Giải Vơt Bài Tập Lịch Sử 8 / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Bài Tập Lịch Sử Lớp 8

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên có ý nghĩa lịch sử to lớn đã chấm dứt sự đô hộ của ngoại bang (ở Hà Lan), lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (ờ Anh), giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (ở Bắc Mĩ), mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

– Với hiệp ước Véc-xai, Anh thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Hợp chúng quốc MT (USA) ra đời.

– Hiến pháp 1787 đã đề cao vai trò của chính quyền trung ương, củng cố vị trí và tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản và chủ nô, song chưa đem lại quyền lợi cho đại đa số nhân dân lao động.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

– Tháng 12 – 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dán Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng.

– Năm 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ờ Phi-la-đen-phi-a. yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí. nhưng không đạt kết quả.

– Tháng 4 – 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-si-ơ Oa-sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng.

– Ngày 4 -7 – 1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.

– Tháng 10 – 1777, quân 13 thuộc địa giành thắng lợi lớn ờ Xa-ra-tô-ga, làm quân Anh suy yếu. Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của các thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc.

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 15

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921)

Giải vở bài tập Lịch sử 8 bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921)

Bài 2 trang 50 VBT Lịch Sử 8: Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?

Lời giải:

Vì:

– Cuộc cách mạng tháng Hai tuy giành thắng lợi, song nó lại dẫn tới một cục diện chính trị “hai chính quyền song song tồn tại” → Tình trạng này không thể tiếp diễn lâu dài.

– Chính phủ tư sản lâm thời vẫn tiếp tục tham chiến trong CTTG thứ nhất và thi hành các chính sách vơ vét bóc lột nhân dân lao động → quần chúng nhân dân bất mãn với chính phủ tư sản lâm thời.

→ Yêu cầu bức thiết đặt ra lúc này là: Phải tiếp tục tiến hành một cuộc cách mạng nhằm: chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại; lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.

Bài 3 trang 51 VBT Lịch Sử 8: Tình hình nước Nga trước cách mạng tháng mười năm 1917 như thế nào?

Em hãy điền dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng.

Lời giải:

Các câu trả lời đúng là:

[X] Đầu thế kỉ XX, ở Nga kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất…..

[X] Chính phủ Nga hoàng ngày càng trở nên bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị.

[X] Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp nơi.

Lời giải:

Bài 6 trang 52 VBT Lịch Sử 8: Em hãy nối ô bên trái (thời gian) với ô bên phải (dữ kiện lịch sử) sao cho phù hợp.

Lời giải:

Bài 7 trang 52 VBT Lịch Sử 8: Lập bảng thống kê các sự kiện chính của cách mạng tháng Mười Nga

Lời giải:

Bài 8 trang 52 VBT Lịch Sử 8: Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết ở nước Nga diễn ra như thế nào? đánh dấu X vào ô trống trước những ý trả lời đúng.

Lời giải:

Những câu trả lời đúng là:

[X] Thành lập chính quyền xô viết do Lê-nin đứng đầu và thông qua Sắc lệnh hòa bình, Sắc lệnh ruộng đất.

[X] Chính quyền Xô viết tuyên bố xóa bỏ các đẳng cấp xã hội và những đặc quyền của giáo hội; thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, có quyền tự quyết và tự do phát triển.

[X] Để nước Nga rút khỏi cuộc chiến tranh đế quốc, chính quyền Xô viết đã kí hòa ước Bơ-rét Li-tốp (tháng 3/1918) với Đức.

[X] Suốt 3 năm (1918 – 1920), nước Nga đã tiến hành cuộc chiến tranh chống thù trong giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ.

Bài 9 trang 53 VBT Lịch Sử 8: Cuộc cách mạng tháng mười Nga có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Lời giải: – Ý nghĩa đối với nước Nga:

+ Đưa người lao động lên nắm chính quyền.

+ Thiết lập một chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa.

– Ý nghĩa đối với thế giới:

+ Thắng lợi của cách mạng tháng Mười đã tạo nên bước ngoặt thay đổi cục diện chính trị thế giới. Sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã tạo ra một chế độ đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa. → khiến cho CNTB không còn là một hệ thống hoàn chỉnh và duy nhất nữa.

+ Thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân ở Châu Âu và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

+ Để lại cho phong trào cách mạng thế giới nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.

Bài 10 trang 53 VBT Lịch Sử 8: Theo em, Lê-nin có vai trò như thế nào trong việc dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

Lời giải: Vai trò của Lê-nin trong cách mạng tháng Mười:

– Soạn thảo “Luận cương tháng tư” → vạch rõ chủ trương, đường lối, phương pháp đấu tranh để lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.

– Khi tình thế cách mạng chín muồi, Lê-nin đã quyết định chuyển từ phương pháp đấu tranh “hòa bình” sang “khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền”.

– Lê-nin trực tiếp chỉ đạo cách mạng

→ những chủ trương, đường lối, phương pháp cách mạng và sự chỉ đạo trực tiếp của Lê-nin là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến thành công của cách mạng tháng Mười.

Bài 11 trang 54 VBT Lịch Sử 8: Em hãy cho biết hai sắc lệnh (sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất) đáp ứng nguyện vọng của ai? Tại sao?

Lời giải:

– Sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất đáp ứng nguyện vọng của nhân dân lao động Nga, đặc biệt là nông dân.

– Vì:

+ Trước cách mạng, đại đa số nông dân Nga không có ruộng đất, bị địa chủ phong kiến áp bức, bóc lột → Vì vậy, sau khi cách mạng tháng Mười thành công, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân là một trong những vấn đề được chính quyền Nga Xô viết quan tâm hàng đầu.

+ Hòa bình là nguyện vọng tha thiết của tất cả các tầng lớp nhân dân Nga. → Ra khỏi chiến tranh đế quốc phu nghĩa, thiết lập lại hòa bình và ổn định đất nước cũng là nhiệm vụ hàng đầu được chính quyền cách mạng quan tâm gải quyết.

Bài 12 trang 54 VBT Lịch Sử 8: Hãy chọn một câu của chủ tịch Hồ Chí Minh nói về cách mạng tháng Mười Nga 1917 mà em thích nhất.

Lời giải:

“Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 8

Bên cạnh các bài tập trong SGK Lịch sử 7 thì các em học sinh cũng nên làm các bài tập trong VBT Lịch sử 7. Chuyên mục Giải VBT Lịch sử 7 được giới thiệu trên VnDoc bao gồm hệ thống đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong vở bài tập môn Lịch sử lớp 7, giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức được học trong từng bài, từ đó học tốt môn Lịch sử hơn.

Giải vở bài tập Lịch sử 7 bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập

Bài 1 trang 18 VBT Lịch Sử 7

a) Hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời em cho là đúng về những việc Ngô Quyền làm khi mới lên ngôi.

Lời giải:

a) Đề ra các biện pháp phát triển nghề nông.

Tổ chức thi cử chọn người ra làm quan.

b)

Vua đứng đầu triều đình quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự; đặt ra chức quan văn, quan võ, quy định các lễ nghi trong triều, và màu sắc trang phục của quan lại.

Bài 2 trang 19 VBT Lịch Sử 7

a) Em có biết ông vua nào trước Ngô Quyền đã chọn Cổ Loa làm kinh đô? Vì sao Cổ Loa lại được hai triều vua chọn làm kinh đô?

A. Đánh đuổi quân Lương.

B. Đánh đuổi quân Nam Hán, giành độc lập cho dân tộc.

C. Đánh đuổi quân Tần, lập nên nước Âu Lạc.

D. Lập nên nước Vạn Xuân.

Lời giải:

a) Đó là An Dương Vương. Cổ Loa được chọn làm kinh đô vì đây là thành lũy kiên cố, phù hợp phòng thủ.

b) B

Bài 3 trang 19 VBT Lịch Sử 7

Em hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời mà em cho là đúng về nguyên nhân của tình trạng đất nước bị chia cắt, hỗn loạn vào cuối thời Ngô:

Lời giải:

Ngô Quyền mất, các con trai còn nhỏ; nội bộ quan lại mâu thuẫn, các phe phái nổi dậy khắp nơi.

Lời giải:

Bài 5 trang 20 VBT Lịch Sử 7

a) Có 4 ý kiến về hậu quả của loạn 12 sứ quân. Em chọn ý kiến nào? Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu:

A. Đất nước bị chia cắt, mỗi sứ quân chiếm giữ một vùng.

B. Đất nước lâm vào tình trạng không ổn định.

C. Mùa màng bị tàn phá, nhân dân đói khổ.

D. Quân xâm lược phương Bắc thừa cơ nhòm ngó, chuẩn bị tiến đánh.

E. Cả bốn ý kiến trên.

Đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời đúng về nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh dẹp được loạn 12 sứ quân:

Lời giải:

a) E

………………….

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 10

Trung Quốc giữa thế kỉ 19 – Đầu thế kỉ 20

Giải vở bài tập Lịch sử 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ 19 – Đầu thế kỉ 20

Bài 1 trang 38 VBT Lịch Sử 8: Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

– Lợi dụng sự suy yếu của chính quyền phong kiến Mãn Thanh, từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước phương Tây (đi đầu là Anh và sau đó là các nước: Pháp, Mĩ, Nga, Đức, Nhật Bản….) đua nhau xâm lược, xâu xé Trung Quốc.

– Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, quá trình xâm chiếm Trung Quốc của các nước đế quốc đã cơ bản hoàn thành. Trong đó: Đức chiếm vùng Sơn Đông, Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc…

Bài 2 trang 39 VBT Lịch Sử 8: Hãy đọc và nêu nhận xét của em về Hiệp ước Nam Kinh được kí kết ngày 29/8/1842 giữa triều đình nhà Thanh và thực dân Anh sau chiến tranh thuốc phiện:

– Trung Quốc phải mở 5 cửa biển cho tự do thông thương là Quảng Châu, Phúc Châu, Ninh Ba, Hạ Môn, Thượng Hải.

– Trung Quốc cắt Hương Cảng cho Anh.

– Bồi thường cho Anh 21 000 000 bảng.

– Thuế nhập khẩu, xuất khẩu của Anh phải do hai bên bàn bạc.

– Anh được hưởng quyền lãnh sự tài phán ở Trung Quốc.

Lời giải:

– Nhận xét:

+ Hiệp ước Nam Kinh là hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên mà chính quyền phong kiến Mãn Thanh kí kết với các nước Đế quốc.

+ Các điều khoản trong hiệp ước Nam Kinh đã xâm phạm nghiêm trọng đến lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi của dân tộc Trung Quốc.

+ Việc kí kết hiệp ước Nam Kinh được coi là bước mở đầu cho quá trình thỏa hiệp với đế quốc xâm lược của triều đình Mãn Thanh; đồng thời, gây sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Trung Quốc.

Bài 3 trang 39 VBT Lịch Sử 8: Trình bày những hiểu biết của em về nhân vật Tôn Trung Sơn và nêu nội dung học thuyết Tam dân của ông:

Lời giải:

– Tôn Trung Sơn:

+ Tôn Trung Sơn sinh năm 1866 ở tỉnh Quảng Đông, trong một gia đình nông dân nghèo yêu nước.

+ Năm 1879, Tôn Trung Sơn tới Ha-oai học tập. Những năm sau đó, ông tiếp tục học tập ở Hồng Công, Quảng Châu.

– Đứng trước nguy cơ đất nước bị xâm lược và nhận thấy rõ sự thối nát của triều đình Mãn Thanh, nên Tôn Trung Sơn sớm nảy nở tư tưởng cách mạng lật đổ triều đình Mãn Thanh, xây dựng một xã hội mới.

+ Từ 1905 – 1925 giữ vai trò là lãnh tụ tối cao của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

– 1925, Tôn Trung Sơn bệnh nặng rồi qua đời tại Bắc Kinh

– Nội dung học thuyết Tam Dân: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

Lời giải:

Bài 5 trang 40 VBT Lịch Sử 8: Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều lần lượt thất bại? Điền từ thích hợp vào chỗ chấm (…) để trả lời.

Lời giải:

Liên quân tám nước đế quốc: Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp, Áo – Hung, I-ta-li-a tiến vào Bắc Kinh đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa đoàn đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược nhưng cuối cùng cũng bị đánh bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất thiếu vũ khí và bị triều đình Mãn Thanh đàn áp.

Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Bài 6 trang 40 VBT Lịch Sử 8: Em hãy cho biết đoạn tiểu sử sau đây nói về nhân vật nào? Đánh giá của em về nhân vật đó:

“Ông là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ triều địa phong kiến Mãn Thanh …… Đó là một tổn thất cho phong trào cách mạng Trung Quốc thời kì đó”.

Lời giải:

– Nhân vật: Tôn Trung Sơn.

– Đánh giá:

+ Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú nhất và là lãnh tụ tối cao của phong trào cách mạng theo khuynh hướng Dân chủ tư sản ở Trung Quốc trong những thập niên đầu của thế kỉ XX.

+ Hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn đã có đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc đầu thế kỉ XX.