Giải Vở Bài Tập Văn Lớp 7 Bài Từ Hán Việt / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Bài Từ Hán Việt Sbt Văn 7 Tập 1 Trang 43: Tìm Từ Hán Việt Có Chứa Yếu Tố Hán Việt…

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 43 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Chủ đề : Đố nhau giải nghĩa yếu tố Hán Việt. Mỗi em sưu tầm khoảng 10 – 15 từ ghép Hán Việt. Ở cuộc họp tổ, các em đố nhau giải nghĩa các yếu tố trong các từ ghép đó.

Bài tập

1. Bài tập 1 trang 70 SGK, 2,3,4 trang 71 SGK Văn 7 tập 1

5. Tìm từ Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt theo từng nghĩa :

– Nhật : mặt trời + ngày

– Hành : đi + làm

– Trọng : nặng + cho là có ý nghĩa, cần đánh giá cao

– Báo : cho biết + đáp lại, đền đáp

– Danh : tên + có tiếng tăm

– Khinh : nhẹ + xem thường, không coi trọng

– Thị : chợ + thành phố

– Niên : năm + tuổi

– Bắt (vắt) chân chữ 五 (“năm”, số từ).

– Chân đi chữ 八 (“tám”, số từ).

– Hình chữ 日 (“mặt trời”, “ngày”).

– Khuôn mặt chữ 田 (“ruộng”).

– Hội chữ 十 (“mười”, số từ) đỏ.

Chủ đề : Đố nhau giải nghĩa yếu tố Hán Việt. Mỗi em sưu tầm khoảng 10 – 15 từ ghép Hán Việt. Ở cuộc họp tổ, các em đố nhau giải nghĩa các yếu tố trong các từ ghép đó.

Gợi ý làm bài

1. Dựa vào nghĩa của từ mà suy ra nghĩa của yếu tố. Ví dụ : Dựa vào nghĩa của các từ hoa lệ, hoa mĩ để suy ra nghĩa của hoa là “đẹp”. Có thể tra từ điển để hiểu nghĩa của từ đã cho và từ đó suy ra nghĩa của yếu tố Hán Việt.

2. Nghĩa của quốc, sơn, cư, bại đã được giải thích khi học bài Sông núi nước Nam (trang 62, SGK). Cần chú ý tìm đúng từ ghép có chứa yếu tố Hán Việt với nghĩa đã được giải thích và từ đó phải là từ Hán Việt. Tránh nhầm lẫn với yếu tố đồng âm khác nghĩa.

Ví dụ : sơn : sơn thỷ, giang sơn (phân biệt với sơn trong sơn mài không phải là yếu tố Hán Việt).

3. Để làm bài tập này, trước hết cần tìm hiểu ý nghĩa của mỗi yếu tố và nghĩa của từ, sau đó xác định yếu tố nào là yếu tố chính, yếu tố nào là yếu tố phụ bổ sung ý nghĩa cho yếu tố chính. Từ đó xác định trật tự của các yếu tố trong những từ ghép đã cho. Lưu ý : từ ghép Hán Việt có một số trường hợp trật tự yếu tố khác với từ ghép thuần Việt.

4. Nên tìm những từ Hán Việt dễ hiểu, gần gũi với HS để làm bài tập này. Ví dụ:

– học sinh (yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau)

– yên tâm (yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau)

Có thể tìm các từ thuộc hai loại từ ghép này trong từ điển hoặc trong các văn bản SGK.

5. Mẫu :

Nhật: + mặt trời : nhật thực

+ ngày : sinh nhật

6. Quan sát hình dạng của chữ Hán, xét nghĩa của cả cụm từ, liên hệ nghĩa của mỗi chữ với yếu tố Hán Việt có nghĩa đó. Từ đó tìm ra âm Hán Việt của chữ Hán đó.

Soạn Bài Từ Hán Việt Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 43 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Chủ đề : Đố nhau giải nghĩa yếu tố Hán Việt. Mỗi em sưu tầm khoảng 10 – 15 từ ghép Hán Việt. Ở cuộc họp tổ, các em đố nhau giải nghĩa các yếu tố trong các từ ghép đó.

2. Nghĩa của quốc, sơn, cư, bại đã được giải thích khi học bài Sông núi nước Nam (trang 62, SGK). Cần chú ý tìm đúng từ ghép có chứa yếu tố Hán Việt với nghĩa đã được giải thích và từ đó phải là từ Hán Việt. Tránh nhầm lẫn với yếu tố đồng âm khác nghĩa.

Ví dụ : sơn : sơn thỷ, giang sơn (phân biệt với sơn trong sơn mài không phải là yếu tố Hán Việt).

3. Để làm bài tập này, trước hết cần tìm hiểu ý nghĩa của mỗi yếu tố và nghĩa của từ, sau đó xác định yếu tố nào là yếu tố chính, yếu tố nào là yếu tố phụ bổ sung ý nghĩa cho yếu tố chính. Từ đó xác định trật tự của các yếu tố trong những từ ghép đã cho. Lưu ý : từ ghép Hán Việt có một số trường hợp trật tự yếu tố khác với từ ghép thuần Việt.

4. Nên tìm những từ Hán Việt dễ hiểu, gần gũi với HS để làm bài tập này. Ví dụ:

– học sinh (yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau)

– yên tâm (yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau)

Có thể tìm các từ thuộc hai loại từ ghép này trong từ điển hoặc trong các văn bản SGK.

5. Mẫu :

Nhật: + mặt trời : nhật thực

+ ngày : sinh nhật

6. Quan sát hình dạng của chữ Hán, xét nghĩa của cả cụm từ, liên hệ nghĩa của mỗi chữ với yếu tố Hán Việt có nghĩa đó. Từ đó tìm ra âm Hán Việt của chữ Hán đó.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Soạn Bài Từ Hán Việt

Soạn bài Từ hán việt

I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

1. Các tiếng:

– Nam: nước Nam

– quốc: quốc gia, đất nước

– sơn: núi

– hà: sông

Từ có thể đứng độc lập là từ Nam có thể tạo thành câu.

Các từ còn lại cần phải kết hợp với các từ khác nữa

2. Tiếng thiên trong thiên niên kỉ, thiên lí mã: có nghĩa là ngàn/nghìn

– Tiếng thiên trong thiên đô về Thăng Long: là dời chuyển

II. Từ ghép Hán Việt

1. Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.

2. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ. Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

b, Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ, có trật tự từ ngược lại với trật tự từ các tiếng trong từ ghép thuần Việt. Tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 70 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hoa ( hoa quả, hương hoa): cơ quan sinh sản của cây, thường có hương thơm, màu sắc

Hoa (hoa mĩ, hoa lệ): đẹp, tuyệt đẹp

– Tham: (tham vọng, tham lam): ham thích một cách quá đáng không biết chán

– Tham (tham gia, tham chiến): dự vào, góp phần vào

– Gia (gia chủ, gia súc): nhà

– Gia (gia vị): thêm vào

– phi ( phi công, phi đội): bay

– phi (phi pháp, phi pháp): trái, không phải

– phi (vương phi, cung phi): vợ vua, chúa

Bài 2 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)

– Quốc (nước): quốc gia, quốc thể, quốc ngữ

– Sơn (núi): sơn thủy, sơn cước, sơn tặc

– Cư (ở): chung cư, ngụ cư, định cư, di cư

– Bại (thua): Thất bại, thành bại, đại bại

Bài 3 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)

– Yếu tố đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:

Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa

– Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:

Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi

Bài 4 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Những từ ghép chính phụ có:

– Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:

Nhật thực, nhật báo, mĩ nhân, đại dương, phi cơ

– Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:

Phóng đại, chỉ dẫn, ái quốc, hữu hiệu, vô hình

Bài giảng: Từ Hán Việt – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Soạn Bài Từ Hán Việt (Tiếp Theo) Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 52 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Tìm 5 tên riêng (tên người hoăc tên địa lí) là từ thuần Việt. Những tên riêng này có sắc thái biểu cảm như thế nào ?

Bài tập 1. Bài tập 1, trang 83, SGK. 2. Bài tập 2, trang 83, SGK. 3. Bài tập 3, trang 84, SGK. 4. Bài tập 4, trang 84, SGK. 5.* So sánh các cặp từ ngữ sau đây : a) Các từ ngữ ở nhóm A khác các từ ngữ tương ứng ở nhóm B như thế nào về mặt cấu tạo ? b) Hiện nay, trong giao tiếp hằng ngày, người ta thường dùng từ ngữ ở nhóm A hay nhóm B ? Tại sao ? 6.* a) Tại sao trong các cặp từ ngữ sau đây, các từ ngữ ở nhóm A (từ ngữ Hán Việt) ngày nay không dùng hoăc ít dùng và người ta chỉ dùng hoặc thường dùng các từ ngữ ở nhóm B (gốc Âu) ? b) Tại sao trong các cặp địa danh sau đây, các địa danh ở nhóm A (từ ngừ Hán Việt) không được dùng nữa và người ta dùng địa đanh ở nhóm B ? 7. Tìm 5 tên riêng (tên người hoăc tên địa lí) là từ thuần Việt. Những tên riêng này có sắc thái biểu cảm như thế nào ? Gợi ý làm bài

1. Các từ trong mỗi cặp đã cho có sự khác nhau về mặt biểu cảm. So sánh sắc thái biểu cảm của các từ ngữ trong từng cặp để chọn từ ngữ thích hợp với nội dung của câu.

2. Liên hệ với tên của các bạn trong lớp hoặc của người thân bằng từ Hán Việt, tên địa lí bằng từ Hán Việt, so sánh với từ thuần Việt có nghĩa tương ứng để suy ra sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt dùng làm tên người, tên địa lí. sắc thái biểu cảm đó là lí do khiến người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí. Ví dụ : có người đặt tên là Đại chứ ít ai có tên là To, có làng đặt tên là (làng) Phú Mĩ chứ không ai đặt tên là (làng) Giàu Đẹp.

3. Những từ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa hiện nay ít được dùng trong đời sống hằng ngày. Lưu ý : Chỉ tìm những từ ngữ Hán Việt mang sắc thái cổ xưa chứ không phải kể ra tất cả từ ngữ Hán Việt có trong đoạn văn.

4. Trước hết phải xét xem mấy câu văn này được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp như thế nào và trong hoàn cảnh giao tiếp đó, dùng từ Hán Việt bảo vệ và mĩ lệ có phù hợp hay không. Sau đó tìm từ thuần Việt có nghĩa tương ứng, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

5. a) Các cặp từ ngữ đã cho là những cặp từ ngữ đồng nghĩa. So sánh cấu tạo từ là so sánh để tìm ra sự khác nhau và sự không khác nhau về yếu tố cấu tạo và về trật tự giữa các yếu tố.

Có thể lập bảng để trình bày vấn đề này. Sự khác nhau được đánh dấu bằng dấu (+), sự không khác nhau được đánh dấu bằng dấu (-).

b) Liên hệ với thực tế để xem xét việc sử dụng từ ngừ ở nhóm A hay nhóm B trong giao tiếp hằng ngày hiện nay và tìm lí do tại sao người ta thường dùng từ ngữ ở nhóm này mà không dùng hoặc ít dùng từ ngừ ở nhóm kia.

6.* Có thể tìm thấy lí do của hiện tượng (a) ở xu thế dùng thuật ngữ khoa học, ảnh hưởng của ngôn ngữ châu Âu đối với tiếng Việt ; lí do của hiện tượng (b) ở xu thế phiên dịch danh từ riêng trong tiếng Việt.

7.* So sánh loại tên riêng này với tên riêng Hán Việt (ví dụ : so sánh cô Mây với cô Vân, anh Núi với anh Son, làng Ôi với làng Nhị Khê (quê thứ hai của Nguyễn Trãi) để thấy sắc thái tên riêng thuần Việt (khác với tên riêng Hán Việt).