Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Tập 1 Lớp 9 / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 (Tập 1)

Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 (Tập 1)

Để phát huy tính chủ động trong việc học, bên cạnh sự có mặt của giáo viên, các loại tài liệu tham khảo cũng đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt là với môn học đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế như môn Văn.

Cuốn Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 (Tập 1) được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9. Sách gồm các bài tập Ngữ Văn đa dạng có gợi ý làm bài cụ thể nhằm giúp các em có thể tự học tốt môn Ngữ văn một cách chủ động, sáng tạo.

Sách bao gồm 17 bài học với các nội dung:

– Thực hành phần Đọc – hiểu văn bản các văn bản văn học.

– Thực hành Tiếng Việt thông qua các bài tập dưới hình thức bảng biểu và điền vào chỗ trống.

– Thực hành các thao tác kĩ năng lập luận , diễn đạt và tạo lập thành văn bản ở phần Tập làm văn.

Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn 9 Bài 11: Đoàn Thuyền Đánh Cá

Giải VBT Ngữ văn 9 Đoàn thuyền đánh cá

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 11: Đoàn thuyền đánh cá

1. Em hiểu như thế nào về hai câu mở đầu bài thơ: Mặt trời…… đêm sập cửa. Những hình ảnh trong hai câu thơ này gợi cho em liên tưởng gì? Trả lời:

– Câu thơ là một liên tưởng so sánh thú vị của nhà thơ về cảnh biển lúc vào đêm

– Trong hình ảnh so sánh này vũ trụ là một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là cánh cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cửa

– Tuy nhiên chi tiết này lại gây ra thắc mắc cho người đọc vì ở nước ta vùng biển miền Bắc không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh này được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc một hòn đảo lúc hoàng hôn ở một khoảng trời phía Tây vẫn có thể nhìn được

2. Câu 2, tr. 142, SGK Trả lời:

– Không gian là mặt biển bao la, rộng lớn với sự hiện diện của mặt trời, mặt biển, trăng sao, mây, gió

– Trong bài thơ có hai cảm hứng bao trùm và thống nhất hòa quyện chặt chẽ: cảm hứng về lao động và cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ.

– Công việc lao động của người đánh cá giữa thiên nhiên bao la của biển và trời như đã gắn liền, hải hòa với nhịp sống của thiên nhiên đất trời: Thuyền ta lái gió với buồm trăng – Lướt giữa mây cao với biển bằng, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời…

→ Hai cảm hứng – về thiên nhiên vũ trụ và lao động – đã tạo cho hình ảnh đoàn thuyền đánh cá qua cái nhìn của nhà thơ trở nên lớn lao, kì vĩ, bay bổng.

– Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả đã gợi tả hình ảnh con thuyền lướt giữa gió trăng lồng lộng

– Bằng biện pháp liệt kê so sánh, tác giá đã miêu tả các loại cá thể hiện sự giàu đẹp và vô tận của biển

3. Phân tích các hình ảnh trong khổ 3 và khổ 4. Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả có đặc điểm gì nổi bật? Trả lời:

– Khổ 3: Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập vào với kích thước rộng lớn của thiên nhiên: lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng,…

– Khổ 4: Những hình ảnh ảnh đẹp giàu màu sắc của các loài cá lấp lánh dưới ánh trăng trên biển trở thành bức tranh huyền ảo lung linh

– Bút pháp lãng mạn nổi bật trong việc sáng tạo hình ảnh thơ, với những liên tưởng sáng tạo, độc đáo, nhiều so sánh thú vị, thủ pháp phóng đại được sử dụng hợp lí

4. Câu 4, tr. 142, SGK Trả lời:

– Bài thơ có bốn từ “Hát”. Cả bài như một khúc ca, ngợi ca lao động, với tinh thần làm chủ, với niềm vui phơi phới mà nhà thơ viết thay cho những người lao động.

– Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng,

– Các yếu tố góp phần tạo nên âm hưởng bài thơ: gieo vần biến hóa, vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền, vần cách… tạo âm vang cho tinh thần lao động; nhịp thơ có khi đầy sức trẻ, sức lao động, có khi hân hoan những chùm cá nặng.

5. Câu 5, tr. 142, SGK Trả lời:

– Nhà thơ Huy Cận có cái nhìn tươi mới và cảm xúc hào hứng, tràn đầy niềm vui về cuộc sống.

– Mỗi hình ảnh thơ đều mang sức sống, mang niềm vui, cuốn theo tình yêu say đắm, mãnh liệt trước biển khơi bao la, hùng vĩ, giàu có vô tận của nhà thơ: cánh cửa vũ trụ với hòn lửa mặt trời, cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim,…, người lao động hăng say làm việc.

→ Đây chính là cái nhìn tin tưởng, phấn khởi của nhà thơ trước cuộc đời mới.

6. Khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ có nhiều chi tiết hình ảnh, câu thơ được lặp lại nhưng vẫn có sự khác biệt. Tìm hiểu ý nghĩa của sự lặp lại và thay đổi ấy. Trả lời:

– Sự lặp lại có biến đổi thể hiện trọn vẹn một chuyến đi biển của đoàn thuyền: xuất phát lúc mặt trời xuống biển và trở về lúc mặt trời đội biển

– Câu thơ được lặp lại biểu hiện niềm vui, tinh thần phấn chấn của người lao động cả lúc lên đường đến lúc trở về.

– Điều đó dường như đã trở thành bài ca lao động nhịp nhàng cùng thiên nhiên

Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn 9 Bài 5: Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Giải VBT Ngữ văn 9 Hoàng Lê nhất thống chí

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 5: Hoàng Lê nhất thống chí

1. Câu 1, tr. 72, SGK Trả lời:

– Đại ý của đoạn trích: qua hồi này, tác giả đã dựng lên hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thất bại thảm hại tất yếu của bọn xâm lược và lũ vua quan phản nước, hại dân một cách chân thực, sinh động.

– Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân”): Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, vua Lê thụ phong, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc.

+ Phần 2: (tiếp cho đến “vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành”): cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đối với quân Thanh.

+ Phần 3 (còn lại): Thất bại thảm hại của quân Tôn Sĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

2. Câu 2, tr. 72, SGK Trả lời:

– Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ:

+ Hành động mạnh mẽ, quyết đoán:

* Nhận được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp các tướng sĩ, đích thân cầm quân đi ngay

* Lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc

* Gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu

* Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ, lên kế hoạch tiến quân đánh giặc

+ Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình:

* Phân tích tình hình, quyết định tiến quân tiêu diệt giặc

* Lời lẽ sắc bén, chặt chẽ, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ: lời phủ dụ

* Vạch kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo (cách hành quân thần tốc, cách chống lại súng của giặc, chiến thuật nghi binh…)

* Biết dùng người đúng sở trường, sở đoản, đối đãi công bằng

+ Ý chí quyết chiến quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng: mạnh bạo, tự tin trong kế sách đánh giặc, tính toán trước sau chu toàn (trước khi đánh giặc đã tính đến cả đối sách với giặc sau khi chiến thắng)…

+ Tài dụng binh như thần: hành quân thần tốc, tổ chức quân đội chỉnh tề, bắt sống quân do thám của địch, giữ bí mật để tạo thế bất ngờ để vây kín làng Hà Nội, công phá đồn Ngọc Hồi,……

+ Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận: Quang Trung trong trận đánh khói tỏa mù trời cách gang tấc không thấy gì nhưng nổi bật trong cái nền ấy là hình ảnh nhà vua cưỡi voi đi đốc thúc

– Nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút tác giả: sự trung thành với nhà Lê, thái độ tôn trọng sự thực lịch sự và ý thức dân tộc cao

3. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh đã được miêu tả như thế nào? Nhận xét về cách trần thuật và giọng điệu trong đoạn văn diễn tả sự thảm bại của quân giặc Trả lời:

– Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:

+ Tôn Sĩ Nghị bất tài, không nắm được tình hình thực tế, kiêu căng tự mãn, trễ nải quân cơ: chỉ chăm chú vào yến tiệc, vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc; khi quân Tây Sơn đánh đến thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao”…

+ Quân tướng hèn nhát, thảm bại: khi nghe tiếng quân Tây Sơn, quân Thanh ở trong đồn Hạ Hồi “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”; ở đồn Ngọc Hồi quân thì “bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, tướng thì tự thắt cổ chết; thấy nghi binh thì “đều hết hồn hết vía, vội trốn”; khi nghe tin Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy “đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.”…

+ Cả đội binh hùng tướng mạnh giờ đây chỉ còn biết tháo chạy đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi

– Cách trần thuật và giọng điệu của đoạn văn: cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả chân thực cụ thể dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại thảm hại của kẻ thù cướp nước: âm hưởng nhanh, gợi tả sự tán loạn, tan tác…

4. Câu 4, tr. 72, SGK Trả lời:

– Nghệ thuật trần thuật ở đoạn trích này rất chân chực với những chi tiết cụ thể nhưng âm hưởng lại rất khác nhau:

+ Đoạn trên nhịp điệu nhanh mạnh hối hả ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa vẻ hả hê sung sướng của người thắng trận

+ Đoạn dưới nhịp điệu chậm hơn tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống,… âm hưởng ngâm ngùi chua xót

Trận chiến đại phá quân Thanh của vua Quang Trung thật thần tốc. Mới đêm 30 tết bắt đầu lên đường vậy mà nửa đem mồng ba tháng giêng đã tới làng Hà Hồi. Vua Qung Trung cho quân lặng lẽ vây kín rồi lấy loa gọi cho quân lính thi nhau dạ ran, khiến cho quân giặc sợ hãi mà xin hàng. Tiếp đó, vua bày mưu ghép ván phủ rơm làm bia chắn để quân lính dễ đột nhập vào thành. Mờ sáng mồng năm quân của Quang Trung tiến sát đồng Ngọc Hà. Quân địch chống đỡ không nổi, bỏ chạy thảm hại. tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Trước đó vua đã cho người giấu nghi binh ở phía Đông. Quân địch hoảng sợ nấp xuống đầm bị quân ta giẫm chết vô số. Giữa trưa hôm ấy Quang Trung tiến binh vào Thăng Long.

6. Lời dụ của vua Quang Trung với quân lính ở Nghệ An trước khi tiến quan ra Bắc có ý trùng hợp với bài Sông núi nước Nam và Bình Ngô đại cáo. Hãy chỉ ra sự gặp gỡ ấy và chỉ ra ý nghĩa của việc đó. Trả lời:

– Sự gặp gỡ ấy thể hiện ở sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, về quốc gia dân tộc

– Sự gặp gỡ này cho thấy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và ý thức về chủ quyền quốc gia lãnh thổ là một truyền thống tinh thần sâu sắc bền vững được tiếp nối qua các triều đại, thế hệ

– Tô đậm tinh thần yêu nước sâu đậm của người anh hùng áo vải- Quang Trung

Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn 9 Bài 5: Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh

Giải VBT Ngữ văn 9 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 5: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

1. Bài tùy bút nói về những thú ăn chơi nào của Thịnh Vương Trịnh Sâm? Tác giả sư dụng những cách thức gì để diễn tả những thói ăn chơi ấy của chúa Trịnh? Trả lời:

– Bài tùy bút nói về những thú ăn chơi xa hoa của Thịnh Vương Trịnh Sâm: thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung, du ngoạn trên Tây Hồ và thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh

– Cách thức diễn tả của tác giả:

+ Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi.

+ Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ: diễn ra thường xuyên, huy động rất đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém.

+ Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa.

→Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc họa ấn tượng.

2. Câu văn: “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bể, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa xa gió táp, vỡ đổ tan đàn, kẻ tức giả biết đó là triệu bất tường” đã bộc lộ sự đánh giá và thái độ của tác giả như thế nào trước thói ăn chơi của chúa Trịnh? Trả lời:

– Sự đánh giá và thái độ của tác giả thể hiện trong câu văn: Cảnh được miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch”, nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn. Tác giả xem đó là “triệu bất tường”, báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại.

3. Câu 2, tr. 63, SGK Trả lời:

– Những thủ đoạn nhũng nhiễu dân của bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa: là hành động vừa ăn cướp vừa la làng, người dân như thế là bị cướp tới hai lần bằng không thì cũng phải tự tay hủy bỏ đồ quý của mình

– Ý nghĩa của đoạn văn kết thúc bài:

+ Làm tăng sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả ghi chép ở trên

+ Làm cho cách viết thêm phong phú sinh động

4. Thể văn tùy bút ở bài này có đặc điểm gì khác với thể truyện ở bài Chuyện người con gái Nam Xương? Trả lời:

– Ở thể loại truyện, hiện thực của cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể, cho nên thường có cốt truyện và nhân vật. Ví dụ truyện Người con gái Nam xương có cốt truyện, hệ thống nhân vật (Vũ Nương, Trương Sinh) được khắc họa rõ nét,….

– Thể loại tùy bút nhằm ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống (ở bài này là thái độ phê phán đối với thói ăn chơi xa xỉ và tệ nhũng nhiễu dân của bọn vua chúa và quan lại)

5. Bài luyện tập, tr. 63, SGK Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Đất nước ta vào thời vua Lê – Chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII rơi vào cảnh vô cùng hỗn độn, chính quyền cai trị mục nát. Vua chúa quan lại không lo cho nhân dân, không màng việc thế sự mà chỉ suốt ngày ăn chơi sa đọa. Không chỉ vậy, quan lại còn ỷ thế mà hoành hành ngang ngược nhũng nhiễu dân lành khiến cuộc sống nhân dân khốn khổ. Nhân dân đói khổ tới mức phải ăn cả vỏ cây, thịt chuột thậm chí là cả thịt người. Thật là cảnh lầm than không kể xiết.