Giải Vở Bài Tập Van 6 / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Bai 6: Bai Tap Van Dung Dinh Luat Om

Hai điện trở R 1 và R 2 được mắc theo hai cách vào hai điểm M, N trong sơ đồ hình 6.1, trong đó hiệu điện thế U=6V. Trong cách mắc thứ nhất, ampe kế chỉ 0,4A. Trong cách mắc thứ hai, ampe kế chỉ 1,8A.

a. Đó là hai cách mắc nào? Vẽ sơ đồ từng cách mắc.

b. R tđ của đoạn mạch gồm R 1 nối tiếp R 2 lớn hơn R tđ của đoạn mạch khi mắc R 1 song song R 2. Vì vậy, dòng điện chạy qua đoạn mạch nối tiếp có cường độ nhỏ hơn dòng điện chạy qua đoạn mạch song song nên. Ta có:

Hai bóng đèn giống nhau sáng bình thường khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi đèn là 6V và dòng điện chạy qua mỗi đèn khi có cường độ là 0,5A (cường độ dòng điện định mức).

Mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 6V. Tính cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó. Hai đèn có sáng bình thường không? Vì sao?

I Đ1 = I Đ2 = 0.25 A. Hai đèn sáng yếu hơn mức bình thường vì dòng điện thực tế chạy qua chúng nhỏ hơn cường độ dòng điện định mức của mỗi bóng.

Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức 110V; cường độ dòng điện định mức của đèn thứ nhất là 0,91A, của đèn thứ hai là 0,36A. Có thể mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V được không? Tại sao?

Không mắc nối tiếp hai bóng đèn này được vì cường độ dòng điện thực tế chạy qua hai đèn là I Đ1 = I Đ2 = 0,52 A. So sánh với cường độ dòng điện định mức của mỗi đèn ta thấy đèn 1 có thể không sáng lên được, còn đèn 2 thì có thể cháy.

a. Có mấy cách mắc ba điện trở này thành một mạch điện? Vẽ sơ đồ các cách mắc đó.

b. Tính điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch trên.

a. Có bốn cách (hình 6.1)

Điện trở R 1=6Ω; R 2=9Ω; R 3=15Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I 1=5A, I 2=2A, I 3=3A. Hỏi có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất bao nhiêu vào ha đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau?

+ Do ba điện trở này mắc nối tiếp nên ta có I=I 1=I 2=I 3=2A(lấy giá trị nhỏ nhất, nếu lấy giá trị khác lớn hơn thì điện trở bị hỏng). Sau đó bạn tính hiệu điện thế toàn mạch U theo định luật Ôm. U=IR=I(R 1+R 2+R 3)=60V

Khi mắc nối tiếp hai điện trở R 1 và R 2 vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ I=0,12A.

b. R tđ1=9Ω, R tđ2=5Ω, R tđ3=8Ω

b. U AC=5,6V; U CB=2,4V và U AB=8V

Giải Vở Bài Tập Địa Lí 6

Giải Vở Bài Tập Địa Lí 6 – Bài 3: Tỉ lệ bản đồ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

2. Hãy nối từng cặp ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để thành một câu đúng:

3. Dựa vào bản đồ hình 11:

Em hãy:

a) Đo và tính chiều dài của:

+ Phố Nguyễn Lương Bằng (từ A đến B): 126 000cm (126m).

+ Đường La Thành (từ C đến B): 118 800cm (118,8m).

b) Đo và tính khoảng cách theo đường chim bay:

+ Từ Viện Châm cứu đến Khách sạn Sao Mai: 243 000cm (243m).

+ Từ học viện Ngân Hàng đến Đại học Văn hóa: 180 000cm (180m).

c) Tính chiều dài đường đi ngắn nhất từ điểm D đến điểm B trên bản đồ:

+ Từ D đến đường Nguyễn Lương Bằng là 37,8m.

+ Từ đầu đường Nguyễn Lương Bẳng cắt với đường D đến điểm B là 18m.

3. Hãy đánh dấu (X) vào ô ứng với ý em cho là đúng:

Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết:

a) Mỗi xăng ti mét trên bản đồ bằng bao nhiêu xăng ti mét trên thực địa.

b) Bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.

X

c) Mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

X

d) Hướng đi từ điểm này đên một điểm khác.

Trả lời:

– Thuộc nhóm bản đồ tỉ lệ lớn (từ 1:200 000 trở lên) là những bản đồ: B, Đ.

– Thuộc nhóm bản đồ tỉ lệ trung bình (từ 1:200 000 đến 1:1000 000) là những bản đồ: C, A.

– Thuộc nhóm bản đồ tỉ lệ nhỏ (tỉ lệ nhỏ bản 1:1 000 000) là những bản đồ: D, E.

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 6

Bài tập 1 trang 21-22 VBT Lịch Sử 9: Em hãy trình bày ngắn gọn tình hình châu Phi qua các thời kì sau đây

– Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai:

– Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX

– Trong những năm gần đây

Lời giải:

– Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi.

+ Phong trào đấu tranh diễn ra sớm nhất ở Bắc Phi sau đó nhanh chóng lan rộng ra các khu vực khác.

+ Nhiều dân tộc Châu Phi đã giành lại được độc lập, chủ quyền. ví dụ: Ai Cập (1952); An-giê-ri (1962); năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập,….

– Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX: Tình hình châu Phi không ổn định và khó khăn do: các cuộc nội chiến, xung đột về sắc tộc và tôn giáo diễn ra liên miên; tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành….

– Trong những năm gần đây: Các nước châu Phi đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, đề ra các cải cách nhằm giải quyết các cuộc xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế – xã hội.

Bài tập 2 trang 22 VBT Lịch Sử 9: Theo em, năm nào được gọi là “năm châu phi”? hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

A. Năm 1945.

B. Năm 1949.

C. Năm 1952.

D. Năm 1954

E. Năm 1960

G. Năm 1962

Lời giải:

E. Năm 1960

Bài tập 3 trang 22 VBT Lịch Sử 9: Đánh dấu X vào ô trống dưới tên nước đã giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài ở châu Phi vào giữa thế kỉ XX.

Lời giải:

Bài tập 4 trang 22 VBT Lịch Sử 9: Em biết gì về Nen-xơn Man-đê-la?

Lời giải:

– Nen-xơn Man-đê-la sinh ngày 18/7/1919, trong một gia đình tù trưởng thuộc bộ tộc Thêm-bu, ở vùng Tranx-kê-an, Nam Phi.

– Ngay từ thời trẻ, ông đã có những hoạt động cách mạng sôi nổi, tích cực chống lại chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai. Lo sợ trước ảnh hưởng xã hội ngày càng lớn và các hoạt động cách mạng của ông, năm 1964, chính quyền Nam Phi đã bắt giam Nen-xơn Man-đê-la. Trong suốt 27 năm bị giam giữ, tù đày (1964 – 1990), Nen-xơn Man-đê-la vẫn kiên trì đấu tranh, “biến nhà tù thành trường học cách mạng”,…

– Sau khi được trả tự do (1990), Nen-xơn Man-đê-la trở thành chủ tịch Đại hội đồng dân tộc Phi (ANC).

– Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai chính thức bị xóa bỏ tại Nam Phi. Sau đó, trong cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc ở Nam Phi (tháng 4/1994), Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.

– Ngày 6/12/2013, Cựu tổng thống Nen-xơn Man-đê-la qua đời.

Bài tập 5 trang 23 VBT Lịch Sử 9: Bằng những kí hiệu khác nhau, em hãy xác định trên lược đồ Châu Phi:

a. Khu vực diễn ra phong trào đấu tranh sớm nhất chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc (kí hiệu bằng chữ Đ)

b. Quốc gia có cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài suốt 8 năm (1954 – 1962) (kí hiệu bằng chữ V).

c. Quốc gia trước đây thi hành chính sách phân biệt chủng tộc rất tàn bạo đối với người da đen và da màu (kí hiệu bằng chữ P)

d. Nơi thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột thảm khốc giữa các bộ tộc (kí hiệu bằng chữ X)

Lời giải:

– Chú thích:

+ Điền kí hiệu Đ ở: Các nước thuộc khu vực Bắc Phi: Ma-rôc, Ma-ra-uy, Mô-ri-ta-ni, Ma-li, An-giê-ri, Li-bi, Ni-ghê, Sát, Xu-đăng, E-ti-ô-pia, Ai Cập

+ Điền kí hiệu V ở: An-giê-ri

+ Điền kí hiệu P ở: Nam Phi, Dim-ba-bu-e (trước đây là Rô-đê-di-a) và Na-mi-bi-a (trước đây là Tây Nam Phi).

+ Điền kí hiệu X ở: Ru-an-đa.

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 6: Văn Hóa Cổ Đại

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 6: Văn hóa cổ đại giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Bài 1 trang 17 VBT Lịch Sử 6: a) Em hãy điểm lại những thành tựu về văn hóa của người phương Đông cổ đại:

– Lịch

– Chữ viết

– Toán học

– Kiến trúc

b) Quan sát H.11 (trang 17, SGK Lịch sử 6) – Chữ tượng hình Ai Cập. Cho biết đặc trưng của loại chữ viết này (cấu tạo bằng con chữ hay thể hiện bằng hình ảnh, hình tượng?)

Lời giải:

a)

– Lịch: Sáng tạo ra lịch (Âm lịch), chia 1 năm thành 12 tháng, mỗi tháng có 29 – 30 ngày.

– Chữ viết: sáng tạo chữ tượng hình.

– Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, phát minh ra số 0, tính được số pi là 3,16.

– Kiến trúc: kim tự tháp (Ai Cập), thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà)…

b) Đặc trưng của chữ tượng hình là dùng hình giản lược của một vật thể để làm chữ gọi vật đó hoặc dùng một số đường nét làm chữ để thể hiện một ý nào đó.

Bài 2 trang 17 VBT Lịch Sử 6: a) Nêu những thành tựu văn hóa của người Hi Lạp, Rô – ma thời cổ đại:

– Lịch

– Chữ viết

– Các ngành khoa học cơ bản

– Kiến trúc

b) So sánh những thành tựu của người phương Đông và người Hi Lạp, Rô – ma thời cổ đại, em thấy người Hi Lạp, Rô – ma có sáng tạo và đi trước trên những lĩnh vực?

c) Những thành tựu của người phương Đông và Hi Lạp, Rô – ma cổ đại ngày nay vẫn đang được sử dụng, vận dụng trong học tập và cuộc sống hằng ngày.

Lời giải:

a)

– Lịch: sáng tạo ra Dương lịch, một năm có 365 ngày 6 giờ chia thành 12 tháng.

– Chữ viết: tạo ra hệ chữ cái a, b, c.

– Các ngành khoa học cơ bản: đạt trình độ khá cao về toán học, vật lí, triết học, sử học, địa lí, văn học…với các nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít….

– Kiến trúc: đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô…

b) Người Hi Lạp, Rô – ma có sáng tạo và đi trước trên những lĩnh vực: chữ viết, một số ngành khoa học cơ bản.

c)

– Cả Âm lịch và Dương lịch cho đến nay vẫn được sử dụng.

– Chữ viết: hệ chữ a, b, c được dùng khá phổ biến.

– Thành tựu khoa học cơ bản như phép đếm đến 10, số pi, các chữ số, số 0, các định luật Py-ta-go, định luật Ta-lét, tiên đề Ơ-cơ-lít, cách tính diện tích các hình,.. là nền tảng cơ bản khi học các môn tự nhiên.