Hướng Dẫn Giải Sách Bài Tập Vật Lý 8 / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 8 Bài 22: Dẫn Nhiệt

Hướng dẫn giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 22: Dẫn nhiệt

Bài 22.1 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng?

A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí.

B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

C. Thủy tinh, đồng, nước, không khí.

D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng.

Giải

Chọn B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

Bài 22.2 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền

A. từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

B. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.

C. từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

D. Cả 3 câu trả lời trên đều đúng.

Giải

Chọn C. từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

Bài 22.3 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?

Giải

Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra và làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ.

Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước để cốc nóng đều và không bị vỡ.

Bài 22.4 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn?

Giải

Ấm nhôm sẽ chóng sôi hơn do nhôm là chất dẫn nhiệt tốt hơn đất.

Bài 22.5 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không?

Giải

Do đồng dẫn nhiệt tốt hơn nên ta thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ.

Không phải do nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ.

Bài 22.6 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một hòn bi chuyến động nhanh va chạm vào một hòn bi chuyển động chậm hơn sẽ truyền một phần động năng của nó cho hòn bi này và chuyển động chậm đi trong khi hòn bi chuyên động chậm hơn sẽ chuyển động nhanh lên. Hiện tượng này tương tự như hiện tượng truyền nhiệt năng giữa các phân tử trong sự dẫn nhiệt.

Hãy dùng sự tương tự này để giải thích hiện tượng xảy ra khi thả một miếng đồng được nung nóng vào một cốc nước lạnh.

Giải:

Khi thả miếng đồng được nung nóng vào nước thì các phân tử đồng sẽ truyền một phần động năng cho các phân tử nước. Kết quả là động năng của các phân tử đồng giảm, còn động năng của các phân tử nước tăng, do đó đồng lạnh đi còn nước nóng lên.

Bài 22.7 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của

A. chất rắn

B. chất khí và chất lỏng

C. chất khí

D. chất lỏng

Giải

Chọn A. chất rắn

Bài 22.8 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Bản chất của sự dẫn nhiệt là

A. sự truyền nhiệt độ từ vật này đến vật khác

B. sự truyền nhiệt năng từ vật này đến vật khác

C. sự thực hiện công từ vật này lên vật khác

D. sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang các nguyên tử, phân tử khác.

Giải

Chọn D. sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang các nguyên tử, phân tử khác.

Bài 22.9 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi

A. hai vật có nhiệt năng khác nhau

B. hai vật có nhiệt nãng khác nhau, tiếp xúc nhau

C. hai vật có nhiệt độ khác nhau

D. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.

Giải

Chọn D. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.

Bài 22.10 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì

A. hộp xốp kín nên dẫn nhiệt kém

B. trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém

C. trong xốp có các khoảng chân không nên dẫn nhiệt kém.

D. Vì cả ba lí do trên

Giải

Chọn B. trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém

Bài 22.11 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Về mùa hè ở một số nước Châu Phi rất nóng, người ta thường mặc quần áo trùm kín cả người, còn ở nước ta về mùa hè người ta lại thường mặc quần áo ngắn. Tại sao?

Giải:

Mùa hè ở nhiều nước Châu Phi nhiệt độ ngoài trời cao hơn nhiệt độ cơ thể do đó cần mặc áo trùm kín để hạn chế sự truyền nhiệt từ không khí vào cơ thể.

Ở nước ta về mùa hè, khi nhiệt độ không khí còn thấp hơn nhiệt độ cơ thể, người ta thường mặc áo ngắn, mỏng để cơ thể dễ truyền nhiệt ra ngoài không khí.

Bài 22.12 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tại sao vào mùa hè, không khí trong nhà mái tôn nóng hơn trong nhà mái tranh; còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lại lạnh hơn trong nhà mái tranh?

Giải

Do mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh.

Bài 22.13 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tại sao muốn giữ cho nước chè nóng lâu, người ta thường để ấm vào giỏ có chèn bông, trấu hoặc mùn cưa?

Giải

Vì bông, trấu và mùn cưa là những chất dẫn nhiệt kém.

Bài 22.14 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Hãy thiết kế một thí nghiệm dùng để so sánh độ dẫn nhiệt của cát và của mùn cưa với các dụng cụ sau đây:

– Cho cát, mùn cưa vào đầy mỗi ống nghiệm.

– Đặt mỗi ống nghiệm vào 1 cốc đựng nước nóng, 1 nhiệt kế đặt trong ống nghiệm. Quan sát số chỉ của nhiệt kế. Nếu nhiệt kế nào có cột chất lỏng dâng lên trước thì chất đó dẫn nhiệt tốt hơn.

Bài 22.15 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Có hai ấm đun nước kích thước giống nhau, một làm bằng nhôm, một làm bằng đồng.

a) Nếu đun cùng một lượng nước bằng hai ấm này trên những bếp tỏa nhiệt như nhau thì nước ở ấm nào sôi trước. Tại sao?

b) Nếu sau khi nước sôi, ta tắt lửa đi, thì nước ở ấm nào nguội nhanh hơn? Tại sao?

Giải:

a) Nước trong ấm đồng sôi trước. Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn nhôm

b) Nước ở ấm đồng nguội nhanh hơn. Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn nhôm.

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Vật Lý 10 Trang 141 Sách Giáo Khoa

I. Lý thuyết cần nắm để giải bài tập vật lý 10 trang 141 SGK

1. Thế năng trọng trường

a) Trọng trường

Trọng trường là trường hấp dẫn xung quanh Trái Đất.

Biểu hiện của trọng trường là sự xuất hiện của trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng m đặt tại một vị trí bất kỳ trong không gian có trọng trường.

Biểu thức: P = mg

Nếu xét trong khoảng không gian không không quá rộng thì trọng trường trong khoảng không gian đó là trọng trường đều.

b) Định nghĩa

Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. Nếu chọn thế năng tại mặt đất thì thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là:

c) Tính chất

– Là đại lượng vô hướng.

– Có giá trị dương, âm hoặc bằng không, phụ thuộc vào vị trí chọn làm gốc thế năng.

d) Đơn vị

Đơn vị của thế năng là jun (J)

Chú ý: Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì thế năng tại mặt đất bằng không

e) Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực

Khi một vật chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến vị trí N thì công của trọng lực của vật có giá trị bằng hiệu thế năng trọng trường tại M và tại N.

Hệ quả: Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường:

– Khi vật giảm độ cao, thế năng của vật giảm thì trọng lực sinh công dương.

– Khi vật tăng độ cao, thế năng của vật tăng thì trọng lực sinh công âm.

2. Thế năng đàn hồi

a) Công của lực đàn hồi

– Xét một lò xo có độ cứng k, một đầu gắn vào một vật, đầu kia giữ cố định.

– Khi lò xo bị biến dạng với độ biến dạng là thì lực đàn hồi là:

– Khi đưa lò xo từ trạng thái biến dạng về trạng thái không biến dạng thì công của lực đàn hồi được xác định bằng công thức:

b) Thế năng đàn hồi

– Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.

– Công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có độ biến dạng Δl là:

– Thế năng đàn hồi là một đại lượng vô hướng, dương.

– Đơn vị của thế năng đàn hồi là jun (J).

II. Hướng dẫn giải bài tập vật lý 10 trang 141 SGK

1. Hướng dẫn giải bài tập vật lí 10 Bài 1 Trang 141

Nêu định nghĩa và ý nghĩa của thế năng:

a) trọng trường

b) đàn hồi

Lời giải:

– Thế năng trọng trường (hay còn gọi là thế năng hấp dẫn) của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.

– Thế năng đàn hồi : là dạng năng lượng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.

– Ý nghĩa thế năng trọng trường: khi một vật ở vị trí có độ cao z so với mặt đất thì vật có khả năng sinh công, nghĩa là vật mang năng lượng, năng lượng này dự trữ bên trong vật dưới dạng gọi là thế năng.

– Tương tự, một lò xo có độ cứng k khi nén hoặc dãn một lượng Δl thì lực đàn hồi của ló xo khả năng sinh công, nghĩa là vật mang năng lượng, năng lượng này gọi là thế năng đàn hồi.

2. Hướng dẫn giải lý 10 bài 2 trang 141 SGK

Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì

A. Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau B. Thời gian rơi bằng nhau C. công của trọng lực bằng nhau D. gia tốc rơi bằng nhau

Hãy chọn câu sai.

Lời giải:

Chọn B.

Công A chỉ phụ thuộc hiệu độ cao không phụ thuộc dạng đường đi nên theo định lý biến thiên động năng ta có:

(h là hiệu độ cao giữa hai điểm)

v1 là vận tốc đầu không đổi, h = z, nên theo các con đường khác nhau thì độ lớn v2 vẫn bằng nhau và công của trọng lực bằng nhau

→ B sai, thời gian sẽ phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo đi.

Chọn B.

3. Hướng dẫn giải bài tập vật lý lớp 10 bài 3 trang 141

Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó , vật ở độ cao bằng bao nhiêu?

A. 0,102 m ; B. 1,0 m C. 9,8 m ; D. 32 m

Lời giải:

– Chọn A

– Áp dụng công thức tính thế năng trọng trường:

4. Hướng dẫn giải bài tập vật lý lớp 10 bài 4 trang 141 SGK

Một vật khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Δl (Δl < 0) thì thế năng đàn hồi bằng bao nhiêu?

Lời giải:

Chọn A.

Thế năng đàn hồi của vật là:

giải bài tập vật lý 10 5. Hướng dẫn bài 5 trang 141 SGK

Trong hình 26.5, hai vật cùng khối lượng nằm ở hai vị trí M và N sao cho MN nằm ngang. So sánh thế năng tại M và tại N.

Hình 26.5

Lời giải:

Vì MN nằm ngang nên nếu chọn cùng 1 mốc thế năng (ví dụ tại O) thì thế năng của vật tại M và tại N là như nhau.

6. Hướng dẫn giải bài tập vật lý 10 Bài 6 trang 141 SGK

Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 2 cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng bao nhiêu? Thế năng này có phụ thuộc khối lượng của vật không?

Lời giải:

Áp dụng công thức tính thế năng đàn hồi:

Thế năng này không phụ thuộc vào khối lượng của vật.

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sgk Vật Lý Lớp 8 Bài 15: Công Suất

Hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lý lớp 8 bài 15: Công suất

1. Bài C1 trang 52 sgk vật lí 8

C1. Tính công thực hiện được của anh An và anh Dũng.

Hướng dẫn giải:

Công của anh An thực hiện: A1 = 10. 16. 4 = 640 J.

Công của anh Dũng thực hiện: A2 = 15. 16. 4 = 960 J.

2. Bài C2 trang 52 sgk vật lí 8

C2. Trong các phương án sau đây, có thể chọn những phương án nào để biết ai là người làm việc khỏe hơn?

a) So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

b) So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

c) So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.

d) So sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

Hướng dẫn giải:

Phương án c, d, đều đúng.

3. Bài C3 trang 52 sgk vật lí 8

C3. Từ kết quả của C2, hãy tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của két luận sau: Anh …(1).. làm việc khỏe hơn, vì ..(2)…

Hướng dẫn giải:

– Theo phương án c).

Nếu để thực hiện cùng một công là 1Jun thì

(1) Dũng.

(2) Để thực hiện cùng một công là 1J thì Dũng mất thời gian ít hơn.

3. Bài C4 trang 53 sgk vật lí 8

C4. Tính công suất của anh An và anh Dũng trong ví dụ ở đầu bài học.

Hướng dẫn giải:

Cùng cày một sào đất, nghĩa là công thực hiện của trâu và của máy cày là như nhau

Trâu cày mất thời gian t 1 = 2 giờ = 120 phút.

Máy cày mất thời gian t 2 = 20 phút.

t 1 = 6t 2 vậy máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.

6. Bài C6 trang 53 sgk vật lí 8

C6. Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo của ngựa là 200N

a) Tính công suất của ngựa.

b) Chứng minh rằng P = F.v

Hướng dẫn giải:

a) Trong 1 giờ (3 600s) con ngựa kéo xe đi được đoạn đường:

s = 9 km = 9000m.

Công của lực kéo của ngựa trên đoạn đường s là:

A = F. s = 200 . 9 000 = 1 800 000 J

Công suất của ngựa:

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 8 Bài 21: Nhiệt Năng

Hướng dẫn giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 21: Nhiệt năng

Bài 21.1 trang 57 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

A. Nhiệt độ

B. Nhiệt năng

C. Khối lượng

D. Thế tích

Bài 21.2 trang 57 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm

B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng

C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm

D. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng.

Bài 21.3 trang 57 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em đã được học?

Giải

Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng động năng, thế năng, nhiệt năng.

Bài 21.4 trang 57 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Đun nóng một ống nghiệm nút kín có đựng nước. Nước trong ống nghiệm nóng dần, tới một lúc nào đó hơi nước trong ống làm bật nút lên (H.21.1). Trong thí nghiệm trên, khi nào thì có truyền nhiệt, khi nào thì có thực hiện công?

Bài 21.5 trang 57 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ một quả bối thì mực thủy ngân trong nhiệt kế dâng lên hay tụt xuống. Tại sao?

Giải

Không khí phì ra từ quả bóng, một phần nhiệt năng của nó chuyển thành cơ năng nên nhiệt độ của nó giảm làm mực thủy ngân trong nhiệt kế tụt xuống.

Bài 21.6 trang 57 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một chai thủy tinh được đậy kín bằng một nút cao su nối với một bơm tay. Khi bơm không khí vào chai, ta thấy tới một lúc nào đó nút cao su bật ra, đồng thời trong chai xuất hiện sương mù do những giọt nước rất nhỏ tạo thành (H21.2). Hãy giải thích tại sao.

Giải

Không khí trong chai thực hiện công làm bật nút ra. Một phần nhiệt năng của không khí chuyển thành cơ năng nên nó lạnh đi làm cho hơi nước trong chai ngưng tụ tạo thành sương mù.

Bài 21.7 trang 58 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng?

A. Nhiệt năng của một vật là một dạng năng lượng

B. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật

C. Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật lúc nào cũng có

D. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử câu tai nên vật.

Bài 21.8 trang 58 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Nhiệt lượng là:

A. Một dạng năng lượng có đơn vị là jun

B. Đại lượng chỉ xuất hiện trong sự thực hiện công

C. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt trong sự truyền nhiệt

D. Đại lượng tăng khi nhiệt độ của vật tăng, giảm khi nhiệt độ của vật giảm

Bài 21.9 trang 58 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Nhiệt năng của một vật:

A. Chỉ có thể thay đổi băng truyền nhiệt

B. Chỉ có thể thay đổi bằng thực hiện công

C. Chỉ có thể thay đổi bằng cả thực hiện công và truyền nhiệt

D. Có thể thay đổi băng thực hiện công hoặc truyền nhiệt, hoặc bằng cả thực hiện công và truyền nhiệt.

Bài 21.10 trang 58 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì

A. Động năng của vật càng lớn

B. Thế năng của vật càng lớn

C. Cơ năng của vật càng lớn

D. Nhiệt năng của vật càng lớn

Bài 21.11 trang 58 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Nhiệt năng của vật tăng khi

A. Vật truyền nhiệt cho vật khác

B. Vật thực hiện công lên vật khác

C. Chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên

D. Chuyển động cúa vật nhanh lên

Bài 21.12 trang 58 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

A. Nhiệt độ của vật

B. Khối lượng của vật

C. Nhiệt năng của vật

D. Thể tích của vật

Bài 21.13 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Người ta có thể nhận ra sự thay đổi nhiệt năng của một vật rắn dựa vào sự thay đổi:

A. Khối lượng của vật

B. Khối lượng riêng của vật

C. Nhiệt độ của vật

D. Vận tốc của các phân tử cấu tạo nên

Bài 21.14 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Ở giữa một ống thủy tinh được hàn kín hai đầu có một giọt thủy ngân. Dùng đèn cồn hơ nóng nửa ống bên phải thì giọt thủy ngân chuyển về phía bên trái ống.

Hãy cho biết nhiệt năng của khí trong nửa ống bên phải đã thay bằng những quá trình nào?

Giải

Nhiệt năng của khí trong nửa ống bên phải đã thay đổi băng các quá trình:

Truyền nhiệt khi được đốt nóng.

Thực hiện công khi dãn nở đẩy giọt thủy ngân chuyển dời

Bài 21.15 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Hãy giải thích sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sau:

a) Khi đun nước, nước nóng lên

b) Khi cưa, cả lưỡi cưa và gỗ đều nóng lên

c) Khi tiếp tục đun nước đang sôi, nhiệt độ của nước không tăng

Giải

a) Truyền nhiệt;

b) Thực hiện công;

c) Nhiệt năng của nước không thay đổi vì nhiệt độ của nước không đổi. Nhiệt lượng do bếp cung cấp được dùng để biến nước thành hơi nước.

Bài 21.16 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Gạo đang nấu trong nồi và gạo đang xát đều nóng lên. Hỏi về mặt đổi nhiệt năng thì có gì giống nhau, khác nhau trong hai hiện tượng trên?

Giải

Giống nhau: Nhiệt năng đều tăng

Khác nhau: Khi nấu nhiệt năng tăng do truyền nhiệt, khi xát nhiệt năng tăng do nhận công.

Bài 21.17 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Hãy so sánh hai quá trình thực hiện công và truyền nhiệt

Giải

Giống nhau: Đều có thể làm tăng hoặc giảm nhiệt năng

Khác nhau: Trong sự truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác; trong sự thực hiện công có sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng và ngược lại.

Bài 21.18 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một học sinh nói: “Một giọt nước ở nhiệt độ 60°C có nhiệt năng lớn hơn nước trong một cốc nước ở nhiệt độ 30°C”.

Theo em bạn đó nói đúng hay sai? Tại sao? Phải nói thế nào mới đúng.

Giải

Sai, vì nhiệt năng của một vật không những phụ thuộc nhiệt độ mà còn phụ thuộc số phân tử cấu tạo nên vật đó, nghĩa là còn phụ thuộc khối lượng của vật.

Bài 21.19 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Ở giữa một ống thủy tinh được hàn kín có một giọt thủy ngân. Người ta quay lộn ngược ống nhiều lần. Hỏi nhiệt độ của giọt thủy ngân có tăng hay không? Tại sao?

Giải

Có tăng. Nhiệt độ của giọt thủy ngân tăng do thủy ngân ma sát với thủy tinh. Đó là sự tăng nhiệt năng do nhận được công.