Giải Vở Bài Tập Công Nghệ 7 Bài 6 Trang 13 / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Vở Bài Tập Công Nghệ 6

Giải vở bài tập công nghệ 6 – Bài 4: Sử dụng và bảp quản trang phục giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

1. Cách sử dụng trang phục

Sử dụng trang phục như thế nào là hợp lí?

Lời giải:

Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, công việc và hoàn cảnh xã hội hợp lí.

a) Trang phục phù hợp với hoạt động

* Trang phục mặc đi học

Khi đi học, em thường mặc loại trang phục nào?

Hãy đánh dấu (x) vào ô trống đầu câu trả lời thích hợp với em.

Lời giải:

Hãy mô tả bộ trang phục mặc đi học của em về:

Lời giải:

– Chất liệu vải: quần kaki, áo vải kate.

– Màu sắc: áo trắng, quần sẫm màu (đen hoặc xanh)

– Kiểu may: vừa sát cơ thể.

– Mũ, giày, dép: mũ lưỡi trai, giày thể thao.

* Trang phục đi lao động

Khi đi lao động (trồng cây, dọn vệ sinh), em mặc như thế nào?

Hãy chọn từ đã cho trong ngoặc (), điền vào khoảng trống (…) cuối mỗi câu sau để nói về sự lựa chọn trang phục lao động và giải thích.

Lời giải:

– Chất liệu vải: vải sợi tổng hợp (vải sợi bông/ vải sợi tổng hợp)

– Màu sắc: màu sẫm (màu sáng/ màu sẫm)

– Kiểu may: đơn giản, rộng (cầu kì, sát người/ đơn giản, rộng)

– Giày dép: giày bata (dép thấp, giày bata/ giày dép cao gót, giày da đắt tiền)

Em còn sử dụng những vật dụng nào khác để giữ vệ sinh và an toàn lao động?

Lời giải:

Khẩu trang, găng tay.

* Trang phục lễ hội, lễ tân

Hãy mô tả các bộ trang phục

Lời giải:

Trang phục tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam: áo dài tứ thân, đơn giản, trang nhã.

Trang phục lễ hội của các dân tộc, vùng, miền: sặc sỡ màu sắc, nhiều phụ kiện đi kèm.

Khi đi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ, liên hoan … em thường mặc như thế nào?

Lời giải:

Mặc trang phục phù hợp với nội dung buổi sinh hoạt văn nghệ, liên hoan (có nhiều màu sắc nổi bật, rực rỡ)

b) Trang phục phù hợp với môi trường và công việc

Lời giải:

– Khi đi thăm đền Đô năm 1946, Bác Hồ mặc như thế nào?

Bác mặc bộ đồ kaki nhạt màu, dép cao su con hổ.

– Vì sao khi tiếp khách quốc tế thì Bác lại “bắt các đồng chí đi cùng phải mặc comlê, cà vạt nghiêm chỉnh”?

Để thể hiện sự tôn trọng với khách quốc tế.

– Khi đón Bác về thăm đền Đô, bác Ngô Từ Vân mặc như thế nào?

Áo sơ mi trắng cổ hồ bột cứng, cà vạt đỏ chói, giày da bóng lộn.

Đồng bào vừa qua nạn đói năm 1945, còn rất nghèo khổ, rách rưới. Phục sức lúc đó không hợp cảnh, hợp thời, xa lạ với đồng bào.

Rút ra kết luận: Trang phục đẹp là phải thích hợp với môi trường và công việc

2. Cách phối hợp trang phục

a) Phối với vải hoa văn với vải trơn

Hãy quan sát hình 1.11 và nhận xét về sự phối hợp vải hoa văn của áo và vải trơn của quần.

Lời giải:

– Vì sao có thể nói về màu sắc, hoa văn, cả 4 cách phối hợp đều hợp lí?

Vì chúng phù hợp với từng vóc dáng của mỗi người.

– Bạn trai đứng thứ 3 (h.1.11, tr.21 – SGK) lựa chọn trang phục chưa hợp lí, vì sao?

Chưa hợp lí do áo và quần của bạn trai quá rộng không vừa với người, tạo cảm giác béo và lùn.

b) Phối hợp màu sắc

Hãy quan sát hình 1.12 (tr.22 – SGK) và nêu cách phối hợp màu sắc giữa áo và quần

Lời giải:

– Hình 1.12a: áo xanh nhạt và quần xanh đậm – sắc độ khác nhau trên cùng một màu.

Nêu thêm ví dụ khác về sự phối hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu: tím nhạt và tím sẫm.

– Hình 1.12b: vàng và vàng lục – các màu cạnh nhau trên một vòng màu.

Ví dụ khác về sự phối hợp giữa các màu cạnh nhau trên vòng màu: tím đỏ và đỏ

– Hình 1.12c: cam và xanh – đối nhau trên vòng màu

Ví dụ khác về sự phối hợp giữa 2 màu đối nhau trên vòng màu: đỏ và lục

– Hình 1.12d: đen và trắng

Bài tập vận dụng (Trang 17 – vbt Công nghệ 6)

* Với các kiến thức đã học về cách phối hợp trang phục, em có thể ghép thành mấy bộ từ 6 sản phẩm sau đây:

Lời giải:

– Bộ 1: a + d

– Bộ 2: a + e

– Bộ 3: a + g

– Bộ 4: b + d

– Bộ 5: b + e

– Bộ 6: b + g

– Bộ 7: c + d

– Bộ 8: c + e

* Em thích cách phối hợp trang phục nào về màu sắc và hoa văn để vận dụng trong cuộc sống thường ngày?

Lời giải:

– Em thích bộ trang phục a + e do có cảm giác tươi sáng hơn.

II – BẢO QUẢN TRANG PHỤC (Trang 18 – vbt Công nghệ 6)

Vì sao phải bảo quản trang phục?

Lời giải:

Giữ vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.

Bảo quản trang phục gồm những công việc gì?

Lời giải:

Làm sạch (giặt, phơi); làm phẳng (là); cất giữ.

1. Giặt, phơi

Lời giải:

Giũ các vật ở trong túi ra, tách riêng áo quần màu trắng và màu nhạt với áo quần màu sẫm để giặt riêng. Vò trước bằng xà phòng những chỗ bẩn nhiều như cổ áo, măng sét tay áo, đầu gối quần, v.v … cho đỡ bẩn. Ngâm áo quần trong nước xà phòng khoảng nửa giờ, vò kĩ để xà phòng thấm đều. Vò nhiều lần bằng nước sạch cho hết xà phòng. Cho thêm chất làm mềm vải nếu cần. Phơi áo quần màu sáng bằng vải bông, lanh, vải pha ở ngoài nắng và phơi áo quần màu tối, vải polyeste, lụa nilon ở trong bóng râm. Nên phơi bằng mắc áo cho áo quần phẳng, chóng khô và sử dụng cặp áo quần để áo quần không bị rơi khi phơi

2. Là (ủi)

a) Dụng cụ là

Em hãy nêu tên những dụng cụ dùng để là áo quần ở gia đình.

Lời giải:

Bàn là, bình phun nước, cầu là.

b) Quy trình là

Hãy ghi và giải thích các bước của quy trình ở tr.24 – SGK

Lời giải:

– Điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn phù hợp từng loại vải – để vải không bị hỏng.

– Bắt đầu là với loại vải có yêu cầu nhiệt thấp nhất, rồi vải yêu cầu nhiệt cao hơn – để tiết kiệm điện và phân bố phù hợp. Đối với một số loại vải cần lầm ẩm – vải không bị cháy.

– Thao tác là: là chiều dọc vải, đưa bàn là đều, không để lâu trên mặt vải sẽ bị cháy hoặc ngấn.

– Khi ngừng là, phải dựng bàn là lên hoặc đặt đúng nơi quy định – tránh cháy mặt tiếp xúc với bàn là mặc dù đã ngắt.

c) Kí hiệu giặt, là

Hãy đọc các kí hiệu giặt là ở bảng 4 (tr.24 – SGK) và đọc kí hiệu giặt, là trên các mảnh vải nhỏ mà em sưu tầm được rồi đính vào bảng sau

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (Trang 19 – vbt Công nghệ 6): Việc sử dụng trang phục hợp lí có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống con người

Sử dụng trang phục hợp lí:

Lời giải:

– Làm cho con người luôn đẹp trong mọi hoạt động.

– Phù hợp với hoạt động đó tạo nên cảm giác tự tin, sự thuận tiện trong công việc.

– Bảo vệ sức khoẻ trong từng điều kiện công việc, hoàn cảnh thời tiết.

Câu 2 (Trang 19 – vbt Công nghệ 6): Bảo quản trang phục gồm những công việc chính sau:

Lời giải:

– Làm sạch (giặt, phơi); làm phẳng (là); cất giữ.

Giải Vở Bài Tập Công Nghệ 8

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 8 – Bài 18. Vật liệu cơ khí giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Giải vở bài tập công nghệ 8 – Bài 18. Vật liệu cơ khí giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

1. Vật liệu kim loại

– Qua việc quan sát chiếc xe đạp, em hãy đánh dấu (x) vào ô trống để chỉ ra những bộ phận nào của chiếc xe đạp được làm bằng kim loại:

Lời giải:

– Em hãy tìm từ và số thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau để câu trở thành đúng.

Lời giải:

+ Thành phần chủ yếu của kim loại đen là sắt và cacbon

+ Tỉ lệ cacbon trong vật liệu < 2,14% thì gọi là thép

Lời giải:

2. Vật liệu phi kim loại – Em hãy nối mỗi cụm từ ở cột A với một số cụm từ ở cột B để được câu trả lời đúng.

– Em hãy cho biết những dụng cụ cho trong bảng sau được làm từ chất dẻo nào?

Lời giải:

– Em hãy kể tên các sản phẩm cách điện làm bằng cao su

Lời giải:

+ Vỏ tay cầm của kìm cách điện.

+ Găng tay cao su.

+ Ủng cao su.

+ Áo bảo hộ cao su.

– Em hãy cho biết những dụng cụ sau: khung xe đạp; kiềng đun; vỏ máy tính; đế bàn là; quả bóng; thước kẻ nhựa; lốp xe; lưỡi cuốc, dụng cụ nào được làm bằng vật liệu kim loại hoặc vật liệu phi kim loại

Lời giải:

Vật liệu kim loại

Vật liệu phi kim loại

Khung xe đạp; kiềng đun; đế bàn là; lưỡi cuốc.

Vỏ máy tính; quả bóng, thước kẻ nhựa, lốp xe.

II. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU CƠ KHÍ (Trang 42-vbt Công nghệ 8):

– Em có nhận xét gì về tính dẫn điện; dẫn nhiệt của thép, đồng, nhôm?

Lời giải:

+ Tính dẫn điện: Thép < Nhôm < Đồng

+ Tính dẫn nhiệt: Thép < Đồng < Nhôm

– Em hãy so sánh tính rèn của thép và nhôm.

Câu 1 (Trang 42-vbt Công nghệ 8): Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?

Lời giải:

– Tính chất vật lí

nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng

– Tính chất công nghệ

tính đúc, tính hàn, tình rèn, …

– Tính cơ học

tính cứng, tính dẻo, tính bền.

– Tính chất hóa học

tính chịu axit, muối, tính chống ăn mòn.

Câu 2 (Trang 42-vbt Công nghệ 8): Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu.

Lời giải:

– Vật liệu quan trọng, chiếm tỉ lệ khá cao trong thiết bị, máy móc.

– Có kim loại đen và kim loại màu.

– Dẫn điện, nhiệt kém.

– Dễ gia công, không bị oxy hóa, ít mài mòn.

– Chất dẻo, cao su

Kim loại đen

Kim loại màu

– Thành phần chủ yếu là sắt và cacbon.

– Gồm gang và thép dựa vào tỉ lệ thành phần.

– Gang: gang xám, gang trắng và gang dẻo.

– Thép: thép cacbon (chủ yếu trong xây dựng và cầu đường), thép hợp kim (dụng cụ gia đình và chi tiết máy).

– Chủ yếu là các kim loại còn lại.

– Dưới dạng hợp kim.

– Dễ kéo dài, dễ dát mỏng, chống mài mòn, chống ăn mòn, tính dẫn điện và nhiệt tốt.

– Ít bị oxy hóa.

– Đồng, nhôm và hợp kim: sản xuất đồ dùng gia đình, chi tiết máy, vật liệu dẫn điện.

Câu 3 (Trang 43-vbt Công nghệ 8): Hãy kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến và phạm vi ứng dụng.

Lời giải:

– Vật liệu kim loại:

Thép: thép cacbon (chủ yếu trong xây dựng và cầu đường), thép hợp kim (dụng cụ gia đình và chi tiết máy).

Đồng, nhôm và hợp kim: sản xuất đồ dùng gia đình, chi tiết máy, vật liệu dẫn điện.

– Vật liệu phi kim:

Cao su: xăm, lốp xe đạp xe máy ô tô, vật liệu cách điện.

Chất dẻo: dụng cụ sinh hoạt gia đình: rổ, chai, thùng.

Giải Bài Tập Công Nghệ 7

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Ôn tập phần 1: Trồng trọt giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Câu 1 trang 53 sgk Công nghệ 7: Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt.

Lời giải:

– Vai trò:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

+ Cung cấp thức ăn cho gia súc.

+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

+ Cung cấp nông sản để xuất khẩu.

– Nhiệm vụ: Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, tăng trưởng kinh tế và tạo ra sản phẩm để xuất khẩu.

Câu 2 trang 53 sgk Công nghệ 7: Đất trồng là gì? Hãy trình bày thành phần và tính chất chính của đất trồng?

Lời giải:

– Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

– Thành phần của đất trồng: có 3 thành phần:

+ Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng.

+ Phần khí: Chưa Oxi và Cacbonic cung cấp cho cây.

+ Phần lỏng: Cung cấp nước cho cây.

– Tính chất chính của đất:

+ Thành phần cơ giới của đất.

+ Độ chua, độ kiềm.

+ Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.

+ Độ phì nhiêu của đất.

Câu 3 trang 53 sgk Công nghệ 7: Nêu vai trò và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.

Lời giải:

– Vai trò: Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

– Cách sử dụng: Tuỳ theo từng thời kì mà người ta có cách sử dụng phân bón khác nhau như bón lót hay bón thúc.

Câu 4 trang 53 sgk Công nghệ 7: Nêu vai trò của giống? Và phương pháp chọn tạo giống cây trồng.

Lời giải:

– Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.

– Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: Phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp gây đột biến và phương pháp nuôi cấy mô.

Câu 5 trang 53 sgk Công nghệ 7: Trình bày khái niệm sâu, bệnh hại và các biện pháp phòng trừ.

Lời giải:

– Sâu bệnh hại cây là sâu, côn trùng, điều kiện sống không bình thường, vi khuẩn gây ra sự bất thường về sinh lí cấu tạo và hình thái của cây.

– Các biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu bệnh.

+ Biện pháp thủ công.

+ Biện pháp hoá học.

+ Biện pháp sinh học.

+ Biện pháp kiểm dịch thực vật.

Câu 6 trang 53 sgk Công nghệ 7: Em hãy giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh để phòng trừ sâu, bệnh lại ít tốn công, dễ thực hiện, chi phí ít nhưng mang lại nhiều kết quả.

Lời giải:

– Sử dụng biện pháp canh tác: Diệt mầm mống sâu bệnh trong đất, tránh thời kì sâu bệnh phát triển mạnh, thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn

– Sử dụng giống chống sâu bệnh: Hạn chế sâu bệnh phát triển, cây có sức để kháng cao.

– Do những nguyên nhân trên 2 biện pháp này có hạn chế được sâu bệnh rất nhiều, thực hiện lại ít tốn công hơn so với các biện pháp khác.

Câu 7 trang 53 sgk Công nghệ 7: Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng?

Lời giải:

– Tác dụng của làm đất: Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

– Tác dụng của bón phân lót: Bón phân vào đất trước khi gieo trồng, để phân có thời gian phân hủy thành các chất tan thì cây mới hấp thụ được. Bón phân lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con khi nó mới mọc, mới bén rễ.

Câu 8 trang 53 sgk Công nghệ 7: Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng cây nông nghiệp?

Lời giải:

Kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng giúp chúng ta phát hiện ra mầm mống sâu bệnh có trong hạt hay giống có lẫn hạt khác hoặc cỏ dại không. Ngoài ra còn làm kích thích hạt nảy mầm nhanh và diệt trừu sâu bệnh có ở hạt

Câu 9 trang 53 sgk Công nghệ 7: Em hãy nêu lên ưu, nhược điểm của các cách gieo trồng bằng hạt.

Lời giải:

– Gieo vãi:

+ Ưu điểm: Nhanh, ít tốn công.

+ Nhược điểm: Số lượng hạt nhiều, chăm sóc khó khăn, các cây không đều nhau, tỉ lệ nảy mầm thấp do thất thoát.

– Gieo hàng, hốc:

+ Ưu điểm: Tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ dàng.

+ Nhược điểm: Tốn nhiều công.

Câu 10 trang 53 sgk Công nghệ 7: Hãy nêu tác dụng của các công việc chăm sóc cây trồng. Giải thích câu tục ngữ: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”.

Lời giải:

– Tác dụng của các công việc chăm sóc cây trồng:

+ Tỉa, dặm cây: loại bỏ cây yếu, bệnh, sâu và dặm cây khoẻ vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.

+ Làm cỏ, vun xới: Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp, chống đổ, hạn chế bốc hơi nuớc.

+ Tưới, tiêu nước: đảm bảo lượng nước cho cây trồng.

+ Bón phân thúc: nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

– Giải thích câu tục ngữ “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”: câu tục ngữ này nói lên lợi ích của việc làm cỏ trên những thửa ruộng đã cấy. Nếu chỉ cấy mà không làm cỏ thì cỏ phát triển mạnh hơn nên khi bón phân cỏ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn.nên cây trồng phát triển kém, năng suất thấp.

Câu 11 trang 53 sgk Công nghệ 7: Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản. Liên hệ với địa phương em đã thực hiện thế nào?

Lời giải:

– Thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản để giảm hao hụt, giữ được chất lượng sản phẩm, sử dụng được lâu dài…

– Ở địa phương em đa số là trồng lúa: Nên song song với việc thu hoạch đúng thời hạn là sự kết hợp với phương pháp bảo quản kín. Thóc sau khi phơi khô sẽ được đóng bao tải và cho vào kho.

Câu 12 trang 53 sgk Công nghệ 7: Em hãy nêu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái.

Lời giải:

– Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái:

+ Nếu bón phân cân đối, hợp lý, đúng theo quy định: giúp cho môi trường tốt hơn, giúp cải tạo đất chua, màu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc

+ Nếu bón quá nhiều hay quá ít và không hợp lí: môi trường bị ô nhiễm, đất bạc màu, ảnh hưởng đến sức khỏe

Câu 13 trang 53 sgk Công nghệ 7: Hãy nêu tác hại của thuốc hóa học trừ sâu, bệnh đối với môi trường, con người và các sinh vật khác.

Lời giải:

– Đối với môi trường: gây ô nhiểm môi trường (nước, đất, không khí), ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người.

– Đối với sinh vật: gây chết hàng loạt sinh vật như: cá, tôm, các loài thiên địch,…

Giải Bài Tập Sgk Công Nghệ Lớp 6 Bài 2: Lựa Chọn Trang Phục

Giải bài tập sách giáo khoa môn Công nghệ 6

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 6 bài 2

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 6 bài 2: Lựa chọn trang phục là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm. Lời giải bài tập Công nghệ 6 này sẽ giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Công nghệ của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài 1 trang 16 SGK Công Nghệ 6

Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người mặc? Nêu ví dụ?

Hướng dẫn trả lời

Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải ảnh hướng rất lớn tới vóc dáng người mặc.

Ví dụ:

Khi mặc áo tối màu, hoa văn nhỏ, sọc dọc thì sẽ giúp cho dáng vóc người mặc trở nên thon gọn, cao hơn

Khi mặc áo sáng màu, hoa văn to, sọc ngang thì sẽ giúp cho dáng vóc người mặc mập, lùn

Bài 2 trang 16 SGK Công Nghệ 6

Mặc đẹp có hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu mốt và giá tiền trang phục không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời

Mặc đẹp không phụ thuộc vào kiểu mốt và giá tiền mọi người cần biết rõ đặc điểm của bản thân mà lựa chọn trang phục phù hợp không chạy theo những kiểu mốt cầu kì đắt tiền vượt quá khả năng kinh tế của gia đình.

Mặc đẹp không phụ thuộc vào kiểu mốt và giá trị trang phục vì mỗi người đều có đặc điểm và hình dáng khác nhau nên nếu lựa chọn trang phục kiểu mốt và giá trị nhưng không hợp với mình thì mặc như vậy cũng như không.

Bài 3 trang 16 SGK Công Nghệ 6

Hãy mô tả bộ trang phục (áo, quần vải, váy) dùng để mặc đi chơi hợp với em nhất. Khi ở nhà em thường mặc như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Khi đi chơi thì em thường mặc áo thun lạnh và quần jeans. Hoặc váy dài đến đầu gối, có hoa văn đẹp.

Khi ở nhà, em thường mặc những đồ bộ, hoa văn của áo và quần giống nhau.

Khi ở trường, em mặc đồng phục theo đúng nội quy trường.