Hướng Dẫn Giải Bài Tập Vật Lí 10 / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Vật Lí 10 Bài 14: Lực Hướng Tâm

Phát biểu và viết công thức lực hướng tâm.

Bài giải:

Lực hướng tâm là lực giúp vật chuyển động theo quỹ đạo cong.

Công thức lực hướng tâm: $F_{ht} = m.a_{ht} = m.frac{v^{2}}{r} = m.omega ^{2}.r$

a. Lực hướng tâm có phải là một loại lực mới như lực hấp dẫn không?

b. Nếu nói (trong ví dụ b sách giáo khoa) vật chịu 4 lực là $overrightarrow{P}$, $overrightarrow{N}$, $overrightarrow{F­_{ms}}$ và $overrightarrow{F­_{ht}}$ thì đúng hay sai? Tại sao?

Bài giải:

a. Lực hướng tâm không phải là một loại lực mới như lực hấp dẫn, lực hướng tâm có thể là một lực hoặc hợp lực của các lực chúng ta đã học.

b. Nói như vậy là sai, vì lực hướng tâm là lực (hợp lực) gây ra gia tốc hướng tâm cho vật, chỉ là hợp lực của các lực tác dụng lên vật.

Nêu một vài ứng dụng của chuyển động li tâm?

Bài giải:

Ứng dụng của chuyển động li tâm: tách ADN trong sinh học, máy giặt, …

Một vật có khối lượng m = 20 g đặt ở mép một chiếc bàn quay. Hỏi phải quay bàn với tần số vòng lớn nhất là bao nhiêu để vật không bị văng ra khỏi bàn? Cho biết mặt bàn hình tròn, bán kính 1m. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng 0,08 N.

Bài giải:

Lực ma sát nghỉ tác dụng vào vật giữ cho vật đứng yên không bị văng ra khỏi bàn quay.Để vật không bị văng ra khỏi bàn, ta có: F msn(max) = F ht = = mω 2 r = 0,08 (N).

$Leftrightarrow $ $omega = sqrt{frac{F_{msn max}}{m.r}} = sqrt{frac{0,08}{20.10^{-3}.1}} = 2$ (rad/s).

Vậy số vòng mà bàn quay lớn nhất là: n max = $frac{2}{2pi } approx 0,318$ (vòng/s).

Một ô tô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ 36km/h. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất (hình 14.7) bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g = 10m/s 2.

A. 11 760 N

B. 11 950 N

C. 14 400 N

D. 9 600 N.

Bài giải:

Chọn đáp án D.

Giải thích: Đổi 36 km/h = 10 m/s.

Các lực tác dụng lên vật được biểu diễn trên hình vẽ (lực hướng tâm là hợp lực của trọng lực và phản lực lên ô tô):

Áp dụng định luật II Newton, ta có: $overrightarrow{P} + overrightarrow{N} = m.overrightarrow{a}$

Hay $overrightarrow{F_{ht}} = m.overrightarrow{a} = overrightarrow{P} + overrightarrow{N}$

Chọn trục Ox là trục hướng tâm, chiều dương hướng vào tâm quỹ đạo.

Chiếu lên phương hướng tâm: P – N = F ht = $m.frac{v^{2}}{r}$

$Leftrightarrow $ N = P – $m.frac{v^{2}}{r}$ = 1200.10 – $1200.frac{10^{2}}{50}$ = 9 600 N.

Một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất ở độ cao h bằng bán kính R của Trái Đất. Cho R = 6 400km và lấy g = 10m/s 2. Hãy tính tốc độ và chu kì quay của vệ tinh.

Bài giải:

Lực hấp dẫn giữa trái đất và vệ tinh đóng vai trò là lực hướng tâm giữ cho vệ tinh chuyển động tròn đều trên quỹ đạo của nó.

Ta có: F hd= F ht $Rightarrow $ $G.frac{M.m}{(R + h)^{2}} = frac{m.v^{2}}{R + h}$

$Leftrightarrow $ $v = sqrt{frac{G.M}{R + h}} = sqrt{frac{G.M}{2R}} = sqrt{frac{g.(R)^{2}}{2R}} = sqrt{frac{g.R}{2}} = sqrt{frac{10.6400.10^{3}}{2}} approx 5,57.10^{3}$ (m/s).

Chu kì quay của vệ tinh là:

$T = frac{2pi }{omega } = frac{2pi .2.R}{v} = frac{4.pi .64.10^{5}}{5,57.10^{3}} approx 14,2$ (s).

Hãy giải thích các hiện tượng sau đây bằng chuyển động li tâm:

a) Cho rau đã rửa vào rổ rồi vẩy một lúc thì ráo nước

b) Thùng giặt quần áo của máy giặt có nhiều lỗ thủng nhỏ ở xung quanh thành. Ở công đoạn vắt nước, van xả nước mở ra và thùng quay nhanh làm quần áo ráo nước.

Bài giải:

a. Giữa nước và rau xuất hiện một lực liên kết. Lực liên kết này có giá trị cực đại nhất định.

Khi ta vẩy rau, lực liên kết này nhỏ hơn lực hướng tâm cần thiết nên không giữ được các giọt nước chuyển động tròn theo rau. Cho nên các giọt nước văng qua lỗ của rổ ra ngoài. Vì vậy sau khi vẩy một lực thì rau ráo nước.

b) Tương tự trên, giữa nước và quần áo cũng xuất hiện một lực liên kết giúp cho nước bám vào quần áo.

Lực này nhỏ hơn lực hướng tâm cần thiết nên không giữ được các giọt nước chuyển động tròn theo áo quần nên các giọt nước văng ra theo các lỗ nhỏ ở thành xung quanh ra ngoài làm cho quần áo ráo nước.

Giải Bài Tập Trang 69, 70 Vật Lí 10, Lực Hấp Dẫn

Giải bài 1 trang 69 SGK Vật lý 10

Đề bài:

Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết hệ thức của lực hấp dẫn?

Lời giải:

Định luật: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Giải bài 2 trang 69 SGK Vật lý 10

Đề bài:

Nêu định nghĩa trọng tâm của vật?

Lời giải:

Trọng tâm của vật là điểm đặt của vectơ trọng lực của vật.

Giải bài 3 trang 69 SGK Vật lý 10

Đề bài:

Tại sao gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao lại càng giảm?

Lời giải:

Giải bài 4 trang 69 SGK Vật lý 10

Đề bài:

Một vật khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính của Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?

A. 1 N B. 2,5 N

C. 5N D. 10N

Lời giải:

Giải bài 5 trang 70 SGK Vật lý 10

Đề bài:

Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50 000 tấn ở cách nhau 1 km, lấy g = 10 m/s 2. So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một cái cân có khối lượng của một quả cân có khối lượng 20g.

A. Lớn hơn

B. Bằng nhau

C. Nhỏ hơn

D. Chưa thể biết.

Lời giải:

Giải bài 6 trang 70 SGK Vật lý 10

Đề bài:

Trái Đất hút Mặt Trăng với một lực bằng bao nhiêu? Cho biết khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất là R = 38.10 7 m, khối lượng của Mặt Trăng m = 7,37.10 22 kg, khối lượng của Trái Đất M = 6,0.10 24 kg

Lời giải:

Giải bài 7 trang 70 SGK Vật lý 10

Đề bài:

Tính trọng lượng của một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 75kg khi người đó ở:

a) Trên Trái Đất (lấy g = 9,8 m/s 2)

b) Trên Mặt Trăng (lấy gmt = 1,70 m/s 2)

c) Trên Kim Tinh (lấy gkt = 8,7m/s 2)

Lời giải:

Áp dụng công thức: P = mg; m = 75kg.

a) Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ khi người đó ở trên Trái Đất : P = 75.9,8 = 735N.

b) Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ khi người đó ở trên Mặt Trăng: Pmt = 75.1,7 = 127,5N.

c) Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ khi người đó ở trên Kim Tinh: Pkt = 75.8,7 = 652,5N.

Chương I Động học chất điểm các em học bài Lực ma sát, hãy xem gợi ý Giải bài tập trang 78, 79 Vật lí 10 của để học tốt Vật lí 12.

https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-bai-tap-trang-69-70-vat-li-10-luc-hap-dan-dinh-luat-van-vat-hap-dan-39471n.aspx Lực đàn hồi của lò xo – Định luật Húc là phần học tiếp theo của Chương I Động học chất lí 10 lớp 11 cùng xem gợi ý Giải bài tập trang 74 Vật lí 10 để nắm vững kiến thức cũng như học tốt Vật lí 10.

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8

Quyển sách Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức một cách có hệ thống môn Địa lí lớp 8. Sách sẽ vừa cung cấp cho các em các kiến thức của môn Địa lí, vừa giúp các em hoàn thiện kĩ năng như: phân tích số liệu thống kê, vẽ và nhận xét biểu đồ…

Các câu hỏi dưới hình thức tự luận và trắc nghiệm sẽ giúp các em làm quen với nhiều dạng bài tập và xử lí linh động hơn.

Nội dung sách bám sát chương trình giáo khoa lớp 8 gồm: Thiên nhiên, con người ở các Châu lục (Châu Á) và Địa lý Việt Nam. Phần hướng dẫn bài tập ở mỗi bài sẽ giúp các em nắm vững được các kiến thức cơ bản của bài học trong sách giáo khoa và vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi.

Đề Cương Ôn Tập Vật Lý 10 Học Kì 2 Có Hướng Dẫn Giải

I. Đề cương ôn tập vật lý 10 học kì 2 Có đáp án – PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức nào?

Câu 2: Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian gọi là

A. Công cơ học

B. Công phát động

C. Công cản

D. Công suất

Câu 3: Một vật sinh công âm khi:

A. Vật chuyển động nhanh dần đều.

B. Vật chuyển động chậm dần đều.

C. Vật chuyển động tròn đều.

D. Vật chuyển động thẳng đều.

Câu 4: Thế năng trọng trường của một vật

A. Luôn luôn dương.

B. Có thể âm, dương hoặc bằng không

C. Luôn không đổi.

D. Không phụ thuộc vào vị trí của vật

Câu 5: Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?

Câu 6: Hai xe ô tô A và B có khối lượng m A = 2m B, có đồ thị tọa độ – thời gian của hai xe như ở hình bên. Gọi W đA, W đB tương ứng là động năng của xe A và xe B. Kết luận đúng là

Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động hỗn hợp

B. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động hỗn hợp và không ngừng

C. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động không ngừng

D. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí bằng cố định.

Câu 8: Biểu thức nào sau đây không đúng cho quá trình đẳng áp của một khối khí?

Câu 9: Cho một quá trình được biểu diễn bởi đồ thị như hình vẽ. Các thông số trạng thái p, V, T của hệ đã thay đổi như thế nào khi đi từ 1 sang 2:

A. T không đổi, p tăng, V giảm.

B. V không đổi, p tăng, T giảm.

C. T tăng, p tăng, V giảm.

D. p tăng, V giảm, T tăng.

Câu 10: Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường

A. Thẳng song song với trục hoành.

B. Hypebol.

C. Thẳng song song với trục tung.

D. Thẳng có đướng kéo dài đi qua gốc tọa độ.

Câu 11: Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng?

A. Nội năng là một dạng năng lượng

B. Nội năng là nhiệt lượng

C. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác

D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.

Câu 12: Trường hợp nào sau ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?

C. ΔU = Q + A với A < 0.

D. ΔU = Q với Q < 0.

II. Đề cương ôn tập vật lý 10 học kì 2 Có đáp án – PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1: (1,5 điểm) Một vật có khối lượng m được truyền một vận tốc ban đầu bằng 18km/h tại vị trí A, vật trượt trên mặt ngang AB có ma sát. Cho AB = 1,5m. Khi đến B vật tiếp tục đi lên mặt phẳng nghiêng α = 30 o với góc nghiêng so với mặt ngang và lúc đến C vật có vận tốc bằng không. Hệ số ma sát giữa vật với các mặt phẳng là μ = 0,. Lấy g = 10m/s 2 .Tìm độ cao cao nhất mà vật lên được trên mặt phẳng ngiêng.

Câu 2: (1 điểm) Một lượng khí xác định có các quá trình biến đôi trạng thái cho bởi đồ thị như hình vẽ. Biết nhiệt độ ở trạng thái 1 là 50 o C. Tính nhiệt độ ở trạng thái 2 và 3.

Câu 4: (0,5 điểm): Nung nóng khí trong bình kín từ nhiệt độ 27 oC và áp suất 2 atm. Bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình chứa. Khi nhiệt độ khí là 327 o C, tính áp suất khí trong bình.

Câu 5: (0,5 điểm): Người ta thực hiện công 120 J để nén khí trong xi lanh, khí truyền nhiệt lượng 40 J ra môi trường xung quanh. Tìm độ biến thiên nội năng của khối khí.

III. Đề cương ôn tập vật lý 10 học kì 2 Có đáp án – PHẦN III : ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN GIẢI

A: Trắc nghiệm

Câu 1: Đáp án A.

Động lượng p của một vật là một vectơ cùng hướng với vận tốc và được xác định bởi công thức: p = m.v

Đơn vị động lượng là kg.m/s hoặc N.s

Câu 2: Đáp án D.

Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Kí hiệu là P.

P = A/t

Trong đó: A là công thực hiện (J); t là thời gian thực hiện công A (s).

Câu 3: Đáp án A.

Một vật sinh công âm → vật nhận công dương → động năng của vật tăng → Vật chuyển động nhanh dần.

Câu 4: Đáp án B.

Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. Nếu chọn thế năng tại mặt đất thì thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là: W t = mgz

Tính chất:

– Là đại lượng vô hướng.

– Có giá trị dương, âm hoặc bằng không, phụ thuộc vào vị trí chọn làm gốc thế năng.

Câu 5: Đáp án A.

Từ biểu thức động năng ta có khai triển:

Câu 6: Đáp án B.

Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v được xác định theo công thức:

Từ đồ thị ta thấy đây là đồ thị chuyển động thẳng đều do vậy ta được

Từ (1); (2) và (3) ta được:

Câu 7: Đáp án D.

– Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.

Câu 8: Đáp án C.

Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

Câu 9: Đáp án A.

Trong hệ trục tọa độ OpV đồ thị là đường hypebol → đây là quá trình đẳng nhiệt

→ khi đi từ 1 sang 2 thì T không đổi, p tăng, V giảm.

Câu 10: Đáp án D.

Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối:

V/T = const → Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.

Câu 11: Đáp án B.

Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt gọi là nhiệt lượng (còn gọi tắt là nhiệt) ΔU = Q.

Câu 12: Đáp án A.

Trong quá trình đẳng tích thì V không đổi → ΔV = 0 → A = 0

→ ΔU = A + Q = Q

B: Tự luận

Câu 3:

F = P + f 1 + f 2 = P + σπ(d 1 + d 2) = 0,0688N

Câu 4:

– Chỉ ra đây là quá trình đẳng tích

– Áp dụng định luật Sác – lơ:

Thay số được p 2 = 4atm.

Câu 5:

– Áp dụng công thức ΔU = A + Q

– Suy ra: ΔU = 120 – 40 = 80J.