Hướng Dẫn Giải Bài Tập Vật Lý 6 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 6 Bài 15: Đòn Bẩy

Hướng dẫn giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 15: Đòn bẩy

Bài 15.1 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a) Đòn bẩy luôn có……….. và có……… tác dụng vào nó.

b) Khi khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của người lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng thì dùng đòn bẩy này được lợi về…………

Trả lời:

a) Đòn bẩy luôn có điểm tựa và có các lực tác dụng vào nó.

b) Khi khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của người lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng thì dùng đòn bẩy này được lợi về lực.

Bài 15.2 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Dùng xà beng để bẩy vật nặng lên (H.15.1).

A.Ở X. B. Ở Y.

C. Ở Z. D. Ở khoảng giữa Y và z.

Trả lời:

Chọn A.

Đặt điểm tựa ở X xà beng để bẩy vật nặng lên là dễ nhất vì khi đó cánh tay đòn là lớn nhất.

Bài 15.3 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hãy điền các kí hiệu O (điểm tựa), O 1 (điểm tác dụng của vật) và O 2 (điểm tác dụng của người) vào các vị trí thích hợp trên các vật là đòn bẩy ở hình 15.2. Trong các đòn bẩy trên, dùng cái nào được lợi về lực?

Bài 15.4 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Dùng thìa và đồng xu đều có thể mở được nắp hộp. Dùng vật nào sẽ mở dễ hơn? Tại sao?

Trả lời:

Dùng thìa sẽ mở dễ hơn vì cánh tay đòn dài hơn.

Bài 15.5 trang 50 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Tay, chân của con người hoạt động như các đòn bẩy. Các xương tay, xương chân là đòn bẩy, các khớp xương là điểm tựa, còn các cơ bắp tạo nên lực.

Để nâng một vật nặng 20N, cơ bắp phải tác dụng một lực tới 160N. Tuy nhiên cơ bắp chỉ cần co lại 1cm cũng đã nâng vật lên một đoạn 8cm rồi. Người ta nói rằng, tuy không được lợi về lực nhưng dùng đòn bẩy này lại được lợi về đường đi (H. 15.4).Hãy suy nghĩ về cách cử động của chân, tay… và tìm hiểu xem có những đòn bẩy nào trong cơ thể em?

Trả lời:

Trong cơ thể có nhiều bộ phận hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy trong đó điển hình là các xương và cơ cánh tay (đã nêu trên), cẳng chân, các ngón tay, chân, đầu và cổ…

Bài 15.6 trang 50 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cân Rô-béc-van. B. Cân đồng hồ.

C. Cân đòn. D. Cân tạ.

Trả lời:

Chọn B

Trong các loại cân trên thì cân đồng hồ không phải là một ứng dụng của đòn bẩy vì đây là ứng dụng về lực đàn hồi.

Bài 15.7 trang 50 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cái búa nhổ đinh.

B. Cái cần kéo nước từ dưới giếng lên.

C. Cái mở nút chai.

D. Dụng cụ mắc ở đầu cột cờ dùng đế kéo cờ lên và hạ cờ xuống.

Trả lời:

Chọn D

Dụng cụ mắc ở đầu cột cờ dùng để kéo cờ lên và hạ cờ xuống thường là một cái ròng rọc nên nó không dùng đòn bẩy.

Bài 15.8 trang 50 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Trong hình 15.5, những người Ai Cập cổ đại đang dùng dụng cụ được cấu tạo dựa trên nguyên tắc hoạt động của

B. đòn bẩy.

C. đòn bẩy phối hợp với ròng rọc

D. mặt phẳng nghiêng phối hợp với đòn bẩy.

Trả lời:

Chọn B

Trong hình 15.5, những người Ai Cập cổ đại đang dùng dụng cụ được cấu tạo dựa trên nguyên tắc hoạt động của đòn bẩy

Bài 15.9 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Trong hình 15.6, người ta dùng đòn bẩy có điếm tựa O để bẩy một vật trọng lượng P. Dùng lực bẩy nào sau đây là có lợi nhất? Biết mũi tên chỉ lực càng dài thì cường độ của lực càng lớn.

C. Lực F 3. D. Lực F 4.

Trả lời:

Chọn D

Dùng lực bẩy F 4 là có lợi nhất vì cánh tay đòn lực này là đoạn OD dài nhất.

Hãy dùng đặc điểm sau đây của đòn bẩy để trả lời các câu 15.10 và 15.11: Trong đòn bẩy, nếu O 2O lớn hơn O 1O bao nhiêu lần thì F 2 nhỏ hơn F 1 bấy nhiêu lần.

Bài 15.10 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có

Trả lời:

Chọn B

Bài 15.11 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20kg, thùng thứ hai nặng 30kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O 1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O 2. Hỏi OO 1 và OO 2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

Trả lời:

Chọn B

Để gánh nước cân bằng thì OO 1 và OO 2 có giá trị OO 1= 90cm, OO 2 = 60cm. Vì khi đó P 1d 1 = P 2d 2 ⇒ 200.90 = 300.60

Bài 15.12 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Một học sinh muốn thiết kế một cần kéo nước từ giếng lên theo nguyên tắc đòn bẩy (H.15.7) với những yêu cầu sau:

2. O 2O = 2O 1O (O 2O là khoảng cách từ điểm buộc dây kéo tới giá đỡ; O 1O là khoảng cách từ điếm buộc dây gàu tới giá đỡ). Hỏi phải treo vào đầu dây kéo một vật nặng có khối lượng tối thiểu bằng bao nhiêu? Biết cường độ của lực F 1 lớn hơn cường độ của lực F 2 bao nhiêu lẩn thì O 1O nhỏ hơn O 2 O bấy nhiêu lần.

Trả lời:

Muốn dùng lực 40N để kéo gàu nước nặng 140N và chiều dài O 2O = 2O 1 O thì phải treo vào đầu dây kéo một vật nặng có khối lượng tối thiểu bằng m sao cho:

Bài 15.13 trang 52 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hình 15.8 vẽ hai người dùng đòn bẩy để nâng cùng một vật nặng. Nếu gọi F 1 là lực ấn của tay người ở hình 15.8a, F 2 là lực nâng của người ở hình 15.8b thì:

D. F 1 = F 2 vì hai đòn bẩy dài bằng nhau.

Trả lời

Chọn A

Bài 15.14 trang 52 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hình 15.9 vẽ hai người cùng vác một vật nặng như nhau.

Hỏi lực kéo của tay người ở hình nào có cường độ lớn hơn?

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 6 Bài 22: Nhiệt Kế

Hướng dẫn giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 22: Nhiệt kế – Nhiệt giai

Bài 22.1 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

A. Nhiệt kế rượu.

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.

D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được.

Trả lời:

Chọn C.

Nhiệt kế thủy ngân là nhiệt kế có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy vì ở nhiệt độ nóng chảy của băng phiến thì thủy ngân vẫn ở thể lỏng

Bài 22.2 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:

A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100°C.

B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.

C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.

D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0°C.

Trả lời:

Chọn B.

Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C (Bài này nêu ra sau khi học bài sự sôi).

Bài 22.3 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh?

Trả lời:

Thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh là do thủy ngân, rượu nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh.

Bài 22.4 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thủy ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thủy ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?

Trả lời:

Không. Vì thế tích thủy ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống thủy tinh có tiết diện nhỏ mực thủy ngân sẽ dâng cao hơn.

Bài 22.5 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Trong một ngày hè, một học sinh theo dõi nhiệt độ không khí trong nhà và lập được bảng 2.1.Hãy dùng bảng ghi nhiệt độ theo thời gian này để chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau đây:

1. Nhiệt độ lúc 9 giờ là bao nhiêu?

A. 25°C. C. 29°C.

B. 27°C. D. 30°C.

2. Nhiệt độ 31°c vào lúc mây giờ?

A. 7 giờ. C. 10 giờ.

B. 9 giờ. D. 18 giờ.

3. Nhiệt độ thấp nhất vào lúc mấy giờ

A. 18 giờ. C. 10 giờ.

B. 7 giờ. D. 12 giờ.

4. Nhiệt độ cao nhất vào lúc mây giờ?

A. 18 giờ. C. 12 giờ.

B. 16 giờ. D. 10 giờ.

Trả lời:

1. B. 27°C; 2. Không có câu nào đúng

3. B. 7 giờ; 4. C. 12 giờ.

Bài 22.6 trang 70 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34°C và trên 42°C?

Trả lời:

Vì nhiệt độ cơ thế người chỉ vào khoảng từ 36°C đến 42°C.

Bài 22.7 trang 70 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

a) Bàn là. b) Cơ thể người.

c) Nước sôi. d) Không khí trong phòng.

Trả lời:

a) Bàn là ⟹ Nhiệt kế kim loại;

b) Cơ thể người ⟹ Nhiệt kế y tế;

c) Nước sôi ⟹ Nhiệt kế thủy ngân;

d) Không khí trong phòng ⟹ Nhiệt kế rượu.Bài 22.8 trang 70 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Chọn câu sai

Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo

A. nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động.

B. nhiệt độ của nước đá đang tan.

C. nhiệt độ khí quyển.

D. nhiệt độ cơ thể người.

Trả lời:

Chọn A

Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo từ -10°C đến 110°C nên không thể đo nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động hàng ngàn độ được.

Bài 22.9 trang 71 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hình vẽ nào trong hình 22.1 phù hợp với trường hợp nhiệt kế 1 được đặt vào một cốc đựng nước nóng còn nhiệt kế 2 được đặt vào một cốc đựng nước lạnh.

Hình vẽ D trong hình 22.1 phù hợp với trường hợp nhiệt kế 1 được đặt vào một cốc đựng nước nóng còn nhiệt kế 2 được đặt vào một cốc đựng nước lạnh vì độ chỉ trong nước nóng (1) cao hơn.

Bài 22.10 trang 71 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Lí do nào sau đây là một trong những lí do chính khiến người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà không chế tạo nhiệt kế nước?

A. Vì nước dãn nở vì nhiệt kém rượu.

B. Vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ trên 100°C

C. Vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ trên 0°c.

D. Vì nước dãn nở vì nhiệt một cách đặc biệt, không đều.

Trả lời:

Chọn D

Lí do chính khiến người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà không chế tạo nhiệt kế nước là vì nước dãn nở vì nhiệt một cách đặc biệt, không đều.

Bài 22.11 trang 71 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế vẽ ở hình 22.2 là

A. 50°C và 1°C

B. 50°C và 2°C.

C. Từ 20°C đến 50°C và 1°C.

D. Từ – 20°C đến 50°C và 2°C

GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế vẽ ở hình 22.2 là từ -20°C đến 50°C và 2°C

Bài 22.12 trang 71 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Dùng nhiệt kế vẽ ở hình 22.2, không thể đo được nhiệt độ của

A. nước sông đang chảy. B. nước uống.

C. nước đang sôi. D. nước đá đang tan.

Dùng nhiệt kế vẽ ở hình 22.2, không thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi vì nhiệt độ sôi của nước là 100°C lớn hơn GHĐ của nhiệt kế.

Bài 22.13 trang 72 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):

a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

d) Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa. Nếu chưa, thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

A. a, b, c, d. B. d, c, a, b.

C. d, c, b, a. D. b, a, c, d

Trả lời:

Chọn B

Sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất là d, c, a, b tức là:

Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa. Nếu chưa, thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế

Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ

Bài 22.14 trang 72 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bảng sau đây ghi sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian dựa trên số liệu của một trạm khí tượng ở Hà Nội ghi được vào một ngày mùa đông.

a) Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian ghi ở bảng trên. Lấy gốc trục nằm ngang (trục hoành) là 0 giờ và 1cm ứng với 3 giờ. Lấy gốc trục thẳng đứng (trục tung) là 10°C và 1cm ứng với 2°C.

b) Nhiệt độ thấp nhất, cao nhất trong ngày là vào lúc nào? Độ chênh nhiệt độ trong ngày là bao nhiêu?

Trả lời:

a) Vẽ đường biểu diễn.

Bài 22.15 trang 72 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Trong một phòng thí nghiệm, người ta dùng nhiệt kế theo dõi nhiệt độ ở ngoài trời, trong phòng và trong tủ có đặt đèn sấy. Hình 22.4 vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của nhiệt độ trong ngày.

a) Hãy dựa vào đường biếu diễn đế xác định xem nhiệt độ ở đâu biến thiên nhiều nhất. 

b) Nếu coi nhiệt độ của tủ sấy và nhiệt độ cao hon là thích hợp cho công việc thì trong một ngày lúc nào có thể tắt đèn sấy

b) Nếu coi nhiệt độ của tù sấy và nhiệt độ cao hơn là thích hợp cho công việc thì trong một ngày thì có thể tắt đèn sấy khoảng từ 12h đên 18h trong ngày.

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sgk Vật Lý Lớp 8 Bài 22: Dẫn Nhiệt

Hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lý lớp 8 bài 22: Dẫn nhiệt

Bài C1 (trang 77 SGK Vật Lý 8): Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì?

Điều này chứng tỏ khi nung nóng đầu A, nhiệt lượng đã được thanh đồng truyền đi đến mọi điểm và làm cho sáp nóng lên và bị chảy ra thành chất lỏng.

Bài C2 (trang 77 SGK Vật Lý 8): Các đinh rơi xuống trước, sau theo thứ tự nào?

Theo thứ tự từ A đến B: a, b, c, d và e.

Bài C3 (trang 77 SGK Vật Lý 8): Hãy dựa vào thứ tự rơi xuống của các đinh để mô tả sự truyền nhiệt năng trong thanh đồng AB.

Các đinh rơi theo thứ tự a, b, c và d chứng tỏ nhiệt năng được truyền từ phần nóng hơn sang phần ít nóng hơn (từ A sang B).

Bài C4 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Các đinh gắn ở đầu các thanh có rơi xuống đồng thời không? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?

Các đinh gắn ở đầu các thanh rơi xuống không đồng thời.

Hiện tượng này chứng tỏ các thanh đồng, nhôm và thủy tinh dẫn nhiệt không giống nhau.

Bài C5 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Hãy dựa vào thí nghiệm trên để so sánh tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thủy tinh. Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất, chất nào dẫn nhiệt kém nhất? Từ đó có thế rút ra kết luận gì?

Kết quả thí nghiệm cho thấy chiếc đinh gắn ở thanh đồng rơi xuống trước, tiếp theo là đinh gắn ở thanh nhôm và cuối cùng là đinh gắn ở thanh thủy tinh. Như vậy, trong ba chất trên, đồng là chất dẫn nhiệt tốt nhất, kế đến là nhôm và cuối cùng là thủy tinh.

Bài C6 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Khi nước ở phần trên của ống nghiệm cổ bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thế rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng?

Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm chưa bị nóng chảy. Điều này cho thấy nước là chất dẫn nhiệt kém.

Bài C7 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm có bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí?

Khi ống nghiệm đã nóng bỏng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm chưa bị nóng chảy. Điều này chứng tỏ chất khí là chất dẫn nhiệt kém.

Bài C8 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tìm 3 ví dụ hiện tượng dẫn nhiệt.

– Dùng một que sắt đưa một đầu vào bếp than đang cháy, một lúc sau cầm vào đầu còn lại ta thấy nóng tay. Thanh sắt đã dẫn nhiệt từ bếp than sang tay ta.

– Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu thò một ngón tay vào nước ta thấy ấm tay: Nước đă truyền nhiệt từ lửa sang tay ta.

– Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi ta có cảm giác tay nóng lên: Thìa bạc đã truyền nhiệt từ nước nóng sang tay ta.

Bài C9 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường là bằng sứ?

Nồi, xoong dùng để nấu chín thức ăn. Làm nồi xoong bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín.

Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn cho thức ăn lâu bị nguội thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém.

Bài C10 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày?

Tác dụng của áo trong mùa lạnh là giữ nhiệt cho cơ thể. Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp khống khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.

Bài C11 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Về mùa nào chim thường hay đứng xù lông? Tại sao?

Về mùa đông chim thường hay đứng xù lông vì mùa đông, thời tiết lạnh, chim xù lông đế tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim, điều này giúp chim được giữ ấm hơn.

Bài C12 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh, còn trong những ngày nắng nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng?

Kim loại là chết dẫn nhiệt rất tốt. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt truyền từ cơ thể sang kim loại và bị phân tán nhanh, làm cho ta có cảm giác bị lạnh đi một cách nhanh chóng.

Ngược lại vào những ngày nóng, nhiệt độ của kim loại bên ngoài cao hơn nhiệt độ của cơ thể. Khi chạm vào kim loại, nhiệt lượng truyền từ kim loại sang cơ thể làm cho ta có cảm giác nóng lên.

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Vật Lý 10: Ngẫu Lực (Sgk Vật Lý 10 Trang 118)

Hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 10: Ngẫu lực (SGK vật lý 10 trang 118)

Bài 1 (trang 118 SGK Vật Lý 10): Ngẫu lực là gì? Nêu một vài ví dụ về ngẫu lực.

Ngẫu lực: là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng

– Dùng tay vặc vòi nước ta đã tác dụng vào vòi một ngẫu lực

– Khi ô tô sắp qua đoạn đường ngoặt, người lái xe tác dụng một ngẫu lực vào tay lái (vô

Bài 2 (trang 118 SGK Vật Lý 10): Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn.

+ Trường hợp vật không có trục quay cố định: Ngẫu lực sẽ làm cho vật quay quanh

trọng tâm. Nếu có trục quay đi qua trọng tâm thì trục quay này không chịu tác dụng lực.

+ Trường hợp vật có trục quay cố định: Ngẫu lực làm cho vật quay quanh trục quay cố

định. Trọng tâm cũng quay quanh trục quay, gây ra lực tác dụng lên trục quay đó, có

thể làm cho trục quay biến dạng.

Bài 3 (trang 118 SGK Vật Lý 10): Viết công thức tính momen của ngẫu lực.

Momen của ngẫu lực có đặc điểm gì?

Công thức tính momen của ngẫu lực:

Momen của ngẫu lực phụ thuộc vào độ lớn của ngẫu lực, vào khoảng cách d giữa hai

giá của hai lực, không phụ thuộc vào vị trí trục quay O.

Bài 4 (trang 118 SGK Vật Lý 10): Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N.

Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen của ngẫu lực là:

Áp dụng công thức momen của ngẫu lực:

M = F.d = 5.0,2 = 1 (N.m).

Bài 5 (trang 118 SGK Vật Lý 10): Một ngẫu lực gồm hai lực vector F1 và vector

F2 có F1 = F2= F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là?

D.Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.

Bài 6 (trang 118 SGK Vật Lý 10): Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang

đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu

lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1 N (Hình

a) Tính momen của ngẫu lực.