Giải Sinh Học 9 Bài 47 Quần Thể Sinh Vật / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Sinh Học 9 Bài 47: Quần Thể Sinh Vật

Tóm tắt lý thuyết

*Quần thể sinh vật là:

Tập hợp những cá thể cung loài

Sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định

Những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới

Một số hình ảnh về quần thể sinh vật

a. Tỉ lệ giới tính

Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái.

Đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non là 1 : 1

Tỷ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào: đặc điểm di truyền, điều kiện môi trường …

Ví dụ:

Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực, sau mùa sinh sản số lượng lại bằng nhau.

Ý nghĩa: cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể

b. Thành phần nhóm tuổi

Quần thể có 3 nhóm tuổi chính: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.

Nhóm tuổi trước sinh sản

Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể

Nhóm tuổi sinh sản

Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể

Nhóm tuổi sau sinh sản

Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể

Thành phần các nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể được thể hiện bằng các tháp tuổi.

Tháp tuổi bao gồm nhiều hình thang (hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau.

Có 3 dạng tháp tuổi:

Tháp ổn định: có đáy rộng vừa phải, cạnh tháp xiên ít hoặc đứng biểu hiện tỉ lệ sinh không cao, tỉ lệ sinh bù đắp cho tỉ lệ tử.

Tháo giảm sút: có đáy hẹp, nhóm tuổi trước sinh sản < nhóm tuổi sau sinh sản quần thể có thể đi tới suy giảm hoặc diệt vong.

Ý nghĩa: có thể dự đoán được sự phát triển của thuần thể.

Mục đích: có kế hoạch phát triển quần thể hợp lí và các biện pháp bảo tồn.

Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

Ví dụ:

Mật độ cá thể của thuần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào:

Chu kì sống của sinh vật.

Nguồn thức ăn của quần thể

Biến động bất thường của điều kiện sống: lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, hạn hán …

Trong nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật giữ mật độ quần thể thích hợp là: trồng số lượng hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn …

* Lưu ý: trong các đặc trưng cơ bản của quần thể thì đặc trưng quan trọng nhất là mật độ vì: mật độ quyết định các đặc trưng khác và ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, sức sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể, các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.

Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở … thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.

Số lượng cá thể tăng khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi … khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên han khiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản nhiều cá thể bị chết mật độ cá thể giảm xuống mật độ cá thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.

Vbt Sinh Học 9 Bài 49: Quần Thể Xã Sinh Vật

VBT Sinh học 9 Bài 49: Quần thể xã sinh vật

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 115 VBT Sinh học 9: Ngoài các ví dụ trong SGK, hãy lấy thêm một ví dụ về quan hệ ảnh hưởng của ngoại cảnh tới số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.

Lời giải:

Khi xảy ra cháy rừng, các quần thể thực vật sẽ bị giảm số lượng do bị thiêu cháy, các sinh vật sống trong rừng sẽ bị chết, mất nguồn thức ăn, nơi ở và trú ẩn,… do đó số lượng các cá thể của quần thể sống trong quẫn xã rừng sẽ giảm nhanh chóng

Bài tập 2 trang 115 VBT Sinh học 9: Theo em, khi nào thì có sự cân bằng sinh học trong quần xã?

Lời giải:

Sự cân bằng sinh học trong quần xã xảy ra khi số lượng các cá thể của mỗi quần thể sống trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng đáp ứng của môi trường.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 115 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Quần xã sinh vật là một tập hợp nhiều ………………… thuộc …………………, cùng ………………………. và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

Lời giải:

Quần xã sinh vật là một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

Bài tập 2 trang 115 VBT Sinh học 9: Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật là gì?

Lời giải:

Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật: đặc trưng về số lượng loài (độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp) và thành phần loài (loài ưu thế, loài đặc trưng).

Bài tập 3 trang 115 VBT Sinh học 9: Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế như thế nào?

Lời giải:

Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức phù hợp với khả năng đáp ứng của điều kiện môi trường.

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 115-116 VBT Sinh học 9: Thế nào là một quần xã? Quần xã khác quần thể như thế nào?

Lời giải:

Quần xã là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau.

Sự khác nhau cơ bản giữa quần xã và quần thể: Quần xã là tập hợp của nhiều quần thể khác loài, quần thể là tập hợp của nhiều cá thể cùng loài.

Bài tập 2 trang 116 VBT Sinh học 9: Hãy lấy ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

– Kể tên các loài trong quần xã

– Các loài đó liên hệ với nhau như thế nào?

– Nêu khu vực phân bố của quần xã.

Lời giải:

Quần xã sinh vật rừng ngập mặn ven biển có các loài sinh vật: đước, sú, vẹt, cua, tôm, cá cóc, giun đất, cò,… Các loài trên cùng sống trong môi trường ngập mặn, các loài thực vật có thể làm thức ăn và nơi trú ẩn cho các loài động vật, các loài động vật có sự cạnh trạnh nhau về điều kiện sống hoặc là thức ăn của nhau

Bài tập 3 trang 116 VBT Sinh học 9: Hãy nêu những đặc trưng về số lượng và thành phần của quần xã.

Lời giải:

Đặc trưng về số lượng của các loài trong quần xã: có các chỉ số về độ đa dạng, độ nhiểu, độ thường gặp.

Đặc trưng về thành phần loài của quần xã: có các chỉ số về loài đặc trưng và loài ưu thế.

Bài tập 4 trang 116 VBT Sinh học 9: Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học.

Lời giải:

Cân bằng sinh học là sự khống chế số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn ở mức phù hợp với khả năng của môi trường.

Ví dụ: trong một ao cá, số lượng các loài cá luôn chịu sự ảnh hưởng của môi trường sống, các loài có nguồn thức ăn và khu vực sống riêng, số lượng cá thể của mỗi quần thể luôn phù hợp với môi trường sống đó.

Bài tập 5 trang 116 VBT Sinh học 9: Chỉ số về độ thường gặp các loài trong quần xã là (chọn phương án trả lời đúng):

A. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

B. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

C. Tỉ lệ % số địa điểm quan sát bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

D. Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

Lời giải:

Chọn đáp án C. Tỉ lệ % số địa điểm quan sát bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

Giải thích: dựa theo nội dung bảng 49 SGK trang 147.

Giải Bài Tập Trang 142 Sgk Sinh Lớp 9: Quần Thể Sinh Vật

Giải bài tập trang 142 SGK Sinh lớp 9: Quần thể sinh vật

Giải bài tập môn Sinh học lớp 9

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về quần thể sinh vật trong chương trình học môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 129 SGK Sinh lớp 9: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vậtGiải bài tập trang 134 SGK Sinh lớp 9: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

A. Tóm tắt lý thuyết: Quần thể sinh vật

Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Quần thể mang những đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cơ thể. Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc vào nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường. Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi đó, mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 142 Sinh học lớp 9: Quần thể sinh vật

Bài 1: (trang 142 SGK Sinh 9)

Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Ví dụ trong quần thể ong mật:

Có sự phân công để cùng hỗ trợ cho nhau:

Ong chúa: chuyên nhiệm vụ sinh sản.

Ong thợ có nhóm giữ nhiệm vụ hút mật, lấy phấn hoa, có nhóm làm vệ sinh tổ, nhóm bảo vệ…

Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh gây ra sự cạnh tranh gay gắt nhau về thức ăn, nơi ở dẫn đến sự xẻ đàn thì cạnh tranh mới được giảm nhẹ.

Bài 2: (trang 142 SGK Sinh 9)

Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Hình tháp của chuột đồng có dạng ổn định.

Hình tháp của chim trĩ có dạng phát triển.

Hình tháp của nai có dạng giảm sút.

Bài 3: (trang 142 SGK Sinh 9)

Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xuông thấp hoặc tăng cao duy trì trạng thái cân bằng của quần thể:

Khi mật độ cá thể quá cao, điều kiện sống suy giảm, trong quần thể xuất hiện những dấu hiệu làm giảm số lượng cá thể như hiện tượng di cư của một bộ phận cá thể trong quần thể, giảm khả năng sinh sản và mắn đẻ của các cá thể cái, giảm mức sống sót của các cá thể non và già,…

Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp nhất định, quần thể có cơ chế điều chỉnh số lượng theo hướng ngược lại, khả năng sinh sản và khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể tăng cao hơn.

Sinh Học 9 Bài 49: Quần Xã Sinh Vật

Tóm tắt lý thuyết

Ví dụ: khu rừng mưa nhiệt đới.

Các quần thể sinh vật có trong rừng mưa nhiệt đới:

Quần thể động vật: hổ, báo, thỏ, mối …

Quần thể thực vật: lim, chò, các loại cỏ, rêu, dương xỉ …

Các quần thể nấm, vi sinh vật …

Giữa các quần thể tồn tại mối quan hệ cùng loài (hỗ trợ, cạnh tranh) và quan hệ khác loài (hỗ trợ, đối địch)

Tập hợp các quần thể trên được gọi là quần xã

Khái niệm: quần xã sinh vật là:

Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau.

Cùng sống trong một không gian nhất định.

Các sinh vật có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất

Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định

Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

Ví dụ về quần xã: rừng mưa nhiệt đới, ao cá, cánh đồng …

Các đặc điểm của quần xã

Ví dụ:

Loài ưu thế: Trong quần xã trên cạn thì thực vật Hạt kín là loài ưu thế vì chúng chiếm 1 vai trò quan trọng trong quần xã: cung cấp nơi ở, thức ăn, khí oxi cho các loài sinh vật khác ..

Loài đặc trưng: Trong quần xã rừng cọ ở Phú Thọ thì cọ được coi là loài đặc trưng vì số lượng các cá thể cọ chiếm nhiều hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã.

Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi của quần xã.

Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến hoạt động của các sinh vật cũng mang tính chất chu kì.

Ví dụ: chim và nhiều loài động vật di trú để tránh mùa đông giá lạnh

Nhiều loài động vật: ếch, nhái, cú … hoạt động vào ban ngày ít, đêm nhiều

Cây rụng là vào mùa đông

Điều kiện khí hậu thuận lợi, thực vật phát triển dẫn tới động vật cũng phát triển. Tuy nhiên, số lượng loài sinh vật luôn được khống chế ở mức độ ổn định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo cân bằng sinh học trong quần xã.

Số lượng chim tăng cao, chim ăn nhiều sâu → số lượng sâu giảm → không đủ thức ăn cho chim sâu → số lượng chim sâu giảm → số lượng sâu tăng → số lượng sâu và chim ăn sâu luôn được duy trì ở mức độ ổn định → cân bằng sinh học trong quần xã

Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học → phù hợp với khả năng của môi trường (thức ăn, nơi ở …) sự cân bằng sinh học trong quần xã.

Trong thực tế, con người có rất nhiều tác động làm mất cân bằng sinh học trong các quần xã như

Chúng ta cần có các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên

Nghiêm cấm săn bắt, mua bán động vật quý hiếm

Trồng cây gây rừng

Tuần tra bảo vệ rừng

Xây dựng các khu bảo tổn thiên nhiên và động vật quý hiếm …