Hướng Dẫn Giải Bài Tập Vật Lý 11 / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 7 Bài 11: Độ Cao Của Âm

Hướng dẫn giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 11: Độ cao của âm

Bài 11.1 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vật phát ra âm cao hơn khi nào?

A. Khi vật dao động mạnh hơn

B. Khi vật dao động chậm hơn

C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn

D. Khi tần số dao động lớn hơn

Giải

Chọn D

Bài 11.2 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Số dao động trong một giây gọi là … Đơn vị đo tần số là … (Hz).

Tai người bình thường có thể nghe được những âm có tần sô” từ… đến…

Âm càng bổng thì có tần số dao động càng …

Âm càng trầm thì có tần số dao động càng …

Trả lời:

Bài 11.3 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy so sánh tần số dao động của âm cao và âm thấp; của các nốt nhạc “đồ và rê”; của các nốt nhạc “đồ và đố”.

Trả lời:

Tần số dao động của âm cao lớn hơn tần số dao động của âm thấp

Tần số dao động của âm Đố nhỏ hơn tần sô’ dao động của âm RÊ.

Tần số dao động của âm ĐÔ nhỏ hơn tần sô” dao động của âm ĐÔ

Bài 11.4 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Khi bay, nhiều con vật vỗ cánh phát ra âm.

a) Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai côn trùng này, con nào vỗ cánh nhiều hơn?

b) Tại sao chúng ta không nghe được âm do cánh của con chim đang bay tạo ra?

Trả lời:

a) Con muỗi vỗ cánh nhiều hơn con ong đất.

b) Tai ta chỉ nghe được những âm do vật dao động với tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20.000Hz.

Vì tần số dao động của cánh chim nhỏ hơn 20Hz, nên ta không nghe được âm do cánh của con chim đang bay tạo ra.

Bài 11.5 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11

5. Rút ra mối liên hệ giữa khối lượng của nguồn âm và độ cao của âm phát ra

Trong các điều kiện khác như nhau, khối lượng của nguồn âm càng … thì âm phát ra càng….

Trả lời:

5. Rút ra môi liên hệ giữa khối lượng của nguồn âm và độ cao của âm phát ra

Trong các điều kiện khác như nhau, khối lượng của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng thấp, và ngược lại.

Bài 11.6 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?

A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.

B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động

C. Trong 5 giây, mặt trông thực hiện được 500 dao động.

D. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động

Vì có tần số là: 200 Hz.

Tính tần số ở câu B là 50Hz; câu C là 100Hz; câu D là 60Hz.

Bài 11.7 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Khi nào ta nói, âm phát ra trầm?

A. Khi âm phát ra với tần số cao.

B. Khi âm phát ra với tần số thấp,

C. Khi âm nghe to

D. Khi âm nghe nhỏ.

Bài 11.8 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dảv đàn, ta có thể kết luận nào sau đây?

A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn.

B. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát r2 có tần số càng nhỏ.

C. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to.

D. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát rE nghe càng nhỏ.

Bài 11.9 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Tại sao khi biểu diễn đàn bầu, người nghệ sĩ thường dùng tay uốn cần đàn?

Trả lời:

Quan sát đàn bầu, ta thấy đàn bầu chỉ có một dây. Một đầu của dâv đàn gắn cố định, còn đầu kia gắn với cần đàn có thể uôn được dễ dàng. Khi biểu diễn, người nghệ sĩ dùng tay uốn cần đàn để thay đổi căng của dây đàn. Nhờ đó, tần số dao động của dây đàn thay đổi, âm phát ra sẽ khác nhau

Bài 11.10 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Bằng quan sát và lắng nghe âm phát ra từ chiếc đàn ghita kh: gảy một dây đàn, rồi cũng gảy dây đàn đó nhưng bấm lần lượt ở các phím khác nhau, hãy đưa ra nhận xét về tần số dao động của dây đàn khi thay đổi vị trí bấm trên phím đàn.

Trả lời:

Khi bấm vào các phím đàn trên cùng một dây là ta đã thay đổi chiềi; dài của dây đàn đó. Dây đàn càng ngắn thì âm phát ra càng cao, do đó, tần số dao động của dây càng cao.

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sgk Vật Lý Lớp 8 Bài 22: Dẫn Nhiệt

Hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lý lớp 8 bài 22: Dẫn nhiệt

Bài C1 (trang 77 SGK Vật Lý 8): Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì?

Điều này chứng tỏ khi nung nóng đầu A, nhiệt lượng đã được thanh đồng truyền đi đến mọi điểm và làm cho sáp nóng lên và bị chảy ra thành chất lỏng.

Bài C2 (trang 77 SGK Vật Lý 8): Các đinh rơi xuống trước, sau theo thứ tự nào?

Theo thứ tự từ A đến B: a, b, c, d và e.

Bài C3 (trang 77 SGK Vật Lý 8): Hãy dựa vào thứ tự rơi xuống của các đinh để mô tả sự truyền nhiệt năng trong thanh đồng AB.

Các đinh rơi theo thứ tự a, b, c và d chứng tỏ nhiệt năng được truyền từ phần nóng hơn sang phần ít nóng hơn (từ A sang B).

Bài C4 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Các đinh gắn ở đầu các thanh có rơi xuống đồng thời không? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?

Các đinh gắn ở đầu các thanh rơi xuống không đồng thời.

Hiện tượng này chứng tỏ các thanh đồng, nhôm và thủy tinh dẫn nhiệt không giống nhau.

Bài C5 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Hãy dựa vào thí nghiệm trên để so sánh tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thủy tinh. Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất, chất nào dẫn nhiệt kém nhất? Từ đó có thế rút ra kết luận gì?

Kết quả thí nghiệm cho thấy chiếc đinh gắn ở thanh đồng rơi xuống trước, tiếp theo là đinh gắn ở thanh nhôm và cuối cùng là đinh gắn ở thanh thủy tinh. Như vậy, trong ba chất trên, đồng là chất dẫn nhiệt tốt nhất, kế đến là nhôm và cuối cùng là thủy tinh.

Bài C6 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Khi nước ở phần trên của ống nghiệm cổ bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thế rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng?

Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm chưa bị nóng chảy. Điều này cho thấy nước là chất dẫn nhiệt kém.

Bài C7 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm có bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí?

Khi ống nghiệm đã nóng bỏng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm chưa bị nóng chảy. Điều này chứng tỏ chất khí là chất dẫn nhiệt kém.

Bài C8 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tìm 3 ví dụ hiện tượng dẫn nhiệt.

– Dùng một que sắt đưa một đầu vào bếp than đang cháy, một lúc sau cầm vào đầu còn lại ta thấy nóng tay. Thanh sắt đã dẫn nhiệt từ bếp than sang tay ta.

– Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu thò một ngón tay vào nước ta thấy ấm tay: Nước đă truyền nhiệt từ lửa sang tay ta.

– Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi ta có cảm giác tay nóng lên: Thìa bạc đã truyền nhiệt từ nước nóng sang tay ta.

Bài C9 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường là bằng sứ?

Nồi, xoong dùng để nấu chín thức ăn. Làm nồi xoong bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín.

Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn cho thức ăn lâu bị nguội thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém.

Bài C10 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày?

Tác dụng của áo trong mùa lạnh là giữ nhiệt cho cơ thể. Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp khống khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.

Bài C11 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Về mùa nào chim thường hay đứng xù lông? Tại sao?

Về mùa đông chim thường hay đứng xù lông vì mùa đông, thời tiết lạnh, chim xù lông đế tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim, điều này giúp chim được giữ ấm hơn.

Bài C12 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh, còn trong những ngày nắng nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng?

Kim loại là chết dẫn nhiệt rất tốt. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt truyền từ cơ thể sang kim loại và bị phân tán nhanh, làm cho ta có cảm giác bị lạnh đi một cách nhanh chóng.

Ngược lại vào những ngày nóng, nhiệt độ của kim loại bên ngoài cao hơn nhiệt độ của cơ thể. Khi chạm vào kim loại, nhiệt lượng truyền từ kim loại sang cơ thể làm cho ta có cảm giác nóng lên.

Sáng Kiến: Hướng Dẫn Học Sinh Giải Bài Tập Vật Lý 8

PHÒNGGIÁODỤCVÀĐÀOTẠOHUYỆN KIM BÔITRƯỜNGTIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞLẬPCHIỆNG

HƯỚNG DẪN HỌC SINHGIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ 8

Tác giả:BÙI VĂN NHUẬNTrình độ chuyên môn:Đại học Sư phạm Vật lýChức vụ:Giáo viênĐơn vị công tác:Trường TH&THCS Lập Chiệng

Kim Bôi, năm học 2006 – 2017MỤC LỤC

32. Phương pháp tiếp cận sáng kiến1

54. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu2

6Chương II : Mô tả sáng kiến3

82. Các giải pháp thực hiện của sáng kiến8

93. Khả năng áp dụng nhân rộng của sáng kiến18

10Chương III: Kết luận chung và đề xuất19

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

2Tiểu học và trung học cơ sởTH&THCS

3Trung học phổ thôngTHPT

CHƯƠNG ITỔNG QUANMôn Vật lý có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ chung của giáo dục THCS là giúp HS củng cố và phát triển những kết quả giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.Chương trình Vật lý 8 thuộc giai đoạn hai của chương trình Vật lý THCS. Chương trình Vật lý 8 có vị trí đặc biệt quan trọng vì lớp 8 là lớp kết thúc phần cơ học và nhiệt học ở cấp học này và do đó, nó có nhiệm vụ thực hiện trọn vẹn các mục tiêu đã được quy định chính thức trong chương trình môn Vật lý cấp THCS.Giải bài tập là một trong những hoạt động tự lực quan trọng của HS trong học tập môn Vật lý. Trong hệ thống bài tập vật lý ở trường THCS hiện nay, chủ yếu yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã học để giải thích, dự đoán một số hiện tượng trong thực tế hay tính toán một số đại lượng trong các trường hợp cụ thể. Nhưng những hiện tượng cụ thể đó thì rất nhiều, HS không thể nhớ hết được, điều quan trọng cần đạt được là HS phải biết cách lập luận, suy luận một cách chặt chẽ, chính xác, đúng quy tắc để có thể suy từ những kiến thức khái quát đã thu nhận được trong bài học lí thuyết để giải quyết các nhiệm vụ nêu ra trong bài tập, giáo viêncần hướng dẫn HS suy nghĩ, lập luận để tự tìm ra lời giải.Chính vì những lý do như trên, nên tôi xây dựng sáng kiến “Hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý 8″để cùng các đồng chí, đồng nghiệp bàn về cách hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lập luận để tìm ra lời giải cho mỗi dạng bài tập. Sáng kiến chú trọng đến một số bài tập điển hình thường gặp theo chương trình, chứ không có ý tuyển chọn những bài khó, lạ yêu cầu cao đối với HS.CHƯƠNG IIMÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Nêu vấn đề của Sáng kiếnMôn vật lý là bộ môn khoa học tự nhiên trong nhà trường THCS. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là nghiên cứu các hiện tượng vật lý tìm ra nguyên nhân, khám phá ra các định luật vật lý và từđó vận dụng các công thức định luật đóđể giải quyết các bài tập vật lý nhằm phục vụ lợi ích cho con người.Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sựchuyển biến mạnh mẽ của kinh tế, xã hội,đối với ngành giáo dục để học sinh có một tri thức vững vàng,đòi hỏi người thầy phải sáng tạo tìm tòi ra những phương pháp dạy học sao cho học sinh tiếp thu một cách phù hợp nhất với từng địa phương cụ, thểđể học sinh tiếp thu được những thành tựu khoa học của thời đại.Song thực tế hiện nay không cóít khó khăn trong việc giảng dạy bộ môn vật lý,đó làđồ dùng thí nghiệm còn chưa đầy đủ

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Vật Lý 12 Bài 3: Con Lắc Đơn

Trong chương đầu tiên của vật lý 12 về dao động cơ, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và dao động của một con lắc đơn là như thế nào. Sau khi học bài học này, các em sẽ hoàn thành được các mục tiêu của bài học như: Điều kiện của vật nặng để con lắc đơn dao động điều hòa, viết được công thức tính chu kì, tần số góc của dao động, tính được thế năng, động năng, cơ năng của con lắc đơn,… Từ đó vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập cơ bản và nâng cao trong SGK và sách bài tập.

I. Tóm tắt lý thuyết vật lý 12 bài 3 – Con lắc đơn

Vật lý 12 bài 3 – Con lắc đơn là bài học sau khi các em đã tìm hiểu được về dao động điều hòa và con lắc lò xo trong các bài học đầu tiên của lý 12. Con lắc đơn cũng là một trường hợp của dao động điều hòa, nhưng nó giống và khác như thế nào so với con lắc đơn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây.

1. Cấu tạo của con lắc đơn

Con lắc đơn gồm 1 vật nhỏ có khối lượng m, treo ở đầu một sợi dây không dãn khối lượng không đáng kể có chiều dài l, đầu trên của sợi dây sẽ được treo vào một điểm cố định.

2. Phương trình dao động điều hòa của con lắc đơn

Phương trình dao động điều hòa của con lắc đơn

– Li độ cong: s =s 0 cos(ωt +φ) (đơn vị: cm, m)

– Li độ góc: =α 0 cos(ωt +φ) (đơn vị: độ, rad)

Chú ý: Khi con lắc đơn dao động điều hòa với góc lệch nhỏ và bot qua mọi ma sát thì s=l.α và s 0=l.α 0( và 0 có đơn vị là rad).

3. Chu kỳ, tần số dao động và tần số góc của một con lắc đơn

Khi con lắc đơn dao động điều hòa thì có:

Chú ý: Con lắc đơn dao động điều hòa thì chu kỳ không phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng và biên độ dao động của vật.

4. Năng lượng của con lắc đơn khi dao động điều hòa

Con lắc đơn dao động điều hòa thì năng lượng của đơn là:

Động năng con lắc đơn:

Thế năng con lắc đơn:

Cơ năng của con lắc đơn:

Chú ý: + Nếu bỏ qua ma sát thì cơ năng con lắc đơn bảo toàn

+ Công thức trên đứng với mọi li độ α ≤900

Bài tập minh họa vật lý 12 bài 3 – Con lắc đơn

Bài 1: Một con lắc đơn có chiều dài l = 16 cm. Kéo con lắc này lệch khỏi vị trí cân bằng một góc 9 0 rồi thả nhẹ cho con lắc dao động. Bỏ qua các ma sát, lấy g= 10 m/s 2. Chọn gốc thời gian lúc thả vật, chiều dương là chuyển chuyển động ban đầu của con lắc. Hãy viết phương trình dao động của con lắc theo li độ góc

Hướng dẫn giải:

Tần số góc của con lắc:

Li độ cực đại:

Ta có :

Vậy phương trình dao động của con lắc theo li độ dài là: (rad).

Bài 2: Một con lắc đơn có chiều dài l = 15 cm. Từ vị trí cân bằng con lắc được truyền vận tốc 10 cm/s theo chiều dương của trục tọa độ. Chọn gốc thời gian lúc thả vật và g= 10 m/s 2. Viết phương trình dao động của con lắc đơn theo li độ dài.

Hướng dẫn giải:

Tần số góc của con lắc:

Li độ cực đại :

Ta có:

vậy phương trình dao động của con lắc theo li độ dài là: s = 8 cos(8t – π/2) (cm)

Bài 3: Con lắc đơn dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,81 m/s2, với chu kỳ T = 2s. Tính chiều dài của con lắc này.

Hướng dẫn giải:

Ta có chu kỳ con lắc: Chiều dài con lắc: =0,995(m).

Bài 4: Một con lắc đơn có độ dài l, trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện được 6 dao động. Nếu người ta giảm bớt độ dài của nó đi 16cm, cũng trong khoảng thời gian Δt như trước nó thực hiện được 10 dao động. Chiều dài của con lắc ban đầu là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Trong khoảng thời gian Δt con lắc thực hiện được 6 dao động, nếu giảm bớt độ dài đi 16cm thì cũng trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện được 10 dao động. vậy ta có biểu thức:

Giải phương trình trên với g = 10 m/s2 ta được kết quả chiều dài l của con lắc là: l=0,25 m =25 cm.

Qua bài giảng vật lý 12 bài 3 – Con lắc đơn này, các em cần nắm vững các mục tiêu mà bài đưa ra : Cấu tạo con lắc đơn, điều kiện con lắc đơn giao động điều hòa, công thức tính chu kỳ và các năng lượng của con lắc đơn. Hy vọng đây là một tài liệu giúp các em học tốt hơn vật lí 12 trong chương này nói riêng và toàn chương trình nói chung.