Hóa Giải Lời Nguyền Mùa 2 / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Đọc Truyện Hóa Giải Lời Nguyền

Tôi tỉnh dậy khi trời đã sẩm tối. Rèm cửa đã được kéo ra một nửa nên dễ dàng phán đoán được giờ giấc dựa vào ánh sáng bên ngoài. Vài vì sao nhấp nháy tỏa ra thứ ánh sáng xa xôi, bị ánh đèn của thành phố nuốt chửng.

Tôi xoay sở ngồi dậy. Đầu có chút choáng váng. Tay chân bắt đầu vặn vẹo. Tôi thường làm thế sau khi nằm bất động một thời gian dài. Chỗ tay trái hơi nhức nhối, có lẽ là hậu quả của những mảnh thủy tinh găm vào lúc ấy.

M đang ngồi đối diện tôi, trên một cái ghế gỗ nâu đỏ. Hai tay xếp bằng để trên đùi, đầu cúi thấp y chang tư thế nghiêm trọng của mấy thằng chịu phạt. Đến tôi khéo cũng không thể bày ra bộ dạng ngoan ngoãn, hối lỗi như thế.

Ra hiệu cho anh ta khỏi cần đến đỡ tôi dậy, tôi nhanh chóng lăn ra đến mép giường.

“Xin lỗi đã thất lễ với cậu khi nãy. Xin lỗi vì đã đẩy ngã cậu. Xin lỗi vì đã làm tay cậu bị thương. Xin lỗi vì đã…. Xin lỗi… Xin lỗi…Xin lỗi…Xin lỗi… Xin lỗi… Xin lỗi…”

Giống như được ghi âm sẵn từ trước, anh ta bắt đầu xin lỗi như một cái máy.

“Đủ rồi!”

Nếu cứ tiếp tục nghe anh ta lải nhải, có lẽ tôi sẽ phát rồ lên mất.

“Dù anh xin lỗi nhiều lần nhưng không có tí hối lỗi nào trong đó thì chẳng ai chấp nhận đâu. “

“Hơn nữa… ” – Tôi giơ tay trái của mình lên. Đã được băng bó cẩn thận. Lúc tỉnh dậy, chào đón tôi cũng không phải mặt sàn bẩn thỉu, lạnh lẽo mà là giường ngủ êm ái, sạch sẽ. Coi như anh ta cũng chưa đến nỗi quá đáng quá.

“Xin lỗi… Đáng nhẽ tôi nên nghe lời anh, không đi lại lung tung.”

Tránh né được càng nhiều rắc rối thì càng tốt. Hàng xóm vừa mới gặp đã chẳng muốn nhìn mặt nhau thì sau này sẽ mệt mỏi lắm.

Vậy…” – Vốn định đan hai tay vào nhau, lại chợt nhớ ra tay trái đang bị băng kín, tôi đành đặt tay phải xuống mép giường, vờ nghịch nghịch mấy sợi chỉ thừa của tấm nệm. – “Thứ tôi làm vỡ là gì vậy? Có đắt lắm không?”

Cứ cho là tôi xí xóa nhưng chắc gì M đã bỏ qua. Xem phản ứng kia, nhất định là vật không tầm thường.

M gãi gãi tai. Vì khuôn mặt bị che phủ dưới lớp vải trắng toát nên tôi không thể thấy biểu cảm của anh ta nhưng từ những cử chỉ ngập ngừng trên, trong đầu tôi xuất hiện dự cảm chẳng lành.

Tiện nói luôn về việc tôi không tỏ thái độ ngạc nhiên với vẻ ngoài kì quái của M. Lúc trước là do quá bất ngờ cộng với tình huống xảy ra nên có chút giật mình. Giờ suy nghĩ kĩ lại, anh ta bảo bị thương trong lúc làm việc. Chắc cả khuôn mặt cũng bị tổn thương.

“Đó là đá nguyền rủa. Tôi dùng nó để thu thập lời nguyền. Mà chẳng quan trọng nữa. Đằng nào cũng đã bị cậu giẫm nát.”

M tiến lên trước, đặt một tay lên vai tôi. Bên cánh tay này cũng phủ một màu trắng toát.

“Chúc mừng cậu đã nhận được một trăm linh ba lời nguyền. “

Tôi gạt cái tay anh ta xuống, lùi ra xa một chút.

“Nãy giờ anh nói nhảm gì vậy? Lậm truyện tranh à? “

M thở dài một hơi.

“Tôi biết cậu sẽ không tin mà. ”

Anh ta chồm tới, túm lấy hai bả vai tôi ấn xuống giường. Dùng cả thân người đè lên, không cho tôi cơ hội chạy thoát. Tay anh ta lần ra đằng sau gáy, bắt đầu cởi bỏ lớp vải. Từng chút một.

“Sẽ chẳng hay ho gì đâu nhưng thứ này là bằng chứng rõ ràng nhất để cậu tin tưởng. Khánh, thử nói xem con người bình thường có khuôn mặt như thế này không? “

Đến lúc này tôi mới nhận ra, quả thật vẻ ngoài của M có gì đó vô cùng không đúng. Thứ mà đáng nhẽ tôi phải phát hiện sớm hơn. Nơi nên là mắt và miệng chỉ là một lớp màng phẳng lì, trắng xóa. Từng lời nói của M vẫn truyền vào tai tôi dù cho tôi không tìm thấy bất cứ thứ gì khả dĩ là miệng để phát ra những âm thanh đó.

“Mau nói đi. Mau nói đi. Mau nói đi. Mau nói đi. Mau nói đi. Mau nói đi. Mau nói đi. Mau nói đi. Mau nói đi. Mau nói đi. Mau nói đi. Mau nói đi. Mau nói đi. Mau nói đi.”

Bàn tay lành lạnh trước đó đã từng nhẹ nhàng cầm tay tôi, đang siết chặt lại. Ép tay tôi chạm vào thứ mặt phẳng dị hợm đó, thay tôi xác nhận đó là đồ thật. Không có bất kỳ cái mặt nạ nào cả. Bởi dù chà xát bao nhiêu lần, thậm chí lần tay xuống cổ cũng chỉ có sự nhẵn nhụi, trơn tru đáng ghê tởm.

“Anh là thứ gì vậy? ” – Tôi nhăn mặt. Cố kìm nén sự khó chịu đang cuộn lên trong bao tử.

“Là gì không quan trọng. Quan trọng là lời nguyền của tôi, công sức của tôi đều ở cả trong người cậu rồi. Giờ nên giải quyết thế nào đây?” – Vừa nói M vừa vẽ vòng tròn lên ngực trái của tôi.

“Cái vẹo gì??!!! “

Tôi vùng thoát khỏi anh ta. Anh ta cũng không giữ tôi lại, xoay người ngồi dậy.

“Cậu thử nhìn tay trái mình xem. “

Vội vã lột bỏ tấm vải, trái với suy nghĩ của tôi, thứ đang tấy lên không phải là mấy vết rách mà là một hình xăm số 103 màu đen.

“Đá nguyền có thể hấp thu lời nguyền rủa. Chỉ cần chạm tay vào nó là có thể hóa giải hết thảy mọi thứ. Trên tay cậu là số lượng lời nguyền tôi thu thập được. Khi đá vỡ ra, chúng không có vật chứa nên phải tìm đại một người để hứng chịu. Tình cờ cậu là người ở gần nhất, cho nên… “

“Ý anh là tôi là người vinh dự được hứng trọn một trăm linh ba điều xui xẻo anh sưu tập được. “

“Chính xác. ”

“Vậy mau nói xem làm sao để tống khứ chúng đi.”

Dù tôi thấp hơn anh ta nhưng nó cũng chẳng đủ để ngăn cản tôi xách cổ áo và hét vào mặt M. Một điều là đủ để ăn hành ngập mồm rồi. Đây những hơn một trăm. Bình tĩnh ư? Tôi không có năng lực phi thường đó.

“Trong khi cậu bất tỉnh, tôi đã suy nghĩ rồi. Vì vật chủ là con người nên vật tiếp nhận cũng phải là con người. Tuy không phải nhân loại nhưng cấu trúc cơ thể tôi cũng có vài phần tương đồng, còn là chủ nhân của đá nguyền rủa, tự mình biến thành bình chứa vẫn là lựa chọn thích hợp nhất. “

Vậy à? ” – tôi buông cổ áo M xuống.

“Nhưng mọi thứ cũng không đơn giản. Vì lời nguyền sẽ không phát tác cùng một lúc. Tôi chỉ có thể lấy lại những lời nguyền đã ứng nghiệm lên vật chủ. Cho đến lúc đó, cậu sẽ vẫn phải ở cùng một chỗ với tôi. Vì lợi ích cho cả hai.”

“Đừng lo. Một tương lai thê thảm đang chờ đón cậu phía trước. Phải mạnh mẽ tiến lên.”

Anh ta vỗ nhẹ vai tôi.

“Anh thật biết cách an ủi.”

Tôi cảm động đến khóc không ra tiếng, chỉ có thể nghẹn ngào trong lòng. Chơi ngu lấy tiếng rồi.

“Còn nữa, nên sớm cho cậu biết để chuẩn bị tinh thần. Muốn tiếp nhận lời nguyền, hai vật chủ phải tiếp xúc với nhau càng nhiều càng tốt. Thông qua trao đổi hơi thở, giọng nói, nhiệt độ để thực hiện việc chuyển đổi. “

“Nói đơn giản?” – tôi nhíu mày.

“Tôi phải hôn cậu.”

Bài Tập Hóa 9 Có Lời Giải

Bài tập hóa 9 có lời giải hay.Bài 1: a) Cho a gam MgO tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 3,65%. Sau phản ứng thu được (a + 55) gam muối. Tínha và C% của dung dịch muối. b) Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuCl2. Sau phản ứng lấy lá nhôm ra thì khối lượng dung dịch nhẹ đi 1,38g. Tính khối lượng nhôm đã phản ứng. Hướng dẫn giải: a) Phương trình phản ứng: MgO + 2HCl ( MgCl2 + H2O 40g 73g 95g a g = (a + 55)g ( a = 40mMgCl2 = = 95g; mdd HCl = = 2000g ;mdd sau pu = 2000 + 40 = 2040g C%(dd MgCl2) = ( 100% = 4,7%b) Theo định luật bảo toàn khối lượng: mAl + m CuSO4 = mAl2(SO4)3 + mCuSau phản ứng khối lượng dung dịch nhẹ đi bao nhiêu thì khối lượng lá nhôm tăng lên bấy nhiêu, khối lượng lá nhôm tăng chính là khối lượng Cu sinh ra. Gọi khối lượng lá nhôm đã phản ứng là x g.Ta có phương trình: 2Al + 3CuSO4 ( Al2(SO4)3 + 3Cu (2(27)g (3(64)g x g – x = 1,38. Giải ra ta có x = 0,54gBài 2: Cho 43,7g hỗn hợp hai kim loại Zn và Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric cho 15,68 lít khí H2 (ở đktc) a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên. b) Tính khối lượng sắt sinh ra khi cho toàn bộ khí H2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với 46,4g Fe3O4.Hướng dẫn giải: a) Gọi số mol Fe là x, khối lượng của Fe là 56x Gọi số mol Zn là y, khối lượng của Zn là 65y Fe + 2HCl ( FeCl2 + H2 ( x mol 2x mol x mol Zn + 2HCl ( ZnCl2 + H2 ( y mol 2y mol y mol Ta có hệ phương trình 2 ẩn số: 56x + 65 y = 43,7 x + y = 0,7 Giải hệ phương trình ta có x = 0,2 và y = 0,5 Suy ra mZn = = 0,5 ( 65 = 32,5g; mFe = 11,2g b) Fe3O4 + 4H2 ( 3Fe + 4H2O 1 mol 4 mol 3 mol = 0,2 mol 0,7 mol x mol Dựa vào phương trình trên ta nhận số mol Fe3O4 dư, do đó tính khối lượng Fe sinh ra theo khối lượng H2. mFe = x ( 56 = ( 56 = 29,4gBài 3: Cho hỗn hợp 2 muối A2SO4 và BSO4 có khối lượng 44,2g tác dụng vừa đủ với 62,4g dung dịch BaCl2 thì cho 69,9g kết tủa BaSO4 và 2 muối tan. Tìm khối lượng 2 muối ban tan sau phản ứng.Hướng dẫn giải:Phương trình phản ứng: A2SO4 + BaCl2 ( BaSO4 ( + 2ACl BSO4 + BaCl2 ( BaSO4 ( + BCl2Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:Tổng khối lượng 2 muối A2SO4 và BSO4 + mBaCl2 = mBaSO4( + Tổng khối lượng 2 muối ACl và BCl 44,2 + 62,4 = 69,9 + mACl + mBCl2 mACl + mBCl2 = 36,7gBài 4: Cho a gam Fe hoà tan trong dung dịch HCl (thí nghiệm 1), sau khi cô cạn dung dịch thu được 3,1g chất rắn. Nếu cho a gam Fe và b gam Mg (thí nghiệm 2) vào dung dịch HCl (cũng với lượng như trên) sau khi cô cạn dung dịch thì thu được 3,34g chất rắn và 448ml H2.Hướng dẫn giải:Thí nghiệm 1: nH2 = = 0,02 mol Mg + 2HCl ( MgCl2 + H2 (1) Fe + 2HCl ( FeCl2 + H2 (2)Nếu khi chỉ có riêng Fe, Fe tan hết thì nFeCl2 = = 0,024 molVậy nH2 giải phóng là 0,024. Như vậy khi cho cả Mg và Fe vào dung dịch HCl thì nH2 giải phóng ít nhất cũng phải là 0,024 mol, theo đầu bài chỉ có

Bài 23 Mùa Xuân Nho Nhỏ

1.Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên trong khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có những nét gì đặc sắc ? cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên được thể hiện như thế nào ?

2.Trong bài thơ có những hình ảnh mùa xuân nào ? Phân tích quan hệ giữa các hình ảnh mùa xuân ấy.

3.Hãy nêu cảm nghĩ của em về điều tâm nguyện của nhà thơ được thể hiện trong hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ.

4.Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi”, sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình ?

5.Em biết những bài thơ nào về mùa xuân trong thơ ca Việt Nam ? Hãy ghi lại một số câu thơ hay trong những bài thơ ấy. Nhận xét về sự sáng tạo của Thanh Hải trong hình ảnh Mùa xuân nhơ nhỏ.

1.Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được vẽ bằng ít nét chấm phá nhưng rất đặc sắc. Hãy chú ý đến các từ ngữ, hình ảnh về không gian, màu sắc, ánh sáng, âm thanh trong bức tranh thiên nhiên mùa xuân, không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu tím biếc của bông hoa trên dòng sông xanh. Đặc biệt, hình ảnh mùa xuân trở nên rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời.

Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời được thể hiện trong cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như trò chuyện với thiên nhiên : “ơi… hót chi mà…”. Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ trong một động tác trữ tình thể hiện sự đón nhận vừa trân trọng vừa thiết tha, trìu mến với mùa xuân : đưa tay hứng lây từng giọt long lanh của tiếng chim chiền chiện.

2.Có ba hình ảnh mùa xuân trong bài thơ : mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân nhỏ của mỗi người. Từ cảm hứng về mùa xuân thiên nhiên dẫn đến cảm nghĩ về mùa xuân đất nước. Từ mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước mà liên tưởng tới mùa xuân của mỗi cuộc đời – một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn. Như vậy, hình ảnh mùa xuân trước đã chuẩn bị và gợi ra những hình ảnh mùa xuân tiếp theo. Trong hình ảnh mùa xuân đất nước cũng có hình ảnh mùa xuân thiên nhiên. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ của mỗi người cũng được thể hiện bằng những chi tiết đã được hiện ra trong hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, nhưng có sự biến đổi: “Ta làm con chim hót – Ta làm một cành hoa”.

3.Tham khảo đoạn văn sau :

“Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi người những niềm khao khát và hi vọng. Với Thanh Hải, đây cững là thời điểm nhà thơ nhìn lại cuộc đời mình và bộc bạch điều tâm niệm tha thiết của một nhà thơ gắn bó trọn đời với đất nước và cách mạng.

Khát vọng của nhà thơ là được “làm con chim hót”, được “làm một cành hoa” hoà nhập mùa xuân nhà của đời mình vào mùa xuân lớn của đất nước, góp một “nốt trầm xao xuyến” vào – bản hoà ca bất tận của cuộc đời. Hiến dâng Mùa xuân nho nhỏ – nghĩa là phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mỗi người – cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp và chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ. Khát vọng ấy được thể hiện bằng những hình ảnh giản dị, tự nhiên mà có sức gợi cảm và rất phù hợp với hình tượng mùa xuân trong toàn bài thơ. Khát vọng ấy thật tha thiết và cũng rất khiêm nhường : được làm con chim dâng tiếng hót, cành hoa nhỏ dâng sắc hương cho mùa xuân đất nước, góp một nốt trầm – không phải là một nốt cao vượt trội – trong bản hoà ca của cuộc đời, nốt trầm mà xao xuyến. Mùa xuân nho nhỏ của mỗi cuộc đời dâng cho đất nước cũng không hề ồn ào mà là sự hiến dâng lặng lẽ, tự nguyện.

Điều tâm niệm của tác giả cũng là khát vọng chung của nhiều người, ở mọi lứa tuổi. Bởi vậy, tiếng lòng của nhà thơ đã gặp gỡ với tâm trạng của đông đảo mọi người và nhà thơ đã nói bằng tiếng nói chung với đại từ “ta”.

4.Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dựng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyên biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Từ sự phân biệt nghĩa và sắc thái của hai đại từ tôi, ta, vận dụng vào trường hợp của bài thớ này đã lí giải việc chuyên đổi đại từ ở hai phần. Từ tôi trong câu “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa biểu hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng từ ta thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ ta lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái “ta”. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình, mà vẫn nhận ra được một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải.

5.Ví dụ những bài thơ về mùa xuân : Mộ xuân tức sự (Nguyễn Trãi), Mưa xuân, Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tứ). Em tìm đọc những bài thơ nêu trên và tìm thêm những bài thơ khác về mùa xuân trong các tuyển tập thơ Việt Nam. Chép lại một số câu đặc sắc.

Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải, góp vào các hình ảnh mùa xuân trong thơ ca. Các nhà thơ từ xưa tới nay đã viết nhiều về mùa xuân với nhiều cảm hứng và những phát hiện riêng khác nhau nhưng tựu trung thường khai thác hai phương diện : mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của con người. Thanh Hải cũng không đi ra ngoài hai phương diện ấy của thi đề mùa xuân. Cái đặc sắc ở đây chính là hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ. Đó là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân nho nhỏ ấy góp vào để làm nên mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. Hình ảnh này thể hiện quan niệm về sự thông nhát giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân yà cộng đồng.

Giải Vbt Ngữ Văn 7 Mùa Xuân Của Tôi

Mùa xuân của tôi

Câu 1 (Bài tập 1 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 146 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

– Bài văn viết về cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội.

– Hoàn cảnh sáng tác: đất nước bị chia cắt, tác giả đang sống trong vùng kiểm soát của Mĩ-ngụy, xa cách với quê hương đất Bắc của mình.

– Tâm trạng: mong nhớ da diết, đau buồn.

Câu 2 (Bài tập 2 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 146 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a, Phần trích văn bản tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt (được người soạn sách đặt tiêu đề là Mùa xuân của tôi) có thể chia làm 3 đoạn:

– Đoạn thứ nhất: Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”

– Đoạn thứ hai: Từ “Tôi yêu sông xanh núi tím” đến “mở hội liên hoan”

– Đoạn thứ ba: Từ “Đẹp quá đi” đến hết.

b, Nội dung của mỗi đoạn:

– Đoạn thứ nhất: Ai cũng yêu mến mùa xuân.

– Đoạn thứ hai: Cảm xúc dâng trào mạnh mẽ, nồng nhiệt khi mùa xuân đến.

– Đoạn thứ ba: Cảm xúc trầm lắng, ngưng đọng, thu lại vào bề sâu khi Tết đã hết.

c, Giữa các đoạn có một sự liên kết về nội dung hết sức chặt chẽ: Từ chỗ nói về thị hiếu, cảm xúc chung của mọi người, tác giả đã chuyển sang nói đến niềm yêu thích riêng của bản thân mình, rồi lại từ cảm xúc chung về mùa xuân tác giả nói đến khoảng thời gian của mùa xuân mà tác giả thấy say đắm, lưu luyến nhất.

Câu 3 (Bài tập 3 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 147 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua những chi tiết:

– Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa,…

– Trời đất mang mang.

– Cái rét ngọt ngào chứ không còn tê buốt căm căm.

b, Sức sống do mùa xuân khơi gợi đã tuôn trào khắp nơi:

– Trong thiên nhiên: thay da đổi thịt, mọi thứ đều êm dịu.

– Ở con người: muốn phát điên lên, ngồi yên không chịu được, nhựa sống căng lên, tim người ta như trẻ ra, đập mạnh hơn.

– Ở riêng tác giả: “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự.

Đặt trong bối cảnh sáng tác đương thời, tình cảm riêng của tác giả đối với Mùa xuân không chỉ là của tôi nữa mà còn là biểu tượng của tình yêu quê hương, đất nước, niềm khao khát hòa bình, tự do.

c, Với ngôn từ phong phú, sinh động, đa dạng, đoạn trích đã mang một giọng điệu vừa nhung nhớ vừa xót xa rất phù hợp với tâm trạng và hoàn cảnh của nhà văn lúc bấy giờ.

Câu 4 (trang 148 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Theo em có nên giữ nguyên tên văn bản Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt rồi ghi thêm trích hay đặt tên mới như ở SGK? Em có thể đặt một tên nào hay hơn không?

Trả lời:

– Nên giữ nguyên tên văn bản như ban đầu, “mơ về” bộc lộ được hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình, “rét ngọt” là từ có màu sắc biểu cảm cao.

– Có thể đặt một số tên khác như: Mùa xuân Bắc Việt, Xuân xa, Nhớ mùa xuân của tôi,…

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: