Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 6 Bài 5 Tia / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Toán Lớp 6 Bài 5: Tia

Giải SGK Toán 6 bài 5 trang 112, 113, 114

Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 5: Tia

A. Lý thuyết Toán lớp 6 Tia

+ Hình gồm một điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi O là một tia gốc O. Khi viết (đọc) tên một tia, phải đọc hay viết tên gốc trước.

Hình ảnh tia Ox

+ Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành một đường thẳng xy gọi là hai tia đối nhau. Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.

+ Tia trùng nhau: Nếu điểm A thuộc Ox (A khác X) thì hai tia Ox và OA trùng nhau. Hai tia không trùng nhau được gọi là hai tia phân biệt.

Hình ảnh hai tia trùng nhau Ox và OA

Lưu ý: Quan hệ giữa một điểm nằm giữa hai điểm và hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

Xét ba điểm O, A, B nằm trên đường thẳng d:

+ Nếu hai tia OA, OB đối nhau thì điểm O nằm giữa A và B.

+ Ngược lại nếu O nằm giữa A và B thì:

– Hai tia OA, OB đối nhau.

– Hai tia OA,OB trùng nhau.

B. Giải Toán 6 Bài 5 trang 112, 113, 114

Bài 22 trang 112 SGK Toán 6

Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Hình tạo thành bởi điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một…

b) Điểm R bất kì nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của ….

c) Nếu điểm A nằm giữa hai điểm B và C thì:

– Hai tia … đối nhau.

– Hai tia CA và …. trùng nhau.

– Hai tia BA và BC ….

a), b) Sử dụng định nghĩa về tia để hoàn thiện câu a và câu b.

c) Hình vẽ:

Từ hình vẽ, thấy rằng hai tia AB và AC là hai tia đối nhau, tia CA và CB là hai tia trùng nhau và hai tia BA và BC là hai tia trùng nhau.

a) Hình tạo thành bởi điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia.

b) Điểm R bất kì nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của hai tia đối nhau Rx và Ry.

c) Nếu điểm A nằm giữa hai điểm B và C thì:

– Hai tia AB và AC đối nhau.

– Hai tia CA và CB trùng nhau.

– Hai tia BA và BC trùng nhau.

Bài 23 trang 113 SGK Toán 6

Trên đường thẳng a, cho bốn điểm M, N, P, Q như hình 31. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Trong các tia MN, MP, MQ, NP, NQ có những tia nào trùng nhau?

b) Trong các tia MN, NM, MP có những tia nào đối nhau?

c) Nêu tên hai tia gốc P đối nhau.

+ Hai tia đối nhau là hai tia chung gốc và có hướng ngược nhau.

+ Hai tia trùng nhau là hai tia chung gốc và có thêm ít nhất một điểm chung nữa khác điểm gốc.

a) + Các tia chung gốc M: có tia MN, MP và MQ là các tia trùng nhau.

+ Các tia chung gốc N: có tia NP và NQ là các tia trùng nhau.

b) + Các tia chung gốc M có tia MN và MP, hai tia này không phải là hai tia đối nhau.

+ Các tia chung gốc N có tia NM.

➝ Trong các tia MN, NM và MP không có cặp tia nào là tia đối nhau.

c) Hai tia gốc P đối nhau là: tia PQ và tia PM (hoặc tia PQ và tia PN)

Bài 24 trang 113 SGK Toán 6

Cho hai tia Ox, Oy đối nhau, điểm A thuộc tia Ox, các điểm B và C thuộc tia Oy (B nằm giữa O và C). Hãy kể tên:

a) Tia trùng với tia BC.

b) Tia đối của tia BC.

Học sinh vẽ hình và xác định:

+ Hai tia đối nhau là hai tia chung gốc và có hướng ngược nhau. Tia đối với tia BC là tia có gốc B và ngược hướng với tia BC.

+ Hai tia trùng nhau là hai tia chung gốc và có thêm ít nhất một điểm chung nữa khác điểm gốc. Tia trùng với tia BC là tia có gốc B và cùng hướng với tia BC.

a) Tia trùng với tia BC là tia By.

b) Tia đối của tia BC là tia BO (hoặc tia BA, tia Bx).

Bài 25 trang 113 SGK Toán 6

Cho hai điểm A và B, hãy vẽ:

a) Đường thẳng AB.

b) Tia AB.

c) Tia BA.

Để vẽ được hình theo dữ kiện đề bài, học sinh cần nắm vững hai lý thuyết:

+ Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía.

+ Hình gồm một điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi O là một tia gốc O.

a) Đường thẳng AB:

b) Tia AB:

c) Tia BA:

Bài 26 trang 113 SGK Toán 6

Vẽ tia AB. Lấy điểm M thuộc tia AB. Hỏi:

a) Hai điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A hay nằm khác phía đối với điểm A?

b) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B hay điểm B nằm giữa hai điểm A và M?

Điểm M là một điểm tùy ý thuộc tia AB, nên tùy vào cách chọn điểm M mà kết quả của bài toán thay đổi. Ta sẽ chia bài toán thành hai trường hợp:

TH1: điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

TH2: điểm M không nằm giữa hai điểm A và B.

TH1: điểm M nằm giữa hai điểm A và B:

a) Điểm M thuộc tia AB nên hai điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A.

b) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

TH2: điểm M không nằm giữa hai điểm A và B:

a) Điểm M thuộc tia AB nên hai điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A.

b) Điểm M thuộc tia AB và điểm M không nằm giữa hai điểm A và B nên điểm B nằm giữa hai điểm A và M.

Bài 27 trang 113 SGK Toán 6

Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với….

b) Hình tạo thành bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với A là một tia gốc ….

+ Học sinh cần nắm vững khái niệm về tia: Hình gồm một điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi O là một tia gốc O

a) Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với A.

b) Hình tạo thành bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với A là một tia gốc A.

Bài 28 trang 113 SGK Toán 6

Vẽ đường thẳng xy. Lấy điểm O trên đường thẳng xy. Lấy điểm M thuộc tia Oy. Lấy điểm N thuộc tia Ox.

a) Viết tên hai tia đối nhau gốc O.

b) Trong ba điểm M, O, N thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Học sinh cần nắm vững hai lý thuyết sau:

+ Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành một đường thẳng xy gọi là hai tia đối nhau.

+ Nếu hai tia OA, OB đối nhau thì điểm O nằm giữa A và B.

a) Hai tia đối nhau gốc O là tia OM và tia ON (hoặc tia Ox và tia Oy).

b) Vì hai tia OM và ON là hai tia đối nhau nên điểm O nằm giữa hai điểm M và N.

Bài 29 trang 114 SGK Toán 6

Cho hai tia đối nhau AB và AC.

a) Gọi M là một điểm thuộc tia AB. Trong ba điểm M, A, C thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

b) Gọi N là một điểm thuộc tia AC. Trong ba điểm N, A, B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Học sinh cần nắm vững các lý thuyết sau:

+ Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành một đường thẳng xy gọi là hai tia đối nhau.

+ Nếu hai tia OA, OB đối nhau thì điểm O nằm giữa A và B.

+ Nếu điểm M thuộc tia AB thì tia AM và AB là hai tia trùng nhau.

a) Vì điểm M thuộc tia AB nên tia AB và tia AM là hai tia trùng nhau.

Vì tia AB, tia AC là hai tia đối nhau và tia AB, tia AM là hai tia trùng nhau nên tia AM, tia AC là hai tia đối nhau.

Vì tia AM và tia AC là hai tia đối nhau nên điểm A nằm giữa hai điểm M và C.

b) Vì điểm N thuộc tia AC nên tia AC và tia AN là hai tia trùng nhau.

Vì tia AB, tia AC là hai tia đối nhau và tia AC, tia AN là hai tia trùng nhau nên tia AN, tia AB là hai tia đối nhau.

Vì tia AN và tia AB là hai tia đối nhau nên điểm A nằm giữa hai điểm N và B.

Bài 30 trang 114 SGK Toán 6

Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

Nếu điểm O nằm trên đường thẳng xy thì:

a) Điểm O là gốc chung của ….

b) Điểm … nằm giữa một điểm bất kì khác O của tia Ox và một điểm bất kì khác O của tia Oy.

Học sinh cần nắm vững các lý thuyết sau:

+ Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành một đường thẳng xy gọi là hai tia đối nhau.

+ Nếu hai tia OA, OB đối nhau thì điểm O nằm giữa A và B.

+ Trên tia Ox lấy một điểm A bất kì khác O, trên Oy lấy một điểm bất kì B khác O. Ta có điểm O nằm giữa hai điểm A và B.

Thật vậy, điểm A thuộc tia Ox nên tia OA và tia Ox là hai tia trùng nhau.

Điểm B thuộc tia Oy nên tia OB và tia OB và tia Oy là hai tia trùng nhau.

Vì Ox và Oy là hai tia đối nhau nên tia OA và tia OB là hai tia đối nhau, từ đó rút ra được điểm O nằm giữa hai điểm A và B.

a) Điểm O là gốc chung của hai tia đối nhau Ox và Oy.

b) Điểm O nằm giữa một điểm bất kì khác O của tia Ox và một điểm bất kì khác O của tia Oy.

Bài 31 trang 114 SGK Toán 6

Lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C. Vẽ hai tia AB, AC.

a) Vẽ tia Ax cắt đường thẳng BC tại điểm M nằm giữa B và C.

b) Vẽ tia Ay cắt đường thẳng BC tại điểm N không nằm giữa B và C.

Học sinh vẽ hình theo trình tự các bước như sau:

+ Chọn ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

+ Vẽ tia AB, AC (điểm gốc là điểm A).

+ Vẽ đường thẳng nối hai điểm B và C.

+ Lấy điểm M nằm giữa hai điểm B và C.

+ Vẽ tia Ax đi qua điểm M.

+ Lấy điểm N không nằm giữa hai điểm B và C.

+ Vẽ tia Ay đi qua điểm N.

Bài 32 trang 114 SGK Toán 6

Trong các câu sau, em hãy chọn câu đúng:

a) Hai tia Ox và Oy chung gốc thì đối nhau.

b) Hai tia Ox và Oy cùng nằm trên một đường thẳng thì đối nhau.

c) Hai tia Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy thì đối nhau.

Học sinh cần nhớ lý thuyết:

+ Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành một đường thẳng xy gọi là hai tia đối nhau.

Câu đúng là câu c.

Bài Tập Tia Phân Giác Của Góc Toán Lớp 6

Bài tập Chương 2 Hình học lớp 6

Bài tập Tia phân giác của góc

Bài tập Toán lớp 6: Tia phân giác của góc bao gồm 2 phần Trắc nghiệm và Tự luận có đáp án chi tiết cho từng phần giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán lớp 6 Chương 2 Hình học, chuẩn bị cho các bài thi môn Toán lớp 6 trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Bài tập Tia phân giác của góc Toán lớp 6

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

A. Nếu tia Ot là tia phân giác của ∠xOy thì tia Ot nằm giữa hai tia Ox, Oy

B. Nếu tia Ot là tia phân giác của ∠xOy thì ∠xOt = ∠yOt = ∠xOy/2

C. Nếu ∠xOt = ∠yOt thì tia Ot là tia phân giác của ∠xOy

D. Nếu ∠xOt = ∠yOt và tia Ot nằm giữa hai tia Ox, Oy thì tia Ot là tia phân giác của ∠xOy

Lời giải

Nếu ∠xOt = ∠yOt và tia Ot nằm giữa hai tia Ox, Oy thì tia Ot là tia phân giác của ∠xOy nên C sai, D đúng

Chọn đáp án C.

Câu 2: Cho Ot là phân giác của ∠xOy. Biết ∠xOy = 100°, số đo của ∠xOt là:

A. 40°

B. 60°

C. 50°

D. 200°

Lời giải

Vì Ot là phân giác của ∠xOy thì

Chọn đáp án C.

Câu 3: Cho ∠xOy là góc vuông có tia On là phân giác, số đo của ∠xOn là:

A. 40°

B. 90°

C. 45°

D. 85°

Lời giải

Vì On là tia phân giác của ∠xOy nên

Chọn đáp án C.

Câu 4: Cho tia On là tia phân giác của ∠mOt. Biết ∠mOn = 70°, số đo của ∠mOt là:

A. 140°

B. 120°

C. 35°

D. 60°

Lời giải

Vì tia On là tia phân giác của ∠mOt nên

Chọn đáp án A.

Câu 5: Cho ∠AOB = 90° và tia OB là tia phân giác của góc AOC . Khi đó góc AOC là:

A. Góc vuông

B. Góc nhọn

C. Góc tù

D. Góc bẹt

Lời giải

Vì tia là tia phân giác của góc nên

Do đó

Nên góc AOC là góc bẹt.

Chọn đáp án D.

Câu 6: Cho ∠AOC = 60°. Vẽ tia OB sao cho OA là tia phân giác của ∠BOC. Tính số đo của ∠AOB và ∠BOC

Lời giải

Vì OA là tia phân giác của ∠BOC nên ta có:

Chọn đáp án D.

II. Bài tập tự luận

Câu 1: Cho đường thẳng xx’ và một điểm O nằm trên đường thẳng ấy. Trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng xx’, lấy hai điểm A, B sao cho ∠x’OA = 150° và ∠BOx = 30°. Chứng tỏ Ox là tia phân giác của góc ∠AOB ?

Lời giải

Ta có: ∠x’OA và ∠xOA là hai góc kề bù, ta tính được: ∠xOA = 30°

Tia Ox nằm giữa hai tia OA, OB và ∠xOA = ∠xOB

Suy ra Ox là tia phân giác của góc ∠AOB

Câu 2: Vẽ 2 góc kề bù ∠xOy và ∠x’Oy, biết xOy = 130°, Gọi Ot là tia phân giác của ∠xOy. Hãy tính:

a) ∠yOt = ?; ∠x’Ot = ?

b) Vẽ tia phân giác On của ∠x’Oy. Tính góc ∠nOt = ?

Lời giải

a) Vì tia Ot là tia phân giác của ∠xOy

Bài tập Tia phân giác của góc lớp 6:

Sách Giải Bài Tập Toán Lớp 7 Bài 5: Tính Chất Tia Phân Giác Của Một Góc

Sách giải toán 7 Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc – Luyện tập (trang 70-71) giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 7 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 2 Bài 5 trang 68: Dựa vào cách gấp hình, hãy so sánh các khoảng cách từ điểm M đến hai cạnh Ox, Oy.

Lời giải

Khoảng cách từ M đến Ox = Khoảng cách từ M đến Oy

Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 2 Bài 5 trang 69: Dựa vào hình 29, hãy viết giả thiết và kết luận của định lí 1.

Lời giải

– Giả thiết : Góc xOy có Oz là tia phân giác

MA ⊥ Ox tại A ; MB ⊥ Oy tại B

– Kết luận : MA = MB

Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 2 Bài 5 trang 69: Dựa vào hình 30, hãy viết giả thiết và kết luận của định lí 2.

Lời giải

– Giả thiết : M nằm bên trong góc xOy

MA ⊥ Ox tại A ; MB ⊥ Oy tại B

MA = MB

– Kết luận : OM là tia phân giác góc xOy

Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc

Bài 31 (trang 70 SGK Toán 7 tập 2): Hình 31 cho biết cách vẽ tia phân giác của góc xOy bằng thước hai lề:

Áp một lề của thước vào cạnh Ox, kẻ đường thẳng a theo lề kia.

Làm tương tự với cạnh Oy, ta kẻ được đường thẳng b.

Gọi M là giao điểm của a và b, ta có OM là tia phân giác của góc xOy.

Hãy chứng minh tia OM được vẽ như vậy đúng là tia phân giác của góc xOy.

(Gợi ý: Dựa vào bài tập 12 chứng minh các khoảng cách từ M đến Ox và đến Oy bằng nhau (do cùng bằng khoảng cách hai lề của chiếc thước) rồi áp dụng định lí 2)

(Từ bài tập 12 ta biết rằng: độ dài đường vuông góc giữa hai đường thẳng song song chính là khoảng cách giữa hai đường thẳng đó.)

Gọi A, B lần lượt là chân đường cao hạ từ M xuống Ox, Oy ⇒ MA, MB lần lượt là khoảng cách từ M đến Ox, Oy.

Theo cách vẽ bằng thước hai lề và từ bài tập 12 ta suy ra: MA = MB (cùng bằng khoảng cách hai lề của thước) hay điểm M cách đều hai cạnh của góc xOy.

Áp dụng định lý 2 suy ra: OM là tia phân giác của góc xOy.

Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc

Bài 32 (trang 70 SGK Toán 7 tập 2): Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng giao điểm của hai tia phân giác của hai góc ngoài B1 và C1 (h.32) nằm trên tia phân giác của góc A.

Gọi M là giao điểm của hai tia phân giác của hai góc ngoài B và C của ∆ABC.

Kẻ MH ⊥ AB; MI ⊥ BC; MK ⊥ AC (như hình vẽ)

(H ∈ tia AB, I ∈ BC, K ∈ tia AC)

Theo định lí 1: Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó.

Ta có: MH = MI (Vì M thuộc phân giác của góc B ngoài )

MI = MK ( Vì M thuộc phân giác của góc C ngoài )

Suy ra: MH = MK (cùng bằng MI)

Dựa vào định lí 2: Điểm nằm bên trong góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.

⇒ M thuộc phân giác của góc BAC (đpcm).

Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc Luyện tập (trang 70-71 sgk Toán 7 Tập 2)

Bài 33 (trang 70 SGK Toán 7 tập 2): Cho hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau tại O.

a) Chứng minh hai tia phân giác Ot, Ot’ của một cặp góc kề bù tạo thành một góc vuông.

b) Chứng minh rằng: Nếu M thuộc đường thẳng Ot hoặc thuộc đường thẳng Ot’ thì M cách đều hai đường thẳng xx’ và yy’.

c) Chứng minh rằng: Nếu điểm M cách đều hai đường thẳng xx’, yy’ thì M thuộc đường thẳng Ot hoặc thuộc đường thẳng Ot’.

d) Khi M ≡ O thì khoảng cách từ M đến xx’ và yy’ bằng bao nhiêu?

e) Em có nhận xét gì về tập hợp các điểm cách đều hai đường thẳng cắt nhau xx’, yy’.

Vậy hai tia phân giác của hai góc kề bù tạo thành một góc vuông.

b) – TH1: M ∈ Ot

⇒ M cách đều xx’, yy’.

Tương tự cho M thuộc tia đối của tia Ot.

– TH2: M ∈ Ot’

⇒ M cách đều xx’, yy’.

Tương tự cho M thuộc tia đối của tia Ot’.

Vậy với mọi M thuộc đường thẳng Ot hoặc đường thẳng Ot’, M cách đều xx’ và yy’.

c) Ta có M luôn thuộc miền trong của một trong bốn góc:

Mà M cách đều xx’ và yy’ nên theo định lý 2 ta có:

+ Nếu M thuộc miền trong góc xOy ⇒ M thuộc tia Ot.

+ Nếu M thuộc miền trong góc xOy’ ⇒ M thuộc tia Ot’.

+ Nếu M thuộc miền trong góc y’Ox’ ⇒ M thuộc tia đối của tia Ot.

+ Nếu M thuộc miền trong góc x’Oy ⇒ M thuộc tia đối của tia Ot’ .

d) Khi M ≡ O thì khoảng cách từ M đến xx’, yy’ bằng 0.

e) Từ các câu trên ta có nhận xét: tập hợp tất cả các điểm cách đều hai đường thẳng cắt nhau xx’, yy’ thuộc hai đường thẳng vuông góc nhau lần lượt là phân giác của các góc tạo bởi hai đường thẳng cắt nhau đó.

Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc Luyện tập (trang 70-71 sgk Toán 7 Tập 2)

Bài 34 (trang 71 SGK Toán 7 tập 2): Cho góc xOy khác góc bẹt. Trên tia Ox lấy hai điểm A và B, trên tia Oy lấy hai điểm C và D sao cho OA = OC, OB = OD. Gọi I là giao điểm của hai đoạn thẳng AD và BC. Chứng minh rằng:

a) BC = AD;

b) IA = IC, IB = ID;

c) Tia OI là tia phân giác của góc xOy.

a) ΔAOD và ΔCOB có:

OA = OC (giả thiết)

Góc O chung

OD = OB (giả thiết)

⇒ ΔAOD = ΔCOB (c.g.c)

⇒ AD = BC (hai cạnh tương ứng)

b) – ΔAOD = ΔCOB

Lại có: OA = OC, OB = OD ⇒ OB – OA = OD – OC hay AB = CD.

– Xét ΔDIC và ΔBIA có:

CD = AB (chứng minh trên)

⇒ ΔDIC = ΔBIA (g.c.g)

⇒ IC = IA và ID = IB (các cặp cạnh tương ứng)

c) Ta có: ΔOIA và ΔOIC có

OI chung

IA = IC (chứng minh trên)

OA = OC (giả thiết)

ΔOIA = ΔOIC (c.c.c)

Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc Luyện tập (trang 70-71 sgk Toán 7 Tập 2)

Bài 35 (trang 71 SGK Toán 7 tập 2): 35. Có mảnh sắt phẳng hình dạng một góc (h.34) và một chiếc thước thẳng có chia khoảng. Làm thế nào để vẽ được tia phân giác của góc này?

Gợi ý: Áp dụng bài tập 34.

Gọi O là đỉnh của góc

⦁ Trên cạnh thứ nhất lấy hai điểm phân biệt A ; B

⦁ Trên cạnh thứ hai lấy hai điểm C ; D sao cho OA = OC, OB = OD

⦁ Xác định giao điểm I của BC và AD ; tia vẽ từ đỉnh O qua I chính là tia phân giác của góc đó.

(Phần chứng minh tương tự bài 34)

Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 2 Trang 75 Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6

Giải vở bài tập toán lớp 5 tập 2 trang 10 Giải vở bài tập toán lớp 5 tập 2 trang 18

Giải vở bài t ập Toán 5 trang 75 tập 2 câu 1, 2, 3, 4, 5, 6

Giải sách bài tập toán lớp 5 tập II trang 75

Cách sử dụng sách giải Toán 5 học kỳ 2 hiệu quả cho con

+ Sách tham khảo rất đa dạng, có loại chỉ gợi ý, có loại giải chi tiết, có sách kết hợp cả hai. Dù là sách gợi ý hay sách giải thì mỗi loại đều có giá trị riêng. Phụ huynh có vai trò giám sát định hướng cho con trong trường hợp nào thì dùng bài gợi ý, trường hợp nào thì đọc bài giải.

Ví dụ: Trước khi cho con đọc bài văn mẫu thì nên để con đọc bài gợi ý, tự làm bài; sau đó đọc văn mẫu để bổ sung thêm những ý thiếu hụt và học cách diễn đạt, cách sử dụng câu, từ.

+ Trong môn Văn nếu quá phụ thuộc vào các cuốn giải văn mẫu, đọc để thuộc lòng và vận dụng máy móc vào các bài tập làm văn thì rất nguy hiểm.

Phụ huynh chỉ nên mua những cuốn sách gợi ý cách làm bài chứ không nên mua sách văn mẫu, vì nó dễ khiến học sinh bắt chước, làm triệt tiêu đi tư duy sáng tạo và mất dần cảm xúc. Chỉ nên cho học sinh đọc các bài văn mẫu để học hỏi chứ tuyệt đối không khuyến khích con sử dụng cho bài văn của mình.

+ Trong môn Toán nếu con có lực học khá, giỏi thì nên mua sách giải sẵn các bài toán từ sách giáo khoa hoặc toán nâng cao để con tự đọc, tìm hiểu. Sau đó nói con trình bày lại. Quan trọng nhất là phải hiểu chứ không phải thuộc.

Nếu học sinh trung bình, yếu thì phải có người giảng giải, kèm cặp thêm. Những sách trình bày nhiều cách giải cho một bài toán thì chỉ phù hợp với học sinh khá giỏi.

chúng tôi

Tags: bài tập toán lớp 5 học kỳ 2, vở bài tập toán lớp 5 tập 2, toán lớp 5 nâng cao, giải toán lớp 5, bài tập toán lớp 5, sách toán lớp 5, học toán lớp 5 miễn phí, giải toán 5 trang 75