Hướng Dẫn Giải Bài Tập Lịch Sử Lớp 5 Bài 2 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi 1 2 3 Bài 5 Trang 17 Sgk Lịch Sử 7

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 5 – Ấn Độ thời phong kiến, sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 5 trang 17 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.

1. Những trang sử đầu tiên

Tên gọi đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ tên một dòng sông, phát nguyên từ Tây Tạng, vượt qua dãy Hi-ma-lay-a rồi đổ ra biển A Ráp – đó là dòng sông Ấn.

Dọc theo hai bờ của sông Ấn, khoảng 2500 năm TCN, đã xuất hiện những thành thị của người Ấn, rồi sau đó, khoảng 1500 năm TCN, một số thành thị khác mới được hình thành trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ân. Những thành thị – tiểu vương quốc này dần dần liên kết với nhau thành một nhà nước rộng lớn – nước Ma-ga-đa ở vùng hạ lưu sông Hằng. Sự ra đời và truyền bá của đạo Phật vào thế kỉ VI TCN đã có một vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất đó.

Đến cuối thế kỉ III TCN, A-sô-ca – một ông vua kiệt xuất sùng đạo Phật, đã mở mang bờ cõi xuống Nam Ấn và đưa đất nước Ma-ga-đa trở nên hùng mạnh.

Nhưng từ sau thế kỉ in TCN trở đi, Ấn Độ lại bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ. Tình trạng phân tán, loạn lạc đó kéo dài cho tới đầu thế kỉ IV, khi Ân Độ được thống nhất lại dưới Vương triều Gúp-ta.

2. Ấn Độ thời phong kiến

Thời kì Vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ân Độ cả về mặt kinh tế – xã hội và văn hoá. Vào thời gian này, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt.

Nhưng thời kì hưng thịnh của Vương triều Gúp-ta chỉ kéo dài đến giữa thế kỉ V và đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong. Từ đó, Ấn Độ luôn bị người nước ngoài xâm lược và thống trị.

Đến thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII – XVI). Các quý tộc Hồi giáo vừa ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, vừa thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu, làm cho mâu thuẫn dân tộc trở nên căng thẳng.

Đầu thế kỉ XVI, người Mông cổ đã tấn công Ấn Độ, lật đổ Vương triều Hồi giáo và lập nên Vương triều Ấn Độ Mô-gôn. Ông vua kiệt xuất của triều Mô-gôn là A-cơ-ba (1556 – 1605) đã thực thi nhiều biện pháp nhằm xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.

Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX thì bị thực dân Anh đến xâm lược, lật đổ. Từ đó, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh.

3. Văn hoá Ấn Độ thời phong kiến

Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.

Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ân Độ.

Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu – một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay.

Gắn liền với đạo Hin-đu, nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v… đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ.

Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu ; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Những công trình kiến trúc độc đáo như thế đến nay vẫn còn được lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở nhiều nước Đông Nam Á.

1. Trả lời câu hỏi trang 16 sgk Lịch sử 7

Các tiểu vương quốc đầu tiên đã được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ?

Trả lời:

– Từ khoảng 2500 năm TCN, xuất hiện những thành thị của người Ấn dọc theo hai bờ của sông Ấn.

– Khoảng 1500 năm TCN, một số thành thị khác cũng được hình thành trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ấn.

⟹ Những thành thị, tiểu vương quốc này đã dần dần liên kết với nhau thành một nhà nước rộng lớn – nước Ma-ga-đa ở vùng hạ lưu sông Hằng.

– Cuối thế kỉ III, vua A-sô-ca đã mở mang bờ cõi xuống Nam Ấn và đưa đất nước Ma-ga-đa trở nên hùng mạnh.

– Sau thế kỉ III trở đi, Ấn Độ lại bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ. Tình trạng này kéo dài đến đầu thế kỉ IV, Ấn Độ mới được thống nhất lại dưới Vương triều Gúp-ta.

Sự phát triển của Ấn Độ dưới Vương triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Thời kì vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ cả về mặt kinh tế – xã hội và văn hóa:

+ Đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt, nông nghiệp phát triển.

+ Thủ công nghiệp: phát triển nghề luyện kim, dệt, biết chế tạo những đồ kim hoàn bằng vàng, bạc, ngọc,…

– Về xã hội: đời sống nhân dân ổn định.

+ Đạt nhiều thành tựu to lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo ra đời và phát triển, đã có chữ viết ban đầu,…

+ Đây là thời kì định hình của nền văn hóa Ấn Độ.

Em hãy nêu những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ ở Ấn Độ.

Trả lời: ♦ Những chính sách cai trị của người Hồi giáo (Vương triều Hồi giáo Đê-li):

– Các quý tộc Hồi giáo ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn.

– Thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu.

– Mâu thuẫn dân tộc ngày càng trở nên căng thẳng.

♦ Những chính sách cai trị của người Mông Cổ (Vương triều Mô-gôn):

– Thực thi nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo.

– Khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.

2. Trả lời câu hỏi trang 17 sgk Lịch sử 7

Hãy kể tên những tác phẩm văn học nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết.

Trả lời:

Nổi tiếng nhất ở Ấn Độ thời cổ đại là hai bộ sư thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa – ngôi sao của sân khấu và văn học An Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng, trong đó có vở Sơ-kun-tơ-la luôn là niềm tự hào của nhân dân An Độ trong suốt 15 thế kỉ qua.

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 5 trang 17 sgk Lịch sử 7

Em hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của Ấn Độ.

Trả lời: Niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của Ấn Độ:

Khoảng 2500 năm TCN

Xuất hiện những thành thị của người Ấn dọc theo hai bờ của sông Ấn.

Khoảng 1500 năm TCN – thế kỉ III TCN

Một số thành thị khác cũng được hình thành trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ấn. Nhà nước Ma-ga-đa tồn tại và phát triển.

Thế kỉ III TCN – đầu thế kỉ IV

Tình trạng phân tán, loạn lạc

Đầu thế kỉ IV – đầu thế kỉ VI

Thời kì Vương triều Gúp-ta

Thế kỉ XII – XVI

Thời kì Vương triều Hồi giáo Đê-li

Thế kỉ XVI – giữa thế kỉ XIX

Thời kì Vương triều Mô-gôn

2. Trả lời câu hỏi 2 bài 5 trang 17 sgk Lịch sử 7

Em hãy nêu những nghề thủ công truyền thống và những hàng thủ công nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết.

Trả lời:

– Nhuộm vải, đúc chuông thủ công, in ấn hoa văn, nghề dệt là 4 nghề thủ công độc đáo, tỉ mỉ, thú vị của Ấn Độ.

– Cùng với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, những mảnh vải được in ấn hoa văn, thêu dệt… lần lượt ra đời trở thành những mặt hàng thủ công nổi tiếng.

3. Trả lời câu hỏi 3 bài 5 trang 17 sgk Lịch sử 7

Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa?

Trả lời:

– Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.

– Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm thơ ca, văn học, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của chữ Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

– Văn học – nghệ thuật: Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… Nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa – ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.

– Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi 1 2 3 4 5 6 Bài 21 Trang 104 Sgk Lịch Sử 7

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 21 – Ôn tập chương IV. Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI), sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 6 bài 21 trang 104 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.

Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử Việt Nam thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, thời Lê Sơ. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào?

– Triều đình;

– Các đơn vị hành chính;

– Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại.

2. Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có điểm gì khác nhau?

3. Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý – Trần?

4. Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần ?

– Về nông nghiệp;

– Về thủ công nghiệp;

– Về thương nghiệp.

5. Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau ?

6. Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nào ? Có gì khác thời Lý – Trần ?

– Về giáo dục, thi cử;

– Về văn học;

– Về khoa học, nghệ thuật.

Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào?

– Triều đình;

– Các đơn vị hành chính;

– Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại.

Trả lời:

Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở các điểm sau:

– Triều đình trung ương: Lê Thánh Tông cải cách tăng cường tính tập quyền, mọi quyền lực tập trung vào trong tay nhà vua. Bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Ở triều đình các cơ quan được quy định chặt chẽ và rõ ràng các nhiệm vụ của mình, gồm có sáu bộ và các cơ quan chuyên môn khác.

+ Thời Lý trần thì chưa được quy củ, đặc biệt là ở các địa phương.

– Cách đào tạo tuyển chọn bổ dụng quan lại:

+ Ở nhà Lê sơ muốn làm quan cần phải có học thức (chủ yếu học tư tưởng của Nho gia) sau đó được tuyển chọn bằng khoa cử nên chọn được nhiều nhân tài ra giúp nước. ⇒ là nhà nước quân chủ quan liêu.

+ Thời Lý – Trần những chức vụ quan trọng và quan lại trong triều đình chủ yếu là con cháu của vua hay là họ hàng, những người thân thích của hoàng tộc. ⇒ là nhà nước quân chủ quý tộc.

Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có điểm gì khác nhau?

Trả lời:

Điểm khác nhau giữa nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần là:

– Tính tập quyền:

+ Nhà Lê sơ tính tập quyền cao hơn hẳn thời Lý – Trần. Vua nắm mọi quyền hành, bãi bỏ các chức vụ cao, mọi việc đều do vua trực tiếp cai quản.

+ Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn.

– Việc tuyển chọn quan lại:

+ Ở nhà Lê sơ muốn làm quan cần phải có học thức (chủ yếu học tư tưởng của Nho gia) sau đó được tuyển chọn bằng khoa cử nên chọn được nhiều nhân tài ra giúp nước. ⇒ là nhà nước quân chủ quan liêu.

+ Thời Lý – Trần những chức vụ quan trọng và quan lại trong triều đình chủ yếu là con cháu của vua hay là họ hàng, những người thân thích của hoàng tộc. ⇒ là nhà nước quân chủ quý tộc.

Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý – Trần?

Trả lời: ♦ Giống nhau:

– Bản chất của luật pháp là mang tính giai cấp. Luật pháp được ban hành chủ yếu đều nhằm mục đích phục vụ, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

– Luật pháp được ban hành giúp cho xã hội được ổn định, khuyến khích phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước.

Bộ luật Hồng Đức thời Lê sơ là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam: một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, hạn chế nô tì…

Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần ?

– Về nông nghiệp;

– Về thủ công nghiệp;

– Về thương nghiệp.

Trả lời: ♦ Giống nhau:

– Nhà nước đều có những chính sách quan tâm đến phát triển nông nghiệp: Khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích canh tác; quan tâm đến thủy lợi, đê điều, đặt ra các chức quan trông coi vấn đề nông nghiệp…

– Thủ công nghiệp: Phát triển nghề thủ công tryền thống là lợi thế của đất nước, phân làm hai bộ phận là thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.

– Thương nghiệp: cho mở chợ và buôn bán tấp nập.

– Hoàn cảnh đất nước thời Lê sơ thành lập, rộng đất hoang hóa nhiều nên nhà nước cho 25 vạn quân về quê sản xuất, kêu gọi dân phiêu tán về quê sản xuất ⇒ các chính sách phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt của đất nước.

– Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lê sơ đều có bước phát triển hơn so với thời Lý – Trần.

Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau ?

Trả lời:

– Trong xã hội thời Lý – Trần và Lê sơ đều gồm hai giai cấp:

+ Giai cấp thống trị bao gồm Vua, quý tộc, quan lại, địa chủ.

+ Giai cấp bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.

– Điểm khác nhau:

+ Giai cấp thống trị: Thời Lý – Trần thì các quý tộc, vương hầu rất đông đảo, quan lại chủ yếu là người trong hoàng tộc. Còn thời Lê sơ, quan lại chủ yếu là do khoa cử mà đỗ đạt làm quan.

+ Giai cấp bị trị: Tầng lớp nô tì thời Lý – trần rất đông đảo nhưng đến thời Lê sơ với chính sách hạn nô mà nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ.

Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nào ? Có gì khác thời Lý – Trần ?

– Về giáo dục, thi cử;

– Về văn học;

– Về khoa học, nghệ thuật.

Trả lời:

Những thành tựu về văn hóa, giáo dục khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ:

+ Văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm tiếp tục phát triển. Một số tác phẩm nổi tiếng như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập…

+ Sử học: Tác phẩm Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam sơn thực lục…

+ Địa lý học có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

– Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển, nhất là tuồng chèo.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển đặc sắc tại các cung điện, lăng tẩm tại Lam Kinh.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội – Đình.

⇒ Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài. ♦ So sánh điềm khác với thời Lý – Trần:

– Thời Lê sơ Phật giáo không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý – Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

– Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới, thời Lê sơ có nhiều nhân tài, nhiều danh nhân nổi tiếng.

Các tác phẩm văn học

– Nam quốc sơn hà

– Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) – Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) – Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)

– Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) – Quốc âm từ mệnh tập – Bình uyển cửu ca – Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập – Châu cơ thắng thưởng…

Các tác phẩm sử học

– Đại Việt sử kí toàn thư

– Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu)

– Đại Việt sử kí toàn thư; – Việt giám thông khảo tổng lục; – Lam Sơn thực lục…

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Lịch Sử 7, Bài 21: Ôn Tập Chương Iv

Nước Đại Việt thời Lê sơ tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.

Câu hỏi: Chiến thắng lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh là chiến thắng nào?

Chiến thắng lớn nhất của quân dân Đại Việt chống quân xâm lược Minh là chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang (10/1427).

Câu hỏi: Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở điểm nào?

– Triều đình:+ Đứng đàu là vua, nắm mọi quyền hành.+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.+ Ở triều đình có sáu bộ và một số cơ quan chuyên môn. Thời vua Lê Thánh Tông, một số cơ quan cùng chức quan cao cấp nhất và trung gian được bãi bỏ, tăng cường được tính tập quyền (tức mọi quyền lực đều được tập trung vào trong tay vua, triều đình; hạn chế được tính phân tán, cục bộ địa phương).+ Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến xã.– Các đơn vị hành chính:+ Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã.+ Chia cả nước thành 13 đạo.+ Dưới đạo là phủ, huyện, xã.– Cách đào tạo tuyển chọn nhân tài:+ Mở rộng thi cử.+ Chọn nhân tài công bằng, không để sót người có tài.+ Nhà nước thời vua Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm phương thức tuyển lựa, bổ dụng quan lại.

Câu hỏi: Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có đặc điểm gì khác nhau?

– Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (Vua nắm mọi quyền hành) nhưng không sát bằng thời Lê sơ. – Nhà nước quân chủ quý tộc.

– Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả trong chỉ huy quân đội. – Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

Câu hỏi: Pháp luật thời Lê sơ có gì giống và khác pháp luật thời Lý – Trần?

– Những điểm giống nhau:+ Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan đại thần.+ Cấm việc giết mổ trâu, bò.– Những điểm khác nhau:+ Thời Lý – Trần:* Bảo vệ quyền lợi tư hữu.* Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.+ Thời Lê sơ:* Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.* Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.* Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.* Hạn chế phát triển nô tì.* Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở Luật Hồng Đức.

Nêu những chiến thắng tiêu biểu qua các thời kì: Nhà Lý, nhà Trần và Lê sơ theo yêu cầu sau: thời gian; lãnh đạo; ý nghĩa.

Chiến thắng sông Như Nguyệt.

1077

Lý Thường Kiệt

Quyết định số phận quân Tống xâm lược. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống. Bảo vệ nền độc lập, tự chù của Đại Việt.

Chiến thắng trên sông Bạch Đằng, (thời Trần)

1288

Trần Hưng Đạo

Kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.

Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang, (thời Lê sơ)

1247 – 1248

Lê Lợi

Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh. Mở ra một thời kì phát triển mới cho đất nước ta dưới thời Lê sơ.

Giống

Nông nghiệp: + Thực hiện chính sách khai hoang để mở rộng diện tích trồng trọt. + Chăm lo đắp đê phòng lũ lụt, đào vét kênh mương đưa nước vào ruộng. + Cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. Thủ công nghiệp: phát triển nghề thủ công truyền thống. Thương nghiệp: mở chợ, mở cửa biển buôn bán với người nước ngoài.

Khác

Nông nghiệp: + Thời Lý tổ chức cày ruộng tịch điền. + Thời Trần: vua cho vương hầu, công chúa, phò mã lập điền trang. Thủ công nghiệp: + Thời Lý: vua dạy cung nữ dệt gấm vóc.

Câu hỏi: Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau?

– Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp:+ Vua – vương hầu, quý tộc, quan lại địa chủ.+ Nông dân – thương nhân, thợ thủ công – nô tì.+ Thời Lý – Trần: tầng lớp quý tộc, vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông.– Khác nhau: Thời Lê sơ số lượng nô tì giảm dần và được giải phóng cuối thời Lê sơ, tầng lóp địa chủ rất phát triển do pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì.

Câu hỏi: Trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có gì khác so với thời Lý – Trần?

Khác với thời Lý – Trần:– Giáo dục thời Lê sơ phát triển mạnh do sự quan tâm của nhà nước và nhà nước đã có những chủ trương, biện pháp tích cực để phát triển giáo dục như: tổ chức thi cử 3 năm một lần (nhà Trần 7 năm một lần).– Thời Lý – Trần muốn được bố nhiệm làm quan thì trước hết phải xuất thân từ đẳng cấp quý tộc.– Thời Lê sơ, đa số dân đều có thể đi học và cho phép người nào có học đều được dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ.– Thời Lý – Trần, đạo Phật rất được trọng dụng.– Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. Chi phối trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.– Tình hình giáo dục, văn hoá, khoa học thời Lê sơ cũng đạt được những thành tựu mới.

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập Bài 3 Trang 14 Sgk Lịch Sử 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 3 – Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa, sách giáo khoa Lịch sử lớp 9. Nội dung trả lời câu hỏi và bài tập bài 3 trang 14 sgk Lịch sử 9 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 9.

I. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX

Ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị của phát xít, thành lập chính quyền cách mạng, tiêu biểu là các nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào.

Ba nước này lần lượt tuyên bố độc lập : In-đô-nê-xi-a – ngày 17 – 8 – 1945, Việt Nam – ngày 2 – 9 – 1945 và Lào – ngày 12 – 10 – 1945.

Phong trào đấu tranh lan nhanh sang các nước Nam Á và Bắc Phi.

Nhiều nước ở hai khu vực này liên tiếp nổi dậy giành độc lập như Ấn Độ 19-4-6 – 1950), Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954 – 1962) v.v…

Năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.

Ngày 1 – 1 – 1959, cuộc Cách mạng nhân dân ở Cu-ba dưới sự lãnh đạo của Pa-đen Cát-xtơ-rô đã giành thắng lợi. Chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ.

Như vậy, tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km2 với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở miền Nam châu Phi.

II. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

Nét nổi bật của giai đoạn này là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao nhằm lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha. Từ đầu những năm 60, nhân dân ba nước này đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Tháng 4 – 1974, ở Bồ Đào Nha nổ ra cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài (tồn tại từ năm 1926), chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã tuyên bố trao trả độc lập cho Ghi-nê Bít-xao (9 – 1974), Mô-dăm-bích (6 – 1975) và Ăng-gô-la (11 – 1975).

Sự tan rã các thuộc địa của Bồ Đào Nha là một thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX

Từ cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.

Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ của người da đen, chính quyền thực dân của các giai cấp thống trị người da trắng đã phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, công nhận quyền bầu cử và các quyền tự do, dân chủ khác của người da đen. Sau khi giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử, chính quyền của người da đen đã được thành lập ở Rô-đê-di-a năm 1980 (sau đó nước này đã đổi tên là Cộng hòa Dim-ba-bu-ê) và ở Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Cộng hoà Na-mi-bi-a). Một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử nữa là ở Cộng hoà Nam Phi, năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xoá bỉ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

Như thế, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi và Mi La-tinh đã sang chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu đã kéo dài từ bao đời nay.

1. Trả lời câu hỏi bài 3 trang 13 sgk Lịch sử 9

Hãy xác định trên bản đồ thế giới vị trí các nước giành được độc lập đã nêu trong bài.

Trả lời:

Các nước giành độc lập:

– Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào (1945).

– Nam Á: Ấn Độ

– Bắc Phi: Ai Cập, An-giê-ri,…

– Mĩ La-tinh: Cu-ba

2. Trả lời câu hỏi bài 3 trang 14 sgk Lịch sử 9

Hãy xác định trên bản đồ châu Phi vị trí ba nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao.

Trả lời:

Hãy xác định trên bản đồ châu Phi vị trí ba nước Dim-ba-bu-ê, Na-mi-bi-a và Cộng hòa Nam Phi.

Trả lời:

Câu hỏi và bài tập

Giải bài tập bài 3 trang 14 sgk Lịch sử 9

Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn.

– Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở Đông Nam Á đã nổi dậy, lần lượt tuyên bố nền độc lập: Việt Nam, Inđônêxia, Lào.

– Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).

Trả lời:

– Năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi).

♦ Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX:

– Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăng-gô-la (11/1975), Mô-dăm-bích (6/1975) và Ghi-nê Bít-xao (9/1974) lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.

⇒ Đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. ♦ Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX:

– Từ cuối những năm 70, chính quyền thực dân phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.

– Năm 1980, Chính quyền của người da đen được thành lập ở Rô-đê-đi-a (Cộng hoà Dim-ba-bu-ê).

⇒ Sự tan rã của thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc.

– Năm 1990, Chính quyền của người da đen được thành lập ở Tây Nam Phi (Cộng hoà Na-mi-bi-a).

♦ Giai đoạn giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:

– Năm 1993, Chế đọ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Cộng hoà Nam Phi.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

⇒ Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.