Giải Vbt Lịch Sử Lớp 8 Bài 5 / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Vbt Lịch Sử 8 Bài 5: Công Xã Pa

VBT Lịch Sử 8 Bài 5: Công xã Pa-ri 1871

Bài 1 trang 24 VBT Lịch sử 8: Hãy gạch dưới chữ cái trước ý trả lời đúng về hoàn cảnh ra đời của công xã Pa-ri:

a. Pháp bại trận trong chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871).

b. nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III.

c. Quân Phổ tiến vào Pa-ri. Chính phủ tư sản đâìu hàng. Nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

d. sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng công xã.

đ. Tất cả các ý trên.

Trả lời:

đ. Tất cả các ý trên.

Bài 2 trang 24 VBT Lịch sử 8: Em hãy trình bày một cách ngắn gọn diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871:

Trả lời:

– Diễn biến của cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871:

+ 3 giờ sáng ngày 18/3/1871, chính phủ tư sản đã cho quân đánh úp Quốc dân quân tại đồi Mông-mác. Nhân dân kéo đến đồi Mông-mác, hỗ trợ Quốc dân quân, bao vậy, chống lại quân chính phủ.

+ Trưa ngày 18/3/1871, Ủy ban trung ương Quốc dân quân ra lệnh cho các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thủ đô Pari, đánh chiếm các cơ quan trọng yếu của chính phủ (sở cảnh sát, tòa thị chính…).

– Kết quả: Chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, quyền lực thuộc về tay quần chúng lao động.

Bài 3 trang 24 VBT Lịch sử 8: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới đã lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản?

Trả lời:

– Kết quả của các phong trào công nhân các nước Anh, Đức, Mĩ trước đây:

+ Phong trào đấu tranh của công nhân bị giai cấp tư sản đàn áp dã man.

– Kết quả của cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871:

+ Giành thắng lợi: chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, chính quyền cách mạng của quần chúng lao động được thành lập.

Bài 4 trang 25 VBT Lịch sử 8: Một bạn vẽ sơ đồ bộ máy hội đồng Cồn xã Pa-ri nhưng chưa hoàn thiện đầy đủ. Em hãy giúp bạn hoàn thành nốt bài tập này:

Trả lời:

Bài 5 trang 25 VBT Lịch sử 8: Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pa-ri phục vụ quyền lợi của ai?

Trả lời:

Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pa-ri phục vụ quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động.

Bài 6 trang 26 VBT Lịch sử 8: Tại sao gọi Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới?

Trả lời:

“Công xã Pa-ri” là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Điều này được thể hiện qua:

– Về cơ cấu tổ chức:

+ Nhân dân bầu ra các đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước (theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu).

+ Các ủy viên làm việc trong các Ủy ban công xã sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị bãi miễn nếu như họ làm việc thiếu trách nhiệm.

– Về các chính sách thi hành:

+ Các chính sách của công xã đều phục vụ cho quyền lợi của nhân dân lao động.

→ “công xã Pa-ri” là nhà nước kiểu mới – nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Trả lời:

– Từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 5/1871: quân Véc-xai tấn công Pa-ri, chiếm lại phần lớn các pháp đài ở phía tây và phía Nam.

– Từ ngày 20/5 đến ngày 18/5/1871: Quân Véc-xai tổng tấn công thành phố Pa-ri.

– Trần địa Cha La-se-dơ là nơi: diễn ra trận chiến đấu cuối cùng giữa các chiến sĩ Công xã với quân Véc-xai.

Bài 8 trang 26 VBT Lịch sử 8: Công xã tồn tại trong bao nhiêu ngày? Nêu ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri.

Trả lời:

– Thời gian tồn tại của Công xã Pa-ri: 72 ngày.

– Ý nghĩa lịch sử:

+ Chế độ xã hội mới – nhà nước của dân, do dân và vì dân, mà công xã Pa-ri xây dựng chính là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.

[ ] chủ nghĩa tư bản chưa đến lúc suy yếu.

[ ] giai cấp vô sản Pháp chưa có một chính đảng lớn mạnh.

[ ] công xã không kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu.

[ ] công xã không liên minh được với nông dân.

Trả lời:

[4] Chủ nghĩa tư bản chưa đến lúc suy yếu.

[1] Giai cấp vô sản Pháp chưa có một chính đảng lớn mạnh.

[2] Công xã không kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu.

[3] Công xã không liên minh được với nông dân.

Giải Vbt Lịch Sử Lớp 6

Các quốc gia cổ đại phương Tây

Giải VBT Lịch sử lớp 6 – Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô và các em tham khảo, nhằm ôn tập và củng cố kiến thức Lịch sử 6 đã được học, từ đó đạt kết quả cao trong học tập và kiểm tra.

Giải VBT Lịch sử lớp 6 – Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây

Bài 1 trang 15 VBT Lịch Sử 6:

a) Dùng bút chì sáp màu đánh dấu vào lược đồ (Hình 8) vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây.

b) Hãy quan sát vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây (lược đồ hình 7, 8) và dựa vào kiến thức đã học, rút ra nhận xét về sự khác biệt cơ bản của những điều kiện tự nhiên (đất đai, sông ngòi, biển cả…) ở các quốc gia này.

Lời giải:

Màu đỏ: Rô – ma

Màu xanh: Hi Lạp

b) Sự khác biệt cơ bản về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây cổ đại là:

– Các quốc gia phương Đông cổ đại hình thành trên lưu vực các con sông lớn nên đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

– Các quốc gia phương Tây cổ đại hình thành trên các bán đảo, đất đai không thuận lợi cho việc trồng lúa nhưng lại hợp để trồng các cây lâu năm như nho, ô liu; có các điều kiện thuận lợi để phát triển ngoại thương.

Bài 2 trang 16 VBT Lịch Sử 6:

Hãy liệt kê các tầng lớp, giai cấp của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.

a) Xã hội phương Đông gồm các tầng lớp, giai cấp

b) Xã hội phương Tây gồm các tầng lớp, giai cấp

c) Em thử nêu nhận xét của em về sự khác nhau cơ bản của xã hội phương Đông và phương Tây cổ đại.

Lời giải:

a) Xã hội phương Đông gồm các tầng lớp, giai cấp: Quý tộc, nông dân, nô lệ.

b) Xã hội phương Tây gồm các tầng lớp, giai cấp: Chủ nô, nô lệ.

c) Trong xã hội phương Đông cổ đại nông dân là lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.

Trong xã hội phương Tây cổ đại thì nô lệ là lực lượng đông đảo và là lao động chính của xã hội.

Bài 3 trang 16 VBT Lịch Sử 6:

Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời đúng.

Ở Hi Lạp và Rô – ma, nô lệ là lực lượng lao động chính làm ra đủ mọi sản phẩm từ thóc, gạo, thịt, sữa, giày, dép, áo, quần đến thành quách, cung điện… để nuôi sống và cung ứng cho toàn xã hội. Họ được hưởng những quyền lợi:

[ ] Được xã hội trân trọng và tôn vinh.

[ ] Được tham gia quản lí xã hội.

[ ] Được học hành và hưởng các quyền lợi khác.

[ ] Không được hưởng quyền lợi gì lại còn bị ngược đãi hành hạ.

Lời giải:

[X] Không được hưởng quyền lợi gì lại còn bị ngược đãi hành hạ.

Bài 1 Trang 75 Vbt Lịch Sử 8

Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884)

Bài 1 trang 75 VBT Lịch Sử 8: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

a) Sau khi đánh chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp đã

A. Thiết lập bộ máy cai trị ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

B. Bóc lột nhân dân ta về kinh tế và tham vọng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì

C. Chuẩn bị kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

b) Khi thực dân Pháp chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì, triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách

A. Ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân, đàn áp khởi nghĩa nông dân.

B. Tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

C. Bồi dưỡng sức dân để chuẩn bị đánh Pháp.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

c) Em có suy nghĩ gì về các chính sách của thực dân Pháp và triều đình Huế?

Lời giải:

a) B. Bóc lột nhân dân ta về kinh tế và tham vọng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì

b) B. Tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

c) – Về chính sách của thực dân Pháp:

+ Pháp đã sử dụng nhiều thủ đoạn chính trị thâm độc kết hợp sức mạnh quân sự để từng bước xâm lược, biến Việt Nam thành thuộc địa.

– Về chính sách của triều đình Huế: Trước hành động xâm lược ngày càng trắng trợ của thực dân Pháp, triều đình Huế vẫn thi hành các chính sách đối lỗi thời, phản động; vẫn nuôi hi vọng có thể lấy lại những vùng đất đã mất thông qua con đường “thương thuyết, hòa bình”.

→ chính sách này của triều đình Huế đã thể hiện thái độ thỏa hiệp với thực dân Pháp xâm lược và tạo cho Pháp nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các bước xâm lược tiếp theo.

Các bài giải vở bài tập Lịch Sử lớp 8 (VBT Lịch Sử 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-25-khang-chien-lan-rong-ra-toan-quoc-1873-1884.jsp

Giải Bài Tập Lịch Sử Lớp 8

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên có ý nghĩa lịch sử to lớn đã chấm dứt sự đô hộ của ngoại bang (ở Hà Lan), lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (ờ Anh), giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (ở Bắc Mĩ), mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

– Với hiệp ước Véc-xai, Anh thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Hợp chúng quốc MT (USA) ra đời.

– Hiến pháp 1787 đã đề cao vai trò của chính quyền trung ương, củng cố vị trí và tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản và chủ nô, song chưa đem lại quyền lợi cho đại đa số nhân dân lao động.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

– Tháng 12 – 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dán Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng.

– Năm 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ờ Phi-la-đen-phi-a. yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí. nhưng không đạt kết quả.

– Tháng 4 – 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-si-ơ Oa-sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng.

– Ngày 4 -7 – 1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.

– Tháng 10 – 1777, quân 13 thuộc địa giành thắng lợi lớn ờ Xa-ra-tô-ga, làm quân Anh suy yếu. Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của các thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc.