Hướng Dẫn Giải Bài Tập Gdcd 10 / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Hướng Dẫn Giải Bài 1 2 3 4 Trang 10 Sgk Gdcd 8

Hướng dẫn Soạn Bài 3: Tôn trọng người khác, sách giáo khoa GDCD lớp 8. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 10 sgk GDCD 8 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 8.

I – Đặt vấn đề

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 9 sgk GDCD 8

a) Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên?

Trả lời:

– Mai luôn lễ phép, sống chan hòa, cởi mở và tôn trọng người khác.

– Hải luôn tôn trọng màu da, tôn trọng nguồn gốc của mình, tự hào vì điều đó.

– Quân và Hùng không tôn trọng thầy giáo và các bạn.

b) Theo em, trong những hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phải phê phán? Vì sao?

Trả lời:

– Hành vi đáng để chúng ta học tập là hành vi của Mai và Hải. Đây là hành vi thể hiện sự chan hòa, cởi mở, tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác.

– Hành vi đáng lên án, phê phán là hành vi của Quân và Hùng. Đây là hành vi không tôn trọng những người xung quanh, sống ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân.

II – Nội dung bài học

1. Tôn trọng là gì?

Tôn trọng người khác: là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.

2. Ý nghĩa của tôn trọng người khác

– Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

– Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh trong sáng và tốt đẹp hơn.

3. Cách rèn luyện tính tôn trọng đối với học sinh

– Tôn trọng người khác mọi lúc mọi nơi.

– Thể hiện cử chỉ hành động và lời nói tôn trọng người khác.

III – Bài tập

1. Hướng dẫn Giải bài 1 trang 10 sgk GDCD 8

Những hành vi nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng người khác? Vì sao?

a) Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện;

b) Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh;

c) Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học;

d) Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp các đám tang ;

đ) Bật nhạc to khi đã quá khuya;

e) Châm chọc, chế giễu người khuyết tật;

g) Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh;

h) Coi thường, miệt thị những người nghèo khó;

i) Lắng nghe ý kiến của mọi người;

k) Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình;

l) Bắt nạt người yếu hơn mình;

m) Gây gổ, to tiếng với người xung quanh;

n) Vứt rác ở nơi công cộng;

o) Đổ lỗi cho người khác.

Trả lời:

Các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác là: (a), (i). Vì những hành vi này, thể hiện sự tôn trọng, biết suy nghĩ đến người khác, tôn trọng tập thể.

2. Hướng dẫn Giải bài 2 trang 10 sgk GDCD 8

a) Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình ;

b) Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác ;

c) Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình.

Trả lời:

– Em không đồng ý với ý kiến a) Bởi vì, đây là quan điểm sai lầm, việc tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình.

– Em đồng ý với ý kiến b) Bởi vì, sự tôn trọng phải bắt nguồn từ cả 2 phía, không nên trông chờ vào người khác mà chính bản thân mình phải thể hiện sự tôn trọng người khác.

– Em đồng ý với ý kiến c) Tôn trọng người khác cũng là tự tôn trọng suy nghĩ, sự khác biệt của chính mình.

3. Hướng dẫn Giải bài 3 trang 10 sgk GDCD 8

Hãy dự kiến những tình huống mà em thường gặp trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý sau:

a) Ở trường (trong quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo…).

b) Ở nhà (trong quan hộ với ông bà, bố mẹ, anh chị em…).

c) Ở ngoài đường, nơi công cộng…

Trả lời:

a) Ở trường: chào hỏi, lễ phép với thầy cô, tôn trọng bạn bè; làm bài nghiêm túc, không mất trật tự trong giờ…

b) Ở nhà: đi thưa, về gửi; không hỗn, biết kính trên, nhường dưới; nhường nhin, thương yêu với em…

c) Ở ngoài đường, nơi công cộng: đi nhẹ, nói khẽ, không hút thuốc nơi đông người, không vứt rác bừa bãi…

4. Hướng dẫn Giải bài 4 trang 10 sgk GDCD 8

Em hãy sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Giải Bài 1 2 3 4 5 6 Trang 23 Sgk Gdcd 10

Hướng dẫn soạn Bài 3. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất sgk GDCD 10. Nội dung bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 23 sgk GDCD 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn giáo dục công dân 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

LÍ THUYẾT

1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động

a) Thế nào là vận động?

Theo Triết học Mác – Lê-nin vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

b) Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng

c) Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất

5 hình thức vận động cơ bản:

– Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. Ví dụ : Chơi đá bóng, đi bộ…

– Vận động vật lý: Sự vận động của các phân tử, hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện. Ví dụ : Bóng điện phát sáng.

– Vận động hóa học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất. Ví dụ : Sắt để lâu ở ngoài bị oxi hoán dẫn đến hiện tượng han rỉ.

– Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. Ví dụ : Hiện tượng cây hoa đâm trồi nảy lộc, nở hoa.

– Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử. Ví dụ: Từ Cộng sản nguyên thủy → Chiếm hữu nô lệ → Phong kiến → Tư bản chủ nghĩa → Cộng sản chủ nghĩa.

⇒ Các hình thức vận động có hình thức đặc trưng riêng. Các hình thức vận động có mối quan hệ hữu cơ với nhau và vận động theo trình tự từ thấp đến cao. Giữa 5 hình thái vận động này có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Vận động xã hội là hình thức vận động cao nhất.

Trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.

2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển

a) Thế nào là phát triển

Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Ví dụ: Sự phát triển của chiếc điện thoại từ chiếc điện thoại đen trắng đến chiếc điện thoại màu với nhiều chức năng: nghe nhặc, xem phim, lướt web…

b) Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất

Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Giải bài 1 trang 23 gdcd 10

Theo quan điểm triết học Mác – Lê-nin, thế nào là vận động?

Trả lời:

Triết học Mác – Lê-nin cho rằng: Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội .

2. Giải bài 2 trang 23 gdcd 10

Theo quan điểm triết học Mác – Lê-nin, thế nào là phát triển?

Trả lời:

Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

3. Giải bài 3 trang 23 gdcd 10

Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.

Trả lời:

– Vận động là mọi sự biến đổi (biến hoá) nói chung của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong đời sống xã hội.

– Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông qua sự vận động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.

+ Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của vật chất là tự thân vận động; bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ, tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.

+ Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của chúng.

+ Vận động là một thuộc tính cố hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo ra và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

Ví dụ: Người giáo viên → vận động: dạy học

4. Giải bài 4 trang 23 gdcd 10

Một học sinh chuyển cấp từ Trung học cơ sở lên cấp Trung học phổ thông có được coi là bước phát triển không? Vì sao?

Trả lời:

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

Vậy nên, một học sinh đi từ cấp trung học cơ sở lên cấp trung học phổ thông có được coi là bước phát triển. Đây thể hiện trình độ học tập của học sinh đã tăng lên nên mới được tăng cấp bậc đi học.

5. Giải bài 5 trang 23 gdcd 10

Em hãy nêu một vài ví dụ về sự phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, đời sống nhân dân… của nước ta hiện nay. Trong mỗi ví dụ ấy, cần nói rõ nội dung sự phát triển là gì.

Trả lời:

– Trong lĩnh vực nông nghiệp: có sự xuất hiện của các công cụ mới (máy cày, máy gặt, máy đập- tuốt lúa,…) trợ giúp và thay thế dần việc lao động bằng sức người ⇒ Phát triển về khoa học kỹ thuật

– Trong lĩnh vực công nghiệp:

+ Tự động hóa dây chuyền sản xuất

+ Xuất hiện những ngành mới như: công nghệ thông tin, …

+ Công nghiệp hóa dầu: VN đã có nhà máy lọc dầu Dung Quất có thể tự sản xuất ra các sản phẩm như xăng, dầu hỏa,… để phục vụ cho nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu

⇒ Phát triển từ cơ giới hóa sang tự động hóa, đa dạng hóa ngành nghề, nguyên liệu.

– Trong đời sống nhân dân:

+ Cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần (trước đây người dân mong ước ăn no mặc ấm, nay là ăn ngon mặc đẹp, nhà cao cửa rộngrộng,…)

+ Trình độ dân trí được nâng cao (Vd: ngày càng có nhiều tri thức trẻ & tài năng như Ngô Bảo Châu,…)

+ Ý thức người dân cũng thay đổi (Vd: tỉ lệ sinh con giảm,…)

6. Giải bài 6 trang 23 gdcd 10

Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao?

a) Sự dao động của con lắc

b) Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại

c) Ma sát sinh ra nhiệt

d) Chim bay

đ) Sự chuyển hóa của các chất hóa học

e) Cây cối ra hoa, kết quả

g) Nước bay hơi

h) Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

i) Sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.

Trả lời:

Sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao:

– Vận động cơ học: (a) và (d)

– Vận động vật lí: (c) và (g)

– Vận động hóa học: (e)

– Vận động sinh học: (h) và (f)

– Vận động xã hội: (b) và (i)

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Lý 10 Trang 162 Sgk

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn giải bài tập lý 10 trang 162 SGK một cách đầy đủ và chi tiết. Ngoài ra, Kiến Guru sẽ tổng kết những lý thuyết mà bạn cần nắm chắc về các dạng toán thuộc bài 30:“Quá Trình Đẳng Tích. Định Luật Saclo”, để các bạn vận dụng vào việc giải bài tập lý 10 một cách tốt nhất. 

I. Lý thuyết cần nắm để giải bài tập lý 10 trang 162 SGK

1. Quá trình đẳng tích

    Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi.

2. Định luật Sác-lơ

    Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

3. Đường đẳng tích

    Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích.

    Dạng đường đẳng tích:

    – Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.

    – Đường đẳng tích ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn đường đẳng tích ở dưới

II. Hướng dẫn giải bài tập lý 10 trang 162 SGK

1. Hướng dẫn giải bài tập vật lý 10:

Bài 1

Thế nào là quá trình đẳng tích? Tìm một ví dụ về quá trình đẳng tích này.

Giải:

+  Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khí mà thể tích không thay đổi.

+ Một ví dụ: Cho khí vào xilanh, cố định Piston, cho xilanh vào chậu nước nóng. Khi đó T tăng, P tăng nhưng V không đổi.

2. Hướng dẫn giải bài tập vật lý 10: Bài 2 

Viết hệ thức liên hệ giữa P và T trong quá trình đẳng thức của một lượng khí nhất định.

Giải:

3. Hướng dẫn giải bài tập vật lý lớp 10:

Bài 3

Phát biểu định luật Sác-lơ

Giải:

Định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối

4. Hướng dẫn giải bài tập lí 10:

Bài 4

Trong các hệ thức sau đây, hệ thức nào không phù hợp với định luật Sác-lơ?

Giải:

Chọn B.

Định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối:

Công thức: = hằng số hay P ~ T

Mà T = t + 273 nên p không tỷ lệ với nhiệt độ t trong nhiệt gai Xen-xi-út.

Hướng dẫn giải bài tập lý 10:

Bài 5 

Trong hệ tọa độ (p, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

A. Đường hypebol

B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ

C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ

D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = po

Giải:

Chon B.

Hướng dẫn giải bài tập lý 10:

Bài 6

Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác-lơ?

Giải:

Chọn B.

Định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối:

Công thức:  = hằng số hay P ~ T

Mà T = t + 273 nên p không tỷ lệ với nhiệt độ t trong nhiệt gai Xen-xi-út.

7. Hướng dẫn giải bài tập lý 10:

Bài 7

Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 30oC và áp suất 2 bar. (1 bar = 105 Pa). Hỏi phải tăng nhiệt độ lên tới bao nhiêu độ để áp suất tăng gấp đôi?

Giải:

Trạng thái 1: T1 = t1 + 273 = 303 K; P1 = 2 bar

Trạng thái 2: P1 = 4 bar ; T1 = ?

Áp dụng định luật Sác-lơ cho quá trình biến đổi đẳng tích, ta có:

8. Hướng dẫn giải bài tập lý 10: Bài 8 

Một chiếc lốp ô tô chứa không khí có áp suất 5 bar và nhiệt độ 25oC. Khi xe chạy nhanh lốp xe nóng lên làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 50oC. Tính áp suất của không khí trong lốp xe lúc này .

Giải:

Trạng thái 1: T1 = 273 + 25 = 298 K; P1 = 5 bar

Trạng thái 2: T2 = 273 + 50 = 323 K; P2 = ?

Áp dụng định luật Sác-lơ cho quá trình biến đổi đẳng tích, ta có:

Vậy khi nhiệt độ tăng thì áp suất trong lốp xe là 5,42.105(Pa).

Hướng Dẫn Giải Bài 1 2 3 4 Trang 19 Sgk Gdcd 9

Hướng dẫn Soạn Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, sách giáo khoa GDCD lớp 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 19 sgk GDCD 9 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 9.

I. Đặt vấn đề

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 18 sgk GDCD 9

a) Qua quan sát ảnh và đọc các thông tin, sự kiện trên, em có suy nghĩ gì về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước khác?

Trả lời:

Qua những thông tin và sự kiện trên, em thấy Việt Nam ngày càng phát triển và mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới. Uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

b) Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại?

Trả lời:

– Quan hệ hữu nghị hợp tác giúp nhau cùng phát triển vì mục tiêu hòa bình cho nhân loại và hạnh phúc cho tất cả mọi người.

– Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, cùng hợp tác và phát triển hiệu quả, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

II. Nội dung bài học

1. Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

2. Vì sao phải xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc?

– Tạo cơ hội và điệu kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục …

– Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

3. Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc

– Tình hữu nghị:

+ Tạo cơ hội điều kiện để các nước các dân tộc trên thế giới cùng hợp tác và phát triển mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế,…

+ Tạo sự hiểu biết lẫn nhau tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ của chiến tranh.

– Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta:

+ Giúp thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

+ Chính sách của Đảng ta phải đúng đắn, hiệu quả.

+ Chủ động tạo các mối quan hệ quốc tế thuận lợi.

+ Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước.

+ Hòa nhập với các nước trong quá trình tiến lên của nhân loại.

4. Trách nhiệm của công dân – học sinh

– Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài.

– Có thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống.

III. Bài tập

1. Hướng dẫn Giải bài 1 trang 19 sgk GDCD 9

Hãy nêu một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hằng ngày.

Trả lời:

– Luôn quan tâm, chia sẻ, động viên và giúp đỡ bạn bè khi họ gặp khó khăn, bất hạnh.

– Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài; sẵn sàng giúp đỡ và hướng dẫn khi họ gặp khó khăn.

– Viết thư kêu gọi hoà bình, phản đối chiến tranh, động viên các bạn ở những vùng chiến sự.

2. Hướng dẫn Giải bài 2 trang 19 sgk GDCD 9

a) Bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài;

b) Trường em tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.

Trả lời:

a) Em sẽ góp ý với bạn:

– Không nên có thái độ như vậy mà cần vui vẻ, lịch sự đối với người nước ngoài; đó là biểu hiện của sự thân thiện, mến khách.

– Một ngày nào đó, chúng ta đến tham quan, du lịch ở nước ngoài cũng sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ và khó khăn, do vậy cần tận tình và chu đáo giúp đỡ người nước ngoài khi họ đến Việt Nam.

– Giúp đỡ họ tận tình nếu họ có khó khăn, có như vậy mới phát huy được tình hữu nghị với các nước.

b) Khi trường em tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài em sẽ:

– Quan tâm giúp đỡ khi các bạn gặp khó khăn gì về vấn đề ngôn ngữ và văn hóa ở nước ta.

– Vui vẻ, chu đáo, lịch sự, tế nhị thể hiện sự mến khách của mình.

– Giới thiệu và quảng bá cho bạn về đất nước và văn hóa Việt Nam (con người, phong cảnh, đặc sắc văn hóa vùng miền, ẩm thực và lịch sử…)

– Cần tôn trọng những khác biệt văn hóa giữa nước bạn và nước ta.

3. Hướng dẫn Giải bài 3 trang 19 sgk GDCD 9

Hãy sưu tầm các tranh ảnh, bài báo, băng hình,.. về những hoạt động thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước khác và chia sẻ những thông tin đã sưu tầm được với các bạn trong tổ, trong lớp.

Trả lời:

(Các học sinh tự sưu tầm trên google, các trang báo uy tín như Dân trí, Đất Việt, báo Tiền Phong…)

4. Hướng dẫn Giải bài 4 trang 19 sgk GDCD 9

Trả lời:

– Tên hoạt động: Ví dụ chương trình “Mùa đông yêu thương”.

– Nội dung: Quyên góp quần áo ấm, sách vở, gạo, tiền bạc…

– Địa điểm và đối tượng tham gia: Các học sinh của nhà trường.

– Thời gian thực hiện: Một tuần

– Người phụ trách: Lớp trưởng các lớp chịu trách nhiệm tập hợp.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”