Hướng Dẫn Giải Bài Tập Vật Lý 10 / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Vật Lý 10: Ngẫu Lực (Sgk Vật Lý 10 Trang 118)

Hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 10: Ngẫu lực (SGK vật lý 10 trang 118)

Bài 1 (trang 118 SGK Vật Lý 10): Ngẫu lực là gì? Nêu một vài ví dụ về ngẫu lực.

Ngẫu lực: là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng

– Dùng tay vặc vòi nước ta đã tác dụng vào vòi một ngẫu lực

– Khi ô tô sắp qua đoạn đường ngoặt, người lái xe tác dụng một ngẫu lực vào tay lái (vô

Bài 2 (trang 118 SGK Vật Lý 10): Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn.

+ Trường hợp vật không có trục quay cố định: Ngẫu lực sẽ làm cho vật quay quanh

trọng tâm. Nếu có trục quay đi qua trọng tâm thì trục quay này không chịu tác dụng lực.

+ Trường hợp vật có trục quay cố định: Ngẫu lực làm cho vật quay quanh trục quay cố

định. Trọng tâm cũng quay quanh trục quay, gây ra lực tác dụng lên trục quay đó, có

thể làm cho trục quay biến dạng.

Bài 3 (trang 118 SGK Vật Lý 10): Viết công thức tính momen của ngẫu lực.

Momen của ngẫu lực có đặc điểm gì?

Công thức tính momen của ngẫu lực:

Momen của ngẫu lực phụ thuộc vào độ lớn của ngẫu lực, vào khoảng cách d giữa hai

giá của hai lực, không phụ thuộc vào vị trí trục quay O.

Bài 4 (trang 118 SGK Vật Lý 10): Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N.

Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen của ngẫu lực là:

Áp dụng công thức momen của ngẫu lực:

M = F.d = 5.0,2 = 1 (N.m).

Bài 5 (trang 118 SGK Vật Lý 10): Một ngẫu lực gồm hai lực vector F1 và vector

F2 có F1 = F2= F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là?

D.Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.

Bài 6 (trang 118 SGK Vật Lý 10): Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang

đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu

lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1 N (Hình

a) Tính momen của ngẫu lực.

Đề Cương Ôn Tập Vật Lý 10 Học Kì 2 Có Hướng Dẫn Giải

I. Đề cương ôn tập vật lý 10 học kì 2 Có đáp án – PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức nào?

Câu 2: Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian gọi là

A. Công cơ học

B. Công phát động

C. Công cản

D. Công suất

Câu 3: Một vật sinh công âm khi:

A. Vật chuyển động nhanh dần đều.

B. Vật chuyển động chậm dần đều.

C. Vật chuyển động tròn đều.

D. Vật chuyển động thẳng đều.

Câu 4: Thế năng trọng trường của một vật

A. Luôn luôn dương.

B. Có thể âm, dương hoặc bằng không

C. Luôn không đổi.

D. Không phụ thuộc vào vị trí của vật

Câu 5: Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?

Câu 6: Hai xe ô tô A và B có khối lượng m A = 2m B, có đồ thị tọa độ – thời gian của hai xe như ở hình bên. Gọi W đA, W đB tương ứng là động năng của xe A và xe B. Kết luận đúng là

Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động hỗn hợp

B. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động hỗn hợp và không ngừng

C. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động không ngừng

D. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí bằng cố định.

Câu 8: Biểu thức nào sau đây không đúng cho quá trình đẳng áp của một khối khí?

Câu 9: Cho một quá trình được biểu diễn bởi đồ thị như hình vẽ. Các thông số trạng thái p, V, T của hệ đã thay đổi như thế nào khi đi từ 1 sang 2:

A. T không đổi, p tăng, V giảm.

B. V không đổi, p tăng, T giảm.

C. T tăng, p tăng, V giảm.

D. p tăng, V giảm, T tăng.

Câu 10: Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường

A. Thẳng song song với trục hoành.

B. Hypebol.

C. Thẳng song song với trục tung.

D. Thẳng có đướng kéo dài đi qua gốc tọa độ.

Câu 11: Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng?

A. Nội năng là một dạng năng lượng

B. Nội năng là nhiệt lượng

C. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác

D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.

Câu 12: Trường hợp nào sau ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?

C. ΔU = Q + A với A < 0.

D. ΔU = Q với Q < 0.

II. Đề cương ôn tập vật lý 10 học kì 2 Có đáp án – PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1: (1,5 điểm) Một vật có khối lượng m được truyền một vận tốc ban đầu bằng 18km/h tại vị trí A, vật trượt trên mặt ngang AB có ma sát. Cho AB = 1,5m. Khi đến B vật tiếp tục đi lên mặt phẳng nghiêng α = 30 o với góc nghiêng so với mặt ngang và lúc đến C vật có vận tốc bằng không. Hệ số ma sát giữa vật với các mặt phẳng là μ = 0,. Lấy g = 10m/s 2 .Tìm độ cao cao nhất mà vật lên được trên mặt phẳng ngiêng.

Câu 2: (1 điểm) Một lượng khí xác định có các quá trình biến đôi trạng thái cho bởi đồ thị như hình vẽ. Biết nhiệt độ ở trạng thái 1 là 50 o C. Tính nhiệt độ ở trạng thái 2 và 3.

Câu 4: (0,5 điểm): Nung nóng khí trong bình kín từ nhiệt độ 27 oC và áp suất 2 atm. Bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình chứa. Khi nhiệt độ khí là 327 o C, tính áp suất khí trong bình.

Câu 5: (0,5 điểm): Người ta thực hiện công 120 J để nén khí trong xi lanh, khí truyền nhiệt lượng 40 J ra môi trường xung quanh. Tìm độ biến thiên nội năng của khối khí.

III. Đề cương ôn tập vật lý 10 học kì 2 Có đáp án – PHẦN III : ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN GIẢI

A: Trắc nghiệm

Câu 1: Đáp án A.

Động lượng p của một vật là một vectơ cùng hướng với vận tốc và được xác định bởi công thức: p = m.v

Đơn vị động lượng là kg.m/s hoặc N.s

Câu 2: Đáp án D.

Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Kí hiệu là P.

P = A/t

Trong đó: A là công thực hiện (J); t là thời gian thực hiện công A (s).

Câu 3: Đáp án A.

Một vật sinh công âm → vật nhận công dương → động năng của vật tăng → Vật chuyển động nhanh dần.

Câu 4: Đáp án B.

Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. Nếu chọn thế năng tại mặt đất thì thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là: W t = mgz

Tính chất:

– Là đại lượng vô hướng.

– Có giá trị dương, âm hoặc bằng không, phụ thuộc vào vị trí chọn làm gốc thế năng.

Câu 5: Đáp án A.

Từ biểu thức động năng ta có khai triển:

Câu 6: Đáp án B.

Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v được xác định theo công thức:

Từ đồ thị ta thấy đây là đồ thị chuyển động thẳng đều do vậy ta được

Từ (1); (2) và (3) ta được:

Câu 7: Đáp án D.

– Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.

Câu 8: Đáp án C.

Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

Câu 9: Đáp án A.

Trong hệ trục tọa độ OpV đồ thị là đường hypebol → đây là quá trình đẳng nhiệt

→ khi đi từ 1 sang 2 thì T không đổi, p tăng, V giảm.

Câu 10: Đáp án D.

Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối:

V/T = const → Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.

Câu 11: Đáp án B.

Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt gọi là nhiệt lượng (còn gọi tắt là nhiệt) ΔU = Q.

Câu 12: Đáp án A.

Trong quá trình đẳng tích thì V không đổi → ΔV = 0 → A = 0

→ ΔU = A + Q = Q

B: Tự luận

Câu 3:

F = P + f 1 + f 2 = P + σπ(d 1 + d 2) = 0,0688N

Câu 4:

– Chỉ ra đây là quá trình đẳng tích

– Áp dụng định luật Sác – lơ:

Thay số được p 2 = 4atm.

Câu 5:

– Áp dụng công thức ΔU = A + Q

– Suy ra: ΔU = 120 – 40 = 80J.

Tài Liệu Hướng Dẫn Giải Bài Tập Vật Lý 7

HD Giải Bài Ôn tập Vật lý 7 ( PHẦN QUANG HỌC ) Bài 1: Nhận biêt ánh sáng – nguồn sáng Câu 1 Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện gì giống nhau? Hướng dẫn giải: Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt. Thí dụ:  Vậy mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Câu 3. Trong thí nghiệm khi ta nhìn thấy mảnh giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng vì từ hai vật đó đều có ánh sang đến mắt ta. Vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới. Hướng dẫn giải: + Dây tóc bóng đèn tự nó phát ta ánh sáng còn mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu vào nó + Vậy dây tóc bóng đèn gọi là nguồn sáng. Dây tóc bóng đèn và mảnh giấy trắng gọi chung là vật sáng. Câu 5:. Trong thí nghiệm, nếu ta thắp một nắm hương để cho khói bay lên ở phía trước đèn pin, ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói. Giải thích vì sao? Biết rằng khói gồm các hạt nhỏ li ti bay lơ lửng. 1 Hướng dẫn giải: Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn pin chiếu sáng thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được. Bài 2 Sự truyền thẳng ánh sáng Câu 1. Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng hay ống cong? Hướng dẫn giải: Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp vào mắt ta theo ống thẳng. Câu 2. Hãy bố trí thí nghiệm để kiểm tra xem khi không dùng ống thì ánh sáng có truyền đi theo đường thẳng hay không? Đặt ba tấm bìa đục lỗ (hình 2.2) sao cho mắt nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin đang sáng qua cả ba lỗ A, B, C Kiểm tra xem ba lỗ A, B, C trên ba tấm bìa và bóng đèn có nằm trên cùng một đường thẳng không? Hướng dẫn giải: C1: Dùng một dây chỉ luồn qua ba lỗ A, B, C rồi căng thẳng dây. C2: Luồn một que nhỏ thẳng qua ba lỗ để xác nhận ba lỗ thẳng hàng. Vậy đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. 2 Câu 3. Hãy quan sát và nêu đặc điểm của mỗi loại chùm sáng. a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng…..trên đường truyền của chúng. b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng …. trên đường truyền của chúng. c) Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng…. trên đường truyền của chúng. + Giao nhau; không giao nhau; loe rộng ra. Hướng dẫn giải: a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. c) Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. Câu 5. Cho ba cái kim. Hãy cắm ba cái kim thẳng đứng trên mặt một tờ giấy để trên mặt bàn. Dùng mắt ngắm để điều chỉnh cho chúng đứng thẳng hàng (không được dùng thước thẳng). Nói rõ ngắm như thế nào là được và giải thích vì sao lại làm như thế? Hướng dẫn giải: B1: Cắm hai cái kim thẳng đứng trên một tờ giấy. Dùng mắt ngắm sao cho cái kim thứ nhất che khuất cái kim thứ hai. b2: Di chuyển cái kim thứ ba đến vị trí kim thứ nhất che khuất. Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng nên nếu kim thứ nhất nằm trên đường thẳng nối kim thứ hai và kim thứ ba và mắt thì ánh sáng từ kim thứ hai và thứ ba không đến được mắt, hai kim này bị kim thứ nhất che khuất. 3 Bài 3: Định luật truyền thăng ánh sáng Câu 1. Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng sáng , vùng tối. Giải thích vì sao các vùng đó lại tối hoặc sáng ? Hướng dẫn giải: Trên màn chắn (hình vẽ) phần màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng là vùng tối, vùng còn lại trên màn chắn là vùng sáng. Có vùng tối là vì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng bị miếng bìa chặn lại, còn vùng sáng là do ánh sáng truyền thẳng trong không khí đến được màn. Vậy khi dùng nguồn sáng nhỏ thì trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là bóng tối. Câu 2. Hãy chỉ ra trên màn chắn (hình bên) Nếu chiếu bằng bóng đèn dài thì vùng nào là bóng tối, vùng nào được chiếu sáng đầy đủ. Nhận xét độ sáng của vùng còn lại so với hai vùng trên và giải thích vì sao có sự khác nhau đó? Hướng dẫn giải: Trên màn chắn vùng 1 không nhận được ánh sáng là vùng tối, vùng 3 được chiếu sáng đày đủ (nhận được ánh sáng từ tất cả các phần của nguồn sáng) là vùng sáng, vùng 2 chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng nên không sáng bằng vùng 3 gọi là bóng nửa tối. Vậy trên màn chắn ở phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối. Câu 3. Giải thích vì sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn 4 thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại? Hướng dẫn giải: Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng. Mặt Trăng che khuất không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến, vì thế đứng ở đó ta không nhìn thấy Mặt Trời. Câu 5. Làm lại thí nghiệm ở hình câu 2. Di chuyển miếng bìa từ từ lại gần màn chắn. Quan sát bóng tối và bóng nửa tối trên màn, xem chúng thay đổi như thế nào? Hướng dẫn giải: Khi miếng bìa lại gần màn chắn hơn thì bóng tối và bóng mưa tối đều thu hẹp lại hơn. Khi miếng bìa gần sát màn chắn thì hầu như không còn bóng nửa tối nữa, chỉ còn bóng tối rõ rệt. Câu 6. Ban đêm, dùng một quyển vở che kín bóng đèn dây tóc bóng đèn đang sáng, trên bàn sẽ tối, có khi không thể đọc sách được. Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc sách được. giải thích sao lại có sự khác nhau đó. Hướng dẫn giải: Khi quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, bàn nằm trong vùng bóng tối sau quyển vở, không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới nên ta không thể đọc được sách. Quyển vở không che kín được đèn ống bàn nằm trong vùng bóng tối sau quyển vở, nhận được một phần ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn đọc được sách. 5 Bài 4.- Định luật phản xạ ánh sáng Câu 1. Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng. Hướng dẫn giải: Một số vật có tác dụng tương tự như gương phẳng: – Mặt nước yên lặng; – Mặt kính cửa sổ; – Tấm kim loại phẳng bóng; – Mặt đá ốp lát phẳng bóng; – Mặt tường ốp gạch men phẳng bóng. Câu 2. Cho tia tới SI đi là là trên mặt tờ giấy. Mặt phẳng tờ giấy chứa tia SI và pháp tuyến (đường thẳng vuông góc với mặt gương) IN của mặt gương tại I. Hãy quan sát và cho biết tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào? Hướng dẫn giải: Tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng tờ giấy chứa tia tới. Vậy tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến tại điểm tới. Câu 4. Trên hình bên vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M. a) Vẽ tia phản xạ. b) Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như thế nào? Vẽ hình? Hướng dẫn giải: 6 a) B1: Vẽ pháp tuyến IN B2: Vẽ tia phản xạ IR sao cho góc phản xạ i’ bằng góc tới i. b) B1: Vẽ tia tới SI và tia phản xạ IR. B2: Vẽ đường phân giác của góc . Đường phân giác IN này chính là pháp tuyến của gương. B3: Vẽ mặt gương vuông góc với IN. PHH sưu tầm chỉnh lí và bổ sung MH 10/2015 Nguồn TK chính: loigiâihay 7

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sgk Vật Lý Lớp 8 Bài 22: Dẫn Nhiệt

Hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lý lớp 8 bài 22: Dẫn nhiệt

Bài C1 (trang 77 SGK Vật Lý 8): Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì?

Điều này chứng tỏ khi nung nóng đầu A, nhiệt lượng đã được thanh đồng truyền đi đến mọi điểm và làm cho sáp nóng lên và bị chảy ra thành chất lỏng.

Bài C2 (trang 77 SGK Vật Lý 8): Các đinh rơi xuống trước, sau theo thứ tự nào?

Theo thứ tự từ A đến B: a, b, c, d và e.

Bài C3 (trang 77 SGK Vật Lý 8): Hãy dựa vào thứ tự rơi xuống của các đinh để mô tả sự truyền nhiệt năng trong thanh đồng AB.

Các đinh rơi theo thứ tự a, b, c và d chứng tỏ nhiệt năng được truyền từ phần nóng hơn sang phần ít nóng hơn (từ A sang B).

Bài C4 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Các đinh gắn ở đầu các thanh có rơi xuống đồng thời không? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?

Các đinh gắn ở đầu các thanh rơi xuống không đồng thời.

Hiện tượng này chứng tỏ các thanh đồng, nhôm và thủy tinh dẫn nhiệt không giống nhau.

Bài C5 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Hãy dựa vào thí nghiệm trên để so sánh tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thủy tinh. Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất, chất nào dẫn nhiệt kém nhất? Từ đó có thế rút ra kết luận gì?

Kết quả thí nghiệm cho thấy chiếc đinh gắn ở thanh đồng rơi xuống trước, tiếp theo là đinh gắn ở thanh nhôm và cuối cùng là đinh gắn ở thanh thủy tinh. Như vậy, trong ba chất trên, đồng là chất dẫn nhiệt tốt nhất, kế đến là nhôm và cuối cùng là thủy tinh.

Bài C6 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Khi nước ở phần trên của ống nghiệm cổ bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thế rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng?

Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm chưa bị nóng chảy. Điều này cho thấy nước là chất dẫn nhiệt kém.

Bài C7 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm có bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí?

Khi ống nghiệm đã nóng bỏng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm chưa bị nóng chảy. Điều này chứng tỏ chất khí là chất dẫn nhiệt kém.

Bài C8 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tìm 3 ví dụ hiện tượng dẫn nhiệt.

– Dùng một que sắt đưa một đầu vào bếp than đang cháy, một lúc sau cầm vào đầu còn lại ta thấy nóng tay. Thanh sắt đã dẫn nhiệt từ bếp than sang tay ta.

– Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu thò một ngón tay vào nước ta thấy ấm tay: Nước đă truyền nhiệt từ lửa sang tay ta.

– Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi ta có cảm giác tay nóng lên: Thìa bạc đã truyền nhiệt từ nước nóng sang tay ta.

Bài C9 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường là bằng sứ?

Nồi, xoong dùng để nấu chín thức ăn. Làm nồi xoong bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín.

Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn cho thức ăn lâu bị nguội thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém.

Bài C10 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày?

Tác dụng của áo trong mùa lạnh là giữ nhiệt cho cơ thể. Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp khống khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.

Bài C11 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Về mùa nào chim thường hay đứng xù lông? Tại sao?

Về mùa đông chim thường hay đứng xù lông vì mùa đông, thời tiết lạnh, chim xù lông đế tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim, điều này giúp chim được giữ ấm hơn.

Bài C12 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh, còn trong những ngày nắng nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng?

Kim loại là chết dẫn nhiệt rất tốt. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt truyền từ cơ thể sang kim loại và bị phân tán nhanh, làm cho ta có cảm giác bị lạnh đi một cách nhanh chóng.

Ngược lại vào những ngày nóng, nhiệt độ của kim loại bên ngoài cao hơn nhiệt độ của cơ thể. Khi chạm vào kim loại, nhiệt lượng truyền từ kim loại sang cơ thể làm cho ta có cảm giác nóng lên.