Giải Thích Ý Nghĩa Nhan Đề Mùa Xuân Nho Nhỏ / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Dàn Ý Giải Thích Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ

– Tác giả: Thanh Hải hoạt động văn nghệ cả hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc nên có nhiều đóng góp tích cực trong việc xây dựng nền văn học nước nhà, đặc biệt là văn học miền Nam buổi đầu.

– Tác phẩm: Bài thơ được ông viết trước khi qua đời (trước năm 1980) thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu đất nước và mong ước của nhà thơ.

+ Mùa xuân: ý nghĩa tả thực, là thời điểm khởi đầu một năm, khi mọi vật sinh sôi nảy nở.

+ Mùa xuân: ý nghĩa biểu tượng, là sức trẻ trong tâm hồn, là nhiệt huyết, là cống hiến của mỗi con người vào mùa xuân lớn của đất nước.

– Thể hiện phát hiện mới mẻ của ông.

– Thể hiện quan niệm sống về cái riêng và cái chung, cá nhân và cộng đồng. Cổ vũ cho lối sống tính cực: ai cũng cần đóng góp cho cộng đồng, dân tộc.

– Thể hiện mong muốn của nhà thơ: hiến dâng những điều tốt đẹp nhất cho mùa xuân của đất nước dù là những điều nhỏ bé nhất

Khẳng định giá trị, ý nghĩa của nhan đề trong việc tạo nên thành công của tác phẩm.

Trong cuộc đời hoạt động văn học tích cực của mình, nhà thơ Thanh Hải đã không biết bao lần khiến bạn đọc trầm trồ, ngưỡng mộ bởi tài năng và tâm hồn của một người nghệ sĩ đích thực. Hơn tất thảy, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là minh chứng thể hiện thành công nhất cho bút lực tuyệt vời đó. Bài thơ không chỉ gần gũi bởi ngôn từ đơn giản, quen thuộc mà còn bởi những tầng ý nghĩa sâu sắc được nhà thơ gửi gắm. Đặc biệt chỉ với nhan đề bốn tiếng, Thanh Hải đã thực sự bao quát được toàn bộ ý nghĩa của bài thơ. Qua đó, độc giả có thể đến gần hơn với nhịp đập của một trái tim luôn hết lòng vì đời!

Thanh Hải là một trong số ít nhà thơ hoạt động văn nghệ ở cả hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Trong suốt chặng đường ấy, ông không ngừng có những đóng góp tích cực cho nền văn học nước nhà buổi đầu, đặc biệt là văn học miền Nam. Bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó là thời khắc trước khi nhà thơ qua đời (năm 1980). Có lẽ bởi ra đời tại khoảng khắc ấy nên bài thơ mang trọn vẹn tình yêu cuộc sống, yêu đất nước và mong ước của nhà thơ – mong ước của một trái tim vẫn còn thổn thức, muốn đập vì đời nhiều hơn chút nữa. Khao khát được tận hiến cho đến giây phút cuối cùng kia thật khiến bao người phải cúi đầu ngưỡng mộ.

Trước hết, ” rõ ràng là một danh từ chỉ một khoảng thời gian trừu tượng nhưng nay lại có hình có khối, có kích thước cụ thể khi đi kèm với tính từ Bất giác, thời gian của vũ trụ ấy được xác định rõ ràng như một vật thể, khiến ta có cảm giác như có thể cầm nắm nó. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác riêng, ta mới thấy hết cái hay cái đẹp của nhan đề. thực chất mang ý nghĩa tả thực, là thời điểm khởi đầu của một năm, khi vạn vật sinh sôi nảy nở. Trong bốn mùa, xuân là mùa tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, cho những gì tươi đẹp nhất của một năm trời. Mà những điều tốt ấy lại chỉ có thể đánh đổi bằng sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của muôn mầm non cây lá. Với ý nghĩa đó, mùa xuân còn mang ý nghĩa biểu tượng là sức trẻ trong tâm hồn, là nhiệt huyết, là cống hiến của mỗi con người. ” Mùa xuân nho nhỏ” ở đây chính là một hình ảnh ẩn dụ chỉ cuộc đời nhỏ bé của mỗi con người góp phần làm nên mùa xuân lớn của dân tộc. Từ láy ” đã làm rõ thêm tính chất của mùa xuân ấy: giản dị, khiêm nhường như chính tấm lòng nhà thơ vậy. Nhà thơ cho rằng dù mình có cống hiến bao nhiêu, cống hiến cho đời nhiều thế nào đi chăng nữa thì tất cả cũng thật nhỏ bé trước những điều cao cả hơn của cuộc đời. Cả một tầng sâu ý nghĩa ấy lại được cất giấu dưới lớp ngôn từ đơn giản: “Mùa xuân nho nhỏ”.

Qua nhan đề ngắn gọn ấy, Thanh Hải đã thể hiện một phát hiện vô cùng mới mẻ về của ông về cuộc đời. Nói một cách khác, đây chính là quan niệm sống mối quan hệ của cái “tôi” và cái “ta”, của cái riêng và cái chung, cá nhân và cộng đồng. Là một cá thể trong cả một xã quần thể rộng lớn ấy, đã bao giờ bản thân tự nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng:

Bằng cách đó, nhà thơ đã cổ vũ cho một lối sống tích cực: ai cũng cần đóng góp sức mình cho cộng đồng, dân tộc, dù đó điều nhỏ nhoi hay to lớn, vĩ đại. Cho tới tận khi sắp về với cát bụi, Thanh Hải vẫn mong có cơ hội hiến dâng những điều tốt đẹp nhất cho mùa xuân đất nước và còn gắng sức lan tỏa triết lí cao đẹp ấy tới muôn người. Và không uổng phí những ước mong của nhà thơ, nhân sinh quan sâu sắc kia đã được bạn đọc muôn thế hệ nồng nhiệt đón nhận.

Chưa cần lật dở vào trang thơ, chỉ đến với tiêu đề bài thơ thôi mà độc giả đã phải thổn thức bởi

Bình Luận Facebook

.

Bài 23 Mùa Xuân Nho Nhỏ

1.Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên trong khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có những nét gì đặc sắc ? cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên được thể hiện như thế nào ?

2.Trong bài thơ có những hình ảnh mùa xuân nào ? Phân tích quan hệ giữa các hình ảnh mùa xuân ấy.

3.Hãy nêu cảm nghĩ của em về điều tâm nguyện của nhà thơ được thể hiện trong hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ.

4.Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi”, sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình ?

5.Em biết những bài thơ nào về mùa xuân trong thơ ca Việt Nam ? Hãy ghi lại một số câu thơ hay trong những bài thơ ấy. Nhận xét về sự sáng tạo của Thanh Hải trong hình ảnh Mùa xuân nhơ nhỏ.

1.Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được vẽ bằng ít nét chấm phá nhưng rất đặc sắc. Hãy chú ý đến các từ ngữ, hình ảnh về không gian, màu sắc, ánh sáng, âm thanh trong bức tranh thiên nhiên mùa xuân, không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu tím biếc của bông hoa trên dòng sông xanh. Đặc biệt, hình ảnh mùa xuân trở nên rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời.

Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời được thể hiện trong cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như trò chuyện với thiên nhiên : “ơi… hót chi mà…”. Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ trong một động tác trữ tình thể hiện sự đón nhận vừa trân trọng vừa thiết tha, trìu mến với mùa xuân : đưa tay hứng lây từng giọt long lanh của tiếng chim chiền chiện.

2.Có ba hình ảnh mùa xuân trong bài thơ : mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân nhỏ của mỗi người. Từ cảm hứng về mùa xuân thiên nhiên dẫn đến cảm nghĩ về mùa xuân đất nước. Từ mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước mà liên tưởng tới mùa xuân của mỗi cuộc đời – một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn. Như vậy, hình ảnh mùa xuân trước đã chuẩn bị và gợi ra những hình ảnh mùa xuân tiếp theo. Trong hình ảnh mùa xuân đất nước cũng có hình ảnh mùa xuân thiên nhiên. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ của mỗi người cũng được thể hiện bằng những chi tiết đã được hiện ra trong hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, nhưng có sự biến đổi: “Ta làm con chim hót – Ta làm một cành hoa”.

3.Tham khảo đoạn văn sau :

“Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi người những niềm khao khát và hi vọng. Với Thanh Hải, đây cững là thời điểm nhà thơ nhìn lại cuộc đời mình và bộc bạch điều tâm niệm tha thiết của một nhà thơ gắn bó trọn đời với đất nước và cách mạng.

Khát vọng của nhà thơ là được “làm con chim hót”, được “làm một cành hoa” hoà nhập mùa xuân nhà của đời mình vào mùa xuân lớn của đất nước, góp một “nốt trầm xao xuyến” vào – bản hoà ca bất tận của cuộc đời. Hiến dâng Mùa xuân nho nhỏ – nghĩa là phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mỗi người – cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp và chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ. Khát vọng ấy được thể hiện bằng những hình ảnh giản dị, tự nhiên mà có sức gợi cảm và rất phù hợp với hình tượng mùa xuân trong toàn bài thơ. Khát vọng ấy thật tha thiết và cũng rất khiêm nhường : được làm con chim dâng tiếng hót, cành hoa nhỏ dâng sắc hương cho mùa xuân đất nước, góp một nốt trầm – không phải là một nốt cao vượt trội – trong bản hoà ca của cuộc đời, nốt trầm mà xao xuyến. Mùa xuân nho nhỏ của mỗi cuộc đời dâng cho đất nước cũng không hề ồn ào mà là sự hiến dâng lặng lẽ, tự nguyện.

Điều tâm niệm của tác giả cũng là khát vọng chung của nhiều người, ở mọi lứa tuổi. Bởi vậy, tiếng lòng của nhà thơ đã gặp gỡ với tâm trạng của đông đảo mọi người và nhà thơ đã nói bằng tiếng nói chung với đại từ “ta”.

4.Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dựng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyên biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Từ sự phân biệt nghĩa và sắc thái của hai đại từ tôi, ta, vận dụng vào trường hợp của bài thớ này đã lí giải việc chuyên đổi đại từ ở hai phần. Từ tôi trong câu “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa biểu hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng từ ta thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ ta lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái “ta”. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình, mà vẫn nhận ra được một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải.

5.Ví dụ những bài thơ về mùa xuân : Mộ xuân tức sự (Nguyễn Trãi), Mưa xuân, Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tứ). Em tìm đọc những bài thơ nêu trên và tìm thêm những bài thơ khác về mùa xuân trong các tuyển tập thơ Việt Nam. Chép lại một số câu đặc sắc.

Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải, góp vào các hình ảnh mùa xuân trong thơ ca. Các nhà thơ từ xưa tới nay đã viết nhiều về mùa xuân với nhiều cảm hứng và những phát hiện riêng khác nhau nhưng tựu trung thường khai thác hai phương diện : mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của con người. Thanh Hải cũng không đi ra ngoài hai phương diện ấy của thi đề mùa xuân. Cái đặc sắc ở đây chính là hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ. Đó là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân nho nhỏ ấy góp vào để làm nên mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. Hình ảnh này thể hiện quan niệm về sự thông nhát giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân yà cộng đồng.

Giải Vbt Ngữ Văn 9 Mùa Xuân Nho Nhỏ

Mùa xuân nho nhỏ

Câu 1: Câu 1, tr. 57, SGK Trả lời:

– Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên , đất trời đến mùa xuân mỗi con người trong mùa xuân lớn đất nước, thể hiện khát vọng được hiến dâng mùa xuân nho nhỏ của mình cho cuộc đời chung

– Bố cục

+ Khổ thơ đầu : Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời.

+ Khổ 2 và 3 : Cảm xúc về mùa xuân đất nước, con người.

+ Khổ 4 và 5 : Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ.

+ Khổ cuối : Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu ca Huế

Câu 2: Mùa xuân của thiên nhiên được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, âm thanh, màu sắc trong khổ thơ đầu? Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân được thể hiện như thế nào? Trả lời:

– Vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên mùa xuân

+ Bức tranh xuân đơn sơ giản dị mà đẹp vô cùng. Màu xanh là tín hiệu của mùa xuân,sắc tím của bông hoa là dáng hình của niềm tin của quê ương xứ Huế. Dường như tác giả thấy mùa xuân ấy đang trải êm đềm ấm ấp trên dòng sông có bông hoa tím biếc

+ Cái bức tranh ấy được đẹp hơn sống động hơn với tiếng hót của con chim chiền chiện. Mùa xuân như đang bước đến cùng niềm vui rạo rực

+ Tiếng chim còn kết thành những giọt sương long lanh rơi xuống cõi lòng rộng mở đang say sưa, ngây ngất thi nhân→ nghệ thuật chuyển đổi cảm giác thật tinh tế tài hoa

– Cảm xúc của tác giả: ta hình dung được tâm trạng say mê, hào hứng của nhà thơ khi mùa xuân tới

Câu 3: Trong bài thơ có những hình ảnh mùa xuân nào? Phân tích quan hệ giữa các hình ảnh mùa xuân ấy Trả lời:

– Có ba hình ảnh mùa xuân: mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân nho nhỏ của mỗi con người

– Mối quan hệ giữa các hình ảnh ấy:

+ Từ những hình ảnh cụ thể: cành hoa, tiếng chim, nốt nhạc trầm, nhà thơ khái quát thành 1 hình tượng độc đáo: mùa xuân nho nhỏ.

+ Nếu ở hai khổ thơ đầu, hai hình ảnh thơ bông hoa và con chim được miêu tả cụ thể, gợi cảm thì ở khổ thơ thứ tư những hình ảnh ấy lại mang ý nghĩa khái quát, đậm tính biểu tượng.

+ Việc lặp lại đó làm cho hai chi tiết này trở thành biểu tượng của mùa xuân và từ đấy hình ảnh mùa xuân nho nhỏ hiện lên ở khổ thơ thứ 5 rất tự nhiên.

+ Ba hình ảnh mùa xuân đã tạo nên sự trùng điệp nhưng không trùng lặp mà được mở sộng, phát triển những ý nghĩa mới. Đặc biệt, hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là 1 sáng tạo độc đáo của Thanh Hải, góp vào những hình ảnh mùa xuân tươi đẹp khác trong thơ ca dân tộc.

Câu 4: Câu 3, tr. 57, SGK Trả lời:

– Điều tâm nguyện của nhà thơ: ta làm con chim, ta làm cành hoa, một nốt nhạc trầm nhập vào bản hòa ca, mang niềm vui đến cho cuộc đời.

– Tâm nguyện ấy được thể hiện bằng các hình ảnh: một tiếng chim hòa trong giọng hát của muôn loài chim, một cành hoa lẫn trong hương sắc của muôn hoa, một nốt trầm trong bản nhạc hòa ca xao xuyến lòng người →ta là người góp phần mang đến niềm vui cho đời, chỉ là một nốt trầm thôi nhưng là một nốt trầm có khả năng gây xao xuyến lòng người, đó cũng là tiếng hát lí tưởng cao cả của một con người muốn cống hiến sức mình cho nhân dân đất nước → khát vọng muốn sống hữu ích cho đời

– Nhà thơ muốn mình là một mùa xuân nho nhỏ hòa vào mùa xuân bao la vô hạn, vô biên của cuộc đời, của mọi người, dù tuổi đang xuân hay khi đầu đang chớm bạc. Điệp từ dù là như một lời khẳng định: trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về cuộc đời, làm việc có ích cho xã hội, Lặng lẽ dâng cho đời

– Ước nguyện của nhà thơ dã gợi cho em thấy ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người: sống là không ngừng nỗ lực cống hiến cho đời

Câu 5: Câu 4, tr. 57, SGK Trả lời:

Nhạc điệu bài thơ được tạo nên nhờ sử dụng các yếu tố:

– Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, gần với dân ca, gieo vần liền tạo sự liền mạch cho cảm xúc.

– Sự hài hòa giữa hình ảnh tự nhiên, giản dị với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng

– Ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp ngữ.

– Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.

– Chủ đề của bài thơ: rung cảm trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Thích Ý Nghĩa Nhan Đề Tức Nước Vỡ Bờ

Để tìm hiểu sâu hơn về giá trị tác phẩm Tức nước vỡ bờ, mời các em tham khảo một số bài văn mẫu Giải thích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ sau đây. Hi vọng các em sẽ có thêm tài liệu, cách triển khai để hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất!

Giải nghĩa câu thành ngữ “Tức nước vỡ bờ”:

“Tức nước” có nghĩa là nước rất đầy, như muốn trào ra. “Bờ” là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng “tức nước vỡ bờ” chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra.

Nói theo nghĩa bóng là: Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua. Nhưng nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Cũng như dân gian đã có câu: “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Đó là quy luật tất yếu trong cuộc sống.

Đoạn trích trong tác phẩm “Tắt đèn” đã lấy câu thành ngữ “Tức nước vỡ bờ” chính là muốn người đọc hình dung được tình thế của chị Dậu. Chị đã chạy vạy hết sức để có tiền nộp sưu, đến nỗi phải bán cả đứa con gái yêu quý mà vẫn không ddue tiền nộp sưu cho chồng. Khi bọn cai lệ đến, chị đã hết mực lạy lục van xin vậy mà chúng vẫn không chịu tha cho anh Dậu đang ốm yếu, nhất quyết bắt anh ra đình tra tấn. Như vậy chị đã bị dồn ép đến bước đường cùng, không còn chịu đựng được nữa, chị đã vùng lên chống lại bọn cai lệ để bảo vệ chồng mình.

Nhan đề cũng giúp người đọc hình dung tình thế xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 – đặc biệt là người nông dân – bị bần cùng hóa đến kiệt quệ, chỉ chờ cơ hội là vùng lên chống lại áp bức cường quyền. Gợi sự đồng cảm của người đọc với thân phận người nông dân đồng thời gợi sự căm phẫn đối với ách thống trị của chế độ thực dân – phong kiến.

Giải thích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ – Bài mẫu 1

Tức Nước Vỡ Bờ là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố – một cây bút ký tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Đoạn trích này khiến người đọc cảm thấy xót xa cho số phận người nông dân khi đang phải “tồn tại” trong một chế độ tranh xã hội phong kiến đương thời vô cùng thối nát, tàn bạo. Nơi mà người nông dân chỉ thấy một màu đen, họ bị áp bức không tìm thấy lối thoát. Bước đường cùng… Họ sẽ làm gì? Ngô Tất Tố đã trả lời câu hỏi này bằng ngòi bút của mình. Và ông dường như muốn mở đầu một trang mới cho giai cấp người nông dân, dự đoán cho cuộc khởi nghĩa 1945 sắp tới nên đã lựa chọn nhan đề là “Tức nước vỡ bờ” – một câu thành ngữ tục ngữ theo đúng nghĩa đen của nó.

“Tức nước vỡ bờ” ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà giới hạn đó bị vượt quá ngưỡng cho phép thì sức ép đó sẽ không còn kìm nén lại được và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra. Đây là điều khẳng định cho một quy luật tự nhiên là “ở nơi đâu có áp bức bóc lột tàn khốc thì ở đó có đấu tranh, có phản kháng mạnh mẽ”

Trong đoạn trích này, chúng ta thấy hình ảnh của chị Dậu – một người phụ nữ nông thôn hiền lành, tháo vát, luôn sống nhẫn nhục, nhẫn nhịn. Đứng trước thói hống hách, xách lược, dẫm đạp lên người chồng ốm yếu bệnh tật của bọn quan lại, tay sai, chị quỳ lạy, van xin chúng nhưng lẽ thường khi bị đẩy đến đường cùng thì bản năng trong chị trỗi dậy buộc chị phải vùng lên, chống cự, đánh trả lại để đòi lại chân lý lẽ phải cho mình, cho chồng, cho gia đình mình.

Tuy rằng sự chống cự như nước vỡ tràn đê của chị Dậu không giúp cuộc đời tăm tối của chị thoát khỏi màn đen nhưng đây chính là con đường duy nhất mà quần chúng nhân dân lúc bấy giờ phải đi theo vì chỉ có đấu tranh giải phóng mình, lấy được sự tự do thì họ mới không còn bị áp bức, không còn bị bóc lột nữa. Và họ mới được “Sống”.

Tác phẩm “Tắt đèn” cũng như đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã mang đến sự thành công trong sự nghiệp văn học cho nhà văn Ngô Tất Tố và nó cũng ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình xã hội đương thời. Đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm nhận sâu sắc, sự đồng cảm xót thương cho thân phận người nông dân đang sống dưới ách thống trị của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến.

Giải thích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ – Bài mẫu 2

Mỗi tác phẩm đều chứa đựng một thông điệp ý nghĩa về nhân sinh, đều gửi gắm một thông điệp trong cuộc sống và về con người mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm. Văn chương thực hiện chức năng ấy qua việc xây dựng những hình tượng. Nhưng nếu hình tượng là sự khám phá xuyên suốt toàn tác phẩm nghệ thuật thì ngay từ nhan đề đã gây ấn tượng với bạn đọc. Với nhan đề “Tức nước vỡ bờ”, bạn có suy nghĩ gì chăng?

Có câu: cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống lâu dài là đức hạnh. Chính bởi lẽ ấy, cái nhan sắc – hình thức nghệ thuật của một tác phẩm cũng rất quan trọng chăng. Đó là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất để cái tâm có thể được tỏa sáng. Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung. Và có ai đó đã từng nói, một tác phẩm nghệ thuật thì cách mở đầu và kết thúc cũng rất đáng để công phu, sáng tạo. Làm thế nào để ngay từ đầu có thể lôi cuốn, hớp hồn người đọc đó không phải là điều dễ dàng. Vả chăng, nếu coi khâu mở đầu là quan trọng thì cái đầu tiên, trước nhất của mở đầu là nhan đề cũng chứa đựng rất nhiều công phu, dụng ý của người nghệ sĩ đó ư.

Nhan đề là nơi chứa đựng những thông điệp và giá trị nhận thức về đời sống, nhân sinh, về các vấn đề xã hội mà nhà văn muốn gửi gắm đến độc giả một cách trực tiếp và ấn tượng nhất. Nhan đề không phải luôn dùng những từ ngữ mỹ miều để phỉnh nịnh, đánh lừa các giác quan của người đọc, mà làm sao nói khách quan, khoa học và mang ý nghĩa, giá trị nhất. Như vậy nhan đề là một trong những phương tiện đặc biệt để người nghệ sĩ đối thoại với người đọc. Chẳng hạn, với nhan đề “giông tố” của Vũ Trọng Phụng, người đọc dường như đã thấy cả một cơn giông tố ngay từ khi tiếp xúc với nhan đề, giông tố từ đầu trải dài và cuồn cuộn trong tác phẩm.

Trở lại với nhan đề trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. Ở đây, trước nhất xét về nghĩa đen, thì trong cuộc sống tức nước có nghĩa là hiện tượng nước tràn bờ và chắc chắn sẽ dẫn đến vỡ bờ, đó là điều hiển nhiên của khách quan. Song mượn hiện tượng thực tế này, mà Ngô Tất Tố muốn nói đến hiện tượng người nông dân trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám bị dồn đến bước đường cùng, bị đè nén, áp bức đến cùng cực

Họ phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng, nặn hầu bóp cổ chính vì vậy mà sức chịu đựng và giới hạn đã lên tới đỉnh điểm, con đường duy nhất để họ vượt lên trên nỗi thống trị ấy, vượt ra khỏi bóng đêm bao trùm cuộc đời họ là đứng lên đấu tranh chống áp bức, chống bóc lột hà hiếp. Một chị Dậu, đã bán chó, bán con mà vẫn không cứu được người chồng xấu số vì thiếu tiền nộp suất sưu cho người em chồng đã chết mà bị tra tấn dã man.

Quả là vô lý, nhưng người nông dân xưa đã phải chịu đựng sự có lí ấy để tiếp tục sống và chịu đựng. chính vì thế mà có ý kiến cho rằng, với “tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố như đã xui người nông dân nổi loạn. Nhan đề đoạn trích cho thấy tính đấu tranh gay gắt và đồng thời cũng là sự phản ánh một quy luật trong xã hội: có áp bức, có đấu tranh. Với nhan đề này, dường như tác giả muốn nổ phát súng đầu tiên để kêu gọi người nông dân cùng lên, đồng thời là sự thách thức và một thái độ bản lĩnh, hiên ngang trước bọn quỷ dữ hút máu người kia.

Giải thích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ – Bài mẫu 3

Nhan đề là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất khi người đọc tiếp cận với tác phẩm. Việc xây dựng một nhan đề vừa súc tích vừa độc đáo sẽ tóm gọn được nội dung tác phẩm, đồng thời khơi gợi trí tò mò của người đọc. Vậy, với “Tức nước vỡ bờ”, điều gì ẩn sau nhan đề ấy?

Nhan đề không chỉ đúc kết nội dung của tác phẩm mà còn được tác giả gửi gắm một bài học, một quan niệm, một tư tưởng nào đó, ý nghĩa nó truyền tải rộng hơn những gì câu chữ thể hiện. “Tức nước vỡ bờ” xuất phát là một thành ngữ của nhân dân ta, chỉ một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống: nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ. Thế nhưng, đó mới chỉ là nghĩa đen của câu nói ấy. Trí tuệ của ông cha ta vốn thâm thúy, từ việc nói bờ tràn mà ta có thể liên hệ đến sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh: nếu một người đến quá giới hạn chịu đựng của họ thì họ sẽ đứng lên đấu tranh, phản kháng, không chịu nhẫn nhục nữa.

Trở lại với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, thông qua nhân vật chị Dậu, ta càng hiểu sâu sắc hơn về câu thành ngữ. Ở đầu đoạn trích, ta thấy chị Dậu hết lời van xin cai lệ và lý trưởng, giọng điệu khẩn khoản, cách xưng hô của một kẻ bề dưới: “Cháu van ông”, “xin ông tha cho”, “nhà ông làm phúc”. Tính dịu dàng, mộc mạc, quen chịu đựng, nhẫn nhục vốn là bản chất của người phụ nữ nông dân thời xưa, đối với chị Dậu, đặc điểm này cũng không là ngoại lệ. Thế nhưng, càng được nước, bọn chúng lại càng lấn tới. Mặc cho lời van xin của chị, tên cai lệ không thèm nghe, tiếp tục xông vào đánh anh Dậu và còn đánh cả chị, hỏi chị liệu có thể tiếp tục nhẫn nhịn, kìm nén được nữa không? Đọc đến đây, chắc không ít mọi người sẽ phải lên tiếng phẫn nộ. Và, quả là không phụ lòng mong đợi, phản ứng của chị Dậu đột ngột thay đổi, tức quá không thể chịu được nữa, chị đã liều mạng cự lại. Cách xưng hô “ông – cháu” đã được thay bằng “ông – tôi” ngang hàng với nhau, đi kèm là lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Đỉnh điểm hơn, khi tên kia tát vào mặt chị và cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.

Với lòng căm giận và khinh bỉ cao độ, chị Dậu vụt đứng dậy, chuyển hẳn cách xưng hô đanh đá “mày – bà” và tỏ ra không hề sợ hãi, quật ngã hai tên tay sai bằng sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng. Hai tên tay sai hung hãn bỗng trở thành những kẻ thảm bại, xấu xí và hài hước. Chị Dậu vốn cam chịu lại vùng dậy mạnh mẽ với tinh thần phản kháng quyết liệt. Điều này đã thể hiện một quy luật, một chân lý muôn đời: con giun xéo lắm cũng quằn và ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Hành động của chị Dậu không chỉ là tự vệ đơn thuần mà còn làm sáng ngời phẩm chất của chị và cũng là của những người phụ nữ thời xưa: dịu dàng, nhẫn nhục, giàu tinh thần yêu thương và ẩn chứa một tinh thần phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ. Với nhan đề “Tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố còn như “xui người nông dân nổi loạn”, kêu gọi tinh thần đấu tranh của họ chống lại áp bức bóc lột vì một cuộc sống công bằng, một tương lai tươi sáng hơn.

“Tức nước vỡ bờ” thực sự đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Qua nhan đề này, Ngô Tất Tố đã gửi gắm được phần nào những suy nghĩ cùng tình cảm của mình đối với người nông dân trong xã hội xưa.