Giải Vơt Bài Tập Ngữ Văn 7 / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7

Văn bản: MẸ TÔI I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Dưới hình thức viết thư, tác giả đã diễn đạt bằng nhiều kiểu câu rất linh hoạt, khi dùng câu trần thuật, khi dùng câu cảm thán và cầu nghi vấn. Đây là bức thư người cha viết cho con, khi chứng kiến đứa con có lỗi với mẹ bằng một lời nói thiếu lễ độ. GHI NHỚ: Cả bài văn là sự giận dữ và dạy dỗ con theo một quan niệm rất đẹp và trong sáng: “Con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”. II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Tại sao tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi? Điểm nhìn trong bài viết từ người bố, từ đó bộc lộ những tình cảm và thái độ đối với người mẹ. Người đọc thấy hiện lên hình tượng người mẹ cao cả, lớn lao. Vì vậy tác giả lấy nhan đề là Mẹ tôi. 2. Thái độ của người bố? Dựa vào đâu mà em biết? Lí do gì mà ông có thái độ ấy? Qua bức thư của người bố gửi cho En-ri-cô, người bố đang buồn bã và tức giận về đứa con đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm. 3. Những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ? Mẹ của En-ri-cô là người thế nào? Qua bức thư, người mẹ En-ri-cô là người thương con hết mực: “Cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ và khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”! Có lúc người mẹ có thể “bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. .. 4. Điều gì khiến En-ri-cô xúc động? Lí do? Thái độ của người bố vừa tha thiết, vừa nghiêm khắc lại vừa chân tình, Qua đó ta thấy người mẹ của En-ri-cô ngoài lòng thương con hết mực, còn biểu hiện là người người phụ nữ đôn hậu, đảm đang, cao cả và giàu lòng vị tha. 5. Tại sao người bố không trực tiếp nói với con mà lại viết thư? Văn bản viết dễ bộc lộ cảm xúc một cách đầy đủ. – Những tình cảm kín đáo, tế nhị nhiều khi khó nói trực tiếp được. – Qua thư, đứa con đỡ bị tự ái, xấu hổ. – Người cha muốn tạo điều kiện cho con đọc nhiều lần để thấm thía, sâu sắc hơn. Dưới hình thức viết thư, tác giả đã diễn đạt bằng nhiều kiểu câu rất linh hoạt, khi dùng câu trần thuật, khi dùng câu cảm thán và câu nghi vấn, nhằm tôn vinh người mẹ và nhắc nhở con. III. LUYỆN TẬP. 1. Học thuộc lời thoại trực tiếp của người bố với con. 2. Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền. Giaibai5s.com

Bài 1: Văn bản: Mẹ tôi – Giải bài tập ngữ văn lớp 7

5

(100%)

6

votes

(100%)votes

Giải Vbt Ngữ Văn 7 Thành Ngữ

Thành ngữ

Câu 1 (Bài tập 1 trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 119 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a, sơn hào hải vị

b, khỏe như voi

chỉ người có sức khỏe, sức mạnh, có thể gánh vác được những việc nặng nhọc

c, da mồi tóc sương

chỉ người đã ở độ tuổi trung niên, trải qua nhiều sương gió, da đã có những nếp nhăn, tóc đã điểm bạc.

Câu 2 (Bài tập 2 trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 119 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

– Con Rồng cháu Tiên: Nói về sự ra đời của con cháu nước Việt. Mẹ Âu Cơ là tiên, cha Lạc Long Quân là Rồng, gặp gỡ, yêu thương và chung sống với nhau. Mẹ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con, tỏa đi muôn phương, hình thành nên cộng đồng người Việt ta hiện nay.

– Ếch ngồi đáy giếng: Câu chuyện ngụ ngôn nói về những kẻ tri thức hạn hẹp nhưng lại huênh hoang, tự cao tự đại. Có một con ếch sống lâu trong một cái giếng cạn, xung quanh nó chỉ toàn là những con vật nhỏ bé khiến ếch ta nghĩ mình là bá chủ. Khi trời mưa, nước dâng lên, ếch ta ra khỏi miệng giếng, nghênh ngang đi lại thì bị một con trâu giẫm bẹp.

– Thầy bói xem voi: Câu chuyện nói về những kẻ nhìn nhận sự việc phiến diện, lại bảo thủ không chịu lắng nghe. Năm thầy bói mù cùng sờ voi, mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng cứ cho đó là hình dáng của con voi. Cuối cùng không ai chịu ai, cãi cọ rồi đánh nhau sứt đầu mẻ trán.

Câu 3 (Bài tập 3 trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 120 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

– Lời ăn tiếng nói – No cơm ấm áo

– Một nắng hai sương – Bách chiến bách thắng

– Ngày lành tháng tốt – Sinh cơ lập nghiệp

Câu 4 (trang 120 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu với mỗi thành ngữ: nước đến chân mới nhảy, rán sành ra mỡ, cá mè một lứa, nước đổ đầu vịt, ghi lòng tạc dạ, nở từng khúc ruột, tai vách mạch rừng.

Trả lời:

Nước đến chân mới nhảy: Anh ta luôn chần chừ trước mọi công việc, lúc nào cũng để nước đến chân mới nhảy.

Rán sành ra mỡ: Người rán sành ra mỡ như hắn ta làm sao có thể chìa tay ra giúp đỡ người khác khi khó khăn được.

Cá mè một lứa: Bọn chúng đúng là cá mè một lứa, tính cách xấu xa y như nhau.

Nước đổ đầu vịt: Những lời vị giáo sư nói đối với tôi chỉ như nước đổ đầu vịt.

Ghi lòng tạc dạ: Sự hi sinh của thế hệ đi trước cho tự do hôm nay sẽ được thế hệ sau ghi lòng tạc dạ.

Nở từng khúc ruột: Nghe mọi người khen ngợi tôi như nở từng khúc ruột.

Tai vách mạch rừng: Nơi này tai vách mạch rừng, chúng ta nói gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận.

Câu 5 (trang 121 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Điền các thành ngữ Hán Việt sau đây: thao thao bất tuyệt, ý hợp tâm đầu, văn võ song toàn, thiên la địa võng, thâm căn cố đế vào chỗ trống thích hợp trong câu.

Trả lời:

a, Vợ chồng có ý hợp tâm đầu, có yêu thương nhau thì ăn ở mới thuận hòa sung sướng đến mãn chiều xế bóng.

b, Anh ấy đi du lịch ở nước ngoài về, đang thao thao bất tuyệt kể chuyện cho bạn bè nghe.

c, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn.

d, Hội cũng muốn nói nhiều để trả lời, để cãi lại những lí lẽ kia. Nhưng cái tính rụt rè, hay ngại ngùng đã thâm căn cố đế trong người Hội vẫn còn ghìm lại.

e, Lên Thằng Long không có lối, ra bể không có đường, bốn bề là thiên la địa võng Toa Đô mày chạy đâu?

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Ý Nghĩa Văn Chương Sbt Ngữ Văn 7 Tập 2 Trang 49 Sbt Ngữ Văn 7 Tập 2

Giải câu 1, 2, 3 trang 49 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Ví thử có người chưa hiểu thế nào là “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương” muốn nhờ em giải thích, em sẽ nói gì ?.

Bài tập

1. Ví thử có người chưa hiểu thế nào là “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương” muốn nhờ em giải thích, em sẽ nói gì ?

2. Hoài Thanh viết : “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến đó bằng cách nói rõ Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca – trích) của Nguyễn Trãi đã gây cho ta “những tình cảm ta không có”, “luyện những tình cảm ta sẵn có” như thế nào ?

3. Ví thử có người hỏi em rằng trong đoạn văn Ý nghĩa văn chương của nhà văn Hoài Thanh, những ý cơ bản nhất là gì thì em sẽ trả lời thế nào ?

Gợi ý làm bài

1. a) Cần hiểu muc đích của bài tập là nhằm bước đầu rèn luyện ý thức coi trọng lí thuyết và năng lực hiểu được lí thuyết, hiểu được khái niệm là công cụ để nhận thức văn học. Mặt khác, đây còn là bước đầu tập giải thích, trình bày một vấn đề cho người khác hiểu.

– Với bài tập này, mới đọc qua có thể nghĩ là khó, nhưng khó hay không khó còn tuỳ thuộc vào mức độ yêu cầu được đặt ra và cách thức hướng dẫn thực hiện yêu cầu đó. Ở đây, mức yêu cầu chỉ cần sơ bộ hiểu thế nào là “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương”, để từ đó có thể nói lại cho người khác hiểu, dĩ nhiên cũng ở mức đơn giản, bước đầu.

– Cần chú ý rằng việc hiểu lí thuyết phải đi đôi với khả năng kiểm nghiệm lí thuyết qua việc phân tích tác phẩm cụ thể. Có như thế thì sự hiểu biết lí thuyết mới đạt đến độ cần có. Trong khi giải thích lí thuyết cho người khác hiểu cũng phải có dẫn chứng xác đáng trên cơ sở phân tích một vấn đề, một tác phẩm văn học cụ thể. Có thế, người nghe mới hiểu rõ.

b) Để làm bài tập này, hãy chuẩn bị trước những hoạt động sau đây :

– Đọc kĩ lại chú thích (7), trang 62, SGK.

– Đọc kĩ hai đoạn sau trong văn bản “Ýnghĩa văn chương”:

+ Đoạn 1 : “Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao ?”.

+ Đoạn 2 : “Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non… Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng…”.

– Nêu nội dung quan niệm của Hoài Thanh về “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương”.

+ Với đoạn 1, đó là trạng thái tình cảm, cảm xúc của người ta trước và sau khi “xem truyện” (cũng có nghĩa là xem văn chương nói chung) là thế nào, để từ đó suy ra sự tác động của văn chương đến người đọc.

+ Với đoạn 2, hãy chú ý đến sự khác nhau về giá trị của “cảnh núi non, hoa cỏ”, khi chưa có và khi đã có thi sĩ ca tụng. Từ đó, suy ra một phương diện khác của tác động văn chương với cái gọi là “mãnh lực lạ lùng” của nó.

– Chọn một tác phẩm (ví dụ : đoạn thơ Sau phút chia li trong Chinh phụ ngâm khúc hoặc bài thơ Qua Đèo Ngang…) để phân tích, chứng minh cho những gì em đã hiểu, về cái “mãnh lực lạ lùng của văn chương”.

c) Từ kết quả chuẩn bị trên, hãy suy nghĩ và lập dàn ý cho lời giải thích của em với người muốn hiểu. Có thể theo trình tự như sau :

– Trước hết, nói qua thế nào là “mãnh lực”.

– Nêu xuất xứ của cụm từ “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương”.

– Đọc lại hai đoạn văn trên và chỉ ra những ý chính về “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương”.

– Lấy vài dẫn chứng trong một tác phẩm nào đó để phân tích, minh hoạ.

2. a) Trước hết, cần nhận thức mục đích của bài tập này là nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào việc hiểu tác phẩm văn học cụ thể, để từ đó nâng cao chất lượng học tập trên cả hai phương diện : lí thuyết và hiểu biết tác phẩm.

b) Tìm ra những nội dung chính trong ý kiến của Hoài Thanh là :

– “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”.

– Văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.

c) Từ việc hiểu ý kiến của Hoài Thanh, em hãy đôi chiếu, kiểm tra lại thực trạng tình cảm của mình trước và sau khi học “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi, ghi lại những điều gì trước chưa có, nay mới có, trước “sẵn có” nhưng còn mờ nhạt, nay rõ nét hơn, thấm thìa hơn. (Ví dụ 1 : Trước, em chưa hề biết gì về Côn Sơn, do đó chưa hề thích thú gì nơi này. Nay nhờ học đoạn thơ mà bắt đầu biếtCôn Sơn là một thắng cảnh, nơi mà người anh hùng kiêm đại thi hào Nguyễn Trãi đã có nhiều năm tháng gắn bó, lại có “Bài ca Côn Sơn” hấp dẫn tuyệt vời, vì vậy em yêu thích và khát khao được đến Côn Sơn để tham quan, để thưởng ngoạn cảnh đẹp, chiêm ngưỡng di tích lịch sử. Đó là thuộc tình cảm “không có”, nay nhờ văn chương mà có. Ví dụ 2 : Trước, em đã thích nghe tiếng suối chảy róc rách, nay sau khi học “Bài ca Côn Sơn” em hình dung “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” – nghĩa là nghe tiếng suối như tiếng đàn, thì việc nghe tiếng suối chắc chắn sẽ càng thích thú hơn). Đó là trường hợp tình cảm đã “sẵn có” nhưng nhờ văn chương mà “luyện” cho thích thú hơn.

d) Dựa theo các ví dụ trên, có thể tiếp tục nêu lên những nội dung tình cảm, những điều lí thú khác mà đoạn thơ trích “Bài ca Côn Sơn” đã đưa đến cho em từ chỗ “không có” mà có, “sẵn có” mà có thêm.

3. – Cần thấy mục đích của bài tập này là nhằm rèn luyện năng lực đọc văn bản mà yêu cầu quan trọng nhất là phải nhận ra được đâu là những ý chính của văn bản, để từ đó mà nhớ. Một nguyên tắc cần biết nữa là : để nhớ được nội dung một vấn đề, điều cần nhất là phải nhớ được những ý chính rồi từ đó mà nhớ thêm ý phụ được chừng nào hay chừng ấy.

– Cách làm : Hãy đọc đi đọc lại nhiều lần đoạn văn và dùng bút chì gạch dưới những câu chữ mà mình cho là ý chính. Xong một lần, lại đọc lại và kiểm tra xem đã thật đúng chưa, đủ chưa. Nếu chưa thì bổ sung thêm. Ví như ở bài Ý nghĩa văn chương này thì hướng trả lời về những ý chính là :

+ “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài” ;

+ “Văn chương sẽ là hình dung của sư sống muôn hình vạn trạng” ;

+ “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống” ;

+ “mãnh lực lạ lùng của văn chương” ;

+ “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” ;

+ “luyện những tình cảm ta sẵn có” ;

+ “Nếu trong pho lịch sử loài người… nghèo nàn sẽ đến bực nào !…

Bài 24: Văn Bản: Ý Nghĩa Văn Chương – Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7

Văn bản: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Bài văn bàn về ý nghĩa văn chương đã đưa ra những lí lẽ xác đáng về nguồn gốc và công dụng của thơ văn, đề cập đến giá trị nhân bản và tính nhân văn của văn chương, nêu lên những điều cơ bản đúng và hay về văn chương. Tác giả đã dùng nhiều câu, chữ gợi cảm vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh nên bài văn đọc lên rất hấp dẫn, rất gợi cảm, rất hay. Đây là bài nghị luận văn chương tiêu biểu cho phong cách của nhà phê bình văn học Hoài Thanh. Cách viết nhẹ nhàng biểu cảm, sử dụng những hình ảnh có duyên và đậm đà do đó lí lẽ đưa ra có tính thuyết phục. II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Tìm ý ở 4 dòng đầu. * Nhà phê bình Hoài Thanh đã nêu lên nguồn gốc cốt yếu của văn chương là “Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài…”. *Tuy nhiên có người nói “văn chương còn bắt nguồn từ cuộc sống lao đông của con người”. Quan niệm này cũng rất đúng nhưng không loại trừ Luan điểm trên. 2. Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Hãy đọc lại chú thích (5) rồi giải thích và tìm dẫn chứng làm rõ các ý đó Theo Hoài Thanh “Văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”, câu này có hai ý nghĩa: 152 giaibai5s.com Lâm Thị Mỹ Dạ, Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật… mà ta hình dung, tái hiện được cuộc sống chiến đấu ác liệt thời kì chống Pháp, chống Mĩ. 3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy tìm ý trong bài để trả lời. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là “gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Nghĩa là văn chương sáng tạo ra cái đẹp, làm cho ta thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. 4. Đọc lại các bài văn nghị luận 18, 19, 20 từ đó trả lời các câu hỏi: Đọc lại các bài văn nghị luận 18, 19, 20, ta có thể xác định: – Các văn bản đều có ý nghĩa văn chương nên thuộc: Nghị luận văn chương. – Riêng bài văn nghị luận văn chương của Hoài Thanh vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. III. LUYỆN TẬP Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng chứng minh cho câu nói đó. Hướng dẫn “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”. (Hồ Chí Minh) Đúng vậy, khi bước vào đời không phải chúng ta đã sẵn có tất cả những kiến thức, những tình cảm của người đời, nhất là vốn liếng dùng cho cuộc sống. Nhưng nhờ có giáo dục, học tập truyện cổ, ca dao, tục ngữ… mà ta hình dung được cuộc đời đầy vất vả gian truân, đầy sóng gió nhưng cũng ngọt ngào thi vị biết bao. Từ đó chúng ta được tiếp nhận những tư tưởng tình cảm mới “thương yêu những người lao động có những thân phận đầy đắng cay”. “Tôi buộc hồn tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. (Từ ấy – Tố Hữu) Vì vậy có thể nói xoá bỏ văn chương đi thì cũng sẽ xoá bỏ hết những dấu vết lịch sử, loài người sẽ nghèo nàn về tâm hồn đến mức nào. | Nhờ học tập văn chương mà ta bồi dưỡng thêm tinh thần và tình yêu quê hương làng xóm đã có đến yêu đất nước nồng nàn “Thương người như thể thương thân”. Qua các tác phẩm truyền thuyết Lạc Long Quân và u Cơ, giaibai5s.com nhất là những tác phẩm văn chương sáng ngời nói về chủ nghĩa yêu nước của Bác Hồ, chúng ta được bồi dưỡng thêm về tinh thần yêu nước, thương dân. Từ đó mới có được những nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống. “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi cần thơ – bom đạn phá cường quyền”. (Sóng Hồng) Văn chương rất kì diệu, thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người, vì vậy nó có thể gây cho ta những tình cảm chưa có, như lòng yêu “cây xanh” qua những bài văn nói về tác dụng của rừng đối với con người. Lòng yêu những động vật, chim muông làm đẹp cho cuộc sống. “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. (Từ ấy – Tố Hữu)

Bài 24: Văn bản: Ý nghĩa văn chương – Giải bài tập ngữ văn lớp 7

5

(100%)

3

votes

(100%)votes