau dẫn đến gây gổ đánh nhau.

Câu 3 (trang 11 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Em tự đánh giá bản thân là người biết tự chủ.

Biểu hiện: Biết tự lên kế hoạch cho bản thân, giải quyết tốt những vấn đề phát sinh từ các tình huống cuộc sống, làm chủ bản thân không đua đòi, xa ngã vào các tệ nạn xã hội, biết phân chia thời gian sinh hoạt hợp lí

Câu 4 (trang 11 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Mỗi người cần rèn luyện cho mình tính tự chủ bằng cách: Suy nghĩ kỹ trước khi nói và hành động xem xét lời nói hành động của mình đúng hay sai,biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.

Câu 5 (trang 11 VBT GDCD 9):

A. Nổi giận khi cấp dưới làm trái ý mình

B. Lắng nghe ý kiến của mọi người trước khi thể hiện sự đồng tình hay

C. Điều chỉnh cách ứng xử của mình với từng đối tượng giao tiếp

E. Suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định

– Hành vi thể hiện sự tự chủ: C, E bởi vì nó thể hiện bản thân là người có suy nghĩ, hiểu biết, làm chủ được hành vi của mình.

– Hành vi thể hiện sự không tự chủ: A, B, D bởi những hành vi này thể hiện sự thiếu chính kiến cá nhân, không làm chủ được bản thân, bản thủ cứng nhắc

Câu 6 (trang 12 VBT GDCD 9):

Trả lời:

a. Hành vi của Kiên thể hiện sự thiếu tự chủ, không biết sắp xếp công việc, không biết làm chủ cảm xúc bản thân

b. Nếu là Kiên trong tình huống ấy, em sẽ gọi điện từ chối đi đá bóng cùng các bạn, sau đó đi đón em và chơi cùng em

Câu 7 (trang 12 VBT GDCD 9):

Trả lời:

a. Suy nghĩ của Lâm thể hiện Lâm không biết làm chủ cảm xúc của mình, hành vi vò bài kiểm tra và vứt xuống đất thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với kiến thức và giáo viên, hành vi thiếu kiềm chế

b. Nếu em là Lâm trong tình huống ấy, em sẽ chọn cách xử lí: Lên gặp cô giáo và nhờ cô chỉ ra nguyên nhân vì sao mình bị điểm kém

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 13 VBT GDCD 9):

Trả lời:

a. Hiện tượng đó là một hiện tượng xấu, hiện tượng tiêu cực cần phải nhanh chóng ngăn chặn. Hành vi a dua, đua đòi theo bạn xấu của một số bạn học sinh thể hiện sự thiếu tự chủ của các bạn

b. Sự a dua, đua đòi ấy có thể dẫn đến những hậu quả: Sa sút việc hành, ý thức rèn luyện đạo đức, phẩm chất đi xuống, dễ xa ngã và đi vào con đường của tệ nạn xã hội

c. Để tránh sự lôi kéo của bạn bè xấu học sinh cần phải có thái độ tránh xa những kẻ xấu, có chính kiến của bản thân, không đùa đòi dẫn đến bị sa ngã, rủ rê

Câu 2 (trang 14 VBT GDCD 9):

Trả lời:

Người biết tự chủ là người biết cư xử có văn hóa, ý kiến này hoàn toàn đúng đắn. Tại vì: những người biết tự chủ học sẽ biết suy nghĩ trước khi hành động, họ sẽ biết hành động một cách có tính toán, nghĩ trước nghĩ sau cho nên trong cách ứng xử của mình, học sẽ biết cách làm hợp tình hợp lí nhất.

III. Truyện đọc, thông tin

Câu chuyện trên cho thấy, K là người không biết tự chủ, không biết làm chủ hành vi của mình, Vì sở thích nên đã mắc phải tệ nạn xã hội đó là trộm cắp và cuối cùng trầm trọng hơn đó là mắc bệnh tâm thần. Hậu quả của việc thiếu tự chủ đối với mỗi người là vô cùng nguy hiểm, thậm chí hủy hoại cả cuộc đời của mỗi người.

Các bài giải vở bài tập Giáo dục công dân lớp 9 (VBT GDCD 9) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: