Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí 8 / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8

Quyển sách Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức một cách có hệ thống môn Địa lí lớp 8. Sách sẽ vừa cung cấp cho các em các kiến thức của môn Địa lí, vừa giúp các em hoàn thiện kĩ năng như: phân tích số liệu thống kê, vẽ và nhận xét biểu đồ…

Các câu hỏi dưới hình thức tự luận và trắc nghiệm sẽ giúp các em làm quen với nhiều dạng bài tập và xử lí linh động hơn.

Nội dung sách bám sát chương trình giáo khoa lớp 8 gồm: Thiên nhiên, con người ở các Châu lục (Châu Á) và Địa lý Việt Nam. Phần hướng dẫn bài tập ở mỗi bài sẽ giúp các em nắm vững được các kiến thức cơ bản của bài học trong sách giáo khoa và vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi.

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập 1 2 3 Bài 38 Trang 135 Sgk Địa Lí 8

Hướng dẫn Soạn Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam, sách giáo khoa Địa lí lớp 8. Nội dung bài Giải bài tập 1 2 3 Bài 38 trang 135 sgk Địa lí 8 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 8.

Lý thuyết

1. Giá trị của tài nguyên sinh vật

– Về kinh tế:

+ Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng.

+ Thực phẩm, lương thực.

+ Thuốc chữa bệnh.

+ Bồi dưỡng sức khoẻ.

+ Cung cấp nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp.

– Về văn hoá, du lịch:

+ Sinh vật cảnh.

+ Tham quan, du lịch.

+ An dưỡng, chữa bệnh.

+ Nghiêm cứu khoa học.

– Về môi trường sinh thái:

+ Điều hoà khí hậu, tăng ôxy, làm sạch không khí.

+ Giảm ô nhiễm môi trường.

+ Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán.

+ Ổn định độ phì của đất.

2. Bảo vệ tài nguyên rừng

– Tài nguyên rừng nước ta đang bị suy giảm theo thời gian, diện tích và chất lượng.

– Tỉ lệ che phủ của rừng thấp : 33 – 35% diện tích tự nhiên.

– Biện pháp bảo vệ rừng:

+ Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, tu bổ tái tạo rừng.

+ Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác.

+ Bảo vệ rừng đầu nguồn.

3. Bảo vệ tài nguyên động vật

– Không phá rừng, bắn giết động vật quý hiếm, bảo vệ tốt rừng

– Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật.

Trả lời câu hỏi Bài 38 trang 134 sgk Địa lí 8

Em hãy nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và từ biển mà em biết. Trả lời:

– Làm thức ăn: thịt, cá, trứng,…

– Làm thuốc: mật ong, phấn hoa,…

– Làm trang sức, đồ trang trí: san hô, ngọc trai,…

Em hãy cho biết một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng nước ta. Trả lời:

– Đốt rừng làm nương rẫy, di dân di cư.

– Khai thác gỗ, rừng quá mức.

– Mở rộng diện tích canh tác.

– Chiến tranh, cháy rừng, khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện,…

Câu hỏi và bài tập

1. Giải bài tập 1 Bài 38 trang 135 sgk Địa lí 8

Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau đây:

– Phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống.

– Bảo vệ môi trường sinh thái.

Trả lời:

– Giá trị phát triển kinh tế – xã hội: cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, sản phẩm xuất khẩu thu ngoại tệ, phát triển du lịch, phát triển các ngành kinh tế sản xuất tạo việc làm và thu nhập,…

– Giá trị bảo vệ môi trường sinh thái: điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ đất chống xói mòn, giảm thiểu thiên tai và ô nhiễm môi trường,…

2. Giải bài tập 2 Bài 38 trang 135 sgk Địa lí 8

Những nguyên nhân nào sau đây làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta:

– Chiến tranh hủy diệt.

– Khai thác quá mức phục hồi.

– Đốt rừng làm nương rẫy.

– Quản lý bảo vệ yếu kém.

– Cả bốn nguyên nhân trên.

Trả lời:

Cả 4 nguyên nhân đều làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta.

3. Giải bài tập 3 Bài 38 trang 135 sgk Địa lí 8

Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam, qua một số năm, hãy:

a) Tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).

b) Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó.

c) Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.

Trả lời:

a) Tỉ lệ che phủ rừng (đơn vị %).

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ che phủ rừng so với diện tích đất liền của nước ta qua các năm.

c) Nhận xét

– Diện tích rừng nước ta biến động qua các thời kì.

– Giai đoạn 1943 đến 1993 diện tích rừng nước ta giảm sút, giảm từ 43,3% xuống còn 26,1%. Nguyên nhân do chiến tranh, cháy rừng, khai thác rừng quá mức.

– Giai đoạn 1993 đến 2001, diện tích rừng tăng lên 35,8% do nước ta thực hiện các chính sách trồng rừng và bảo vệ rừng, tuy nhiên diện tích và chất lượng rừng chưa thể phục hồi được như năm 1943.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập 1 2 Bài 11 Trang 41 Sgk Địa Lí 9

Hướng dẫn Soạn Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp, sách giáo khoa Địa lí lớp 9. Nội dung Giải bài tập 1 2 Bài 11 trang 41 sgk Địa lí 9 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 9.

Lý thuyết

I. Các nhân tố tự nhiên

– Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

– Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng.

Ví dụ: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng (than, thuỷ điện, nhiệt điện).

II. Các nhân tố kinh tế xã hội

1. Dân cư và lao động

– Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên, thị hiếu cũng có nhiều thay đổi, vì thế thị trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp.

– Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, tạo điểu kiện phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao. Đây cũng là một điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp.

2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

– Nhìn chung, trình độ công nghệ của ngành công: nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chi phân bố tập trung ở một số vùng.

– Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,… đang từng bước được cải thiện, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, vì thế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở những vùng này.

3. Chính sách phát triển công nghiệp

– Chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta thay đổi qua các thời kì lịch sử, có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá và các chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.

– Trong giai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp đã gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư ngoài nước và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại.

4. Thị trường

– Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường. Ngàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng ngay tại thị trường này cũng đang bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt bởi hàng ngoại nhập.

– Hàng công nghiệp nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước công nghiệp phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng,…

– Sức ép cùa thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.

1. Trả lời câu hỏi Bài 11 trang 39 sgk Địa lí 9

Dựa vào bản đồ Địa chất – khoáng sản (trong Atlat Địa lý Việt Nam) hoặc bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về ảnh hưởng của sự phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm? Trả lời:

– Các tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

– Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau để tạo ra các thế mạnh về kinh tế khác nhau của từng vùng.

– Các ngành khai thác khoáng sản tài nguyên đóng vai trò quan trọng để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như luyện kim đen , luyện kim màu . Nếu nơi nào gần mỏ nào thì có ngành công nghiệp của mỏ đó.

2. Trả lời câu hỏi Bài 11 trang 40 sgk Địa lí 9

Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp? Trả lời:

Giao thông là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngành công nghiệp:

– Hệ thống giao thông phát triển sẽ đảm bảo cho việc chở nguyên liệu, nhiên liệu cũng như các sản phẩm công nghiệp đến các cơ sở sản xuất cũng như đến nơi tiêu thụ từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp.

– Các nguồn tài nguyên của nước ta đều tập trung ở vùng núi, vùng sâu vùng xa. Vì vậy, để khai thác nguồn tài nguyên này thì hệ thống giao thông phải được đảm bảo để việc khai thác được thuận lợi hơn.

3. Trả lời câu hỏi Bài 11 trang 41 sgk Địa lí 9

Thị trường có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển công nghiệp. Trả lời:

Thị trường có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển công nghiệp:

– Thúc đẩy công nghiệp phát triển, cơ cấu công nghiệp đa dạng và linh hoạt hơn.

– Sức ép thị trường, bị cạnh tranh gay gắt, thị trường nhiều biến động.

Câu hỏi và bài tập

1. Giải bài tập 1 Bài 11 trang 41 sgk Địa lí 9

Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội (được nêu trong bài) tương ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

Trả lời:

– Yếu tố đầu vào: Nguyên, nhiên liệu; lao động, cơ sở vật chất- kĩ thuật hạ tầng, lao động, chính sách.

– Yếu tố đầu ra: thị trường, chính sách.

2. Giải bài tập 2 Bài 11 trang 41 sgk Địa lí 9

Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Trả lời:

– Ngành nông, ngư nghiệp cung cấp các sản phẩm là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm như:

+ Sản phẩm ngành trồng trọt: lúa, nông sản như cà phê, chè, hồ tiêu, bông…để phát triển công nghiệp xay xát, chế biến đồ khô, hàng nông sản xuất khẩu.

+ Sản phẩm ngành chăn nuôi: phẩm từ thịt, trứng, sữa..là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đồ hộp, chế biến sữa..

+ Sản phẩm ngành thủy sản: tôm, cá, mực… là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đông lạnh, đóng hộp, là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.

– Việc phát triển các vùng chuyên canh trong nông, lâm, ngư nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển ổn định và có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Giải Vở Bài Tập Địa Lí 8

Giải Vở Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Bài 1 trang 12 VBT Địa Lí 8: Dựa vào bảng 5.1 SGK, hãy cho biết:

a) Dân số châu Á (năm 2002) bằng bao nhiêu % dân số thế giới? Đứng hàng thứ mấy trong các châu lục?

b) Tỉ lệ tăng dân số của châu Á đứng hàng thứ mấy trong các châu lục? Sau các châu lục nào?

Lời giải:

a) Dân số châu Á (năm 2002) bằng 60% dân số thế giới. Đứng hàng thứ nhất trong các châu lục.

b) Tỉ lệ gia tăng dân số đứng thứ hai trong các châu lục, chỉ đứng sau châu Phi.

Bài 2 trang 12 VBT Địa Lí 8:

b) Người Việt Nam thuộcchủng tộc nào?

Lời giải:

a)

b) Người Việt Nam thuộcchủng tộc Môn gô lô ít.

Lời giải:

Bài 4 trang 13 VBT Địa Lí 8: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ đường biểu diễn và nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á.

Lời giải:

a) Vẽ đường biểu diễn:

Biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số của châu Á qua các năm.

b) Nhận xét

– Nhìn chung, tốc độ gia tăng (nhanh hay chậm): nhanh.

– Từ 1800 đến 1900 (100 năm), tăng: 220 triệu người.

– Từ 1900 đến 2002 (khoảng 100 năm) tăng: 2886 triệu người.

– Từ 1990 đến 2002, dân số tăng (nhanh hay chậm): chậm dần.

Bài 5 trang 13 VBT Địa Lí 8: Tỉ lệ gia tăng dân số châu Á hiện nay đã giảm đáng kể, chủ yếu do

(Đánh dấu x vào ô ý em cho là đúng).

a) Thực hiện tốt công tác giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình.

b) Dân di cư sang châu Mĩ và Ô-xtrây-li-a

Lời giải:

X

a) Thực hiện tốt công tác giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình.

b) Dân di cư sang châu Mĩ và Ô-xtrây-li-a