Giải Vở Bài Tập Văn Lớp 7 Bài 3 / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn 7 Bài 3: Quá Trình Tạo Lập Văn Bản

Giải VBT Ngữ văn 7 Quá trình tạo lập văn bản

Giải vở bài tập Ngữ văn 7: Quá trình tạo lập văn bản

Câu 1 (trang 34 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong những yếu tố sau, yếu tố nào không cần có khi định hướng tạo lập văn bản?

Em chọn phương án: A. Thời gian (Văn bản được nói, viết vào lúc nào?)

Câu 2 (trang 34 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Nhìn chung, quá trình tạo lập văn bản gồm những bước nào?

Các bước tạo lập văn bản:

– Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?

– Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.

– Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

– Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không.

Câu 3 (Bài tập 2 trang 46 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 35 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Theo em, bạn làm như vậy là: Chưa phù hợp

Bởi vì:

– Đối tượng người nghe trong Hội nghị học tốt không chỉ là các thầy, cô giáo mà còn là các bạn học sinh khác.

– Về nội dung, nếu chỉ kể lại việc mình đã học thế nào và thành tích học tập bạn đã đạt được thì chưa đạt được mục đích của bài báo cáo về kinh nghiệm học tập.

Cần điều chỉnh mấy điều sau:

– Bạn cần rút ra được những kinh nghiệm của bản thân sau quá trình học tập của mình để chia sẻ trong bài báo cáo: cách thức tự học, làm thế nào để tiếp thu hiệu quả kiến thức,…

– Khi nói, bạn cần hướng đến toàn bộ những người nghe có mặt trong Hội nghị.

Câu 4 (Bài tập 3 trang 46 – 47 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 35 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Khi trình bày dàn bài, theo em, cần ghi các ý chính một cách ngắn gọn nhất, rõ ràng và đủ ý, chưa cần phải viết thành những câu trọn vẹn, vì dàn bài chưa phải là văn bản.

b. Muốn phân biệt các mục lớn nhỏ trong dàn bài và kiểm soát được sự đầy đủ, hợp lí, cần phải: đặt đề mục cho những ý đó, ví dụ: luận điểm chính sẽ kí hiệu bằng chữ số La Mã (I, II, III,…), luận cứ nhỏ hơn sẽ là các số (1, 2, 3,…), các dẫn chứng sẽ sử dụng kết hợp chữ cái và số (1a, 1b, 1c,…).

Câu 5 (Bài tập 4 trang 47 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 36 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Những việc em cần thực hiện:

– Xác định vai trò của người viết: Hóa thân vào En-ri-cô.

– Xác định người nhận thư: Bố của En-ri-cô.

– Lời lẽ của bức thư: lễ phép, tôn trọng, bày tỏ được sự ăn năn, hối hận và chân thành.

b. Dàn ý của bức thư định viết:

– Mở đầu thư: Nêu lí do viết bức thư với người nhận thư.

– Nội dung bức thư:

+ Xin lỗi bố về thái độ sai trái của bản thân.

+ Cảm ơn bố vì đã cho mình bài học quý giá về tình cảm gia đình.

+ Khẳng định bản thân rất biết ơn cả bố và mẹ vì đã chăm sóc và giáo dục mình.

+ Lời hứa sẽ xin lỗi mẹ vì đã khiến mẹ buồn lòng.

– Kết thức bức thư: Chào hỏi.

Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn 7 Bài 4: Luyện Tập Tạo Lập Văn Bản

Giải VBT Ngữ văn 7 Luyện tập tạo lập văn bản

Giải vở bài tập Ngữ văn 7: Luyện tập tạo lập văn bản

Các câu văn phù hợp với phần mở đầu của một bức thư: B

Câu 2 (trang 48 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong bốn câu trên (Bài tập 1), câu nào phù hợp với phần kết của bức thư.

Các câu văn phù hợp với phần kết của một bức thư: A. Câu A.

Câu 3 (Bài tập chuẩn bị ở nhà trang 59 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 48 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Tìm hiểu đề

– Người nhận thư: một người bạn nước ngoài.

– Mục đích viết thư: để người bạn đó hiểu về đất nước mình (vị trí, lịch sử, văn hóa, xã hội, con người,…)

– Nội dung chính của bức thư: giới thiệu về đất nước mình bằng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân.

b. Lập dàn ý

– Mở bài: Lời chào hỏi, giới thiệu bản thân, giới thiệu nội dung bức thư.

– Thân bài:

+ Giới thiệu vị trí đất nước mình trên bản đồ thế giới (nằm ở khu vực nào, giáp những nước nào, hình dáng trên bản đồ ra sao,…)

+ Giới thiệu những nét đặc trưng về văn hóa, xã hội của đất nước (truyền thống lâu đời, có nền văn hóa phong phú đặc sắc,…)

+ Giới thiệu về con người Việt Nam (hiếu khách, thân thiện,…)

– Kết bài: Lời mời bạn đến thăm đất nước mình và mong muốn được biết đến đất nước của bạn.

c. Viết một số đoạn văn

– Đoạn mở bài:

Chào bạn, tớ là một người bạn đến từ Việt Nam. Hôm nay tớ viết bức thư này để gửi đến bạn một bức tranh về đất nước Việt Nam xinh đẹp của tớ.

– Đoạn viết một ý trong phần Thân bài:

Con người Việt Nam chăm chỉ, cần cù. Tớ luôn yêu mến, trân trọng những người nông dân. Họ đã làm ra những hạt gạo trắng thơm để nuôi sống chúng tớ và xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới. Con người Việt Nam còn thân thiện, hiếu khách. Nếu cậu đến với đất nước của tớ, cậu sẽ thấy được sự thân thiện và hiếu khách của người Việt Nam, luôn luôn mở rộng vòng tay chào đón và giúp đỡ những du khách quốc tế.

– Đoạn kết bài:

Tớ rất mong muốn được đón bạn đến với Việt Nam xinh đẹp của tớ, Tớ cũng muốn tìm hiểu về đất nước nơi cậu đang sinh sống. Chắc hẳn đó cũng là một đất nước tuyệt vời. Mong được nhận hồi âm của cậu.

Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 (Tập 1)

Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 (Tập 1)

Để phát huy tính chủ động trong việc học, bên cạnh sự có mặt của giáo viên, các loại tài liệu tham khảo cũng đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt là với môn học đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế như môn Văn.

Cuốn Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 (Tập 1) được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9. Sách gồm các bài tập Ngữ Văn đa dạng có gợi ý làm bài cụ thể nhằm giúp các em có thể tự học tốt môn Ngữ văn một cách chủ động, sáng tạo.

Sách bao gồm 17 bài học với các nội dung:

– Thực hành phần Đọc – hiểu văn bản các văn bản văn học.

– Thực hành Tiếng Việt thông qua các bài tập dưới hình thức bảng biểu và điền vào chỗ trống.

– Thực hành các thao tác kĩ năng lập luận , diễn đạt và tạo lập thành văn bản ở phần Tập làm văn.

Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 Tập Làm Văn

Được phát động từ tháng 4-2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước. Chỉ trong vòng 4 tháng, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 50 000 bức tranh gửi về từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sơn La, Hà Giang, Quảng Bình, Hải Dương, Nghệ An, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang,…

Chỉ cần điểm qua tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của các em về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông, thật là phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất (Hoàng Minh Uyên, 10 tuổi, giải đặc biệt), Gia đình em được bảo vệ an toàn (Tạ Bích Ngọc, 9 tuổi, giải nhất), Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường(Nguyễn Thúy Mai Dung, 7 tuổi, giải ba), Chở ba là không được (Nguyễn Ngọc Lan Dung, 12 tuổi, giải ba),…

60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm (trong đó có 46 bức đoạt giải) đã làm nên một phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.

Theo báo Đại Đoàn Kết

a) Bản tin này gồm mấy đoạn? ……………………….. b) Viết vào chỗ trống sự việc chính được nêu ở mỗi đoạn, tóm tắt mỗi đoạn bằng một hoặc hai câu. c) Viết tóm tắt toàn bộ bản tin : Vẽ về cuộc sống an toàn. Gợi ý:

a. Em đọc toàn bộ bài để xác định được bản tin chia làm mấy đoạn.

b. Đọc kĩ nội dung từng đoạn để tóm tắt lại bằng một hoặc hai câu.

c. Thực hiện theo các bước sau để tóm tắt bảng tin.

– Đọc để nắm vững nội dung bản tin.

– Chia bản tin thành các đoạn.

– Xác định sự việc chính của mỗi đoạn.

– Tuỳ mục đích tóm tắt, có thể trình bày mỗi sự việc bằng một, hai câu hoặc bằng những số liệu, những từ ngữ nổi bật.

Trả lời:

a) Bản tin gồm 4 đoạn.

c) Viết tóm tắt toàn bộ bản tin : Vẽ về cuộc sống an toàn.

II. Luyện tập 1. Đọc bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 63 – 64), tóm tắt bản tin bằng ba hoặc bốn câu : Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới

Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long lần đầu tiên được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với những giá trị ngoại hạng về thẩm mĩ, địa chất, đa dạng sinh học và lịch sử – văn hóa.

Sáu năm sau, ngày 29-1-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên về địa chất, địa mạo. Đây là khu vực có các quá trình địa chất đặc biệt, có đặc điểm nổi bật về địa mạo, đồng thời là khu vực có cảnh quan thiên nhiên ngoại hạng và có giá trị đặc biệt về thẩm mĩ.

Chiều 11-12-2000, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa – Thông tin, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã phối hợp tổ chức họp báo công bố quyết định trên của UNESCO.

Việc lần thứ hai UNESCO công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới cho thấy rõ Việt Nam đã hết sức quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản trên đất nước mình, trong đó có vai trò quan trọng của tỉnh Quảng Ninh.

Theo Hoàng Hoa

…………….

Gợi ý:

Thực hiện theo các bước sau để tóm tắt bảng tin.

– Đọc để nắm vững nội dung bảng tin.

– Chia bảng tin thành các đoạn.

– Xác định sự việc chính của mỗi đoạn.

– Tuỳ mục đích tóm tắt, có thể trình bày mỗi sự việc bằng một, hai câu hoặc bằng những số liệu, những từ ngữ nổi bật.

Trả lời:

Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa đạo. Ngày 11-12- 2000, quyết định trên được công bố tại Hà Nội. Sự kiện này cho thấy Việt Nam rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên.

2. Dựa theo cách trình bày bài báo Vẽ về cuộc sống an toàn (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 54 – 55), em hãy viết phần tóm tắt in đậm cho bài báo Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

17-11-1994…………….

Gợi ý:

Thực hiện theo các bước sau để tóm tắt bảng tin.

– Đọc để nắm vững nội dung bảng tin.

– Chia bảng tin thành các đoạn.

– Xác định sự việc chính của mỗi đoạn.

– Tuỳ mục đích tóm tắt, có thể trình bày mỗi sự việc bằng một, hai câu hoặc bằng những số liệu, những từ ngữ nổi bật.

Trả lời:

Dựa theo cách trình bày bài báo vẽ về cuộc sống an toàn (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 54 – 55), em hãy viết phần lớn tóm tắt in đậm cho bài báo vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

– 17-11-1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

– 29-11-2000 được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, trong đó nhấn mạnh các giá trị về địa chất, địa đạo.

– Chiều 11-12-2000 họp báo công bố quyết định của UNESCO.

– Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị.

chúng tôi