Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Đồng Chí / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Vbt Ngữ Văn 9 Đồng Chí

Đồng chí

1. Câu 1, tr. 130, SGK Trả lời:

– Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo đặc biệt: dòng thơ là một từ với hai tiếng Đồng chí dùng để xưng hô trong đoàn thể cơ quan, bộ đội

– Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ: bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội nhưng ở mỗi đoạn sức mạnh dồn vào dòng cuối gây ấn tượng sâu đậm

+ đoạn đầu lí giải cơ sở tình đồng chí

+ đoạn hai là những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của nó

+ đoạn cuối là biểu hiện giàu chất thơ về người lính

2. Câu 2, tr. 130, SGK Trả lời:

– Cơ sở hình thành tình đồng chí ở những người lính cách mạng:

+ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân

+ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bẽn đầu

+ tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỷ cùa những người bạn chí cốt

3. Trong đoạn thơ từ dòng tám đến dòng mười bảy, tình đồng chí của những người lính cách mạng được biểu hiện cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào? Ý nghĩa giá trị của những chi tiết hình ảnh đó Trả lời:

– Những hình ảnh chi tiết biểu hiện tình đồng chí:

+ Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau.

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

+ Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Ảo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

– Ý nghĩa giá trị của những chi tiết hình ảnh ấy: những hình ảnh chi tiết ấy rất chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm vừa khắc họa rõ nét hình ảnh người lính vửa biểu hiện được tình đồng chí cao đẹp ở họ

4. Câu 4, tr. 130, SGK Trả lời:

– Ba câu thơ cuối là bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ

– Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh :

+ Vẻ đẹp hiện thực : tình đồng chí sát cánh bên nhau, sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên tất cả sưởi ấm lòng họ giữa rừng hoang vu .

+ Vẻ đẹp lãng mạn : đầu súng trăng treo là hình ảnh tuyệt đẹp, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa gần vừa xa, bên cạnh ngọn súng chính là trăng thơ mộng, lơ lửng như niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng.

5. Câu 5, tr. 130, SGK Trả lời:

– Bài thơ viết về tình đồng đội của người lính được tác giả đặt tên là Đồng chí vì từ này có nghĩa là cùng chung lí tưởng, chí hướng. Đây là cách xưng hô của những người trong đoàn thể cách mạng.

→Vì vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội

6. Bài thơ Đồng chí được kết cấu theo cách tạo những cặp sóng đôi. Em hãy làm rõ đặc điểm ấy trong hệ thống hình ảnh và các đại từ của bài thơ. Tác dụng của cách kết cấu bài thơ như thế? Trả lời:

– Bài thơ được kết cấu theo cách tạo những cặp sóng đôi:

+ cặp đại từ anh- tôi gắn liền với các hình ảnh sóng đôi

+ có khi lại hòa nhập làm một trong những từ và hình ảnh chỉ sự thống nhất chung: chung chăn, thương nhau tay nắm lấy bàn tay, đứng cạnh bên nhau,….

– Tác dụng của cách kết cấu bài thơ như thế: đã khắc họa thành công hình ảnh người lính nông dân với những vẻ đẹp bình dị mà cao cả cùng tình đồng chí cao đẹp ở họ

7. Câu 6, tr. 130, SGK Trả lời:

– Họ xuất thân từ nông dân. Họ sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Hai chừ “mặc kệ” nói được cái dứt khóat mạnh mẽ có dáng dấp “trượng phu”. Những người lính nông dân ấy vẫn gắn bó, nặng lòng với làng quê thân yêu. Họ không hề vô tình, nếu không đã chẳng thể cảm nhận sự nhớ nhung của quê hương: Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

– Những người lính cách mạng trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng.

Những cơn sốt run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông giá lạnh (áo rách, quần vá, chân không giày). Nhưng gian lao thiếu thôn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng lên nụ cười của người lính (miệng cười buốt giá).

– Nhưng sáng ngời trong họ là tinh thần đồng đội và ý chí quyết tâm đánh giặc.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Ngữ Văn 9 Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Hoàng Lê nhất thống chí

1. Câu 1, tr. 72, SGK Trả lời:

– Đại ý của đoạn trích: qua hồi này, tác giả đã dựng lên hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thất bại thảm hại tất yếu của bọn xâm lược và lũ vua quan phản nước, hại dân một cách chân thực, sinh động.

– Bố cục:

+ Phần 1 ( từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân”): Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, vua Lê thụ phong, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc.

+ Phần 2: (tiếp cho đến “vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành”): cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đối với quân Thanh.

+ Phần 3(còn lại): Thất bại thảm hại của quân Tôn Sĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

2. Câu 2, tr. 72, SGK Trả lời:

– Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ:

+ Hành động mạnh mẽ, quyết đoán:

&nbsp* Nhận được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp các tướng sĩ, đích thân cầm quân đi ngay

&nbsp* Lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc

&nbsp* Gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu

&nbsp* Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ, lên kế hoạch tiến quân đánh giặc

+ Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình:

&nbsp* Phân tích tình hình, quyết định tiến quân tiêu diệt giặc

&nbsp* Lời lẽ sắc bén, chặt chẽ, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ: lời phủ dụ

&nbsp* Vạch kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo (cách hành quân thần tốc, cách chống lại súng của giặc, chiến thuật nghi binh…)

&nbsp* Biết dùng người đúng sở trường, sở đoản, đối đãi công bằng

+ Ý chí quyết chiến quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng: mạnh bạo, tự tin trong kế sách đánh giặc, tính toán trước sau chu toàn (trước khi đánh giặc đã tính đến cả đối sách với giặc sau khi chiến thắng)…

+ Tài dụng binh như thần: hành quân thần tốc, tổ chức quân đội chỉnh tề, bắt sống quân do thám của địch, giữ bí mật để tạo thế bất ngờ để vây kín làng Hà Nội, công phá đồn Ngọc Hồi,……

+ Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận: Qunag Trung trong trận đánh khói tỏa mù trời cách gang tấc không thấy gì nhưng nổi bật trong cái nền ấy là hình ảnh nhà vua cưỡi voi đi đốc thúc

– Nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút tác giả: sự trung thành với nhà Lê, thái độ tôn trọng sự thực lịch sự và ý thức dân tộc cao

3. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh đã được miêu tả như thế nào? Nhận xét về cách trần thuật và giọng điệu trong đoạn văn diễn tả sự thảm bại của quân giặc Trả lời:

– Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:

+ Tôn Sĩ Nghị bất tài, không nắm được tình hình thực tế, kiêu căng tự mãn, trễ nải quân cơ: chỉ chăm chú vào yến tiệc, vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc; khi quân Tây Sơn đánh đến thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao”…

+ Quân tướng hèn nhát, thảm bại: khi nghe tiếng quân Tây Sơn, quân Thanh ở trong đồn Hạ Hồi “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”; ở đồn Ngọc Hồi quân thì “bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, tướng thì tự thắt cổ chết; thấy nghi binh thì “đều hết hồn hết vía, vội trốn”; khi nghe tin Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy “đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.”…

+ cả đội binh hùng tướng mạnh giờ đây chỉ còn biết tháo chạy đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi

– Cách trần thuật và giọng điệu của đoạn văn: cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả chân thực cụ thể dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại thảm hại của kẻ thù cướp nước: âm hưởng nhanh, gợi tả sự tán loạn, tan tác…

4. Câu 4, tr. 72, SGK Trả lời:

– Nghệ thuật trần thuật ở đoạn trích này rất chân chực với những chi tiết cụ thể nhưng âm hưởng lại rất khác nhau:

+ đoạn trên nhịp điệu nhanh mạnh hối hả ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa vẻ hả hê sung sướng của người thắng trận

+ đoạn dưới nhịp điệu chậm hơn tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống,… âm hưởng ngâm ngùi chua xót

Trận chiến đại phá quân Thanh của vua Quang Trung thật thần tốc. Mới đêm 30 tết bắt đầu lên đường vậy mà nửa đem mồng ba tháng giêng đã tới làng Hà Hồi. Vua Qung Trung cho quân lặng lẽ vây kín rồi lấy loa gọi cho quân lính thi nhau dạ ran, khiến cho quân giặc sợ hãi mà xin hàng. Tiếp đó, vua bày mưu ghép ván phủ rơm làm bia chắn để quân lính dễ đột nhập vào thành. Mờ sáng mồng năm quân của Quang Trung tiến sát đồng Ngọc Hà. Quân địch chống đỡ không nổi, bỏ chạy thảm hại. tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Trước đó vua đã cho người giấu nghi binh ở phía Đông. Quân địch hoảng sợ nấp xuống đầm bị quân ta giẫm chết vô số. Giữa trưa hôm ấy Quang Trung tiến binh vào Thăng Long.

6. Lời dụ của vua Quang Trung với quân lính ở Nghệ An trước khi tiến quan ra Bắc có ý trùng hợp với bài Sông núi nước Nam và Bình Ngô đại cáo. Hãy chỉ ra sự gặp gỡ ấy và chỉ ra ý nghĩa của việc đó. Trả lời:

– Sự gặp gỡ ấy thể hiện ở sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, về quốc gia dân tộc

– Sự gặp gỡ này cho thấy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và ý thức về chủ quyền quốc gia lãnh thổ là một truyền thống tinh thần sâu sắc bền vững được tiếp nối qua các triều đại, thế hệ

– Tô đậm tinh thần yêu nước sâu đậm của người anh hùng áo vải- Quang Trung

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Ngữ Văn 7 Bài Từ Đồng Nghĩa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 90 VBT Ngữ văn 7, tập 1): Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau: Phương pháp giải:

Đọc lại phần Ghi nhớ về Từ đồng nghĩa (SGK, tr.114 – 115). Lưu ý: từ cần tìm phải là từ Hán Việt.

Lời giải chi tiết:

Các từ đồng nghĩa đó là:

Câu 2 Câu 2 (trang 91 VBT Ngữ văn 7, tập 1): Tìm từ gốc Ấn – Âu đồng nghĩa với các từ sau: Phương pháp giải:

Lưu ý: từ cần tìm phải là từ gốc Ấn – Âu.

Lời giải chi tiết:

Các từ gốc Ấn – Âu tương ứng là:

Câu 3 Câu 3 (trang 91 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân (phổ thông)

Phương pháp giải:

Có thể tìm từ địa phương nơi em và gia đình sinh sống hoặc ở địa phương khác mà em biết.

Lời giải chi tiết:

Một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân:

Câu 4 Câu 4 (trang 91 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Từ đồng nghĩa thay thế từ in đậm

– Món quà anh gửi, tôi đã đưa đến tận tay chị ấy rồi.

– Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về.

– Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.

– Anh đừng làm như tế người ta nói cho đấy.

– Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.

Phương pháp giải:

Trước hết, phải hiểu nghĩa của mỗi từ đã cho được dùng trong mỗi câu, từ đó tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế. Từ thay thế phải là từ vừa đồng nghĩa vừa có sắc thái nghĩa phù hợp với nghĩa chung của câu.

Lời giải chi tiết:

a. đưa ⟹ trao

b. đưa ⟹ tiễn

c. kêu ⟹ phàn nàn

d. nói ⟹ mắng, cười

e. đi ⟹ mất, từ trần.

Câu 5 Câu 5 (trang 91 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Điền từ thích hợp

Phương pháp giải:

Những cặp từ đã cho tuy là đồng nghĩa nhưng có chỗ khác nhau về sắc thái biểu cảm, về mức độ, phạm vi… Phải phân biệt sự khác nhau của các từ trong cặp để điền từ phù hợp với nghĩa chung của câu.

Lời giải chi tiết:

a) thành tích, thành quả:

– Thế hệ mai sau sẽ hưởng được thành quả của công cuộc đổi mới hôm nay.

– Trường ta đã lập nhiều thành tích để chào mừng ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9.

b) ngoan cường, ngoan cổ:

– Bọn địch ngoan cố chống cự đã bị quân ta tiêu diệt.

– Ông đã ngoan cường giữ vững khí tiết cách mạng.

c) nhiệm vụ, nghĩa vụ:

– Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi người.

– Thầy Hiệu trưởng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho lớp em trong đợt tuyên truyền phòng chống ma túy.

d) giữ gìn, bảo vệ.

– Em Thúy luôn luôn giữ gìn quần áo sạch sẽ.

– Bảo vệ Tổ quốc là sứ mệnh của quân đội.

Câu 6 Câu 6 (trang 92 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Câu có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau và câu chỉ dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó

Phương pháp giải:

– Mỗi cặp từ đồng nghĩa đã cho có trường hợp có thể dùng cả 2 từ thay thế cho nhau, nhưng cũng có trường hợp chỉ dùng được một trong hai từ mà thôi. Sở dĩ như vậy vì một trong hai từ đó không phù hợp về sắc thái nghĩa hoặc về hoàn cảnh giao tiếp của câu.

Lời giải chi tiết:

– Nó đối đãi / đối xử tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.

– Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em.

b) trọng đại, to lớn:

– Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại / to lớn đối với vận mệnh dân tộc.

– Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp.

Câu 7 Câu 7 (trang 93 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường, kết quả, hậu quả.

Phương pháp giải:

Lưu ý: “bình thường” và “tầm thường”, “kết quả” và “hậu quả” là những cặp từ đồng nghĩa, có sắc thái nghĩa khác nhau. Tìm hiểu sự khác nhau đó để đặt câu đúng.

Lời giải chi tiết:

Đặt câu:

– bình thường: Lực học môn Toán của cậu ấy ở mức bình thường.

– tầm thường: Đừng biến mình thành kẻ tầm thường vì cứ để bụng những chuyện nhỏ nhặt.

– kết quả: Kết quả của chuyến từ thiện này là những trải nghiệm bổ ích cho các em.

– hậu quả: Hậu quả của việc lười học là những con điểm kém.

– Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng lạc. – Trong xã hội ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ bao che cho người khác. – Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã giảng dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh. – Phòng tranh có trình bày nhiều bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng. Phương pháp giải:

Cần phân tích các từ in đậm trong câu sai ở chỗ nào. Tìm từ thích hợp để thay từ dùng sai.

Lời giải chi tiết:

– Thay hưởng lạc bằng hưởng thụ (hưởng lạc có nghĩa xấu).

– Thay bao che bằng che chở (bao che hàm ý xấu).

– Thay giảng dạy bằng dạy.

– Thay trình bày bằng trưng bày.

chúng tôi

Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Thuật Ngữ

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 45 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Điền các thuật ngữ khoa học vào chỗ trống thích hợp:

– (…) là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác (Vật lí).

– (…) là toàn bộ các quá trình phá hủy lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, băng hà, nước chảy… (Địa lí)

– (…) là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới (Hóa học).

– (…) là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa (Ngữ văn).

– (…) là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa (Lịch sử).

– (…) là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy (Sinh học).

– (…) là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở mộ điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m 3/s (Địa lí).

– (…) là lực hút của Trái Đất (Vật lí)

– (…) là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất (Địa lí).

– (…) là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên (Hóa học).

– (…) là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ (Lịch sử)

– (…) là đường thẳng vuông góc với một đoạn tại điểm giữa của đoạn ấy (Toán học).

Phương pháp giải:

Chú ý các thuật ngữ phải phù hợp với khái niệm. Ví dụ câu a: Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. Lực là thuật ngữ thuộc khoa học Vật lí.

Lời giải chi tiết:

– Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác (Vật lí).

– Xâm thực là toàn bộ các quá trình phá hủy lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, băng hà, nước chảy… (Địa lí)

– Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới (Hóa học).

– Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa (Ngữ văn).

– Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa (Lịch sử).

– Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy (Sinh học).

– Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở mộ điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m 3/s (Địa lí).

– Trọng lực là lực hút của Trái Đất (Vật lí).

– Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất (Địa lí).

– Đơn chất là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên (Hóa học).

– Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam cc quyền hơn nữ (Lịch sử).

– Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn tại điểm giữa của đoạn ấy (Toán học).

Câu 2 Câu 2 (trang 46 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Trong đoạn trích này, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không? Ở đây có ý nghĩa gì?

Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa! Phương pháp giải:

Em chú ý: điểm tựa là thuật ngữ Vật lí nhưng ở đây nó được dùng với nghĩa bóng là chỗ dựa cho lịch sử.

Lời giải chi tiết:

– Trong đoạn trích này, điểm tựa không được dùng như một thuật ngữ.

– Ở đây, điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy).

Câu 3 Câu 3 (trang 46 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Cho biết hai câu sau đây, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ ngữ thông thường.

a. Nước tự nhiên ở ao, hồ, sống, biển,… là một hỗn hợp.

b. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.

Hãy đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.

Phương pháp giải:

Em chú ý xem câu nào dùng thuật ngữ chuyên môn, câu nào dùng từ thông thường. Sau đó đặt hai câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.

Lời giải chi tiết:

– Trong trường hợp (a), từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ.

– Trong trường hợp (b) từ hỗn hợp được dùng như một từ thông thường.

Câu 4 Câu 4 (trang 46 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ cá. Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt?

Phương pháp giải:

Xem lại định nghĩa về cá trong từ điển hoặc trong sách Sinh học: Cá là loài động vật có xương sống ở nước, thở bằng mang, bơi bằng vây. Việc cá voi, cá heo không thở bằng mang mà thở bằng phổi chứng tỏ chúng không phải là cá theo thuật ngữ sinh học. Từ đó, trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

– Thuật ngữ cá của sinh học : động vật có xương sống, sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.

– Theo cách hiểu thông thường của người Việt cá không nhất thiết phải thở bằng mang.

Câu 5 Câu 5 (trang 46 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa , còn trong quang học, thuật ngữ thị trường chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được.

Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm đã nêu ở phần Ghi nhớ không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Cần lưu ý: thuật ngữ được dùng trong một lĩnh vực khoa học . Trường hợp này là sự đồng âm của hai thuật ngữ ở hai lĩnh vực khoa học khác nhau. Vì thế hiện tượng này có vi phạm nguyên tắc hay không?

Lời giải chi tiết:

– Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ thị trường của kinh tế học và thuật ngữ thị trường của quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm.

– Vì đây là hai thuật ngữ được sử dụng trong hai lĩnh vực khác nhau.