Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 1 Bài 41 Luyện Tập / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Vở Bài Tập Toán 5 Bài 41: Luyện Tập

Giải vở bài tập Toán 5 tập 1

Vở bài tập toán lớp 5 bài 41

Giải vở bài tập Toán 5 bài 41: Luyện tập Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân là lời giải Vở bài tập Toán 5 tập 1 trang 51, 52 có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tập về quy đổi số đo độ dài viết dưới dạng số thập phân. Mời các em tham khảo chi tiết.

Cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân

Phương pháp chung:

– Xác định hai đơn vị đo độ dài đã cho là gì và tìm được mối liên hệ giữa chúng.

– Viết số đo độ dài đã cho thành phân số thập phân hoặc hỗn số có phần phân số là phân số thập phân.

– Viết phân số hoặc hỗn số vừa tìm được thành số thập phân gọn nhất.

Ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 5m 2dm = …m

Phương pháp:

– Vì 5m đã có cùng đơn vị đo của đề bài nên ta giữ nguyên 5m.

– Đổi 2dm sang đơn vị m. Ta tìm mối liên hệ giữa hai đơn vị đo đã cho là 1m = 10dm hay 1dm =

– Chuyển từ số đo độ dài dưới dạng hỗn số thành số đo độ dài tương ứng dưới dạng số thập phân có đơn vị là m.

Cách giải:

Theo bảng đơn vị đo độ dài ta có 1m = 10dm hay 1dm =

Nên 5m 2dm =

Vậy 5m 2dm = 5,2m.

Hướng dẫn giải bài tập trang 51, 52 vở bài tập Toán 5 tập 1

Giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 1 trang 51 – Bài 1

Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm

a) 71m 3cm = ………..m

b) 24dm 8cm = ……….dm

c) 45m 37mm = ……….m

d) 7m 5mm = …………..m

Đáp án

Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm

a) 71m 3cm = 71,03 m

b) 24dm 8cm = 24,8 dm

c) 45m 37mm = 45,037 m

d) 7m 5mm = 7,005 m

Giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 1 trang 52 – Bài 2

Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)

Mẫu: 217cm = 2,17m

Cách làm:

217cm = 200cm + 17cm = 2m 17cm =

a) 432cm = ……………m

b) 806cm = …………..m

c) 24dm = …………..m

d) 75cm = ………….dm

Phương pháp giải:

Quan sát ví dụ mẫu và làm tương tự với các câu còn lại.

a) 432cm = 4,32m

432cm = 400cm + 32cm = 4m 32cm =

b) 806cm = 8,06m

806cm = 800cm + 6cm = 8m 6cm =

c) 24dm = 2,4 m

24dm = 20dm + 4dm = 2m 4dm =

d) 75cm = 7,5 dm

75cm = 70cm + 5cm = 7dm 5cm =

Giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 1 trang 52 – Bài 3

Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm

a) 8km 417m = …………km

b) 4km 28m = …………..km

c) 7km 5m = ……………km

d) 216m = ………………km

Phương pháp giải:

Dựa vào mối liên hệ giữa đơn vị mét và ki-lô-mét: 1km = 1000m, hay 1m =

Đáp án

Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống

a) 8km 417m = 8,417 km

b) 4km 28m = 4,028 km

c) 7km 5m = 7,005 km

d) 216m = 0,216 km

Viết số thích hợp vào chỗ chấm

a) 21,43m = …………….m……………..cm

b) 8,2dm = ………………dm……………..cm

c) 6,72 km = ……………m

d) 39,5km = ………….m

Phương pháp giải:

Dựa vào mối liên hệ giữa các đơn vị đo độ dài để viết các số đo dạng số thập phân dưới dạng hỗn số thích hợp, sau đó viết dạng số đo đề bài yêu cầu.

Đáp án

Viết số thích hợp vào chỗ chấm

a) 21,43m = 21m 43cm

b) 8,2dm = 8dm 2cm

c) 6,72 km = 7620m

d) 39,5km = 39 500m

Tham khảo các tài liệu học tập lớp 5 khác:

Giải Bài 1, 2, 3, 4, 5 Trang 40, 41 (Luyện Tập) Sgk Toán 4

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Thử lại phép cộng.

a)

Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.

b) Tính rồi thử lại (theo mẫu):

(35462 + 27519); (69108 + 2074); (267345 + 31925).

Phương pháp giải:

– Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học.

– Quan sát ví dụ mẫu và làm tương tự với các câu còn lại.

Lời giải chi tiết: Bài 2

Thử lại phép trừ

a)

Muốn thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.

b) Tính rồi thử lại (theo mẫu):

(4025 – 312); (5901 – 638); (7521 – 98).

Phương pháp giải:

– Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học.

– Quan sát ví dụ mẫu và làm tương tự với các câu còn lại.

Lời giải chi tiết: Bài 3

Tìm (x):

(a) ;x + 262 = 4848); (b);x – 707 = 3535).

Phương pháp giải:

Áp dụng các quy tắc:

– Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

– Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

Lời giải chi tiết:

a) (x + 262 = 4848)

( x = 4848 – 262)

( x = 4586)

b) (x – 707 = 3535)

(x = 3535 + 707)

(x = 4242)

Bài 4

Núi Phan-xi-păng (ở tỉnh Lào Cai) cao (3143m). Núi Tây Côn Lĩnh (tỉnh Hà Giang) cao (2428m). Hỏi núi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu mét ?

Phương pháp giải:

So sánh hai số đo độ dài để xác định núi nào cao hơn, sau đó tìm hiệu độ cao giữa hai dãy núi đó.

Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh số mét là:

(3143 – 2428 = 715 ;(m))

Đáp số: (715m).

Bài 5

Tính nhẩm hiệu của số lớn nhất có năm chữ số và số bé nhất có năm chữ số.

Phương pháp giải:

Xác định số lớn nhất có năm chữ số và số bé nhất có năm chữ số, sau đó tìm hiệu giữa hai số đó.

Lời giải chi tiết:

Số lớn nhất có năm chữ số là: (99999).

Số bé nhất có năm chữ số là: (10000).

Nhẩm: (99999 – 10000 = 89999).

Vậy hiệu của số lớn nhất có năm chữ số và số bé nhất có năm chữ số là (89999).

chúng tôi

Giải Vở Bài Tập Toán 5 Bài 67: Luyện Tập

Giải vở bài tập Toán 5 tập 1

Giải vở bài tập Toán 5 bài 67: Luyện tập trang 83 Vở BT Toán 5 tập 1 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh ôn tập, hệ thống lại các dạng bài tập nhân chia số thập phân. Mời các em cùng tham khảo.

Giải vở bài tập Toán 5 bài 67

Giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 1 trang 83 – Bài 1

Tính

a) 60 : 8 x 2,6

b) 480 : 125 : 4

c) (75 + 45) : 75

d) 2001 : 25 – 1999 : 25

Phương pháp giải

– Biểu thức chỉ chứa phép nhân và phép chia ta tính lần lượt từ trái sang phải.

– Biểu thức có chứa phép nhân, phép chia, phép cộng và phép trừ thì ta tính phép nhân, phép chia trước, tính phép cộng và phép trừ sau.

– Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Đáp án và hướng dẫn giải

a) 60 : 8 x 2,6

= 7,5 x 2,6 = 19,5

b) 480 : 125 : 4

= 3,84 : 4

= 0,96

c) (75 + 45) : 75

= 120 : 75 = 1,6

d) 2001 : 25 – 1999 : 25

= 80,04 – 79,96 = 0,08

Giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 1 trang 83 – Bài 2

Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 26m, chiều rộng bằng 3/5 chiều dài. Tính chu vi và diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật đó.

Phương pháp giải

– Tính chiều rộng = chiều dài × 3/5.

– Chu vi = (chiều dài + chiều rộng) × 2.

– Diện tích = chiều dài × chiều rộng.

Đáp án và hướng dẫn giải

Tóm tắt:

Chiều dài : 26m

Chiều rộng bằng 3/5 chiều dài

Tính chu vi? Tính diện tích?

Bài giải

Chiều rộng của mảnh vườn là:

26 × 3/5 = 15,6 (m)

Chu vi mảnh vườn là:

(26 + 15,6) x 2 = 83,2 (m)

Diện tích mảnh vườn là:

26 x 15,6 = 405, 6 (m 2)

Đáp số: 83,2m và 405, 6m 2

Một ô tô trong 3 giờ đầu, mỗi giờ chạy được 39km; trong 5 giờ sau, mỗi giờ chạy được 35km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó chạy được bao nhiêu ki-lô-mét?

Phương pháp giải

– Số ki-lô-mét ô tô chạy được trong 3 giờ đầu = số ki-lô-mét chạy được được trong 1 giờ đầu × 3.

– Số ki-lô-mét ô tô chạy được trong 5 giờ sau = số ki-lô-mét chạy được được trong 1 giờ sau × 5.

– Tính tổng số giờ ô tô đã đi.

– Tính tổng số ki-lô-mét ô to đã đi được.

– Số ki-lô-mét trung bình mỗi giờ ô tô đi được = tổng số ki-lô-mét ô tô đã đi : tổng số giờ.

Đáp án và hướng dẫn giải

Trong 3 giờ đầu ô tô chạy được:

39 x 3 = 117 (km)

Trong 5 giờ đầu ô tô chạy được:

35 x 5 = 175 (km)

Thời gian ô tô chạy:

3 + 5 = 8 (giờ)

Số ki-lô-mét ô tô chạy trong 8 giờ là:

117 + 175 = 292 (km)

Trung bình mỗi giờ ô tô đó chạy được:

292 : 8 = 36,5 (km)

Đáp số: 36,5 km

Giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 1 trang 83 – Bài 4

Tính bằng hai cách

64 : 5 + 36 : 5 64 : 5 + 36 : 5

Phương pháp giải

Cách 1 : Biểu thức có chứa phép cộng và phép nhân thì ta thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.

Cách 2 : Áp dụng công thức : a : c + b : c = (a+b) : c.

Đáp án và hướng dẫn giải

Tính bằng hai cách

64 : 5 + 36 : 5

Cách 1:

64 : 5 + 36 : 5

= 12,8 + 7,2

= 20

Cách 2:

64 : 5 + 36 : 5

= (64 + 36) : 5

= 100 : 5 = 20

Tham khảo chi tiết các dạng bài tập Toán lớp 5 khác:

Giải Vở Bài Tập Toán 5 Bài 131 : Luyện Tập

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Một ô tô đi qua cầu với vận tốc 21,6 km/giờ. Tính vận tốc của ô tô đó với đơn vị đo là :

a) m/phút ; b) m/giây.

Phương pháp giải:

a) – Đổi : 21,6km = 21600m ; 1 giờ = 60 phút

– Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

b) – Đổi : 21,6km = 21600m ; 1 giờ = 3600 giây

– Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

Lời giải chi tiết:

a) Đổi : 21,6km = 21600m ; 1 giờ = 60 phút.

Vận tốc ô tô với đơn vị đo m/phút là :

21600 : 60 = 360 (m/phút)

b) Đổi : 21,6km = 21600m ; 1 giờ = 3600 giây.

Vận tốc của ô tô với đơn vị đo m/giây là:

21600 : 3600 = 6 (m/giây)

Đáp số : a) 360m/phút ;

b) 6m/giây.

Bài 2

Viết vào ô trống (theo mẫu) :

Phương pháp giải:

– Đổi số đo thời gian sang dạng số thập phân có đơn vị đo là giờ.

– Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

(v = s : t)

Lời giải chi tiết:

+) Ô trống thứ nhất :

Vận tốc cần tìm là :

v = s : t = 63 : 1,5 = 42 km/giờ

+) Ô trống thứ hai :

Đổi : 3 giờ 30 phút = 3,5 giờ

Vận tốc cần tìm là :

v = 14,7 : 3,5 = 4,2 km/giờ

+) Ô trống thứ ba :

Đổi : 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ

Vận tốc cần tìm là :

v = 1025 : 1,25 = 820 km/giờ

+) Ô trống thứ tư :

Đổi : 3 giờ 15 phút = 3,25 giờ

Vận tốc cần tìm là:

v = 79,95 : 3,25 = 24,6 km/giờ

Ta có bảng kết quả như sau :

Bài 3

Trong một cuộc thi chạy, một vận động viên chạy 1500m hết 4 phút. Tính vận tốc chạy của vận động viên đó với đơn vị đo là m/giây.

Phương pháp giải:

– Đổi số đo thời gian sang đơn vị đo là giây, lưu ý ta có 1 phút = 60 giây.

– Tính vận tốc chạy của vận đông viên đó ta lấy quãng đường chia cho thời gian chạy hết quãng đường đó.

Lời giải chi tiết:

Đổi : 4 phút = 240 giây.

Vận tốc chạy của vận động viên là :

1500 : 240 = 6,25 (m/giây)

Đáp số : 6,25 m/giây.

Bài 4

Hai thành phố A và B cách nhau 160km, một ô tô đi từ A lúc 6 giờ 30 phút và đến B lúc 11 giờ 15 phút . Tính vận tốc của ô tô, biết rằng ô tô nghỉ ở dọc đường 45 phút.

Phương pháp giải:

– Tìm thời gian ô tô đi từ A đến B tính cả thời gian nghỉ = thời gian lúc đến B – thời gian lúc đi từ A.

– Tìm thời gian ô tô đi từ A đến B không tính thời gian nghỉ = thời gian ô tô đi từ A đến B tính cả thời gian nghỉ – thời gian nghỉ dọc đường.

– Tìm vận tốc của ô tô ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

Lời giải chi tiết:

Kể cả thời gian nghỉ, ô tô đi từ A đến B hết số thời gian là :

11 giờ 15 phút – 6 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút

Không tính thời gian nghỉ, ô tô đi từ A đến B hết số thời gian là là :

4 giờ 45 phút – 45 phút = 4 giờ

Vận tốc của ô tô là :

160 : 4 = 40 (km/giờ)

Đáp số : 40 km/giờ.

chúng tôi