Hướng Dẫn Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 1 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi 1 2 Bài 2 Trang 8 Sgk Lịch Sử 7

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 2 – Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu, sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 bài 2 trang 8 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.

1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí

Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những “mảnh đất có vàng”. Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.

Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cùng những vùng đất mênh mông ờ châu Á, châu Phi và châu Mĩ.

2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Sau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu. Nhờ thế những người này đã giàu lên nhanh chóng.

Nhờ có tiền vốn và công nhân làm thuê, các nhà tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn. Các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có dần dần trở thành giai cấp tư sản. Họ dùng đủ mọi cách để bóc lột đến kiệt quệ sức lao động của những người làm thuê. Đông đảo những người làm thuê ưở thành giai cấp vô sản. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành.

1. Trả lời câu hỏi trang 6 sgk Lịch sử 7

Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí?

Trả lời:

– Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

– Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

2. Trả lời câu hỏi trang 8 sgk Lịch sử 7

Quý tộc và tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê?

Trả lời:

– Ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu.

Để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê, các quý tộc và thương nhân châu Âu đã:

– Tổ chức bắt hàng triệu người da đen ở châu Phi đem bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ làm công nhân.

– Sử dụng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Những người nông nô mất ruộng đất, trở thành lao động làm thuê cho các xí nghiệp của tư sản.

Giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến châu Âu?

⟹ Như vậy, các nhà tư sản đã có được nguồn vốn ban đầu và một đội ngũ đông đảo công nhân làm thuê. Trả lời:

+ Được hình thành từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có.

– Giai cấp tư sản:

+ Nhờ có tiền vốn và công nhân làm thuê, họ ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn.

+ Họ dùng đủ mọi cách để bóc lột kiệt quệ sức lao động của những người lao động làm thuê.

+ Được hình thành từ những người nô lệ, nông nô.

– Giai cấp vô sản:

+ Họ bị tước đoạt ruộng đất phải làm thuê trong các xí nghiệp, công xưởng,… và bị bóc lột nặng nề.

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 2 trang 8 sgk Lịch sử 7

Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động thế nào đến xã hội châu Âu?

Những cuộc phát kiến địa lí đã:

Trả lời:

– Đem về cho châu Âu nguồn vốn cũng như nguồn nhân công lao động dồi dào.

– Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa là tư sản và vô sản ở châu Âu.

⟹ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản ở châu Âu.

2. Trả lời câu hỏi 2 bài 2 trang 8 sgk Lịch sử 7

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào?

– Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành đó là:

Trả lời:

+ Giai cấp tư sản, được hình thành từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có. Họ nắm trong tay nguồn vốn, nhân công, ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn.

+ Giai cấp vô sản, được hình thành từ những người nô lệ, nông nô bị tước đoạt ruộng đất trở thành lao động làm thuê trong các đồn điền, xí nghiệp, công xưởng.

– Mối quan hệ giữa hai giai cấp: giai cấp tư sản dùng đủ mọi cách để bóc lột kiệt quệ sức lao động của giai cấp vô sản.

⟹ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Lịch Sử 7, Bài 21: Ôn Tập Chương Iv

Nước Đại Việt thời Lê sơ tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.

Câu hỏi: Chiến thắng lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh là chiến thắng nào?

Chiến thắng lớn nhất của quân dân Đại Việt chống quân xâm lược Minh là chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang (10/1427).

Câu hỏi: Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở điểm nào?

– Triều đình:+ Đứng đàu là vua, nắm mọi quyền hành.+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.+ Ở triều đình có sáu bộ và một số cơ quan chuyên môn. Thời vua Lê Thánh Tông, một số cơ quan cùng chức quan cao cấp nhất và trung gian được bãi bỏ, tăng cường được tính tập quyền (tức mọi quyền lực đều được tập trung vào trong tay vua, triều đình; hạn chế được tính phân tán, cục bộ địa phương).+ Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến xã.– Các đơn vị hành chính:+ Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã.+ Chia cả nước thành 13 đạo.+ Dưới đạo là phủ, huyện, xã.– Cách đào tạo tuyển chọn nhân tài:+ Mở rộng thi cử.+ Chọn nhân tài công bằng, không để sót người có tài.+ Nhà nước thời vua Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm phương thức tuyển lựa, bổ dụng quan lại.

Câu hỏi: Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có đặc điểm gì khác nhau?

– Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (Vua nắm mọi quyền hành) nhưng không sát bằng thời Lê sơ. – Nhà nước quân chủ quý tộc.

– Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả trong chỉ huy quân đội. – Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

Câu hỏi: Pháp luật thời Lê sơ có gì giống và khác pháp luật thời Lý – Trần?

– Những điểm giống nhau:+ Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan đại thần.+ Cấm việc giết mổ trâu, bò.– Những điểm khác nhau:+ Thời Lý – Trần:* Bảo vệ quyền lợi tư hữu.* Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.+ Thời Lê sơ:* Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.* Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.* Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.* Hạn chế phát triển nô tì.* Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở Luật Hồng Đức.

Nêu những chiến thắng tiêu biểu qua các thời kì: Nhà Lý, nhà Trần và Lê sơ theo yêu cầu sau: thời gian; lãnh đạo; ý nghĩa.

Chiến thắng sông Như Nguyệt.

1077

Lý Thường Kiệt

Quyết định số phận quân Tống xâm lược. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống. Bảo vệ nền độc lập, tự chù của Đại Việt.

Chiến thắng trên sông Bạch Đằng, (thời Trần)

1288

Trần Hưng Đạo

Kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.

Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang, (thời Lê sơ)

1247 – 1248

Lê Lợi

Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh. Mở ra một thời kì phát triển mới cho đất nước ta dưới thời Lê sơ.

Giống

Nông nghiệp: + Thực hiện chính sách khai hoang để mở rộng diện tích trồng trọt. + Chăm lo đắp đê phòng lũ lụt, đào vét kênh mương đưa nước vào ruộng. + Cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. Thủ công nghiệp: phát triển nghề thủ công truyền thống. Thương nghiệp: mở chợ, mở cửa biển buôn bán với người nước ngoài.

Khác

Nông nghiệp: + Thời Lý tổ chức cày ruộng tịch điền. + Thời Trần: vua cho vương hầu, công chúa, phò mã lập điền trang. Thủ công nghiệp: + Thời Lý: vua dạy cung nữ dệt gấm vóc.

Câu hỏi: Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau?

– Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp:+ Vua – vương hầu, quý tộc, quan lại địa chủ.+ Nông dân – thương nhân, thợ thủ công – nô tì.+ Thời Lý – Trần: tầng lớp quý tộc, vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông.– Khác nhau: Thời Lê sơ số lượng nô tì giảm dần và được giải phóng cuối thời Lê sơ, tầng lóp địa chủ rất phát triển do pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì.

Câu hỏi: Trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có gì khác so với thời Lý – Trần?

Khác với thời Lý – Trần:– Giáo dục thời Lê sơ phát triển mạnh do sự quan tâm của nhà nước và nhà nước đã có những chủ trương, biện pháp tích cực để phát triển giáo dục như: tổ chức thi cử 3 năm một lần (nhà Trần 7 năm một lần).– Thời Lý – Trần muốn được bố nhiệm làm quan thì trước hết phải xuất thân từ đẳng cấp quý tộc.– Thời Lê sơ, đa số dân đều có thể đi học và cho phép người nào có học đều được dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ.– Thời Lý – Trần, đạo Phật rất được trọng dụng.– Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. Chi phối trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.– Tình hình giáo dục, văn hoá, khoa học thời Lê sơ cũng đạt được những thành tựu mới.

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi 1 2 3 4 5 6 Bài 21 Trang 104 Sgk Lịch Sử 7

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 21 – Ôn tập chương IV. Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI), sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 6 bài 21 trang 104 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.

Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử Việt Nam thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, thời Lê Sơ. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào?

– Triều đình;

– Các đơn vị hành chính;

– Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại.

2. Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có điểm gì khác nhau?

3. Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý – Trần?

4. Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần ?

– Về nông nghiệp;

– Về thủ công nghiệp;

– Về thương nghiệp.

5. Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau ?

6. Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nào ? Có gì khác thời Lý – Trần ?

– Về giáo dục, thi cử;

– Về văn học;

– Về khoa học, nghệ thuật.

Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào?

– Triều đình;

– Các đơn vị hành chính;

– Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại.

Trả lời:

Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở các điểm sau:

– Triều đình trung ương: Lê Thánh Tông cải cách tăng cường tính tập quyền, mọi quyền lực tập trung vào trong tay nhà vua. Bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Ở triều đình các cơ quan được quy định chặt chẽ và rõ ràng các nhiệm vụ của mình, gồm có sáu bộ và các cơ quan chuyên môn khác.

+ Thời Lý trần thì chưa được quy củ, đặc biệt là ở các địa phương.

– Cách đào tạo tuyển chọn bổ dụng quan lại:

+ Ở nhà Lê sơ muốn làm quan cần phải có học thức (chủ yếu học tư tưởng của Nho gia) sau đó được tuyển chọn bằng khoa cử nên chọn được nhiều nhân tài ra giúp nước. ⇒ là nhà nước quân chủ quan liêu.

+ Thời Lý – Trần những chức vụ quan trọng và quan lại trong triều đình chủ yếu là con cháu của vua hay là họ hàng, những người thân thích của hoàng tộc. ⇒ là nhà nước quân chủ quý tộc.

Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có điểm gì khác nhau?

Trả lời:

Điểm khác nhau giữa nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần là:

– Tính tập quyền:

+ Nhà Lê sơ tính tập quyền cao hơn hẳn thời Lý – Trần. Vua nắm mọi quyền hành, bãi bỏ các chức vụ cao, mọi việc đều do vua trực tiếp cai quản.

+ Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn.

– Việc tuyển chọn quan lại:

+ Ở nhà Lê sơ muốn làm quan cần phải có học thức (chủ yếu học tư tưởng của Nho gia) sau đó được tuyển chọn bằng khoa cử nên chọn được nhiều nhân tài ra giúp nước. ⇒ là nhà nước quân chủ quan liêu.

+ Thời Lý – Trần những chức vụ quan trọng và quan lại trong triều đình chủ yếu là con cháu của vua hay là họ hàng, những người thân thích của hoàng tộc. ⇒ là nhà nước quân chủ quý tộc.

Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý – Trần?

Trả lời: ♦ Giống nhau:

– Bản chất của luật pháp là mang tính giai cấp. Luật pháp được ban hành chủ yếu đều nhằm mục đích phục vụ, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

– Luật pháp được ban hành giúp cho xã hội được ổn định, khuyến khích phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước.

Bộ luật Hồng Đức thời Lê sơ là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam: một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, hạn chế nô tì…

Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần ?

– Về nông nghiệp;

– Về thủ công nghiệp;

– Về thương nghiệp.

Trả lời: ♦ Giống nhau:

– Nhà nước đều có những chính sách quan tâm đến phát triển nông nghiệp: Khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích canh tác; quan tâm đến thủy lợi, đê điều, đặt ra các chức quan trông coi vấn đề nông nghiệp…

– Thủ công nghiệp: Phát triển nghề thủ công tryền thống là lợi thế của đất nước, phân làm hai bộ phận là thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.

– Thương nghiệp: cho mở chợ và buôn bán tấp nập.

– Hoàn cảnh đất nước thời Lê sơ thành lập, rộng đất hoang hóa nhiều nên nhà nước cho 25 vạn quân về quê sản xuất, kêu gọi dân phiêu tán về quê sản xuất ⇒ các chính sách phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt của đất nước.

– Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lê sơ đều có bước phát triển hơn so với thời Lý – Trần.

Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau ?

Trả lời:

– Trong xã hội thời Lý – Trần và Lê sơ đều gồm hai giai cấp:

+ Giai cấp thống trị bao gồm Vua, quý tộc, quan lại, địa chủ.

+ Giai cấp bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.

– Điểm khác nhau:

+ Giai cấp thống trị: Thời Lý – Trần thì các quý tộc, vương hầu rất đông đảo, quan lại chủ yếu là người trong hoàng tộc. Còn thời Lê sơ, quan lại chủ yếu là do khoa cử mà đỗ đạt làm quan.

+ Giai cấp bị trị: Tầng lớp nô tì thời Lý – trần rất đông đảo nhưng đến thời Lê sơ với chính sách hạn nô mà nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ.

Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nào ? Có gì khác thời Lý – Trần ?

– Về giáo dục, thi cử;

– Về văn học;

– Về khoa học, nghệ thuật.

Trả lời:

Những thành tựu về văn hóa, giáo dục khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ:

+ Văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm tiếp tục phát triển. Một số tác phẩm nổi tiếng như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập…

+ Sử học: Tác phẩm Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam sơn thực lục…

+ Địa lý học có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

– Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển, nhất là tuồng chèo.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển đặc sắc tại các cung điện, lăng tẩm tại Lam Kinh.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội – Đình.

⇒ Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài. ♦ So sánh điềm khác với thời Lý – Trần:

– Thời Lê sơ Phật giáo không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý – Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

– Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới, thời Lê sơ có nhiều nhân tài, nhiều danh nhân nổi tiếng.

Các tác phẩm văn học

– Nam quốc sơn hà

– Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) – Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) – Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)

– Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) – Quốc âm từ mệnh tập – Bình uyển cửu ca – Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập – Châu cơ thắng thưởng…

Các tác phẩm sử học

– Đại Việt sử kí toàn thư

– Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu)

– Đại Việt sử kí toàn thư; – Việt giám thông khảo tổng lục; – Lam Sơn thực lục…

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập Bài 2 Trang 12 Sgk Lịch Sử 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 2 – Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sách giáo khoa Lịch sử lớp 9. Nội dung trả lời câu hỏi và bài tập bài 2 trang 12 sgk Lịch sử 9 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 9.

I. Sự khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô Viết

Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị – xã hội.

Trong bối cảnh đó, Ban lãnh đạo Liên Xô đã không tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội, không khắc phục những khuyết điểm truớc đây làm trở ngại sự phát triển của đất nước. Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế đất nuớc ngày càng khó khăn : sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trì trệ, lương thực, thực phẩm và nhiều hàng hoá tiêu dùng thiết yếu ngày càng khan hiếm, mức sống của người dân Xô viết giảm sút. Mặt khác, những vi phạm về pháp chế, thiếu dân chủ và các tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng. Đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện.

Trong bối cảnh đó, tháng 3 – 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, đề ra đường lối cải tổ. Cải tổ được tuyên bố như một cuộc cách mạng nhằm khắc phục những sai lầm thiếu sót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó. Nhưng do không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán, nên công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đầy khó khăn.

Mặc dù Ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng lại chưa thực hiện được gì, nền kinh tế vẫn trượt dài trong khủng hoảng. Trước những khó khăn về kinh tế, những cái tổ về chính trị – xã hội lại được đẩy mạnh như thực hiện chế độ tổng thống tập trung mọi quyền lực, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng cùng tham gia công việc chính trị của đất nước), xoá bỏ chế độ một đảng (tức xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô), tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.

Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn. Nhiều cuộc bãi công diễn ra, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hoà đòi li khai, các tệ nạn xã hội gia tăng, các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng…

Trong bối cảnh đó, ngày 19 – 8 – 1991 một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết đã tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và đã dần tới những hậu quả cực kì nghiêm trọng : Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt, các nước cộng hoà đua nhau đòi độc lập và tách khỏi Liên bang. Sự tan rã của Liên bang Xô viết chỉ còn là vấn đề thời gian.

Ngày 21 – 12 – 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định về giải tán Liên bang xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG). Trong buổi tối giá lạnh ngày 25- 12- 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại.

II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu

Cũng như tình hình ở Liên Xô, từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị ngày càng gay gắt.

Tới cuối năm 1988, khủng hoảng lên tới đỉnh cao. Khởi đầu từ Ba Lan, sau đó lan nhanh sang các nước Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Cộng hoà Dân chủ Đức. Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Nam Tư và An-ba-ni. Ở các nước này, mít tinh, biểu tình diễn ra dồn dập đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do mà mũi nhọn đấu tranh nhằm vào đảng cộng sản cầm quyền.

Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp suy giảm ; buôn bán với nước ngoài giảm sút; số tiền nợ nước ngoài tăng lên (chỉ riêng Ru-ma-ni: năm 1980 nợ nước ngoài 11 tỉ đô la Mĩ (USD), năm 1989 lên tới 21 tỉ USD). Các cuộc đình công của công nhân kéo dài, quần chúng xuống đường biểu tình… Chính phủ nhiều nước Đông Âu đã đàn áp các phong trào quần chúng, không đề ra các cải cách cần thiết và đúng đắn.

Lợi dụng thời cơ đó, lại được sự tiếp sức của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ra sức kích động quần chúng, đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Ban lãnh đạo các nước Đông Âu đã phải chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị và tiến hành tổng tuyển cử tự do.

Kết quả là, qua tổng tuyển cử ở hầu hết các nước Đông Âu, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng cử, giành được chính quyền nhà nước ; các đảng cộng sản bị thất bại, không còn nắm chính quyền. Như thế, tới cuối năm 1989 chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Ngày 28 -6 – 1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) quyết định chấm dứt hoạt động và ngày 1 – 7-1991, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể. Đây là một tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 10 sgk Lịch sử 9

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào và kết quả cuối cùng ra sao?

Tháng 3-1985, Goóc – ba – chốp lên nắm quyền đề ra đường lối cải tổ.

Trả lời:

– Về chính trị:

+ Thực hiện chế độ tổng thống.

+ Thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, xóa bỏ chế độ một đảng.

+ Tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.

– Về kinh tế:

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

+ Ra các đạo luật thành lập các hợp tác xã.

+ Trao quyền xuất khẩu cho các xí nghiệp.

♦ Kết quả: cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lung túng. Đất nước lún sâu vào khủng hoảng.

– Kinh tế: đề ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước tiếp tục suy giảm.

– Về xã hội: nhiều cuộc bãi công diễn ra, tệ nạn xã hội gia tăng, nhiều nước cộng hòa đòi li khai, các thế lực chống đối ráo riết hoạt động,…

– Ngày 19-8-1991, diễn ra cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tống thống Gooc-ba-chop nhưng thất gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng:

+ Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.

+ Chính phủ Xô viết bị giải tán, 11 nước cộng hòa tách khỏi Liên bang Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập.

+ Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô bị sụp đổ.

Câu hỏi và bài tập

Giải bài tập bài 2 trang 12 sgk Lịch sử 9

Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào?

– Cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng.

Trả lời:

– Tới năm 1988, khủng hoảng lên tới đỉnh cao.

+ Cuộc khủng hoảng sớm nhất ở Ba Lan (1978) sau đó lan sang các nước Đông Âu khác.

+ Lợi dụng tình hình đó cùng với sự tiếp sức của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, các thế lực chống Chủ nghĩa xã hội ra sức kích chống phá.

– Đảng Cộng sản ớ các nước Đông Âu phải tuyên bó từ bỏ quyền lãnh đạo.

+ Ở hầu hết các nước Đông Âu, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội giành được chính quyền nhà nước.

+ Cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”