Giải Sbt Văn 8 Câu Ghép / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Soạn Bài Câu Ghép Sbt Ngữ Văn 8 Tập 1

1. Bài tập 1, trang 113, SGK.

a) Dần buông chị ra, đi con ! Dần ngoan lắm nhỉ ! U van Dần, u lạy Dần ! Dần hãy để chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cà Dần nữa đấy.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

c) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo :

– Lão làm bộ đấy!

(Nam Cao, Lão Hạc)

Giải:

Bài tập này nhằm mục đích nhận biết câu ghép và hai cách nối các vế câu : có dùng và không dùng từ nối.

a) Đoạn trích này có 4 câu ghép, trong đó có 1 câu nối các vế câu bằng quan hệ từ và 1 câu nối các vế câu bằng cặp từ hồ ứng.

b) Đoạn trích có 2 câu ghép, các vế câu đều được nối với nhau bằng những từ có tác dụng nối.

c) Đoạn trích có 1 câu ghép.

d) Đoạn trích có 1 câu ghép.

2. Bài tập 2, trang 113, SGK.

3. Bài tập 3, trang 113, SGK.

Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách sau : a) Bỏ bớt một quan hệ từ. b) Đảo lại trật tự các vế câu.

Giải:

4. Bài tập 4, trang 114, SGK.

Giải:

Cần chú ý là các từ hô ứng đứng ngay trước hoặc sau từ mà nó phụ thuộc. Ví dụ : Người nào làm, người nấy chịu.

5. Bài tập 5, trang 114, SGK.

Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép) : a) Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông. b) Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi làm bài tập làm văn.

6. Trong các câu cho sau đây, câu nào là câu ghép có quan hệ từ nối các về trong câu, câu nào là câu ghép không có quan hệ từ nối các vế trong câu ?

a) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng)

b) Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

(Sự tích Hồ Gươm)

c) Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu, nhưng cả cây cầu vẫn sừng sừng giữa mênh mông trời nước.

(Thuý Lan)

Giải:

Trong số 3 câu của bài tập này, có 2 câu ghép chứa quan hệ từ nôi các vế trong câu, có 1 câu ghép không chứa chứa quan hệ từ nối các vế trong câu.

7. Trong bài tập 6, có những quan hệ từ nào được dùng để nối các vế trong câu ghép ? (Chỉ ra từng từ cụ thể, kể cả các từ được dùng hai lần.)

Giải:

Trong các câu ở bài tập 6, có tất cả 3 lần sử dụng quan hệ từ nối các vế trong câu, trong đó có 1 từ được dùng hai lần.

chúng tôi

Giải Vbt Ngữ Văn 8 Câu Ghép (Tiếp Theo)

Câu ghép (tiếp theo)

Câu 1 (Bài tập 1 trang 124 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu

Ý nghĩa mà mỗi vế câu biểu thị

a. Kết quả: Cảnh vật chung quanh thay đổi

Quan hệ nguyên nhân – kết quả

Nguyên nhân: Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn

b. Vế đầu đưa ra giả thiết “nếu…còn lưu lại”, vế thứ hai là kết quả “cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào

Quan hệ giả thiết – kết quả

c. Một vế là quyền lợi của chủ tướng, vế hai là quyền lợi của tướng sĩ, quân binh

Quan hệ đồng thời

d. Một vế nói về mùa đông lạnh, một vế nói về mùa xuân ấm áp

Quan hệ tương phản

e. Mức độ đấu tranh tăng tiến dần: giằng co – du đẩy – vật nhau – ngã nhào

Quan hệ tăng tiến

Câu 2 (Bài tập 2 trang 124 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Câu ghép trong những đoạn trích

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu

Đoạn 1:

Đoạn 1: Quan hệ nguyên nhân – kết quả

– Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

– Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

– Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.

– Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ.

Đoạn 2:

Đoạn 2: Quan hệ đồng thời

– Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương

– Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống biển.

⇒ Không thể tách các vế câu thành các câu đơn bởi vì nó sẽ làm mất đi ý nghĩa quan hệ vốn có trong câu ghép, người đọc người nghe sẽ không hiểu được ý nghĩa câu nói.

Câu 3 (Bài tập 3 trang 125 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a. Xác định 2 câu ghép đó:

+ “Việc thứ nhất: lão thì già…trông coi nó”

+ “Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi… hàng xóm gì cả”

b. Ta có thể tách mỗi vế của câu ghép dài phía trên thành những câu đơn, vì mỗi vế diễn đạt trọng vẹn một ý biểu đạt.

c. Xét về mặt biểu hiện, các câu ghép dài như trên có tác dụng: Thể hiện chân thực và trọn vẹn tâm trạng của nhân vật đó là sự lo lắng, suy nghĩ sâu sa, cẩn thận cuả lão Hạc khi sắp xếp cuộc đời cho mình.

Câu 4 (Bài tập 4 trang 125 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ giả thiết – kết quả

b. Không nên tách mỗi vế của câu ghép thành câu đơn vì như thế sẽ không diễm tả được trọn vẹn ý nghĩa của câu và thể hiện được hết ý đồ của tác giả.

c. Tách mỗi vế trong câu ghép thứ nhất và thứ ba thành câu đơn:

Thôi. U van con. U lạy con. Con có thương thầy u. Thì con đi ngay bây giờ cho u.

⇒ Nếu tách vế câu ghép 1 và 3 thành những câu đơn thì lời nói của nhân vật rời rạc, không diễn đạt hết sự tha thiết, liền mạch, khẩn khoản trong lời nói và hành động của nhân vật chị Dậu.

Câu 5 (trang SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Câu: Nếu tôi dừng lại mọi việc ở đây thì tôi sẽ là người thất bại

⇒ Đây là một câu ghép có quan hệ giả thiết, kết quả. Không thể tách câu ghép này thành một câu đơn bởi nó sẽ mất đi quan hệ vốn có của câu, người đọc sẽ không hiểu được nội dung của câu đơn đó. Ngoài ra nó sẽ khiến câu trở nên thiếu mạch lạc, tối ý.

Câu 6 (trang SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Câu Ghép (Tiếp Theo) Sbt Ngữ Văn 8 Tập 1: Giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Trang 84 Sbt Ngữ Văn

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 84 SBT Ngữ Văn 8 tập 1. Ghép từng đôi câu đơn sau đây thành một câu ghép, dùng các quan hệ từ thích hợp với quan hệ ý nghĩa cho sẵn trong ngoặc đơn sau từng đôi câu đó.. Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) SBT Ngữ Văn 8 tập 1 – Soạn bài Câu ghép (tiếp theo)

1. Bài tập 1, trang 124, SGK.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học) b) Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào ! (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương) c) Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm. (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ) d) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. (Nguyễn Đình Thi) e) Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau […]. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Trả lời:

Để làm bài tập này, cần đối chiếu từng câu ghép với những điều nói ở phần Ghi nhớ ong SGK (trang 112, trang 123).

Ví dụ : Câu ghép (a) có ba vế câu. Quan hệ giữa vế câu thứ nhất với vế câu thứ hai là quan hệ nguyên nhân, vế câu thứ nhất chỉ kết quả, vế câu thứ hai chỉ nguyên nhân. Quan hệ giữa vế câu thứ hai với vế câu thứ ba là quan hệ giải thích. Vế câu thứ hai biểu thị điều được giải thích, còn vế câu thứ ba dùng để giải thích điều được nói ở vế câu thứ hai.

Quan hệ ý nghĩa giữa những vế câu trong các câu ghép còn lại là quan hệ điều kiện, quan hệ tăng tiến, quan hệ tương phản, quan hệ tiếp nối, quan hệ nguyên nhân.

2. Bài tập 2, trang 124 – 125, SGK.

Đọc các đoạn trích trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

– Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề . Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ. – Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

a) Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên.b) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép.c) Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không ? Vì sao?

Trả lời:

Bài tập này có ba câu hỏi với mục đích sau đây : Câu hỏi (a) yêu cầu nhận diện câu ghép, câu hỏi (b) yêu cầu xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, câu hỏi (c) yêu cầu nhận xét về việc dùng câu ghép khác dùng câu đơn như thế nào.

– Hướng giải đáp câu hỏi (b) :

Đê biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là quan hệ gì, cần căn cứ vào nội dung của câu mở đầu mỗi đoạn trích. Các câu ấy trình bày một ý khái quát về quan hệ giữa màu nước biển với sắc mây trời hay giữa ngày (thời gian có ánh sáng mặt trời) với mùa sương trên vịnh Hạ Long.

– Hướng giải đáp câu hỏi (c) :

Không nên tách mỗi vê câu ưong các câu ghép đã cho ở đây ra thành một câu đơn, vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ở đây rất chặt chẽ : ý được nêu của vế câu này là điều kiện hay nguyên nhân của ý được nêu trong vế câu kia.

3. Bài tập 3, trang 125, SGK.

(Nam Cao, Lão Hạc) Trả lời:

Bài tập này có mục đích đánh giá cách dùng câu ghép gắn với một trường hợp cụ thể.

Mỗi “câu ghép rất dài” ở đây là một câu ghép gồm nhiều bộ phận có quan hệ với nhau rất phức tạp. về phương diện lập luận, không nên tách các bộ phận trong từng “việc” của lão Hạc ra thành câu riêng, vì các việc nhỏ trong đó gắn kết với nhau làm thành “hai việc”, về giá trị biểu hiện thực tế việc tạo những câu dài như vậy còn nhằm phản ánh cách nói dài dòng của lão Hạc, như tác giả đã nói lúc ban đầu.

4. Bài tập 4, trang 125 -126, SGK.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế của câu thành một câu đơn không? Vì sao?b) Thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật nói như thế nào ?

Trả lời:

Dựa vào gợi ý ở những bài tập trên, em tự làm bài tập này.

5. Trong các câu ghép sau đây, quan hệ từ (in đậm) nào chỉ kiểu quan hệ ý nghĩa nào trong số các quan hệ ý nghĩa nêu bên dưới.

a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mây bước, tôi sẽ cho ồng biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

(Em bé thông minh) b) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. c) Tôi không muốn trả lời mẹ tôi vì tôi muốn khóc quá. d) Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhả vào cạnh anh Dậu. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) e) Giá tôi không trêu chị Cốc thì đầu đến nỗi Choắt việc gì. g) Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài còn mình thì nhân lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. (Em bé thông minh)

Các quan hệ ý nghĩa :

– Quan hệ nguyên nhân.

– Quan hệ điều kiện.

– Quan hệ giả thiết.

– Quan hệ tiếp nối.

– Quan hệ tương phản.

Trả lời:

Các kiểu quan hệ nêu trong bài tập thường được diễn đạt bằng các quan hệ từ cho sau đây :

– Quan hệ nguyên nhân được diễn đạt bằng các quan hệ từ : vì, do, tại, bổi, nhờ.

– Quan hệ điều kiện được diễn đạt bằng quan hệ từ : nếu.

– Quan hệ giả thiết được diễn đạt bằng quan hệ từ : giá.

– Quan hệ tiếp nối được diễn đạt bằng quan hệ từ : rồi.

– Quan hệ tương phản được diễn đạt bằng các quan hệ từ : tuy hay nhưng hay tuy… nhưng.

6. Ghép từng đôi câu đơn sau đây thành một câu ghép, dùng các quan hệ từ thích hợp với quan hệ ý nghĩa cho sẵn trong ngoặc đơn sau từng đôi câu đó.

a) Các bạn ấy chăm học. Các bạn ấy chắc sẽ đạt kết quả tốt. (Quan hệ nguyên nhân)

b) Chúng ta học tập chăm chỉ. Chắc chúng ta sẽ đạt kết quả tốt. (Quan hệ điều kiện)

c) Gia đình bạn ấy có nhiều khó khăn. Bạn ấy vẫn cố gắng học tập đều đặn và có kết quả tốt. (Quan hệ tương phản)

Trả lời:

Tham khảo gợi ý ở lời giải bài tập 5.

7*. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp để tạo câu ghép theo kiểu quan hệ cho sẵn sau từng câu.

a) Gió /…/ to, diều bay /…/cao. (Quan hệ tăng tiến)

b) Nước biển vùng này trong và ít sóng… người đến tắm rất đông. (Quan hệ nguyên nhân)

c) Gió mối lúc một mạnh thêm /…/ sóng mối lúc một thêm cao. (Quan hệ bổ sung)

d) Chiếc xe dùng lại /…/ mọi người lần lượt xuống xe. (Quan hệ tiếp nối)

Trả lời:

Tham khảo gợi ý ở lời giải bài tập 5.

Soạn Bài Từ Ghép Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 8 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Tìm câu sử dụng đúng từ ghép ăn mặc : a) Nó ăn mặc rất lịch sự. b) Nó ăn mặc rất ngon, rất đẹp. c) Nó ăn mặc một bộ quần áo rất sang.

1. Bài tập 1, trang 15, SGK.

Trả lời:

Đối với mỗi từ đã cho, để xác định từ đó là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập, cần phải phân tích mối quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng tạo nên từ đó và đặc tính về nghĩa của từ. Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính (tính chất phân nghĩa). Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó (tính chất hợp nghĩa).

Mẫu :

– Từ ghép chính phụ : nhà ăn …

– Từ ghép đẳng lập : suy nghĩ…

2. Bài tập 2, trang 15, SGK.

Trả lời:

Lần lượt tìm tiếng thích hợp điền vào sau tiếng chính. Tiếng thích hợp tức là tiếng đặt sau tiếng chính tạo ra một từ ghép chính phụ có thực trong tiếng Việt. Có thể tìm các từ này trong các từ điển tiếng Việt.

Mẫu : bút chì mưa rào

Cần chú ý là không tìm những tiếng ghép vào tiếng chính không tạo nên từ ghép chính phụ mà chỉ tạo nên cụm từ. Ví dụ : mưa to không phải là từ ghép chính phụ mà là một cụm danh từ.

3. Bài tập 3, trang 15, SGK.

Trả lời:

Tìm những tiếng đồng nghĩa hoặc gần gũi về nghĩa điền vào sau tiếng đã cho để tạo từ ghép đẳng lập.

Mẫu : mặt – mặt mũi

ham – ham muốn

Có thể tìm các từ này trong các từ điển tiếng Việt.

4. Bài tập 4, trang 15, SGK.

Trả lời:

So sánh nghĩa của sách, vở với nghĩa của sách vở để giải bài tập này.

5. Bài tập 5, trang 15, SGK.

Trả lời:

Để trả lời các câu hỏi này, em hãy quan sát thực tế. Ví dụ, quan sát trong thực tế, chúng ta sẽ thấy cà chua là từ chỉ một loại quả, có quả có vị chua nhưng cũng có quả có vị ngọt. Điều này chứng tỏ trong nhiều trường hợp không thể suy diễn một cách máy móc từ nghĩa của tiếng phụ ra nghĩa của từ ghép chính phụ đó.

6. Bài tập 6, trang 16, SGK.

Trả lời:

So sánh nghĩa của các từ ghép đã cho với nghĩa của các tiếng tạo nên chúng, sẽ thấy sự khác nhau về nghĩa giữa từ ghép và nghĩa của tiếng tạo nên chúng.

Mẫu : mát tay. Mát : một trạng thái vật lí ; tay : một bộ phận của cơ thể. Mát tay chỉ một phẩm chất : dễ thành công trong một số công việc (thầy thuốc mát tay ; nuôi lợn rất mát tay).

7. Bài tập 7*, trang 16, SGK.

Trả lời:

Dựa vào mẫu để làm ; kí hiệu để biểu thị mối quan hệ chính phụ (mũi tên chỉ vào tiếng chính). Đây là loại từ ghép có quan hệ tầng bậc phức tạp. Trong ví dụ đưa ra để làm mẫu, ta thấy cờ là tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính đuôi. Đến lượt nó, cả tổ hợp đuôi cờ là thành phần phụ bổ nghĩa cho tiếng chính cá.

8. (1) Tìm câu sử dụng đúng từ ghép ăn mặc :

a) Nó ăn mặc rất lịch sự. b) Nó ăn mặc rất ngon, rất đẹp. c) Nó ăn mặc một bộ quần áo rất sang.

(2) Tìm câu sử dụng đúng từ ghép làm ăn :

a) Bạn tôi làm ăn mấy món rất ngon. b) Bạn tôi làm ăn rất giỏi. c) Bạn tôi làm ăn nghề thợ mộc. Trả lời:

Trước hết tìm hiểu nghĩa của từ ăn mặc và từ làm ăn. Sau đó, xem xét việc dùng hai từ ghép này trong từng câu cụ thể : dùng đúng ở câu nào, dùng sai ở câu nào.

chúng tôi

Bài tiếp theo