Giải Vbt Lịch Sử 8 Trang 24 / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Vbt Lịch Sử 6 Bài 24: Nước Chăm

VBT Lịch Sử 6 Bài 24: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX

Bài 1 trang 58 VBT Lịch sử 6: Từ khi Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm khởi nghĩa lập nên quốc gia riêng (thế kỉ II) đất nước đã thay đổi tên gọi như thế nào?

Trả lời:

Khi Khu Liên mới lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. Về sau Lâm Ấp được đổi tên thành Cham – pa.

Bài 2 trang 59 VBT Lịch sử 6: Người Chăm đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, nghệ thuật. Hãy tóm tắt những thành tựu cơ bản sau:

a) Lĩnh vực kinh tế

– Nông nghiệp

– Thủ công nghiệp

b) Lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật

– Chữ viết

– Kiến trúc điêu khắc

– Theo em trong lĩnh vực văn hóa, thành tựu nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

a) Lĩnh vực kinh tế

– Nông nghiệp: Biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu bò kéo cày. Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước.

– Thủ công nghiệp: Nghề khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm khá phát triển.

b) Lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật

– Chữ viết: Người Chăm có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

– Kiến trúc điêu khắc: Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chàm, đền, tượng,…

– Theo em trong lĩnh vực văn hóa, thành tựu về kiến trúc điêu khắc là quan trọng nhất. Vì cho đến ngày nay những công trình kiến trúc điêu khắc của người Chăm vẫn tồn tại, là di sản quý báu của nước ta.

Bài 3 trang 59 VBT Lịch sử 6: Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý em lựa chọn.

Hình 52 và hình 53 (trang 68 – 69 – SGKLS6) là hai trong rất nhiều công trình kiến trúc của người Chăm còn lại đến ngày nay. Nếu được giao trách nhiệm em sẽ chọn phương án nào sau đây?

[ ] Phá bỏ các công trình đổ nát, hư hỏng.

[ ] Trùng tu, sửa chữa các công trình kiến trúc của người Chăm để lại, góp phần gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, đồng thời làm nơi thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.

[ ] Để mặc các công trình kiến trúc cổ chống chọi với thiên nhiên, không sửa chữa, tu bổ.

Trả lời:

[X] Trùng tu, sửa chữa các công trình kiến trúc của người Chăm để lại, góp phần gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, đồng thời làm nơi thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.

Bài 4 trang 59 VBT Lịch sử 6: Em có thể cùng với nhóm bạn trao đổi về phong tục hỏa táng của người Chăm (thiêu xác người chết thành tro).

a) Họ không thương người chết, họ sợ có ma; họ rất thương người chết nên mới thiêu (vì đó là tín ngưỡng của họ).

b) Nếu ta theo phong tục hỏa táng của người Chăm có được không? Làm như vậy sẽ có lợi gì?

Trả lời:

a) Họ rất thương người chết nên mới thiêu (vì đó là tín ngưỡng của họ).

b) Có được. Như vậy sẽ giúp giữ gìn vệ sinh môi trường, tiến kiệm được phần đất đai dùng làm đất nghĩa trang.

Trả Lời Câu Hỏi Lịch Sử 8 Bài 24

Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

(trang 115 sgk Lịch Sử 8): – Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?

Trả lời:

Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp cùng với các nước tư bản phương Tây chạy đua giành giật thị trường ở khu vực Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt, giàu tài nguyên, khoáng sản và nguồn nhân công rẻ mạt.

(trang 115 sgk Lịch Sử 8): – Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?

Trả lời:

Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã chống trả quyết liệt, không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa. Vì vậy, sau 5 tháng tấn công Đà Nẵng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

(trang 115 sgk Lịch Sử 8): – Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?

Trả lời:

Triều đình Huế đã mắc sai lầm là không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, vì vậy đã không tận dựng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ, bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập.

(trang 116 sgk Lịch Sử 8): – Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 5-6-1862.

Trả lời:

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

– Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và bán đảo Côn Lôn.

– Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

– Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

– Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

– Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triểu đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

(trang 117 sgk Lịch Sử 8): – Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào?

Trả lời:

– Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để chống giặc.

– Khi Pháp đánh Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo (10-12-1861).

– Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao, khốn đốn.

(trang 119 sgk Lịch Sử 8): – Dựa vào lược đồ (SGK, trang 118) em hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì.

Trả lời:

– Nhân dân nổ dậy khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên…

– Với các lãnh tụ: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.

– Các nhà Nho dùng ngòi bút chống thực dân Pháp: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…

(trang 119 sgk Lịch Sử 8): – Hãy đọc một đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu mà em thuộc nói về cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trả lời: Chạy giặc

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay

Bến Nghé của tiêng tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây

Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng?

Nỡ để dân đen mắc nạn này!

Tham khảo các bài giải Lịch Sử 8 Bài 24 khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-24-cuoc-khang-chien-tu-nam-1858-den-nam-1873.jsp

Bài 1 Trang 24 Sbt Sử 8

Việc phát minh ra máy hơi nước đã tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của ngành

A. Công nghiệp chế tạo vũ khí

B. Hàng không

C. Giao thông vận tải đường thuỷ và đường bộ

D. Tất cả các ngành trên.

Xem lại mục Phương pháp: 1. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật

Lời giải:

Việc phát minh ra máy hơi nước đã tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của ngành giao thông vận tải đường thuỷ và đường bộ

Chọn: C

Câu 2 Đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước được chế tạo ở đâu? Vào thời gian nào?

A. Anh – năm 1802

B. Pháp – năm 1830

C. Mĩ – năm 1870

D. Đức – năm 1902

Xem lại mục Phương pháp: 1. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật

Lời giải:

Đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước được chế tạo ở Anh vào năm 1802.

Chọn: A

Câu 3 Máy điện tín được phát minh đầu tiên ở

A. Nga

B. Mĩ

C. Đức

D. Cả Nga và Mĩ

Xem lại mục Phương pháp: 1. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật

Lời giải:

Máy điện tín được phát minh đầu tiên ở cả Nga và Mĩ.

Chọn: D

Câu 4 Phát minh nào sau đây không phải là thành tựu của thế kỉ XVIII – XIX?

A. Công bố “bản đồ gen người”.

B. Định luật bảo toàn về vật chất và năng lượng.

C. Thuyết tế bào.

D. Thuyết tiến hoá và di truyền.

E. Định luật vạn vật hấp dẫn.

Xem lại mục Phương pháp: 2. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

Lời giải:

Phát minh là thành tựu của thế kỉ XVIII – XIX là định luật bảo toàn về vật chất và năng lượng, thuyết tế bào, thuyết tiến hoá và di truyền, định luật vạn vật hấp dẫn.

Chọn: A

Câu 5 Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội thế kỉ XVIII – XIX là

A. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.

B. Kinh tế chính trị học tư sản.

C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

D. Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Xem lại mục Phương pháp: 2. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

Lời giải:

Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội thế kỉ XVIII – XIX là chủ nghĩa xã hội khoa học.

Chọn: D

Giải Vbt Lịch Sử Lớp 6

Các quốc gia cổ đại phương Tây

Giải VBT Lịch sử lớp 6 – Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô và các em tham khảo, nhằm ôn tập và củng cố kiến thức Lịch sử 6 đã được học, từ đó đạt kết quả cao trong học tập và kiểm tra.

Giải VBT Lịch sử lớp 6 – Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây

Bài 1 trang 15 VBT Lịch Sử 6:

a) Dùng bút chì sáp màu đánh dấu vào lược đồ (Hình 8) vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây.

b) Hãy quan sát vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây (lược đồ hình 7, 8) và dựa vào kiến thức đã học, rút ra nhận xét về sự khác biệt cơ bản của những điều kiện tự nhiên (đất đai, sông ngòi, biển cả…) ở các quốc gia này.

Lời giải:

Màu đỏ: Rô – ma

Màu xanh: Hi Lạp

b) Sự khác biệt cơ bản về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây cổ đại là:

– Các quốc gia phương Đông cổ đại hình thành trên lưu vực các con sông lớn nên đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

– Các quốc gia phương Tây cổ đại hình thành trên các bán đảo, đất đai không thuận lợi cho việc trồng lúa nhưng lại hợp để trồng các cây lâu năm như nho, ô liu; có các điều kiện thuận lợi để phát triển ngoại thương.

Bài 2 trang 16 VBT Lịch Sử 6:

Hãy liệt kê các tầng lớp, giai cấp của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.

a) Xã hội phương Đông gồm các tầng lớp, giai cấp

b) Xã hội phương Tây gồm các tầng lớp, giai cấp

c) Em thử nêu nhận xét của em về sự khác nhau cơ bản của xã hội phương Đông và phương Tây cổ đại.

Lời giải:

a) Xã hội phương Đông gồm các tầng lớp, giai cấp: Quý tộc, nông dân, nô lệ.

b) Xã hội phương Tây gồm các tầng lớp, giai cấp: Chủ nô, nô lệ.

c) Trong xã hội phương Đông cổ đại nông dân là lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.

Trong xã hội phương Tây cổ đại thì nô lệ là lực lượng đông đảo và là lao động chính của xã hội.

Bài 3 trang 16 VBT Lịch Sử 6:

Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời đúng.

Ở Hi Lạp và Rô – ma, nô lệ là lực lượng lao động chính làm ra đủ mọi sản phẩm từ thóc, gạo, thịt, sữa, giày, dép, áo, quần đến thành quách, cung điện… để nuôi sống và cung ứng cho toàn xã hội. Họ được hưởng những quyền lợi:

[ ] Được xã hội trân trọng và tôn vinh.

[ ] Được tham gia quản lí xã hội.

[ ] Được học hành và hưởng các quyền lợi khác.

[ ] Không được hưởng quyền lợi gì lại còn bị ngược đãi hành hạ.

Lời giải:

[X] Không được hưởng quyền lợi gì lại còn bị ngược đãi hành hạ.