Giải Vbt Công Dân 9 Bài 1 / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Bài Tập Sgk Giáo Dục Công Dân 9 Bài 1

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 9 bài 1: Chí công vô tư được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 1 trang 4:

a) Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó, em hiểu gì về Tô Hiến Thành?

Trả lời:

– Khi chọn người thay thế việc nước, Tô Hiến Thành đã chọn Trần Trung Tá chứ không chọn Vũ Tán Đường.

– Bởi Trần Trung Tá là người xông pha trận mạc, giết giặc bảo vệ đất nước (trách nhiệm chung); còn Vũ Tán Đường tuy tận tụy chăm sóc ông song đó là việc cá nhân.

– Chứng tỏ Tô Hiến Thành là người công bằng, làm tròn trách nhiệm của một người tể tướng; giải quyết công việc luôn xuất phát từ lợi ích chung.

b) Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?

Trả lời:

– Cả cuộc đời Bác chỉ có một mục tiêu cao cả là: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

– Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, Bác đi nhiều nơi, làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động cách mạng để tìm cách đưa đất nước thoát khỏi xiềng xích nô lệ, trở thành một nước độc lập, tự do; người dân ai ai cũng được tự do, hạnh phúc.

– Trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, Bác là vị lãnh tụ kính yêu và vĩ đại – nhà Người Cha già của cả dân tộc Việt Nam. Dù Bác đã đi xa, song Bác vẫn luôn luôn bất tử trong lòng mỗi con người đất Việt.

c) Em hiểu thế nào về chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng?

Trả lời:

– Chí công vô tư là sự ứng xử và hành động một cách công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.

– Người chí công vô tư luôn được mọi người tin tưởng và kính trọng; phẩm chất này mang lại lợi ích chung cho tập thể và cộng đồng, góp phần phát triển xã hội.

Giải bài tập Giáo dục công dân 9 bài 1 trang 5: Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư? Vì sao?

a) Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân;

b) Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình;

d) Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn cỏ đủ tiêu chuẩn đã đề ra;

đ) Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới;

e) Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành.

Trả lời:

– Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư:

+ Việc làm của Lan (d), (đ) thể hiện sự công bằng, đúng người đúng yêu cầu.

+ Việc làm của bà Nga (e) là đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích riêng của bản thân.

– Những hành vi (a), (b), (c) thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích riêng của mỗi cá nhân nên giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng.

Bài 2 trang 5-6 Giáo dục công dân 9: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao?

a) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư;

b) Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình;

c) Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư;

d) Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân;

đ) Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

Trả lời:

– Tán thành với quan điểm (d), (đ).

– Không tán thành với các quan điểm:

+ Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cần có đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ riêng một ai.

+ Quan điểm (b): Người sống chí công vô tư biết vì người khác, không ngại khó, ngại khổ; vì vậy đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội.

+ Quan điểm (c): Vì phẩm chất chí công vô tư cần được rèn luyện và trau rèn ngay từ khi còn nhỏ, thông qua mọi cử chỉ, lời nói và hành động của bản thân với chính ta và với tất cả mọi người.

Bài 3 trang 6 Giáo dục công dân 9: Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy?

a) Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.

b) Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối.

c) Khi đề cử đại biểu tham dự Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” của thành phố, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó có khuyết điểm.

Trả lời:

– Trường hợp (a): Em sẽ phản đối. Ông Ba làm nhiều việc sai trái, dù rất biết ơn ông nhưng em không thể trở thành kẻ xấu xa và đồng lõa với hành vi của ông Ba.

– Trường hợp (b), (c): Em sẽ nêu quan điểm riêng của mình với các bạn trong lớp. Dù không thích bạn Trung và Trang, các bạn trong lớp không nên vì sự ích kỉ và hay bị phê bình mà phản đối hai bạn.

→ Bất kì ai cũng có khuyết điểm và thiếu sót, được người khác chỉ ra giúp mình đó là một may mắn, nó giúp chúng ta tiến bộ hơn. Ý kiến đúng và vì lợi ích chung của tập thể nên được ghi nhận và biểu dương. Vì vậy cần bảo vệ cho Trung và Trang.

Bài 4 trang 6 Giáo dục công dân 9: Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết.

Trả lời:

(Học sinh tự nhìn nhận và đưa ra ví dụ theo hiểu biết của mình)

Đề Kiểm Tra 1 Tiết Môn: Giáo Dục Công Dân 9

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Giáo dục công dân 9 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) Đề chính thức I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,25 điểm) 1. Người chí công vô tư là người: A. Luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng sức lực trí tuệ để làm giàu cho bản thân mình B. Luôn đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích cộng đồng C. Luôn im lặng trước các hành động vụ lợi, cá nhân D. Luôn giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng xuất phát từ lợi ích chung 2. Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. Đối đầu xung đột C. Chiến tranh lạnh B. Hòa bình ổn định và hợp tác kinh tế D. Chống khủng bố A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết C. Sống khép mình mới tránh được xung đột D. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình A. Bình tĩnh tự tin trong mọi việc. B. Luôn cố gắng, ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp. C. Không chịu được ý kiến phê bình của người khác. D. Lễ độ, lịch sự, đúng mực trong mọi hoàn cảnh. 5. Việc làm nào sau đây thể hiện tính dân chủ ? A. Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát, không theo qui định của trọng tài. B. Học sinh tuân theo nội qui của trường đề ra. D. Mọi người cùng chấp hành thực hiện những công việc chung 6. Hành vi nào sau đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình? A. Biết lắng nghe và luôn quan tâm đến người khác B. Dùng sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn C. Ủng hộ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa D. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình 7. Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài C. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc D. Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc phát triển về mọi mặt. 8. Hành vi nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Trong thời đại hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. C. Chê những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Tự chủ là gì? Hãy nêu một tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em gặp trong học tập và cách giải quyết của em? (2,0 điểm) Câu 2: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Hãy nêu 2 việc làm cụ thể thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày? Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi nước và toàn nhân loại? (3 điểm) __________________________________________ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Giáo dục công dân 9 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) Đề chính thức I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,25 điểm) 1. Ý kiến sai về vấn đề hợp tác? A. Hợp tác giúp ta vốn, trình độ quản lí, khoa học công nghệ B. Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu C. Hợp tác giúp hiểu biết của bản thân rộng hơn D. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu đối với các nước nghèo 2. Hoạt động nào không phải là hoạt động hoà bình. A. Đấu tranh chống khủng bố. C. Mít tinh phản đối chiến tranh B. Dùng vũ lực để dẹp yên các cuộc biểu tình. D. Thiết lập quan hệ hũu nghị hợp tác với các dân tộc trên thế giới 3. “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó thể hiện phẩm chất đạo đức gì? A. Tự chủ C. Chí công vô tư. B. Dân chủ D. Tình yêu hòa bình A. Bình tĩnh tự tin trong mọi việc. B. Không chịu được ý kiến phê bình của người khác. C. Luôn cố gắng, ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp. D. Lễ độ, lịch sự, đúng mực trong mọi hoàn cảnh. 5. Hành vi nào sau đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình? A. Biết lắng nghe và luôn quan tâm đến người khác B. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình C. Ủng hộ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa D. Dùng sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn 6. Câu ca dao: “Dù ai nói ngã, nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” Thể hiện đức tính gì của con người? A. Chí công vô tư C. Tự chủ B. Dân chủ, kỉ luật. D. Hợp tác cùng phát triển. 7. Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. Hòa bình ổn định và hợp tác kinh tế C. Chiến tranh lạnh B. Đối đầu xung đột. D. Chống khủng bố. 8. Hành vi nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Trong thời đại hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. C. Chê những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. B. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Em hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật? Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào? (2 điểm) Câu 3: Cho tình huống: Được sự phân công của cô giáo chủ nhiệm, Tuấn đi kiểm tra sự chuẩn bị bài của các bạn trong lớp. Nam là bạn thân với Tuấn không làm bài tập nhưng Tuấn báo với cô là Nam làm đầy đủ bài tập. b. Em hãy nhận xét hành vi của Tuấn? c. Nếu ở cương vị Tuấn em sẽ xử sự ra sao? (3 điểm) __________________________________________ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Giáo dục công dân 9 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) Đề chính thức I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất. 1. Câu tục ngữ, ca dao nói về lối sống chí công vô tư. A. Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu. C. Nhất bên trọng, nhất bên khinh. B. Luật pháp bất vị thân. D. Ai ơi giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. 2: Người có đức tính tự chủ là người. A. Làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình. B. Hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình. C. Không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. D.Không làm chủ được bản thân mỗi khi bị bạn bè xấu rủ rê. 3. Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. Hòa bình ổn định và hợp tác kinh tế C. Chiến tranh lạnh B. Đối đầu xung đột D. Chống khủng bố A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết C. Sống khép mình mới tránh được xung đột D. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình 5. Việc làm nào sau đây thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường? A. Nam hay nói chuyện, mất trật tự trong giờ. B. Trung hay ăn quà vặt, thường xuyên đi học muộn. C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch. D. Một nhóm HS tổ chức đánh nhau ngay tại sân trường 6. Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài C. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc D. Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc phát triển về mọi mặt. 7. Câu ca dao: “Dù ai nói ngã, nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” Thể hiện đức tính gì của con người? A. Chí công vô tư C. Tự chủ B. Dân chủ, kỉ luật. D. Hợp tác cùng phát triển. 8. Hành vi nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Trong thời đại hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. C. Chê những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. 8. II. PHẦN TỰ LUẬN 9 ( 8 điểm) 1. Câu 1 (2,0 đ) Thế nào là bảo vệ hòa bình? Lấy ví dụ về hành vi thể hiện lòng yêu hòa bình? a, Bạn em thiếu lịch sự với người nước ngoài. b, Trường em tổ chức giao lưu với HS nước ngoài. 3. Cho tình huống sau: Hoa thương tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta còn có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”. Em có đồng ý với Hoa không? Vì sao? Em sẽ nói gì với Hoa? ______________________________________________ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Giáo dục công dân 9 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) Đề chính thức I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,25 điểm) A. Bình tĩnh tự tin trong mọi việc. B. Không chịu được ý kiến phê bình của người khác. C. Luôn cố gắng, ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp. D. Lễ độ, lịch sự, đúng mực trong mọi hoàn cảnh. 2. Câu tục ngữ nào nói về tính kỉ luật: A. Lời chào cao hơn mâm cỗ. C. Đồng cam cộng khổ. B. Tiên học lễ, hậu học văn D. Nước có vua, chùa có bụt. 3. Phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật có tác dụng: A. Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người. C. Xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội. B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển. D. Cả A, B, C đều đúng. 4. Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. Hòa bình ổn định và hợp tác kinh tế C. Chiến tranh lạnh B. Đối đầu xung đột D. Chống khủng bố A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết C. Sống khép mình mới tránh được xung đột D. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình 6. Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài C. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc D. Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc phát triển về mọi mặt. 7. Người chí công vô tư là người: A. Luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng sức lực trí tuệ để làm giàu cho bản thân mình B. Luôn đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích cộng đồng C. Luôn im lặng trước các hành động vụ lợi, cá nhân D. Luôn giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng xuất phát từ lợi ích chung 8. Hành vi nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Trong thời đại hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. C. Chê những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. B. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: Thế nào là truyền thồng tốt đẹp của dân tộc? Kể tên và nêu nguồn gốc và ý nghĩa của một số truyền thống tốt đẹp của địa phương em? Là học sinh, em đã làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình? ( 3 điểm) Câu 3: Cho tình huống: Được sự phân công của cô giáo chủ nhiệm, Tuấn đi kiểm tra sự chuẩn bị bài của các bạn trong lớp. Nam là bạn thân với Tuấn không làm bài tập nhưng Tuấn báo với cô là Nam làm đầy đủ bài tập. b. Em hãy nhận xét hành vi của Tuấn? c. Nếu ở cương vị Tuấn em sẽ xử sự ra sao? (3 điểm) _________________________________________________

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 trang 56 SBT GDCD 9: Lao động có vai trò như thế nào đối với bản thân con người và xã hội ?

Lời giải:

Lao động để nuôi sống bản thân.

Để hình thành nhân cách, phát huy trí tuệ, tài năng.

Tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Sử dụng hợp lí quỹ thời gian của mình.

Tạo lập nhiều mối quan hệ và tránh thói hư tật xấu…

Câu 2 trang 56 SBT GDCD 9: Hãy nêu nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

Lời giải:

Quyền lao động:

Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động để học nghề, tìm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập.

Nghĩa vụ lao động:

Tự nuôi sống bản thân, gia đình.

Tạo ra của cải, vật chất, tinh thần duy trì, phát triển đất nước.

Câu 3 trang 56 SBT GDCD 9: Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

Lời giải:

Nhà nước ta có chính sách khuyến khích ,tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho người lao động.

Khuyến khích tạo điều kiện cho các hoạt động tạo ra việc làm thu hút lao động.

Câu 4 trang 57 SBT GDCD 9: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về sử dụng lao động ở trẻ em?

2. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

3. Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;

4. Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;

5. Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi”

Câu 5 trang 57 SBT GDCD 9: Lao động là

(Chọn một phương án đúng nhất)

A. Hoạt động tạo ra các sản phẩm cụ thể.

B. Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần.

C. Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

D. Các việc làm đem lại thu nhập cho bản thân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 6 trang 57 SBT GDCD 9: Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động phải là người:

A. ít nhất đủ 18 tuổi

B. ít nhất đủ 16 tuổi

C. ít nhất đủ 15 tuổi

D. ít nhất đủ 14 tuổi

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 57 SBT GDCD 9: Tạo ra việc làm, bảo đảm cho mọi người ì ao động có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của ai ?

(Chọn một phương án đúng nhất)

A. Trách nhiệm của doanh nghiệp

B. Trách nhiệm của Nhà nước

C. Trách nhiệm của toàn xã hội

D. Trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A. Trộm cắp, tham ô vật tư, tài sản của doanh nghiệp

B. Nghỉ thai sản theo chế độ

C. Đến muộn, về sớm trước thời gian quy định

D. Thực hiện đúng quy trình sản xuất

E. Tự ý nghỉ việc dài ngày không lí do

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, E

Câu 9 trang 58 SBT GDCD 9: Tốt nghiệp tại chức ngành Kế toán, Loan nhiều lần thi vào các cơ quan nhà nước nhưng không trúng tuyển. Mọi người khuyên Loan giúp bố mẹ quản lí xưởng gốm của gia đình cũng là một việc làm tốt nhưng Loan không thích. Theo Loan, đó không phải là công việc. Loan chỉ muốn được làm việc trong các cơ quan nhà nước cho tương xứng với tấm bằng của mình.

Câu hỏi:

1/ Quan niệm của Loan về việc làm như thế đúng hay sai ? Vì sao ?

2/ Em hãy góp ý cho Loan về lựa chọn việc làm.

Lời giải:

1/ Quan niệm của Loan về việc làm như vậy là hoàn toàn sai. Bởi vì, việc làm là công việc tạo ra thu nhập chính đáng nên dù là việc làm nào hợp pháp thì đều được coi là công việc.

2/ Em sẽ khuyên Loan tạm thời cứ tìm một việc nào đó hợp pháp để làm tạo ra thu nhập, sau đó khi có cơ hội sẽ thi vào công chức nhà nước sau.

Câu 10 trang 58 SBT GDCD 9: Tú là con trai độc nhất của một gia đình giàu có. Học xong Trung học, không vào được đại học, Tú ở nhà. Hàng ngày Tú chỉ chơi điện tử, bi-a. Bạn bè hỏi: “Cậu cứ định sống thế này mãi à?”. Tú trả lời: “Nhà tớ đâu có cần tiền. Tài sản của cha mẹ tớ đủ để tớ sống thoải mái cả đời. Tớ đi làm để làm gì?

Câu hỏi:

1/ Suy nghĩ của Tú đúng hay sai? Vì sao?

2/ Theo bạn, Tú có cần kiếm một việc làm để lao động như mọi người không? Giải thích lí do.

Lời giải:

1/ Suy nghĩ của Tú là sai. Bởi vì, công dân khi đủ độ tuổi lao động phải có nghĩa vụ lao động nuôi gia đình và bản thân.

2/ Theo em, Tú cần kiếm một việc làm để lao động như mọi người. Bởi vì, bố mẹ không thể nuôi Tú cả đời, Tú cần đi lao động để kiếm ra đồng tiền chân chính và nuôi sống bản thân và gia đình sau này.

Câu 11 trang 58 SBT GDCD 9: Kể tên một số chính sách của Nhà nước khuyến khích phát triển sản xuất giải quyết việc làm cho người lao động.

Lời giải:

– Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.

– Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên.

– Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo nghề.

– Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Trả lời câu hỏi trang 60 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Em có suy nghĩ gì về hành vi của hai ông chủ cơ sở may và đời sống của các bạn nhỏ trong truyện trên?

2/ Hai ông chủ cơ sở may đã có những vi phạm pháp luật như thế nào?

Lời giải:

1/ Gần 2 năm nay, số lao động “nhí” trên phải làm việc quần quật mỗi ngày trung bình 15 giờ, từ 7 giờ sáng đến 0 giờ 30 phút ngày hôm sau. Khi có nhiều hàng, các em phải làm đến 1 hoặc 2 giờ sáng. Tuy làm vất vả nhưng mỗi em chỉ được hưởng lương khoảng 2.000 đồng/giờ, bình quân từ 750.000 – 800.000 đổng/tháng. Đã vậy, tiền lương bị chủ giữ và chỉ trả sau 1 – 2 năm làm việc. Ngoài ra, các em còn bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm khi thường xuyên bị la mắng, chửi rủa. Hành vi của hai ông chủ vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm pháp luật.

2/ Hành vi của hai ông chủ cơ sở may là vi phạm pháp luật vì ông đã sử dụng lao động là những đứa trẻ chưa đến độ tuổi lao động và hai ông có hành vi bóc lột sức lao động của các em. Bóc lột thêm giờ làm, trả lương thấp, hành hạ về thể xác. Những hành vi này cần được lên án và phải được pháp luật trừng trị.

Giải Vbt Địa Lí 9 Bài 2: Dân Số Và Gia Tăng Dân Số

Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

Bài 1 trang 7 VBT Địa lí 9: Cho biểu đồ sau

Biểu đồ biến đổi dân số nước ta

A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh nhưng dân số vẫn tăng.

B. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh nhưng vẫn còn rất cao nên số dân tăng lên rất nhanh.

C. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên không thay đổi qua các năm nhưng số dân vẫn thay đổi.

D. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và số dân liên tục tăng.

Lời giải:

Nhận xét đúng:

A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh nhưng dân số vẫn tăng.

(giải thích: bài 2, phần II, trang 8 SGK Địa lí 9)

Bài 2 trang 8 VBT Địa lí 9: Đánh dấu (X) vào ý đúng

Lời giải:

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng là do

A. công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình có nhiều hạn chế.

C. tỉ suất sinh của nước ta còn cao.

D. tất cả đều sai.

(giải thích: bài 2, phần II, trang 8 SGK Địa lí 9)

Bài 3 trang 8 VBT Địa lí 9: Ghi các nhóm tuổi vào bảng sau, sao cho phù hợp:

TỈ LỆ DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA (%)

Từ bảng số liệu, nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta.

Lời giải:

TỈ LỆ DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA (%)

Nhận xét:

Sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta

– Tỉ lệ dân số ở nhóm tuổi 0-14 giảm mạnh từ 42,5% (năm 1979) xuống 24,4% (năm 2009).

– Tỉ lệ dân số ở nhóm tuổi từ 15-59 và trên 60 tuổi tăng, tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 66,9 (năm 2009) đối với nhóm tuổi 15-59, tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 8,7% (năm 2009) đối với nhóm trên 60 tuổi.

Bài 4 trang 8 VBT Địa lí 9: Đánh dấu (X) vào ý đúng

Lời giải:

Cơ cấu dân số theo giới tính ở nước ta

(giải thích: bài 2, phần III, trang 9 SGK Địa lí 9)

Bài 5 trang 9 VBT Địa lí 9:

a) Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giai đoạn 1979-2014.

b) Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, nêu nhận xét và giải thích về sự biến động tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta.

Lời giải:

a) Công thức tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số (%):

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta (%)

b) Nhận xét:

Từ năm 1979 đến năm 2014 tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm mạnh, giảm từ 2,5% xuống 1%.

Nguyên nhân: do tỉ suất sinh giảm mạnh từ 32,5‰ (năm 1979) xuống còn 17,2‰ (năm 2014). Đây là thành tựu to lớn của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình ở nước ta.

Các bài giải vở bài tập Địa Lí lớp 9 (VBT Địa Lí 9) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: