Hướng Dẫn Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1 / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Hướng Dẫn Soạn Bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1

Hướng dẫn Soạn Bài 5 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập một. Nội dung bài Soạn bài Lời văn đoạn văn tự sự sgk Ngữ văn 6 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

I – Lời văn, đoạn văn tự sự

1. Lời văn giới thiệu nhân vật

Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.

2. Lời văn kể sự việc

Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.

Các câu khác trong đoạn văn:

– Diễn đạt ý phụ dẫn đến ý chính đó.

– Giải thích cho ý chính, làm nổi bật ý chính.

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Đọc từng câu trong các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

( Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Trả lời:

– Đoạn văn (1): giới thiệu nhân vật Vua Hùng và con gái Mị Nương.

– Đoạn văn (2): giới thiệu nhân vật Sơn Tinh vùng núi, Thủy Tinh miền biển, cả hai đều tài năng.

Câu văn giới thiệu thường dùng từ là, từ có, hoặc kể bằng ngôi thứ ba Người ta gọi chàng là …

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dân nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu hỏi:

Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người đọc?

Trả lời:

– Đoạn văn thường dùng những từ để kể hành động nhân vật (các động từ): đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,…

– Các hành động được kể mỗi lúc một căng thẳng, dồn dập, kể hành động rồi đến kết quả dựa theo thứ tự thực hiện hành động của nhân vật.

– Kết quả được kể lại trong câu văn cuối.

– Lời kể trùng điệp ( nước ngập …, nước ngập …, nước dâng …) tạo nên sự căng thẳng, sự dồn dập, đẩy câu chuyện đến hồi kịch tính cao.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) ở trên và trả lời các câu hỏi:

– Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

Em hãy kể (hoặc viết) đoạn văn nêu ý chính: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, phun lửa giết chết hết giặc Ân. Hoặc viết đoạn văn nêu ý chính: Tuệ Tĩnh thấy ai có bệnh nặng thì lo chữa trước cho người đó, không kể người đó có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo.

Trả lời:

(1)

2

Giới thiệu nhân vật Hùng Vương và Mị Nương

(1) ” Hùng Vương thứ 18…tính nết hiền dịu “

(2) ” Vua cha yêu thương nàng hết mực…thật xứng đáng “

(2)

5

Giới thiệu hai nhân vật đến cầu hôn

(1) ” Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn “

(2) (3) (4) (5): ” Một người ở vùng núi Tản Viên…làm rể vua Hùng “

(3)

4

Miêu tả trận đánh của Thủy Tinh

(1) ” Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ…cướp Mị Nương “

(2) (3): ” Thần hô mưa…trên một biển nước “

– Để dẫn dắt ý chính người kể đã từng bước kể các ý phụ phù hợp với ý chính theo trình tự trước sau. Các ý phụ bổ sung làm nổi bật cho ý chính.

Viết đoạn văn nêu chính:

– Đoạn văn về Tuệ Tĩnh:

Tuệ Tĩnh là một người thầy thuốc giàu y đức, hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh, không kể giàu nghèo sang hèn. Một lần, ông chuẩn bị đi xem bệnh cho con nhà quý tộc thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị gãy đùi đến xin ông chạy chữa. Ông liền hoãn lại việc đến tư dinh nhà quý tộc để chữa gấp cho chú bé trước.

– Đoạn văn về Thánh Gióng:

Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa giết chết hết giặc Ân. Ngựa phun lửa, Thánh Gióng thúc ngựa phi đến nơi có giặc, đón đầu giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.

II – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 60 sgk Ngữ văn 6 tập 1

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

(Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!

(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

Trả lời:

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 60 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai, vì sao?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lẽn lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Trả lời:

Câu a): các hành động thực hiện theo thứ tự không logic, không hợp lí ⇒ sai

Câu b): thứ tự hợp lí ⇒ đúng

– Trong lời kể, các sự việc được kể phải diễn ra theo đúng lôgic của diễn biến sự việc trong thực tế. Sự việc nào xảy ra trước phải được kể đến trước, xảy ra sau phải được kể đến sau, không được đảo lộn.

– Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc

+ Phải đóng yên ngựa trước.

+ Nhảy lên lưng ngựa sau.

+ Cuối cùng rồi mới “lao vào bóng chiều “.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 60 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

Trả lời:

Giới thiệu nhân vật:

– Thánh Gióng là tráng sĩ dẹp giặc Ân trên lưng ngựa sắt đời Hùng Vương thứ sáu, được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương. – Lạc Long Quân là vị thần nòi rồng sống ở miền Lạc Việt. – Ở vùng núi phía Bắc có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần thuộc họ Thần Nông. – Tuệ Tĩnh là một danh y tài giỏi và giàu y đức.

4. Trả lời câu hỏi 4 trang 60 sgk Ngữ văn 6 tập 1

Viết đoạn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết gặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Trả lời:

– Đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận:

Gióng mặc giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Gióng cầm roi sắt vung lên, ngựa hí vang xông thẳng vào chiến trận. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân giặc, giết hết lớp này đến lớp khác.

– Đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy:

Thế trận đang thắng, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc, giặc tan vỡ, giẫm đạp lên nhau mà chạy.

Áp dụng

Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ: ” vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi “. Anh thật tài giỏi, đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ. Anh đã chiến đấu kiên cường, bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng, không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc từng quả núi, dời từng quả đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ. Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ làm em rất khâm phục.

Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên. Cậu bé Gióng thật kì lạ, lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc. Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận. Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt, con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc, thích thú. Gióng chiến đấu thật kiên cường, dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng, nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng. Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục, biết ơn. Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.

Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp. Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng. Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành, giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục. Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề. Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình, đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh. Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng. Em rất thích cung tên vàng, cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh. Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Soạn Bài Vượt Thác Sgk Ngữ Văn 6 Tập 2

Hướng dẫn Soạn Bài 21 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Vượt thác sgk Ngữ văn 6 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Văn bản

1. Thể loại

Thể loại: Truyện.

Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.

2. Bố cục

– Đoạn 1 (Từ đầu đến Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.

– Đoạn 2 (tiếp đến thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.

– Đoạn 3 (Còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.

3. Tóm tắt

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

4. Ý nghĩa

– Vượt thác là bài ca ca ngợi về thiên nhiên, đất nước, quê hương, về người lao động

– Đó cũng chính là lòng yêu đất nước, dân tộc của tác giả.

5. Nghệ thuật

– Lời kể theo ngôi thứ nhất, lối kể chuyện tự nhiên.

– Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền – một vị trí rất thích hợp, theo trình tự vượt thác rất tự nhiên.

– Cách miêu tả tinh tế sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, bằng lối chấm phá.

Đọc – Hiểu văn bản

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như sau:

– Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;

– Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ;

– Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.

Hãy tìm bố cục của văn “Vượt thác” của Võ Quảng theo trình tự miêu tả.

Trả lời:

Bố cục bài văn:

– Đoạn 1 (Từ đầu đến thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.

– Đoạn 2 (tiếp đến thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.

– Đoạn 3 (Còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?

Trả lời:

Sự miêu tả có thay đổi theo từng chặng:

– Đoạn sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ sông thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn.

– Đến gần đoạn có nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao hiện ra như chắn ngang trước mặt.

– Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ vẽ một hình ảnh về dòng nước “Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

Vị trí của người quan sát là trên thuyền. Vị trí này hoàn toàn thích hợp vì với vị trí này người miêu tả với có đủ điều kiện quan sát tỉ mỉ từng chặng đi của con thuyền.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ” của Trường Sơn oai linh.

Trả lời:

Cảnh con thuyền vượt thác:

– Tinh thần sẵn sàng: nấu cơm ăn để được chắc bụng, …

– Hành động con người: nhanh, mạnh.

– Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng…

Hình ảnh dượng Hương Thư:

– Ngoại hình to khỏe, rắn chắc : “như một pho tượng … như một hiệp sĩ”.

– Hành động mạnh mẽ: “đánh trần đứng sau … lấy thế trụ lại”.

Những cách so sánh để miêu tả dượng Hương Thư:

– Sử dụng thành ngữ: nhanh như cắt, như một pho tượng đồng đúc.

– Dùng hình ảnh cường điệu: hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” : người anh hùng trước thiên nhiên hùng vĩ. Đối lập với tính cách hiền lành khi ở nhà. Khẳng định phẩm chất đáng quý của người lao động : bản chất hiền lành, nhút nhát nhưng trong công việc lại dũng cảm, nhanh nhẹn.

4. Trả lời câu hỏi 4* trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

Trả lời:

Hình ảnh cây cổ thụ:

– Đoạn đầu : Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước → chuyển nghĩa ẩn dụ : thiên nhiên cũng lo lắng trước thử thách.

– Đoạn cuối : Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước → chuyển nghĩa hoán dụ : thiên nhiên cùng chung niềm vui với chiến thắng con người.

Ý nghĩa: cả hai hình ảnh muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước, quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở nhưng các thế hệ trẻ luôn mang bản lĩnh ngang tầm vũ trụ.

5. Trả lời câu hỏi 5 trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài?

Trả lời:

Hình ảnh con người và thiên nhiên:

– Thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.

– Con người lao động chất phác mà anh hùng.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 41 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.

Trả lời: Nét đặc sắc của Sông nước Cà Mau:

– Cảnh sông nước, kênh rạch, rừng đước, chợ trên sông: Rộng lớn, hùng vĩ, giàu có, đầy sức sống hoang dã.

– Nghệ thuật chủ yếu trong bài văn là so sánh.

Nét đặc sắc trong Vượt thác:

– Cảnh sông nước hùng vĩ vừa thơ mộng vừa dữ dội của một vùng miền Trung khác nhiều với thiên nhiên vùng đất Mũi Cà Mau. Làm nổi bật hình ảnh con người dũng cảm, kiên định trước mọi khó khăn thử thách.

– Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng là nhân hoá và so sánh.

Các bài văn hay

1. Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn văn Vượt thác (trích trong truyện Quê nội của Võ Quảng)

Bài làm:

Đoạn văn này trích từ chương XI trong truyện Quê nội, một trong những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hoà Phước), tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là hai em thiếu niên có tên là Cục và Cù Lao.

Tác giả miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh hai bên bờ trong một cuộc vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học cho làng. Qua đó làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Nghệ thuật tả cảnh, tả người xuất phát từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác nên rất tự nhiên, sinh động.

Cuộc hành trình được kể lại theo trình tự thời gian. Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, ngược dòng sông từ bến làng Hoà Phước, qua đoạn sông êm ả ở vùng đồng bằng, rồi vượt đoạn sông có nhiều thác ghềnh ở vùng núi, sau cùng lên tới khúc sông khá phẳng lặng không còn thác dữ.

Có thể coi bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài văn này là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.

Đứng trên con thuyền, tác giả ngắm bầu trời và dòng sông, trong lòng trào lên một cảm xúc mãnh liệt. Hơi văn cuồn cuộn như con thuyền lướt sóng: Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sống lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.

Đoạn sông ở vùng đồng bằng thật êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Hai bên bờ lànhững bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít. Là miền quê trù phú: Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi,dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm.

Đến đoạn nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngang trước mặt. Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả đặc tả hình ảnh dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dòng chảy dữ dội đã được tác giả miêu tả thật ấn tượng.

Giữa khung cảnh hoang dã và dữ dội ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp, thật khoẻ. Sự hiểm trở hiện lên qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác: Dượng Hương Thư đánh trân đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cấm vào sỏi!

Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hoà Phước.

Điều đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả ở đoạn này là sự phối hợp miêu tả cảnh vật thiên nhiên với hoạt động của con người đưa thuyền ngược dòng, vượt thác. Cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ và phong phú. Trung tâm của bức tranh là hình ảnh con người mà nổi bật là vẻ rắn rỏi, dũng mãnh của dượng Hương Thư: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

Thuyền cố lẩn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lùa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả tập trung khắc hoạ nổi bật trong cuộc vượt thác. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm lại vừa là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm. Tác giả tập trung miêu tả các động tác, tư thế và ngoại hình nhân vật này với nhiều hình ảnh so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm.

So sánh như một pho tượng đồng đúc thể hiện ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật. Còn so sánh giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Tác giả còn so sánh hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh của dượng lúc ở nhà để càng làm nổi bật vẻ đẹp khoẻ khoắn, kiên cường của nhân vật.

Hình ảnh dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao nhưng đã bớt hiểm trở và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác thắng lợi. ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bờ cũng đổi khác và những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước vừa như báo trước về một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác.

Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

Nghệ thuật so sánh làm nổi bật sự tương phản trong nét đẹp của thiên nhiên và biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn của con người vừa vượt qua được những thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất vào cảnh vượt thác. Qua đó tác giả làm nổi bật hình ảnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh sông núi miền Trung hùng vĩ và nên thơ.

2. Cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản vượt thác của nhà văn Võ Quảng

Bài làm:

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng – nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh.

Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp… Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn… Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò.

Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua.

Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm.

Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán.

Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn – đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ.

Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ.

Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác.

Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ.

Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

3. Cảm nghĩ về nhân vật dượng Hương Thư trong đoạn trích Vượt thác

Bài làm:

Vượt thác là một đoạn trích ngắn trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng. Với trích đoạn ngắn tác giả đã đưa người đọc đến với khung cảnh thiên nhiên vừa hiền hòa vừa hung bạo dọc hai bên dòng sông Thu Bồn. Nhưng nổi bật hơn cả, tác giả để lại ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh những người lao động nơi đây mà điểm nhấn nằm ở chân dung dượng Hương Thư khỏe mạnh, oai phong trong quá trình vượt thác.

Đoạn trích kể về công cuộc vượt thác đầy nguy hiểm, vất vả mà cũng thật oai phong, hùng dũng của dượng Hương Thư. Để chuẩn bị cho hành trình vượt thác, dượng Hương đã nấu cơm ăn trước cho chắc bụng, những chiếc sào tre bịt đầu sắt đã sẵn sàng.

Bước vào quá trình vượt thác, dượng Hương Thư đã ngay lập tức phải đối đầu với con thác lớn, nước to cứ thế chồm lên, dượng Hương Thư đánh trần phóng chiếc sào đã chuẩn bị xuống nước “nghe tiếng soạc”, cả người dượng Hương ra sức cản lại thế nước dữ, đến nỗi chiếc sào cũng bị uốn con.

Con thuyền thoáng chút sợ hãi trước sức mạnh ghê gớm của thác nước cứ “chực trụt xuống quay đầu lại” . Biện pháp nhân hóa khiến cho cả câu văn trở nên sinh động hẳn lên, không chỉ mô tả sự lo lắng của con thuyền mà đó còn chính là nỗi lo lắng của dượng Hương Thư.

Liệu sức người có thể địch nổi lại với sức nước? Chỉ mất vài giây ngắn ngủi, dượng Hương đã lấy lại tư thế làm chủ, đây có lẽ là đoạn văn hay nhất, đẹp nhất để miêu tả về dượng Hương Thư: “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì lên ngọn sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” .

Chỉ trong một vài câu văn ngắn tác giả đã sử dụng hàng loạt các biện pháp so sánh: nhanh như cắt, như pho tượng đồng đúc, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ, mức độ so sánh ngày càng tăng tiến, khẳng định vẻ đẹp của dượng Hương Thư.

Dượng Hương mang trong mình vẻ đẹp của sự nhanh nhẹn, khỏe mạnh, rắn rỏi, dượng Hương chẳng khác nào một người hiệp sĩ vĩ đại đang chiến đấu chống lại cái ác, cái xấu. Không chỉ vậy, Võ Quảng còn rất tinh tế khi sử dụng ngôn từ với việc dùng các động từ mạnh: thả sào, rút sào, lấn lên, các từ miêu tả nhân vật: cuồn cuộn, cắn chặt, bạnh ra, nảy lửa, … càng chạm khắc rõ nét hơn nữa vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt của người kị mã trong quá trình vượt thác.

Dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với khi ở nhà, lúc nào cũng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng dạ vâng. Bằng kinh nghiệm dày dặn, bằng sức mạnh phi thường dượng Hương Thư và mọi người đã chiến thắng dòng nước dữ, vượt thác thành công. Mặc dù thở không ra hơi nhưng ai cũng sung sướng vứt sào.

Để xây dựng chân dung dượng Hương Thư, Võ Quảng đã vận dụng, kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật. Trước hết là những hình ảnh so sánh sinh động: nhanh như cắt, như pho tượng đồng đúc, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Ngoài ra lớp ngôn ngữ giàu chất tạo hình: cuồn cuồn, nảy lửa,.. sử dụng hệ thống động từ đa dạng phong phú; cùng với đó là việc sử dụng linh hoạt các thành ngữ: nhanh như cắt,… đã giúp tác giả khắc họa thành công vẻ đẹp rắn rỏi, nhanh nhẹn, gan dạ trong quá trình vượt thác của dượng Hương Thư.

Bằng con mắt quan sát tinh tường, sử dụng linh hoạt ngôn ngữ và các biện pháp nghệ thuật Võ Quảng đã xây dựng thành công chân dung dượng Hương Thư – đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động Việt Nam.

Họ có thể nhu mì, hiền lành khi ở nhà nhưng lại là những người anh hùng dũng cảm, nhanh nhẹn, quyết liệt trong cuộc việc, trước mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Qua nhân vật này, tác giả còn thể hiện niềm tự hào, ngợi ca sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên hùng vĩ.

4. Nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong Sông nước Cà Mau và Vượt Thác

Bài làm:

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh… không ngớt vọng về trong hơi gió muối….

Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía… Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú.

Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang… Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cuốn phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập.

Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ

Tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật – so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác.

Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.

Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.

5. Phong cảnh thiên nhiên và nghệ thuật miêu tả qua hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác

Hai đoạn văn Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi đoạn văn và nghệ thuật miêu tả của từng tác giả.

Bài làm:

Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII, truyện Đất rừng phương Nam nổi tiếng của Đoàn Giỏi – một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người Nam Bộ. Những trang viết của ông mang đậm màu sắc hoang sơ của một vùng đất mới – mũi Cà Mau – mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc Việt Nam giàu. đẹp. Có thể nói đây là xứ sở đặc biệt được tạo nên từ trăm ngàn sông rạch nối với nhau cùng với những rừng tràm, rừng đước bạt ngàn, tạo thành cái tên quen thuộc: U Minh.

Bài Vượt thác trích trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng – người con của dải đất miền Trung Trung Bộ. Bằng ngòi hút tài hoa, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sinh động về dòng sông Thu Bồn thân yêu của quê hương mình. Tuy cả hai bài văn đều tả về con người và dòng sông quê hương nhưng ở mỗi bài văn, cảnh vật đều có những nét đặc sắc khác nhau.

Khung cảnh thiên nhiên trong Sông nước Cà Mau hiện lên thật sống động trước mốt người đọc, giúp chúng ta hình dung, ra rõ ràng vùng đất cực Nam với hệ thống kênh rạch chằng chịt như mạng nhện, len lỏi chảy qua những rừng tràm, rừng đước bạt ngàn để cuối cùng đổ vào sông Năm Căn rồi tuôn ra biển lớn.

Mũi Cà Mau được bao bọc trong một màu xanh bát ngát: Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá…

Những tên đất, tên sông mộc mạc, dân dã, dễ gọi và dễ nhớ cũng nói lên được đặc điểm của vùng đất này. Rạch Mái Giầm hai bên bờ mọc toàn là thứ cây có lá giống như chiếc mái giầm. Kênh Bọ Mắt tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng… Kênh Ba Khía hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây…

Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữtức khơ mâu tiếng Miên nghĩa là “nước đen”.

Thật hoang sơ và hùng vĩ là cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giũa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,… loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên là bức tranh sinh hoạt rất đặc trưng của vùng đất mũi: Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập… những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng… Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.

Bao tình cảm mến yêu của nhà văn Đoàn Giỏi dành cho xứ sở này đã tuôn chảy theo ngòi bút, thể hiện trong từng câu, từng chữ, từng hình ảnh, âm thanh tiêu biểu và đặc sắc. Có thể nói đoạn văn Sông nước Cà Mau là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Những màu ấy được dùng để tả sắc độ xanh khác nhau của các thế hệ cây đước từ non đến già. Nghệ thuật miêu tả tài tình của nhà văn vừa cho ta thấy được khung cảnh chung, vừa khắchoạ được những hình ảnh cụ thể, làm nổi rõ màu sắc độc đáo cùng với sự tấp nập, trù phú của vùng sông nước Cà Mau.

Đoạn văn Vượt thác của Võ Quảng viết về cảnh sông nước miền Trung. Miền Trung Trung Bộ là dải đất hẹp, địa hình phức tạp. Sông ở đây ngắn và chảy xiết, rất nhiều thác và bãi đá. Hành trình ngược dòng sông Thu Bồn trên chiếc thuyền nhỏ của mấy con người quả là vất vả và nguy hiểm. Tuy vậy, thiên nhiên hai bên sông vẫn có sức hấp dẫn lạ lùng đối với họ.

Trước tiên là hình ảnh những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít gợi cảm giác bình yên của làng quê. Sau đó, càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt… Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.

Thiên nhiên như muốn thử thách ý chí và nghị lực của con người. Thuyền ngược dòng phải chống bằng sào, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở… NƯỚC từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn… Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

Khung cảnh thiên nhiên trải dài theo hành trình ngược dòng sông của con thuyền nên rất phong phú. Song song với việc tả cảnh, tác giả tập trung miêu tả hình ảnh con người, nổi bật là nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.

Các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng có hiệu quả trong miêu tả ở đoạn này là phép so sánh và nhân hoá. So sánh thân hình của dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc thể hiện nét gân guốc, khoẻ mạnh và vững chãi của nhân vật. Còn nhận xét trông dượng giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Bên cạnh nghệ thuật so sánh và nhân hoá còn có nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc, có khả năng gợi cảm cao khiến cho bài văn thêm sinh động.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Soạn Bài Phương Pháp Tả Người Sgk Ngữ Văn 6 Tập 2

Bài 22 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Phương pháp tả người sgk Ngữ văn 6 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

I – Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người

♦ Muốn tả người cần:

– Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc)

– Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu;

– Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.

♦ Có hai cách tả người:

– Tả chân dung người.

– Tả người trong hoạt động.

♦ Những bước cơ bản để viết đoạn văn, bài văn tả người:

– Xác định đối tượng cần tả.

– Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu.

– Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự hợp lí.

♦ Bố cục bài văn tả người thường có ba phần:

Mở bài: Giới thiệu người được tả.

Thân bài: Miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,…

Kết bài: Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.

1. Câu 1 trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Đọc các đoạn văn sau:

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 61 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Trả lời các câu hỏi

a) Mỗi đoạn văn đó tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?

b) Trong các đoạn văn đó, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?

c) Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. Nếu phải đặt tên cho văn bản này thì em sẽ đặt là gì?

Trả lời:

– Đoạn văn miêu tả dượng Hương Thư đang đưa thuyền vượt thác.

+ Như pho tượng đồng đúc.

+ Các bắp thịt cuồn cuộn.

+ Hai hàm răng cắn chặt.

+ Quai hàm bạnh ra.

+ Mắt nảy lửa.

+ Ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ.

→ Dượng Hương Thư hiện lên mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng. Khắc hoạ nổi bật vẻ hùng dũng, sức mạnh phi thường của con người trong lao động.

– Đặc điểm nổi bật:

+ Khoẻ mạnh, rắn chắc.

+ Tập trung cao độ vào công việc.

– Các chi tiết, các hình ảnh, từ ngữ thể hiện:

+ Thiên về trạng thái động.

+ Chủ yếu là các động từ: “cuồn cuộn”, “cắn chặt”, “bạnh ra”, “nảy lửa”.

– Đoạn văn miêu tả khuôn mặt của Cai Tứ (tả chân dung nhân vật).

+ Thấp và gầy, độ tuổi 45, 50.

+ Mặt vuông nhưng hai má hóp lại.

+ Cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mặt gian hùng.

+ Mũi gồ sống mương.

+ Bộ ria mép … cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét tối om.

+ Đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của.

→ Qua đoạn văn ta thấy Cai Tứ là kẻ xương xẩu, xấu xí, tham lam.

⇒ Khắc hoạ đậm nét, sinh động hình ảnh một con người gian xảo.

– Đặc điểm nổi bật của khuôn mặt: Sự gian xảo, với những đường nét vừa dữ tợn và gớm ghiếc, bẩn thỉu.

– Chi tiết hình ảnh tiêu biểu: “hai má hóp”, “đôi mắt gian hùng”, “mũi gồ sống”, “mồm toe toét tối om”, “mấy chiếc răng vàng hợm”.

– Đoạn văn miêu tả hình ảnh ông Cản Ngũ và Quắm Đen trong keo vật (tả người với công việc).

– Đặc điểm:

+ Ông Cản Ngũ đô vật già: Điềm tĩnh khôn khéo

+ Quắm Đen đô vật trẻ: Nhanh nhẹn, cậy sức trẻ muốn vật ngã nhanh đối thủ.

b) Đoạn 1 và 2 tập trung khắc họa chân dung nhân vật. Gắn với hình ảnh tĩnh, có thể sử dụng danh từ, tính từ.

Đoạn 3 tả người gắn với công việc. Thường sử dụng các động từ.

Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có sự khác nhau: Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

c) Đoạn 3: Bố cục ba phần:

– Phần mở bài: Từ đầu đến ” nổi lên ầm ầm ” ⟶ Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật.

– Phần thân bài: Tiếp đến ” sợi dây ngang bụng ” ⟶ Miêu tả chi tiết keo vật.

– Phần Kết bài: Phần còn lại ⟶ Nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.

Có thể đặt tên cho bài văn là: “Ông Cản Ngũ”, “Keo vật thách đố”, “Quắm – Cản so tài”, “Keo vật”, “Chiến thắng trên sàn vật” …

II – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 62 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau đây:

– Một em bé chừng 4 – 5 tuổi;

– Một cụ già cao tuổi;

– Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.

Trả lời: Một em bé chừng 4 – 5 tuổi:

– Hình dáng, khuôn mặt

– Đôi mắt, nụ cười, giọng nói

– Trang phục (áo quần, giày dép, đầu tóc)

– Sở thích đặc biệt (hát, kể chuyện, xem phim hoạt hình)

+ Mắt đen lóng lánh, tròn xoe như hai hạt nhãn.

+ Môi đỏ chót, miệng hay cười toe toét.

+ Nước da trắng hồng mịn màng …

+ Bàn chân bàn tay mũm mĩm, bước đi lũn chũn rất đáng yêu.

Một cụ già cao tuổi:

– Khuôn mặt, ánh mắt, dáng đi, mái tóc, chòm râu.

– Sở thích (chơi cờ, đọc sách, trồng cây).

+ Da nhăn nheo, có những đốm đồi mồi.

+ Tóc bạc như mây trắng.

+ Mắt lờ đờ, đeo kính khi đọc sách.

+ Miệng móm mém.

Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp:

– Cô giáo dạy môn gì?

– Giờ học về nội dung gì?

– Giọng cô giảng bài ra sao? (truyền cảm, nhẹ nhàng)

– Khi giảng, cô biểu lộ sắc thái như thế nào? (nét mặt, cử chỉ, giọng nói,…)

– Giọng nói; Đôi mắt (hiền từ, âu yếm)

– Hành động: Vừa nói vừa viết; Sự tập trung vào bài giảng; Đi tới từng bàn để kiểm tra việc học tập của học sinh.

– Cô viết bảng, nét chữ, …

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 62 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hãy lập dàn ý (cơ bản) cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng trên.

Trả lời:

Dù tả đối tượng nào và dưới hình thức chân dung hay đang trong hoạt động thì bài miêu tả cũng phải có bố cục chặt chẽ, thông thường là theo bố cục 3 phần:

– Mở bài: Giới thiệu về đối tượng miêu tả, định hướng hình thức tả: chân dung hay hoạt động.

– Thân bài: Tả chi tiết theo thứ tự – có thể là thứ tự theo sự quan sát hay thứ tự diễn biến trước sau hoặc kết hợp cả hai, chú ý tập trung vào các đặc điểm riêng, làm nổi bật đối tượng được tả.

– Kết bài: Nhấn mạnh ấn tượng về người được tả, nêu cảm nhận hoặc đánh giá.

Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4 – 5 tuổi:

Mở bài: Giới thiệu chung về em bé (em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…). Tên, tuổi, giới tính của em bé.

– Miêu tả khái quát: Chiều cao, thân hình.

– Tả chi tiết:

+ Miêu tả gương mặt.

+ Đầu tròn, mái tóc thưa.

+ Đôi mắt tròn, sáng.

+ Miệng hay cười.

– Tả hoạt động của em bé:

+ Em bé thường hay hát, múa.

+ Em bé thích được khen.

+ Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà.

+ Hay nhõng nhẹo.

Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.

Dàn ý cho bài văn miêu tả một cụ già cao tuổi:

Mở bài: Giới thiệu về cụ già:

– Là người thân của em, hay tình cờ gặp gỡ.

– Ở đâu? Độ bao nhiêu tuổi.

– Ấn tượng ban đầu của em.

Thân bài: Miêu tả chi tiết cụ già:

– Tả ngoại hình: Gầy (mập) cao (thấp), đôi mắt, khuôn mặt, những nếp nhăn, chòm râu, mái tóc, nụ cười.

– Hành động: Hay kể chuyện cho trẻ em, (chơi cờ, trồng hoa, đi bộ, tập thể dục…)

Kết bài: Cảm nghĩ của em về cụ già.

Dàn ý cho bài văn miêu tả cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp:

Mở bài: Giới thiệu về cô giáo của em:

– Cô giáo dạy môn gì?

– Giờ học về nội dung gì?

Thân bài: Miêu tả chi tiết cụ già:

Tả ngoại hình cô giáo em (Hình dáng, khuôn mặt, mái tóc, trang phục….)

– Giọng cô giảng bài ra sao? (truyền cảm, nhẹ nhàng).

– Khi giảng, cô biểu lộ sắc thái như thế nào? (nét mặt, cử chỉ, giọng nói,…)

– Hành động: Vừa nói vừa viết; Sự tập trung vào bài giảng; Đi tới từng bàn để kiểm tra việc học tập của học sinh.

– Cô viết bảng, nét chữ, …

Kết bài: Cảm nghĩ của em về cô.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 62 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Đọc đoạn văn sau đã bị xoá đi hai chỗ trong ngoặc (…). Nếu viết, em sẽ viết vào chỗ trống đó như thế nào? Em thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị làm việc gì?

Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như(…), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (…) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần đóng khố bao khăn vát. Trả lời:

Những từ ngữ có thể thêm vào chỗ dấu (…) trong đoạn văn là:

– đỏ như con tôm luộc (như gấc, như mặt trời, như người say rượu…)

– không khác gì thần hộ vệ (thiên tướng, thần sấm, ông tượng…) ở trong đền

Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như đỏ như như gấc, to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì thần hộ vệ ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần đóng khố bao khăn vát.

Áp dụng

Hãy viết bài văn miêu tả mẹ của em

Trả lời:

– Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.

– Tả hình dáng

+ Dáng người tầm thước, thon gọn.

+ Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc lóc gọn sau gáy.

+ Mẹ ăn mặc rất giản dị: Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi; Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

+ Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

– Tả tính tình, hoạt động:

+ Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.

+ Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.

+ Mẹ là người hết lòng với con cái: Ban ngày mẹ làm lụng vất vả; Tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

– Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người.

– Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Soạn Bài Rút Gọn Câu Sgk Ngữ Văn 7 Tập 2

Hướng dẫn Soạn Bài 19 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Rút gọn câu sgk Ngữ văn 7 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

I – Thế nào là rút gọn câu

Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm vào mục đích sau: – Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước; – Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 14 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau:

a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.

b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.

Trả lời:

Cấu tạo câu a) không có chủ ngữ còn câu b) đầy đủ chủ ngữ – vị ngữ.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 15 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (a).

Trả lời:

Có thể dùng rất nhiều chủ ngữ cho câu a)

Ví dụ: Tôi, ta, em, chúng tôi, chúng em, …

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 15 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ?

Trả lời:

Chủ ngữ trong câu (a) bị lược bỏ là bởi toàn bộ cụm động từ làm vị ngữ đã trở thành một kinh nghiệm, lời khuyên chung cho nhiều người không phải riêng ai.

4. Trả lời câu hỏi 4 trang 15 sgk Ngữ văn 7 tập 2

a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

(Nguyễn Công Hoan)

b) – Bao giờ cậu đi Hà Nội?

Trả lời:

a) Thành phần vị ngữ (đuổi theo nó) bị lược bỏ. Vì nếu thêm vào sẽ bị lặp còn bỏ đi người đọc vẫn hiểu được nghĩa của câu do sự liên tưởng từ câu đầu.

b) Chủ ngữ và vị ngữ của câu đều bị lược bỏ vì câu hỏi đã gợi lên những thành phần này. Ngày mai – là trạng ngữ.

II – Cách dùng câu rút gọn

Khi rút gọn câu cần chú ý:

– Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. – Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 15 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co. Trả lời:

Các câu “Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.” thiếu thành phần chủ ngữ.

Không nên rút gọn câu như trên vì như vậy sẽ làm câu bị sai ngữ pháp, làm cho người đọc, người nghe không hiểu đầy đủ nội dung.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 15 sgk Ngữ văn 7 tập 2

– Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10. – Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế? Trả lời:

Câu trả lời của người con: “Bài kiểm tra toán” chưa có dấu hiệu lễ phép. Do đó chúng ta cần thêm vào từ “ạ” hoặc “mẹ ạ” vào cuối câu trả lời để thể hiện thái độ lễ phép của người con đối với mẹ.

– Bài kiểm tra toán ạ! – Bài kiểm tra toán mẹ ạ!

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 16 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Từ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rút gọn câu, cần chú ý những điều gì?

Trả lời:

Khi rút gọn câu cần chú ý:

– Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

– Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

III – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 16 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?

a) Người ta là hoa đất. b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. d) Tấc đất tấc vàng. Trả lời:

– Các câu ( b), ( c) là những câu rút gọn.

– Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.

– Việc rút gọn câu như vậy làm cho câu ngắn gọn hơn, súc tích hơn. Vì tục ngữ thường nêu lên những kinh nghiệm nói chung cho mọi người nên cần ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 16 sgk Ngữ văn 7 tập 2

a) Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời non nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan)

b) Đồn rằng quan tướng có danh, Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai. Ban khen rằng: “Ấy mới tài”, Ban cho cái áo với hai đồng tiền. Đánh giặc thì chạy trước tiên, Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!) Giặc sợ giặc chạy về nhà, Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân! Trả lời:

Trong thơ ca, ca dao có rất nhiều câu rút gọn được sử dụng. Vì trong thơ và ca dao thường dùng lối diễn đạt ngắn gọn, súc tích. Hơn nữa, do số lượng câu chữ hạn chế và cách hiệp vần cũng làm xuất hiện nhiều câu rút gọn.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 17 sgk Ngữ văn 7 tập 2

MẤT RỒI

Một người có việc đi xa, dặn con:

Sợ con mãi chơi quên mất, ông ta viết một tờ giấy, đưa con, bảo:

– Có ai hỏi thì đưa cái giấy này.

Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn, lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất.

Hôm sau có người khách lại chơi, hỏi:

– Bố cháu có nhà không?

Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào tui không thấy giấy, liền nói:

– Mất rồi.

Ông khách sửng sốt:

– Mất bao giờ?

– Thưa… tối hôm qua.

– Sao mà mất nhanh thế?

– Cháy ạ!

Trả lời:

Nguyên nhân của sự hiểu lầm: cậu bé và người khách đã không chung một đối tượng đề cập. Cậu bé đề cập đến vấn đề tờ giấy bố để lại còn ông khách đang đề cập đến vấn đề ông bố.

– Cậu bé dùng các câu trả lời thiếu chủ ngữ với người khách: “Mất rồi”, “Thưa…tối hôm qua”, “Cháy rồi”.

– Người khách lại cứ nghĩ là bố cậu bé mất nên cũng đưa ra những câu hỏi thiếu chủ ngữ: “Mất bao giờ?”, “Sao mà mất nhanh thế?”.

⇒ Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học về cách nói năng đó là: nói năng phải đủ chủ ngữ, vị ngữ, đủ thông tin đặc biệt chú ý vào ngữ cảnh, không được nói rút gọn vào những hoàn cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm.

4. Trả lời câu hỏi 4 trang 18 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Đọc truyện cười sau đây. Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán.

THAM ĂN

Có một anh chàng phàm ăn tục uống, hễ ngồi vào mâm là chỉ gắp lấy gắp để, chẳng ngẩng mặt nhìn ai, cũng chẳng muốn chuyện trò gì. Một lần đi ăn cỗ ở nhà nọ, có ông khách thấy anh ta ăn uống lỗ mãng quá, bèn lân la gợi chuyện. Ông khách hỏi:

– Chẳng hay ông người ở đâu ta?

Anh chàng đáp:

– Đây.

Rồi cắm cúi ăn.

– Thế ông được mấy cô,mấy cậu rồi?

– Mỗi.

Nói xong, lại gắp lia gắp lịa.

Ông khách hỏi tiếp:

– Các cụ thân sinh ông chắc còn cả chứ?

Anh chàng vẫn không ngẩng đầu lên, bảo:

– Tiệt!

Trả lời:

Chi tiết trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán:

Rút gọn câu quá ngắn gọn, cộc lốc không phù hợp : Đây (ý nói là người ở đây) ; Mỗi (nhà có một con) ; Tiệt (bố mẹ đã mất rồi) gây ra sự thô lỗ, khiếm nhã với người khác.

⇒ Anh ta trả lời nhanh như vậy là để không bị chậm việc ăn uống của mình.

Ý nghĩa: Phê phán những người ham ăn tục uống, bất lịch sự với người khác và không tôn trọng bố mẹ.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”