Hướng Dẫn Giải Sách Bài Tập Vật Lý Lớp 8 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 8 Bài 22: Dẫn Nhiệt

Hướng dẫn giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 22: Dẫn nhiệt

Bài 22.1 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng?

A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí.

B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

C. Thủy tinh, đồng, nước, không khí.

D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng.

Giải

Chọn B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

Bài 22.2 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền

A. từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

B. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.

C. từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

D. Cả 3 câu trả lời trên đều đúng.

Giải

Chọn C. từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

Bài 22.3 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?

Giải

Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra và làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ.

Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước để cốc nóng đều và không bị vỡ.

Bài 22.4 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn?

Giải

Ấm nhôm sẽ chóng sôi hơn do nhôm là chất dẫn nhiệt tốt hơn đất.

Bài 22.5 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không?

Giải

Do đồng dẫn nhiệt tốt hơn nên ta thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ.

Không phải do nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ.

Bài 22.6 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một hòn bi chuyến động nhanh va chạm vào một hòn bi chuyển động chậm hơn sẽ truyền một phần động năng của nó cho hòn bi này và chuyển động chậm đi trong khi hòn bi chuyên động chậm hơn sẽ chuyển động nhanh lên. Hiện tượng này tương tự như hiện tượng truyền nhiệt năng giữa các phân tử trong sự dẫn nhiệt.

Hãy dùng sự tương tự này để giải thích hiện tượng xảy ra khi thả một miếng đồng được nung nóng vào một cốc nước lạnh.

Giải:

Khi thả miếng đồng được nung nóng vào nước thì các phân tử đồng sẽ truyền một phần động năng cho các phân tử nước. Kết quả là động năng của các phân tử đồng giảm, còn động năng của các phân tử nước tăng, do đó đồng lạnh đi còn nước nóng lên.

Bài 22.7 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của

A. chất rắn

B. chất khí và chất lỏng

C. chất khí

D. chất lỏng

Giải

Chọn A. chất rắn

Bài 22.8 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Bản chất của sự dẫn nhiệt là

A. sự truyền nhiệt độ từ vật này đến vật khác

B. sự truyền nhiệt năng từ vật này đến vật khác

C. sự thực hiện công từ vật này lên vật khác

D. sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang các nguyên tử, phân tử khác.

Giải

Chọn D. sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang các nguyên tử, phân tử khác.

Bài 22.9 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi

A. hai vật có nhiệt năng khác nhau

B. hai vật có nhiệt nãng khác nhau, tiếp xúc nhau

C. hai vật có nhiệt độ khác nhau

D. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.

Giải

Chọn D. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.

Bài 22.10 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì

A. hộp xốp kín nên dẫn nhiệt kém

B. trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém

C. trong xốp có các khoảng chân không nên dẫn nhiệt kém.

D. Vì cả ba lí do trên

Giải

Chọn B. trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém

Bài 22.11 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Về mùa hè ở một số nước Châu Phi rất nóng, người ta thường mặc quần áo trùm kín cả người, còn ở nước ta về mùa hè người ta lại thường mặc quần áo ngắn. Tại sao?

Giải:

Mùa hè ở nhiều nước Châu Phi nhiệt độ ngoài trời cao hơn nhiệt độ cơ thể do đó cần mặc áo trùm kín để hạn chế sự truyền nhiệt từ không khí vào cơ thể.

Ở nước ta về mùa hè, khi nhiệt độ không khí còn thấp hơn nhiệt độ cơ thể, người ta thường mặc áo ngắn, mỏng để cơ thể dễ truyền nhiệt ra ngoài không khí.

Bài 22.12 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tại sao vào mùa hè, không khí trong nhà mái tôn nóng hơn trong nhà mái tranh; còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lại lạnh hơn trong nhà mái tranh?

Giải

Do mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh.

Bài 22.13 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tại sao muốn giữ cho nước chè nóng lâu, người ta thường để ấm vào giỏ có chèn bông, trấu hoặc mùn cưa?

Giải

Vì bông, trấu và mùn cưa là những chất dẫn nhiệt kém.

Bài 22.14 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Hãy thiết kế một thí nghiệm dùng để so sánh độ dẫn nhiệt của cát và của mùn cưa với các dụng cụ sau đây:

– Cho cát, mùn cưa vào đầy mỗi ống nghiệm.

– Đặt mỗi ống nghiệm vào 1 cốc đựng nước nóng, 1 nhiệt kế đặt trong ống nghiệm. Quan sát số chỉ của nhiệt kế. Nếu nhiệt kế nào có cột chất lỏng dâng lên trước thì chất đó dẫn nhiệt tốt hơn.

Bài 22.15 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Có hai ấm đun nước kích thước giống nhau, một làm bằng nhôm, một làm bằng đồng.

a) Nếu đun cùng một lượng nước bằng hai ấm này trên những bếp tỏa nhiệt như nhau thì nước ở ấm nào sôi trước. Tại sao?

b) Nếu sau khi nước sôi, ta tắt lửa đi, thì nước ở ấm nào nguội nhanh hơn? Tại sao?

Giải:

a) Nước trong ấm đồng sôi trước. Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn nhôm

b) Nước ở ấm đồng nguội nhanh hơn. Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn nhôm.

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 8 Bài 15: Công Suất

Hướng dẫn giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 15: Công suất

Bài 15.1 trang 43 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Hai bạn Long và Nam thi kéo nước từ một giếng lên. Long kéo nước nặng gấp đôi gàu nước của Nam. Thời gian kéo gàu nước lên Nam lại chỉ bằng nửa thời gian của Long. So sánh công suất trung bình của Long và Nam.

A. Công suất của Long lớn hơn vì gàu nước của Long nặng gấp đôi.

B. Công suất của Nam lớn hơn vì thời gian kéo nước của Nam bằng một nửa thời gian kéo nước của Long.

C. Công suất của Nam và Long là như nhau.

D. Không thể so sánh được.

Bài 15.2 trang 43 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong 2 giờ người đó đi 10000 bước và mỗi bước cần một công là 40J.

Giải:

Công người đó đi được: A = 10 000. 40 = 400 000J

Thời gian người đó đi bộ là: t = 2.3600 = 7200s

Công suất của một người đi bộ là:

P = A/t = 400000/7200 ≈ 55,55W

Bài 15.3 trang 43 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Hãy cho biết công suất của những loại động cơ ôtô mà em biết. Tính công của một trong các động cơ ôtô đó khi nó làm việc hết công suất trong thời gian 2 giờ.

Giải

Ví dụ: Biết công suất của động cơ ôtô là P

Thời gian làm việc là t = 2giờ = 7 200s

Công của động cơ: A = Pt = 7 200P (J)

Bài 15.4 trang 43 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m 3/phút, khối lượng riêng nước là 1000kg/m 3.

Giải

Trọng lượng 1m 3 nước là P = 10 000N

Trong thời gian t = 1phút = 60s có 120 m 3 nước rơi từ h = 25m

Công A = 120 . 10 000 . 25 = 30 000 000 J

Công suất của dòng nước:

P = A/t = 30000000/60 = 500000W = 500kW

Bài 15.5 trang 43 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một tòa nhà cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,4m, có một thang chở tối đa được 20 người, mỗi người có khối lượng trung bình 50kg. Mỗi chuyển lên tầng 10, nếu không dừng ở các tầng khác, mất một phút.

a) Công suất tối thiểu của động cơ thang máy phải là bao nhiêu ?

b) Để đảm bảo an toàn, người ta dùng một động cơ có công suất lớn gấp đôi mức tối thiểu trên. Biết rằng giá 1kWh điện là 800 đồng. Hỏi chi phí mỗi lần lên thang máy là bao nhiêu ? (1kWh = 3.600.000J)

Giải:

a) Để lên đến tầng 10, thang máy phải vượt qua 9 tầng, vậy phải lên cao

h = 3,4 . 9 = 30,6m

Khối lượng của 20 người là m = 50.20 = 1000 kg

Trọng lượng của 20 người là: p = 10 000N

Vậy công phải tiêu tốn cho mỗi lần thang lên tối thiểu là:

A = P.h = 10 000 . 30,6 = 306 000 J

Công suất tối thiêu của động cơ kéo thang lên là:

P = A/t = 306000/60 = 5100W = 5,1kW

b) Công suất thực của động cơ: 5100 . 2 = 10 200W = 10,2kW

Chi phí cho 1 lần thang lên là:

T = 800.10,2/60 = 136

Bài 15.6 trang 43 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong nửa giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.

Giải

F = 80N, s = 4,5km = 4500m, t = 30phút = 1800s

Công của ngựa: A = F.s = 80. 4500 = 360 000J

Công suất trung bình của ngựa:

P = A/t = 360000/1800 = 200W

Bài 15.7 trang 43 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Trên một máy kéo có ghi: công suất 10CV (mã lực). Nêu coi 1CV = 736W thì điều ghi trên máy kéo có ý nghĩa là:

A. máy kéo có thể thực hiện công 7360kW trong 1 giờ

B. máy kéo có thế thực hiện công 7360W trong 1 giây

C. máy kéo có thể thực hiện công 7360kJ trong 1 giờ

D. máy kéo có thể thực hiện công 7360J trong 1 giây

Bài 15.8 trang 44 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một cần trục nâng một vật nặng 1500N lên độ cao 2m trong thời gian 5 giây. Công suất của cần trục sản ra là:

A. 1500W B. 750W

C. 600W D. 300W

Ta có:

P = A/t = P.h/t = 1500.2/5 = 600W

Bài 15.9 trang 44 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Cần cẩu thứ nhất nâng một vật nặng 4000N lên cao 2m trong 4 giây. Cần cẩu thứ hai nâng vật nặng 2000N lên cao 4m trong vòng 2 giây. So sánh công suất của 2 cần cẩu:

B. P1 = P2

C. P1 < P2

D. Không đủ dữ kiện so sánh

Một thác nước cao 120m có lưu lượng 50m3/s, khối lượng riêng cùa nước là 1000kg/m 3. Tính công suất cực đại mà ta có thể khai thác được của thác nước. Giả sử một máy phát điện sử dụng được 20% công suất của thác, thì cùng một lúc máy phát điện có thể thắp sáng bình thường tối đa bao nhiêu bóng điện 60W?

Một cần cẩu mỗi lần nâng được một contennơ 10 tấn lên cao 5m mất 20 giây

a) Tính công suất do cần cẩu sản ra

b) Cần cẩu này chạy bằng điện, với hiệu suất 65%. Hỏi, để bốc xếp 300 contennơ thì cần bao nhiêu điện năng?

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 8 Bài 16: Cơ Năng

Hướng dẫn giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 16: Cơ năng

Bài 16.1 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay.

B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt sắt.

C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

Bài 16.2 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Ngân và Hằng quan sát một khách ngồi trong một toa tàu đang chuyển động.

Ngân nói : “Người hành khách có động năng vì đang chuyển động”. Hằng phản đối: “Người hành khách không có động năng vì đang ngồi yên trên tàu”.

Hỏi ai đúng, ai sai? Tại sao?

Giải

Ngân nói đúng, nếu lấy cây bên đường làm môc chuyển động.

Hằng nói đúng, nếu lấy toa tàu làm mốc chuyển động

Bài 16.3 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào?

Giải

Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của cánh cung.

Đó là thế năng.

Bài 16.4 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Búa đập vào đinh làm đinh ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào ? Đó là dạng năng lượng gì?

Giải

Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng của búa.

Đó là động năng.

Bài 16.5 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Muốn đồng hồ chạy, hàng ngày ta phải lên dây cót cho nó. Đồng hồ hoạt động suốt một ngày nhờ dạng năng lượng nào?

Giải

Đồng hồ hoạt động suốt một ngày nhờ thế năng của dây cót.

Bài 16.6 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động

B. Vật có động năng có khả năng sinh công

C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều

D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc kJ lượng của vật

Bài 16.7 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn

B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn

C. Một vật càng lên cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn

D. Thế năng hấp dần của một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao.

Bài 16.8 trang 46 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Bỏ qua sức cản của không khí. Tại vị trí nào vật không có thế năng? Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương nằm ngang từ vị trí A, rơi xuống mặt đất tại vị trí D (H. 16.1).

A. Vị trí A

B. Vị trí B

C. Vị trí c

D. Vị trí D

Bài 16.9 trang 46 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một vật nặng được móc vào một đầu lò xo treo như hình 16.2, cách mặt đất một khoảng nhất định. Khi vật ở trạng thái cân bằng hệ vật và lò xo có dạng cơ năng nào?

A. Động năng và thế năng hấp dẫn

B. Chỉ có thế năng hấp dẫn

C. Chỉ có thế năng đàn hồi

D. Có cả thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi

Giải:

Chọn D. Có cả thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi

Bài 16.10 trang 46 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một vật có khối lượng m được nâng lên độ cao h rồi thả rơi

a) Tính công mà vật thực hiện được cho đến khi chạm mặt đất.

b) Lập công thức tính thế năng của vật ở độ cao h.

Giải:

a) A = P.h = 10m.h

b) W t = P.h = 10mh

Sáng Kiến: Hướng Dẫn Học Sinh Giải Bài Tập Vật Lý 8

PHÒNGGIÁODỤCVÀĐÀOTẠOHUYỆN KIM BÔITRƯỜNGTIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞLẬPCHIỆNG

HƯỚNG DẪN HỌC SINHGIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ 8

Tác giả:BÙI VĂN NHUẬNTrình độ chuyên môn:Đại học Sư phạm Vật lýChức vụ:Giáo viênĐơn vị công tác:Trường TH&THCS Lập Chiệng

Kim Bôi, năm học 2006 – 2017MỤC LỤC

32. Phương pháp tiếp cận sáng kiến1

54. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu2

6Chương II : Mô tả sáng kiến3

82. Các giải pháp thực hiện của sáng kiến8

93. Khả năng áp dụng nhân rộng của sáng kiến18

10Chương III: Kết luận chung và đề xuất19

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

2Tiểu học và trung học cơ sởTH&THCS

3Trung học phổ thôngTHPT

CHƯƠNG ITỔNG QUANMôn Vật lý có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ chung của giáo dục THCS là giúp HS củng cố và phát triển những kết quả giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.Chương trình Vật lý 8 thuộc giai đoạn hai của chương trình Vật lý THCS. Chương trình Vật lý 8 có vị trí đặc biệt quan trọng vì lớp 8 là lớp kết thúc phần cơ học và nhiệt học ở cấp học này và do đó, nó có nhiệm vụ thực hiện trọn vẹn các mục tiêu đã được quy định chính thức trong chương trình môn Vật lý cấp THCS.Giải bài tập là một trong những hoạt động tự lực quan trọng của HS trong học tập môn Vật lý. Trong hệ thống bài tập vật lý ở trường THCS hiện nay, chủ yếu yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã học để giải thích, dự đoán một số hiện tượng trong thực tế hay tính toán một số đại lượng trong các trường hợp cụ thể. Nhưng những hiện tượng cụ thể đó thì rất nhiều, HS không thể nhớ hết được, điều quan trọng cần đạt được là HS phải biết cách lập luận, suy luận một cách chặt chẽ, chính xác, đúng quy tắc để có thể suy từ những kiến thức khái quát đã thu nhận được trong bài học lí thuyết để giải quyết các nhiệm vụ nêu ra trong bài tập, giáo viêncần hướng dẫn HS suy nghĩ, lập luận để tự tìm ra lời giải.Chính vì những lý do như trên, nên tôi xây dựng sáng kiến “Hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý 8″để cùng các đồng chí, đồng nghiệp bàn về cách hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lập luận để tìm ra lời giải cho mỗi dạng bài tập. Sáng kiến chú trọng đến một số bài tập điển hình thường gặp theo chương trình, chứ không có ý tuyển chọn những bài khó, lạ yêu cầu cao đối với HS.CHƯƠNG IIMÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Nêu vấn đề của Sáng kiếnMôn vật lý là bộ môn khoa học tự nhiên trong nhà trường THCS. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là nghiên cứu các hiện tượng vật lý tìm ra nguyên nhân, khám phá ra các định luật vật lý và từđó vận dụng các công thức định luật đóđể giải quyết các bài tập vật lý nhằm phục vụ lợi ích cho con người.Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sựchuyển biến mạnh mẽ của kinh tế, xã hội,đối với ngành giáo dục để học sinh có một tri thức vững vàng,đòi hỏi người thầy phải sáng tạo tìm tòi ra những phương pháp dạy học sao cho học sinh tiếp thu một cách phù hợp nhất với từng địa phương cụ, thểđể học sinh tiếp thu được những thành tựu khoa học của thời đại.Song thực tế hiện nay không cóít khó khăn trong việc giảng dạy bộ môn vật lý,đó làđồ dùng thí nghiệm còn chưa đầy đủ