Hướng Dẫn Giải Bài Tập Xác Suất Thống Kê / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Xác Suất Thống Kê

Hướng dẫn giải bài tập xác suất thống kê

Xác suất thống kê là chuyên ngành được xây dựng nhằm mục đích nghiên cứu tìm ra quy luật chi phối và đưa ra các phương pháp tính toán khả năng xuất hiện của các hiện tượng, biến cố ngẫu nhiên. Ngày nay, Xác suất thống kê đã trở thành một ngành toán học quan trọng cả về phương diện lý thuyết và ứng dụng. Nó là công cụ không thể thiếu được mỗi khi ta nói đến dự báo, bảo hiểm, mỗi khi cần đánh giá các cơ may, các nguy cơ rủi ro.

Môn học Xác suất thống kê áp dụng vào thực tế như thế nào?

Xác suất thống kê cho chúng ta thấy được qui luật của những cái ngẫu nhiên để rồi lượng hóa chúng. Trong nghiên cứu khoa học, ta dùng xác suất thống kê để kiểm định tính chính xác của mô hình, kiểm định độ tin cậy của thang đo… Trong kinh tế, xác suất thống kê giúp ta lựa chọn phương án sao cho lợi nhuận nhiều nhất với độ rủi ro ít nhất. Xác suất thống kê cũng có vai trò quan trọng trong việc lập mô hình phân tích và dự báo trong quá trình ra quyết định kinh doanh và các quá trình khác.

Nhằm giúp các bạn sinh viên có cơ hội đạt kết quả tốt trong môn học Xác xuất thống kê, cũng như có cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về môn học có tính áp dụng thực tiễn vô cùng lớn này, tác giả Tống Đình Quỳ đã phối hợp cùng Nhà xuất bản Bách Khoa – Hà Nội xuất bản cuốn sách kiến thức hữu ích: Hướng dẫn giải bài tập xác suất thống kê

Hướng dẫn giải bài tập xác suất thống kê giúp bạn học tốt môn Lý thuyết xác xuất và thống kê toán

Cuốn sách bao gồm 6 chương được chia thành các đề mục. Trong mỗi đề mục thường có ba phần: tóm tắt lý thuyết, một số bài giải mẫu và các bài tập luyện tập. Những bài tập nâng cao được đánh dấu sao.

Phụ lục gồm hai phần:

– Phần A dành cho các bảng số với hướng dẫn cách tra cứu;

– Phần B là 12 đề thi môn học này tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội trong các năm 1996 – 1997.

Nội dung sách phong phú, có nhiều bài tập bổ ích, đa dạng; cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và dễ hiểu, đây sẽ là một mẹo nhỏ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành có thể hiểu bài nhanh nhất.

Thông tin về tác giả Tống Đình Quỳ

PGS Tống Đình Quỳ – Nguyên Viện trưởng Viện Toán ứng dụng và Tin học, đã có rất nhiều năm tham gia công tác giảng dạy và quản lý tại Viện Toán ứng dụng và tin học của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Bên cạnh cuốn sách Hướng dẫn giải bài tập môn Xác xuất này, PGS Tống Đình Quỳ còn tham gia biên soạn các giáo trình của bộ môn Xác xuất thống kê và các môn học Toán ứng dụng cũng như có nhiều đóng góp trong công tác quản lý tại Viện nói riêng và trường Đại học Bách khoa nói chung.

Trân trọng giới thiệu cùng các bạn sinh viên cuốn sách bài tập bổ ích này!

Hướng Dẫn Học Tập Lý Thuyết Xác Suất Và Thống Kê Toán (2017)

NỘI DUNG GIẢNG DẠY LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ TOÁN HỆ TÍN CHỈ – 3 TÍN CHỈ = 45 GIỜ TÍN CHỈ (TỪ THÁNG 8 / 2017)

Nội dung được thống nhất tại cuộc họp Bộ môn ngày 11 / 8 / 2017.

Nội dung này được công bố cho Giảng viên và Sinh viên.

1. Đề cương chi tiết học phần: TẠI ĐÂY.

2. Slide bộ môn soạn (cập nhật 11/8/17): TẠI ĐÂY

3. Tài liệu bổ trợ: Hướng dẫn thực hành Excel

Dữ liệu thực hành Excel: ​ PROSTAT2016_SV

4. Bảng số và công thức cơ bản 2 trang (sinh viên tự in và được mang vào phòng thi – : TẠI ĐÂY

Trường hợp sử dụng bảng công thức giả không đúng nội dung sẽ bị coi là tài liệu không được phép và đình chỉ thi)

5. Một số câu hỏi ngắn (Cập nhật 01 / 10 / 2017): TẠI ĐÂY

6. Điểm 10% từ 5 trở lên sinh viên mới được thi

7. Nội dung giảng dạy:

Phần tự đọc:

– Sinh viên tự đọc, vẫn có trong nội dung bài thi, kiểm tra.

– Tự đọc bao gồm nội dung lý thuyết và thực hành Excel.

– Giảng viên giới thiệu phần thực hành Excel tương ứng sau mỗi bài.

– Giảng viên có thể kiểm tra phần tự đọc.

Bài tập cơ bản: Những bài yêu cầu bắt buộc trong giáo trình sinh viên phải đảm bảo làm và hiểu để nắm được nội dung cơ bản, tương ứng với mức điểm 7.0 trên thang điểm 10.

Bài tập cơ bản [Tr14] 1.3, 1.5, 1.15, [Tr20] 1.20, 1.21, [Tr23] 1.24, 1.26, 1.28, 1.30a, [Tr47] 1.37, 1.42, 1.46, 1.47, 1.51, [Tr53] 1.58, 1.60, 1.61, [Tr59] 1.62, 1.63, 1.68, 1.70, [Tr67] 1.74, 1.75, 1.79, 1.84, [Tr69] 1.93, 1.94, 1.97, 1.100, 1.102a, 1.105a

Bài tập cơ bản: [Tr213] 4.2, 4.3, [Tr229] 4.12, 4.13, [Tr236] 4.16, 4.17, 4.18, [Tr240] 4.20, 4.22, [Tr258] 4.32, 4.35, 4.37, [Tr261] 4.64, 4.65

Bài tập cơ bản: [Tr304] 6.1, [Tr343] 6.12, 6.13, 6.14, 6.15, 6.26 [Tr371] 6.31, 6.34, 6.39, 6.40, [Tr382] 6.43, 6.47, 6.54, 6.57 [Tr384] 6.59, 6.64, 6.66

Giới thiệu thực hành Excel: Bài số 3, 4, 5, SV tự đọc Lưu ý bảng thống kê mô tả tổng hợp

*Kiểm định: Không có trước tham số tổng thể Khi kiểm định hai TB, không thêm thông tin thì ngầm định là hai phương sai tổng thể là khác nhau.

Bài tập cơ bản: [Tr555] 9.1, 9.4, 9.5

Bài Tập Xác Suất Thống Kê Bài Tập Xác Suất Thống Kê Có Đáp Án

Bài tập xác suất thống kê Bài tập xác suất thống kê có đáp án

Bài tập xác suất thống kê có đáp án kèm theo

Bài tập xác suất thống kê gồm bài tập về xác suất thống kê có lời giải, giúp các bạn sinh viên củng cố các kiến thức được học của môn Xác suất thống kê. Từ đó, giúp các bạn có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài 1: Có 30 đề thi trong đó có 10 đề khó, 20 đề trung bình. Tìm xác suất để:

a. Một học sinh bắt một đề gặp được đề trung bình.

b. Một học sinh bắt hai đề, được ít nhất một đề trung bình.

Giải

a. Gọi A là biến cố học sinh bắt được đề trung bình:

b. Gọi B là biến cố học sinh bắt được 1 đề trung bình và một đề khó

Gọi C là biến cố học sinh bắt được 2 đề trung bình.

Gọi D là biến cố học sinh bắt hai đề, được ít nhất một đề trung bình.

Khi đó:

Bài 2: Có hai lớp 10A và 10 B mỗi lớp có 45 học sinh, số học sinh giỏi văn và số học sinh giỏi toán được cho trong bảng sau. Có một đoàn thanh tra. Hiệu trưởng nên mời vào lớp nào để khả năng gặp được một em giỏi ít nhất một môn là cao nhất?

Giải

Gọi V là biến cố học sinh giỏi Văn, T là biến cố học sinh giỏi Toán.

Ta có: Lớp 10A

P(V + T) = P(V) + P(T) – P(VT) = 25/45 + 30/45 – 20/45 = 7/9

Lớp 10B:

P(V + T) = P(V) + P(T) – P(VT) = 25/45 + 30/45 – 10/45 = 1

Vậy nên chọn lớp 10B.

Bài 3: Lớp có 100 sinh viên, trong đó có 50 SV giỏi Anh Văn, 45 SV giỏi Pháp Văn, 10 SV giỏi cả hai ngoại ngữ. Chọn ngẫu nhiên một sinh viên trong lớp. Tính xác suất:

a. Sinh viên này giỏi ít nhất một ngoại ngữ.

b. Sinh viên này không giỏi ngoại ngữ nào hết.

c. Sinh viên này chỉ giỏi đúng một ngoại ngữ.

d. Sinh viên này chỉ giỏi duy nhất môn Anh Văn.

Giải

a) Gọi A là biến cố Sinh viên giỏi Anh Văn.

Gọi B là biến cố Sinh viên giỏi Pháp Văn.

Gọi C là biến cố Sinh viên giỏi ít nhất một ngoại ngữ.

P(C) = P(A + B) = P(A) + P(B) – P(AB) = 50/100 + 45/100 – 10/100 = 0,85

b) Gọi D là biến cố Sinh viên này không giỏi ngoại ngữ nào hết.

P(D) = 1 – P(C) = 1 – 0,85 = 0,15

Đề Cương Bài Tập Xác Suất Thống Kê

Chương 1: Các sự kiện ngẫu nhiên và phép tính xác suất 1.1 Sự kiện ngẫu nhiên, định nghĩa xác suất, giải tích tổ hợp

Bài tập 1.1. Cho phương trình x+y+z=100. Phương trình đã cho có bao nhiêu nghiệm:

1. nguyên dương, 2. nguyên không âm.

Bài tập 1.2. Có 30 tấm thẻ đánh số từ 1 tới 30. Chọn ngẫu nhiên ra 10 tấm thẻ. Tính xác suất để:

1. Tất cả tấm thẻ đều mang số chẵn, 2. Có đúng 5 số chia hết cho 3, 3. Có 5 tấm thẻ mang số lẻ, 5 tấm thẻ mang số chẵn trong đó chỉ có một số chia hết cho 10.

Bài tập 1.3. Ba nữ nhân viên phục vụ A, B và C thay nhau rửa đĩa chén và giả sử ba người này đều “khéo léo” như nhau. Trong một tháng có 4 chén bị vỡ. Tìm xác suất: 1. Chị A đánh vỡ 3 chén và chị B đánh vỡ 1 chén, 2. Một trong 3 người đánh vỡ 4 chén.

Bài tập 1.4. Một hộp có 10 quả cầu cùng kích cỡ được đánh số từ 0 đến 9. Từ hộp người ta lấy ngẫu nhiên 1 quả ra và ghi lại số của quả đó, sau đó trả lại vào trong hộp. Làm như vậy 5 lần ta thu được một dãy số có 5 chữ số.

1. Có bao nhiêu kết quả cho dãy số đó? 2. Có bao nhiêu kết quả cho dãy số đó sao cho các chữ số trong đó là khác nhau?

Bài tập 1.5. Trong một thành phố có 5 khách sạn. Có 3 khách du lịch đến thành phố đó, mỗi người chọn ngẫu nhiên một khách sạn. Tìm xác suất để: 1. Mỗi người ở một khách sạn khác nhau, 2. Có đúng 2 người ở cùng 1 khách sạn.

Bài tập 1.6. Một lớp có 3 tổ học sinh, trong đó tổ 1 có 12 người, tổ 2 có 10 người và tổ 3 có 15 người. Chọn hú hoạ ra 1 nhóm học sinh gồm 4 người.

1. Tính xác suất để trong nhóm có đúng 1 học sinh tổ 1. 2. Biết trong nhóm có đúng 1 học sinh tổ 1, tính xác suất để trong nhóm đó có đúng 1 học sinh tổ 3.

Bài tập 1.7. Từ bộ bài tú lơ khơ 52 cây rút ngẫu nhiên và không quan tâm đến thứ tự 4 cây. Có bao nhiêu khả năng xảy ra trường hợp trong 4 cây đó có:

Bài tập 1.8. Có 20 sinh viên, có bao nhiêu cách chọn ra 4 sinh viên không xét tới tính thứ tự tham gia câu lạc bộ Văn và 4 sinh viên tham gia câu lạc bộ Toán trong trường hợp: 1. một sinh viên chỉ tham gia nhiều nhất 1 câu lạc bộ. 2. một sinh viên có thể tham gia cả 2 câu lạc bộ.

Bài tập 1.9. Có 6 bạn Hoa, Trang, Vân , Anh, Thái, Trung ngồi quanh một bàn tròn để uống cà phê. Trong đó bạn Trang và Vân không ngồi cạnh nhau.

1. có bao nhiêu cách xếp 6 bạn này trên bàn tròn nếu tất cả các ghế là không phân biệt, 2. có bao nhiêu cách xếp 6 bạn này trên bàn tròn nếu tất cả các ghế có phân biệt

{– Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về–}