Kết Quả Giải Hạng 1 Trung Quốc / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Kết Quả Bóng Đá Vđqg Trung Quốc

Kết quả bóng đá VĐQG Trung Quốc 2021/2022

– Cập nhật kết quả bóng đá trực tuyến VĐQG Trung Quốc các trận đấu đêm qua, rạng sáng nay, các trận đấu đã diễn ra, đang diễn ra ngày 04/09/2021 nhanh và chính xác nhất.

Kqbd VĐQG Trung Quốc được cập nhật chi tiết nhất với đầy đủ thông tin như cập nhật số phút, tỷ tỷ số hiệp 1 (H1), tỷ số cả trận (FT), người ghi bàn, thay người, thẻ vàng, thẻ đỏ.. chuẩn từng phút.

Kết quả VĐQG Trung Quốc được bóng đá Wap được thiết kế khoa học, sắp xếp rõ ràng và hợp lý theo MÙA BÓNG, vòng đấu (vòng 1,2 3, 4 hoặc vòng bảng, tứ kết, bán kết, trận chung kết) sẽ giúp quý vị dễ dạng theo dõi.

Kết quả bóng đá Trung Quốc được cập nhật liên tục. Kết quả VĐQG Trung Quốc tự động reload theo thời gian thực.

Diễn Giải Ý Nghĩa Các Kết Quả Xếp Hạng

Tác động của các bảng xếp hạng ĐH toàn cầu

Một nghiên cứu gần đây do Bjerke & Guhr (2012) thực hiện cho biết rằng giờ đây nhiều gia đình cứ nhất định muốn con mình phải vào học những trường ĐH có thứ hạng cao nếu không muốn nói là đứng đầu trong các bảng xếp hạng, nếu như con họ có đủ năng lực để được nhận vào.

Nhiều chính sách trong GDĐH của các nước cũng chịu ảnh hưởng của các bảng xếp hạng. Quỹ học bổng nhà nước của Nga trong Chương trình Giáo dục Toàn cầu, gồm 162 triệu USD, dành cho hàng ngàn người đi học ngoài nước, yêu cầu rằng người thụ hưởng phải được nhận vào học tại những trường được xếp hạng hàng đầu (Phil Baty, 2012). Tương tự, Chương trình Khoa học Không Biên giới của Brazil dành 2 tỉ USD cấp học bổng cho sinh viên du học, cũng dựa vào bảng xếp hạng THE để xác định những trường nào sẽ được chọn để đưa người đến học (Gardner, 2011). Hội đồng Đại học của chính phủ Ấn Độ mới đây ra quy định, chỉ có những trường có tên trong top 500 của hai bảng xếp hạng ĐH toàn cầu mới được phép liên kết đào tạo với các đối tác Ấn Độ (IBNLive, 2012). Ở Hà Lan, từ năm 2008, để được nhập cư theo dạng “lao động có kỹ năng cao”, một trong các điều kiện là ứng viên phải có bằng cấp từ những trường được công nhận của Hà Lan, hoặc từ những trường nằm trong top 200 của một trong các bảng xếp hạng THE, ARWU hay QS (Netherlands Immigration and Naturalisation Office, 2012, p. 1).

Kết quả xếp hạng cũng tác động đến việc công nhận giá trị bằng cấp. Ngày 25.04.2013, chính phủ Liên bang Nga ra quyết định số 389 cho phép công nhận bằng cấp nước ngoài có hiệu lực trên lãnh thổ Nga nếu bằng cấp đó do một trường trong danh sách top 300 của một trong các bảng xếp hạng SRC’s ARWU, QS và THE.

Việt Nam cũng không ra ngoài xu thế này. ĐH Quốc gia TP. HCM có chủ trương chỉ cho phép các trường thành viên liên kết đào tạo với những trường được kiểm định và ưu tiên xem xét hồ sơ liên kết với những trường có tên trên các bảng xếp hạng ĐH toàn cầu. Năm 2013 Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài đã kết luận rằng trong 94 trường đối tác nước ngoài chỉ 05 trường là có thứ hạng cao, còn lại là những trường không được xếp hạng trong danh sách 12.000 trường của Webometrics[1]. Mặc dù việc sử dụng Webometrics làm cơ sở tham chiếu có thể gây tranh cãi, điều này cũng nói lên rằng các cơ quan nhà nước có ý thức sử dụng các bảng xếp hạng như một bằng chứng về chất lượng, hay đẳng cấp của các trường.

Do những tác động đó, không có gì ngạc nhiên khi các trường đang chịu một áp lực lớn từ việc xếp hạng. Các bảng xếp hạng đang đánh giá các trường vốn dĩ vô cùng đa dạng về sứ mạng, về đặc điểm quốc gia và văn hóa, về nguồn lực, bằng một bộ tiêu chí giống nhau chỉ phản ánh được một phần nhỏ những gì một trường ĐH thực sự phải là. Nếu tất cả các trường đều theo đuổi mục tiêu nâng hạng, dồn mọi nỗ lực của mình cho những hoạt động được tính đếm trong các tiêu chí xếp hạng, thì hệ quả sẽ là thủ tiêu sự đa dạng của các trường, khiến các trường trở nên những thực thể giống nhau về nội dung hoạt động và tập trung vào chỉ một số ít những khía cạnh rất hẹp của đời sống đại học. Hãy hình dung những mất mát mà cả hệ thống phải gánh chịu nếu như tất cả nguồn lực được dành chủ yếu cho việc sản xuất ra các bài báo khoa học nhằm để tính điểm xếp hạng, còn những bài báo đó có đóng góp gì cho xã hội, tạo ra những thay đổi gì trong nền kinh tế, trong năng suất, trong tiến bộ xã hội, thì không quan trọng, bởi những thứ đó không được đo lường và không được tính đến trong bất cứ bảng xếp hạng nào hiện nay. Những nỗ lực của các trường trong việc xây dựng quan hệ với thế giới việc làm, tạo ra môi trường trải nghiệm trong sinh viên và gắn bó với cộng đồng xã hội cũng sẽ không được chú trọng, vì nó không xuất hiện trong các bảng xếp hạng. Phil Baty, tổng biên tập của Bảng xếp hạng THE cho rằng một trong những điểm mạnh nhất của GDĐH toàn cầu là sự phong phú đa dạng phi thường của nó và điều này không bao giờ có thể nắm bắt được bởi bất kỳ bảng xếp hạng nào, bởi vì bảng xếp hạng nào thì cũng chỉ có thể đánh giá các trường dựa trên một bộ tiêu chí có giới hạn mà thôi[2].

Bởi lẽ đó, bản tuyên bố gần đây của Liên đoàn Hiệu Trưởng các trường ĐH Châu Mỹ Latin về xếp hạng quốc tế là một nỗ lực đáng hoan nghênh. Bản tuyên bố này lưu ý rằng “phần lớn các nhà lãnh đạo và cả công chúng đều xem các kết quả xếp hạng này là thước đo khách quan và toàn diện về chất lượng của các trường. Nhưng thực tế là không bao giờ có một bảng xếp hạng nào có thể khách quan và toàn diện”. Tuyên ngôn này là kết luận của một hội nghị hai ngày, với sự tham dự của hiệu trưởng và lãnh đạo cấp cao của 65 trường ĐH trong 14 quốc gia châu Mỹ Latin. Họ kêu gọi các nhà làm chính sách tránh việc sử dụng kết quả xếp hạng như là một công cụ để đánh giá kết quả hoạt động của các trường, cũng như dùng kết quả xếp hạng để thiết kế chính sách cho hệ thống GDĐH, để phân bổ nguồn ngân sách, và để quyết định chính sách khen thưởng, khích lệ với các trường và với cá nhân giảng viên[3].

Diễn giải ý nghĩa của các kết quả xếp hạng

Trước hết, những người sử dụng kết quả xếp hạng như một nguồn thông tin cần hiểu rất rõ về những hạn chế trong tiêu chí và phương pháp của từng bảng xếp hạng. Trước tiên là những hạn chế trong cách thu thập dữ liệu. Ngoài dữ liệu về công bố khoa học, những dữ liệu khác được dùng để xếp hạng chủ yếu là do các trường cung cấp, và rất khó kiểm chứng mức độ tin cậy. Ngay dữ liệu được cho là “khách quan” nhất, tức dữ liệu đo lường thư mục khoa học, cũng có ý kiến nghi vấn với sự khách quan của nó: dữ liệu được dùng để tính toán chỉ số tác động không hề minh bạch mà cũng không mở ra cho công chúng có thể tiếp cận[4]. Hơn thế nữa, dữ liệu đo lường thư mục không bao hàm toàn bộ những hình thức đa dạng của thành quả nghiên cứu và thành tựu trí tuệ nói chung, ví dụ đối với nghệ thuật là các tác phẩm, đối với khoa học xã hội và nhân văn là sách, báo cáo nghiên cứu, báo cáo tư vấn chính sách, đối với khoa học công nghệ là bộ dữ liệu, là các sáng kiến đổi mới, v.v. Vì vậy, cách đo lường thành tựu nghiên cứu khoa học hiện nay của tất cả các bảng xếp hạng, như đếm số giải Nobel, đếm số bài báo khoa học và số lượng trích dẫn, v.v. chỉ phản ánh một phần năng lực nghiên cứu khoa học của các trường chứ chưa nói đến những đóng góp của nhà trường đối với xã hội.

Bản thân các tổ chức xếp hạng cũng ý thức được những điểm yếu đó và đang nỗ lực cải thiện các phương pháp xếp hạng. Họ cũng hiểu rằng uy tín của một bảng xếp hạng phụ thuộc vào sự minh bạch trong phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu. Tuy vậy, trên thực tế mức độ minh bạch đó chưa đủ làm người dùng hài lòng. Chẳng hạn, phương pháp của bảng xếp hạng QS được họ miêu tả là “các trường hàng đầu thế giới được chọn cơ bản dựa trên số trích dẫn trên mỗi bài báo, nhưng những nhân tố khác cũng sẽ được xem xét, chẳng hạn kết quả thứ hạng trong nước, kết quả khảo sát về uy tín, cân bằng vùng miền, v.v”. Tuy nhiên, không có giải thích nào thêm về việc những yếu tố được cho là ” xem xét thêm” đó đã được xem xét như thế nào.

Bởi lẽ đó, người sử dụng các kết quả xếp hạng chỉ nên xem các kết quả xếp hạng như một thông tin tham khảo. Nhất là trong một bối cảnh mà áp lực xếp hạng đã dẫn tới những hành động chẳng lấy gì làm hay, mà người ta đã phải gọi là “chợ trời học thuật”[5], nơi chỉ cần bỏ tiền ra là sẽ có tên trên một bài báo khoa học. Vô số tạp chí dỏm ra đời để thỏa mãn nhu cầu “công bố hay là chết” của giới hàn lâm trên phạm vi toàn cầu. Bản thân người viết bài này mỗi ngày nhận được hàng chục bức thư điện tử mời chào gửi bài cho các tập san từ khắp nơi trên thế giới, mà đa phần là những tập san có chất lượng đáng ngờ.

Khuyến nghị cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng ĐH Việt Nam

Trước đây đã có một số thử nghiệm bước đầu xây dựng bảng xếp hạng ĐH trong nước nhưng chưa được thực hiện một cách hệ thống do nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc thu thập dữ liệu. Phần này là một số khuyến nghị chúng tôi muốn đưa ra cho việc xây dựng bảng xếp hạng các trường ĐH trong nước.

Vấn đề khái niệm

Hiện nay có một số khái niệm đang bị trộn lẫn với nhau: đánh giá, bảo đảm chất lượng, kiểm định, xếp hạng, xếp loại và phân tầng. Điều này cũng dễ hiểu vì những hoạt động này có liên đới với nhau. Tuy vậy, do mục đích khác nhau, nên cách làm khác nhau, vì vậy, rất cần phân biệt rõ.

Đánh giá (evaluation and assessment), bao gồm tự đánh giá (qua hệ thống bảo đảm chất lượng- quality assurance), và đánh giá ngoài (qua hệ thống kiểm định- accreditation), cả hai đều có mục tiêu xem xét hoạt động của nhà trường trên cơ sở đối chiếu với những chuẩn mực về chất lượng, để phát hiện những chỗ cần cải thiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả. Vì thế, tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng và kiểm định thường bao hàm toàn diện nhiều nhân tố, nhằm phản ánh cả đầu vào, quá trình, lẫn kết quả hoạt động. Tuy nhiên bảo đảm chất lượng thiên về xem xét quá trình và hướng tới cái tối ưu, còn kiểm định thiên về xem xét những điều kiện tối thiểu để vận hành đạt mức chất lượng chấp nhận được.

Xếp loại (categorization) có một mục đích hoàn toàn khác với đánh giá, kiểm định và xếp hạng. Xếp loại là cơ sở của phân tầng. Phân tầng là tái cấu trúc hệ thống nhằm tạo ra một hệ sinh thái đại học hài hòa giữa những trường có sứ mạng khác nhau, do đó có cách làm khác nhau và nhằm vào những mục tiêu cụ thể khác nhau. Xếp loại là nhằm đối chiếu những đặc trưng về bản chất của một trường khiến nó khác với những trường khác loại. Đó là một quá trình nhận biết và phân biệt các trường dựa trên tính chất, mục tiêu và cách thức vận hành của nó, chứ không phải dựa trên thành tích hoạt động. Vì vậy, nhân tố trọng yếu nhất trong việc phân loại, không phải là đầu vào, đầu ra, mà chính là bản chất của quá trình, tức là nằm trong của nhà trường, nếu như ta hiểu sứ mạng không chỉ là những gì được tuyên bố mà còn thực sự chi phối hướng đi, chiến lược và hoạt động của nhà trường[6].

Sự phân biệt này có ý nghĩa rất quan trọng đối với vấn đề xếp hạng. Bởi vì xếp hạng là đối chiếu kết quả hoạt động của một trường với các trường khác, điều cốt yếu là phải so sánh những trường cùng loại với nhau. Quả là không hợp lý nếu ta đo các trường ĐH nghiên cứu và các trường cao đẳng cộng đồng với cùng một thước đo, bởi vì sứ mạng của nó khác nhau và nó cần phải nhằm vào những mục tiêu khác nhau.

Khuyến nghị thứ nhất: xếp hạng những trường cùng loại và với những thước đo thích hợp với từng loại

Vì thế, khuyến nghị của chúng tôi là các tổ chức xếp hạng Việt Nam cần thu thập dữ liệu về nhà trường một cách toàn diện hết mức có thể, và tiến hành thực hiện nhiều bảng xếp hạng khác nhau. Điều này không giống với xếp hạng đa chiều (multi-rank). Xếp hạng đa chiều chỉ khác với lối xếp hạng truyền thống ở chỗ không tính hệ số và tổng điểm, nhưng vẫn đo tất cả các loại trường với cùng một thước đo. Khuyến nghị của chúng tôi về việc xếp hạng các trường cùng loại, thực chất có ý nghĩa là những loại trường khác nhau thì cần có những thước đo khác nhau.

Cần nhấn mạnh rằng tiêu chí xếp hạng không thể đồng nhất với tiêu chí kiểm định chất lượng. Trường ĐH nghiên cứu cần được đo bằng số giải Nobel, bằng những tác giả được trích dẫn cao, bằng số bài báo khoa học, tỉ lệ trích dẫn, bằng sáng chế. Nhưng những trường định hướng giảng dạy, ứng dụng thực hành thì cần được đo bằng giá trị của những hợp đồng chuyển giao công nghệ, bằng sự tham gia và gắn kết của giới giảng viên với cộng đồng xã hội, bằng sự phong phú và mức độ gắn bó trong quan hệ với thế giới việc làm, bằng mức độ phát triển trong môi trường học tập trải nghiệm, bằng sự hài lòng của sinh viên, bằng khả năng kiếm được việc làm, bằng mức lương của sinh viên khi ra trường, bằng ý kiến đánh giá của nhà tuyển dụng, v.v. và v.v. Trường cao đẳng cộng đồng thì cần được đo bằng sự đa dạng trong thành phần người học, bằng tỉ lệ người học hoàn tất khóa học, bằng sự thăng tiến và hài lòng của người học, bằng những đóng góp cho cộng đồng địa phương trong việc nâng cao dân trí và cải thiện môi trường sống.

Bằng cách đó, chúng ta mới có một bức tranh xác thực phản ánh được chất lượng hoạt động của một trường trên cơ sở đối chiếu với sứ mạng của nó.

Khuyến nghị thứ hai: minh bạch thông tin

Điểm này tuy khó thực hiện nhưng là yếu tố cốt lõi để tạo nên uy tín và giá trị của bảng xếp hạng. Minh bạch thông tin trước hết là minh bạch về phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu. Những tiêu chí dùng cho việc xếp hạng cũng cần được giải thích đầy đủ. Trong bối cảnh Việt Nam có thể nên nghĩ tới việc kiểm định chất lượng của bảng xếp hạng[7]. Tất nhiên đó là kiểm định quốc tế. Kết quả của kiểm định xếp hạng sẽ bảo đảm cho sự khả tín của các bảng xếp hạng, mà sự khả tín ấy là điều kiện tiên quyết để nó trở thành có ích cho hệ thống.

Khuyến nghị thứ ba: về việc sử dụng kết quả xếp hạng

Bản tuyên ngôn của 65 Hiệu Trưởng các trường ĐH ở các nước Châu Mỹ Latin nêu trên đã nhận định rằng bảng xếp hạng là một hệ thống thứ bậc chứ không phải một hệ thống thông tin; nó chứa đựng nhiều định kiến thiên lệch, không thích hợp cho việc đánh giá kết quả hoạt động của một trường, và gây ra nhiều hiểu lầm sai lạc. Có một nhận thức rất phổ biến là các bảng xếp hạng có thể là nguồn cung cấp thông tin về từng trường và cả hệ thống, nhưng sự thực là các tiêu chí của bảng xếp hạng không đủ giá trị để đánh giá một trường ngay cả khi ta giới hạn việc đánh giá chỉ trong phạm vi tiêu chí đó. Vì vậy, bản tuyên ngôn khuyến cáo các nhà làm chính sách không sử dụng kết quả xếp hạng làm cơ sở đưa ra những quyết định về tái cấu trúc hệ thống hay phân bổ nguồn lực.

Tuy nhiên, các bảng xếp hạng cũng có thể góp phần tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường và thúc đẩy các trường đi theo một hướng đi nhất định. Vì vậy cần nỗ lực xây dựng các bảng xếp hạng trong nước dựa trên những mục tiêu chiến lược dài hạn của nhà nước và phục vụ cho sự phát triển của quốc gia, dựa trên những đặc điểm của hệ thống GDĐH hiện tại và dựa trên những hình dung lý tưởng mà nhà nước nhắm đến. Ví dụ hiện trạng của hệ thống GDĐH Việt Nam là các trường thiên về đào tạo lý thuyết, thiếu gắn kết với thế giới việc làm, và việc sửa chữa nhược điểm này là đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả và tính thiết yếu của nhà trường với xã hội; cho nên các bảng xếp hạng cần xây dựng những thước đo khả dĩ đánh giá được mức độ phát triển và thành tựu của các trường trong việc xây dựng quan hệ với thế giới việc làm. Khi các bảng xếp hạng trong nước có tiêu chí này, các trường sẽ giành những nguồn lực và nỗ lực cho nó và do vậy sẽ cải thiện hoạt động theo hướng mà nhà nước mong muốn.

Mặt khác, chính giới học thuật ở các trường ĐH cần góp phần lên tiếng trên mọi phương tiện truyền thông để giúp định hình một thái độ đúng đắn với việc sử dụng các kết quả xếp hạng như một nguồn thông tin tham khảo. Từ khóa ở đây là “đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng”, hoặc “cẩn thận hàng dễ vỡ”[8].

Thông qua việc xây dựng các bảng xếp hạng, nhà nước và giới học thuật cần nỗ lực xây dựng cơ sở dữ liệu mở về các trường, bao gồm những thông tin được thu thập một cách có hệ thống, với những phương pháp đáng tin cậy. Dữ liệu này là nền tảng cho những phân tích giúp hiểu rõ những thách thức và cơ hội của từng trường và của cả hệ thống; và là cơ sở cho những chính sách khôn ngoan, nhằm vào những tác động dài hạn của cả hệ thống GDĐH.

Tư liệu tham khảo

Baty, P. (2012b), “Rankings don’t tell the whole story – Handle them with care”, University World News Global Edition, 227, 26 June. Retrieved Jan 29, 2015 from: http://www.universityworldnews.com/article.php?story=20120626171938451

Bjerke, C.H., & Guhr, D.J. (2012), “A View on Existing Rankings and the Introduction of U-Multirank in the Light of Students as Key Rankings Stakeholder”, The Academic Rankings and Advancement of Higher Education: Lessons from Asia and Other Regions, Proceedings, IREG-6 Conference (Taipei, Taiwan, 19-20 April), Higher Education Evaluation and Accreditation Council of Taiwan, pp. 259-266.

Gardner, E. (2011), “Brazil promises 75,000 scholarships in science and technology”, Nature, 4 August 2011. Truy cập ngày 11.02.2015 tại

http://www.nature.com/news/2011/110804/full/news.2011.458.html

IBNLive (2012), “UGC to allow only top 500 foreign universities to enter India”, IBN Live, 3 June. Truy cập ngày 11.02.2015 tại http://content.ibnlive.in.com/article/03-Jun-2012india/ugc-to-allow-only-top-500-foreign-univs-in-india-263954-3.html

Ghi chú[1] Thông báo Kết luận Thanh tra số 97/TBKL-TTCP ngày 10.01.2013 của Thanh tra Chính phủ.

[2] Baty, P. (2012b), “Rankings don’t tell the whole story – Handle them with care”, University World News Global Edition, 227, 26 June

[4] Nguồn: Vanclay, J.K. (2012) Impact Factor: Outdated artefact or stepping-stone to journal certification. Scientometric 92, 211-238. ; The PLoS Medicine Editors (2006). The impact factor game. PLoS Med 3(6): e291doi:10.1371/journal.pmed.0030291; Rossner, M., Van Epps, H., Hill, E. (2007). Show me the data. J. Cell Biol. 179, 1091-1092; Rossner M., Van Epps H., and Hill E. (2008). Irreproducible results: A response to Thomson Scientific. J. Cell Biol. 180, 254-255.

[5] Nguồn: Mara Hvistendahl (2013). China’s Publication Bazaar. Science 29 November 2013: Vol. 342 no. 6162 pp. 1035-1039DOI: 10.1126/science.342.6162.1035 http://www.marahvistendahl.com/gaming-academia/

[6] Phần phân biệt các khái niệm này chủ yếu dựa trên một bài viết của tác giả đã công bố trước đây và có bổ sung điều chỉnh. Nguồn: Phạm Thị Ly (2014). Sẽ khởi động thị trường thứ hạng? Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ra ngày 14.10.2014.

[8] Từ này mượn của Phil Baty (2012): “Rankings don’t tell the whole story – Handle them with care”.

Ly Pham

What you see depends on where you stand (Albert Einstein).

Giải Pháp Thực Hiện Hiệu Quả Sự Kết Hợp Kinh Tế Với Quốc Phòng

Thứ tư, 02 Tháng 3 2016 10:05

(LLCT) – Mục tiêu chung của việc kết hợp kinh tế với quốc phòng – an ninh (QPAN) và đối ngoại là tạo môi trường quốc tế và trong nước thuận lợi cho phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN. Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng từng bước hiện đại, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang được trang bị vũ khí, kỹ thuật ngày càng hiện đại.

1. Một số nội dung cơ bản của kết hợp kinh tế với quốc phòng – an ninh và đối ngoại

Mục tiêu chung của việc kết hợp kinh tế với quốc phòng – an ninh (QPAN) và đối ngoại là tạo môi trường quốc tế và trong nước thuận lợi cho phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN. Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng từng bước hiện đại, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang được trang bị vũ khí, kỹ thuật ngày càng hiện đại. Trên cơ sở chiến lược chung và chiến lược từng vùng lãnh thổ, từng địa phương mà kết hợp chặt chẽ kinh tế với QPAN và đối ngoại; từng bước hình thành các vùng chiến lược kinh tế – QPAN, vừa có kinh tế mạnh, vừa có QPAN mạnh, nhất là ở các địa bàn xung yếu về QPAN; tăng cường được khả năng phòng thủ ở vùng biển đảo và vùng biên giới. Bảo đảm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhanh, ổn định và bền vững, vừa có khả năng tự bảo vệ và được bảo vệ một cách vững chắc; vừa có khả năng và luôn ở tư thế sẵn sàng cao nhất về kinh tế bảo đảm cho QPAN trong mọi tình huống. Đồng thời, trong quá trình xây dựng tiềm lực QPAN phải lấy yêu cầu ổn định và phát triển kinh tế làm mục đích, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Quan điểm chỉ đạo kết hợp kinh tế – quốc phòng là:

a) Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng – an ninh và đối ngoại là một tất yếu khách quan, một vấn đề có tính quy luật trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, là một nhu cầu bức thiết của mọi ngành, mọi cấp nhằm góp phần xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia; giải quyết tốt mối tương quan giữa lợi ích kinh tế, tăng trưởng kinh tế và bảo đảm QPAN, sao cho mỗi bước phát triển kinh tế – xã hội là một bước tăng cường tiềm lực QPAN; chủ động ngăn ngừa và loại trừ ngay từ đầu mưu toan lợi dụng hoạt động kinh doanh để chuyển hóa về chính trị; mặt khác, cũng không vì bảo đảm QPAN mà gây cản trở hợp tác, giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Phải phát huy nội lực của các lĩnh vực, các ngành, các cấp, các địa phương và đơn vị cơ sở; kết hợp chặt chẽ giữa tự bảo vệ, tham gia bảo vệ với được bảo vệ trong quan hệ xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội với củng cố, tăng cường QPAN, mở rộng đối ngoại; biết khai thác thế mạnh của từng lĩnh vực để tự bảo vệ và được bảo vệ một cách vững chắc; đồng thời, biết tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, biến nó thành nội lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

c) Kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các địa phương và của toàn dân; là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, có một hệ thống tổ chức điều hành thống nhất, theo một cơ chế và những chính sách phù hợp.

d) Nắm vững quan điểm tự lực, tự cường, độc lập, tự chủ, sáng tạo.

Về một số nội dung kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại là:

Kết hợp trong xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch tổng thể quốc gia, trong từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa phương, từng ngành, trong thực thi nhiệm vụ của từng đơn vị, từng doanh nghiệp, từng thành phần kinh tế, cả vĩ mô và vi mô; trong xây dựng tiềm lực tổng hợp quốc gia, bao gồm các tiềm lực: chính trị – tinh thần – văn hoá, kinh tế, khoa học – công nghệ, quân sự, QPAN,…; trong xây dựng thế bố trí chiến lược về kinh tế và thế bố trí về QPAN để tạo sức mạnh tổng hợp; trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để có thể khai thác, sử dụng chung cho các khu vực kinh tế, cho QPAN; trong các hoạt động xây dựng và đấu tranh QPAN với các hoạt động kinh tế.

Đối ngoại góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển đất nước thông qua ngoại giao song phương, ngoại giao đa phương, công tác biên giới lãnh thổ và đấu tranh đối ngoại; thúc đẩy phát triển kinh tế, qua đó, tăng cường nội lực bảo đảm QPAN quốc gia; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc thông qua công tác về người Việt Nam ở nước ngoài.

Sự kết hợp kinh tế quốc phòng – an ninh và đối ngoại phải được thực hiện ở tất cả các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; từ trong quy hoạch tổng thể đến các bước triển khai, theo sự chỉ đạo và quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước.

Kết hợp theo vùng lãnh thổ nhằm từng bước hình thành các vùng chiến lược kinh tế – QPAN, tạo sức mạnh tổng hợp của QPAN tại địa bàn.

Kết hợp theo ngành kinh tế kỹ thuật nhằm xây dựng tiềm lực QPAN trong các ngành kinh tế và phát triển hợp lý ngành công nghiệp quốc phòng, xây dựng các khu công nghiệp quốc phòng ở những địa bàn trọng điểm, hình thành nền công nghiệp quốc phòng của đất nước, từng bước bảo đảm trang bị vũ khí, kỹ thuật và những phương tiện cần thiết cho QPAN đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

2. Một số giải pháp cơ bản

Một là, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại cho cán bộ các cấp, các ngành

Trước hết, cần bồi dưỡng lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại trong lịch sử dân tộc; kinh nghiệm của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực trạng sự kết hợp này hiện nay; kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vấn đề này. Từ đó xác định rõ những yêu cầu mới trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế. Ngoài ra, cần bồi dưỡng kiến thức cơ bản về kinh tế quân sự, kiến thức về QPAN, kiến thức về chiến lược đối ngoại kết hợp với kinh tế và QPAN.

Khối lượng kiến thức về kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại để bồi dưỡng, cần được chia theo các nhóm đối tượng.

Đối với cán bộ Đảng, nhà nước và đoàn thể, cần bồi dưỡng kiến thức tương đối hệ thống và toàn diện, những chủ trương và biện pháp ở tầm vĩ mô; làm cho họ nhận rõ tính quy luật của việc kết hợp cơ chế tác động và cơ chế vận dụng tính quy luật; vai trò của nhân tố con người; hiệu lực quản lý của Nhà nước bằng pháp luật đối với những yêu cầu kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế.

Đối với cán bộ kinh tế, tập trung bồi dưỡng kiến thức về QPAN, về kinh tế đối ngoại trên một số mặt chủ yếu, nhằm khắc phục tư duy kinh tế thuần tuý, mất cảnh giác trong hợp tác đầu tư với nước ngoài; có tư duy mới về chức năng bảo vệ của QPAN trong thời kỳ hội nhập và trong tình hình mới; về chống “diễn biến hòa bình”, về âm mưu, thủ đoạn phá hoại trên lĩnh vực kinh tế của các thế lực thù địch.

Đối với cán bộ các lực lượng vũ trang nhân dân, tập trung bồi dưỡng kiến thức kinh tế, đối ngoại, kiến thức quân sự, quốc phòng một cách cơ bản, toàn diện, nhất là đội ngũ cán bộ cấp cao, cấp chiến lược, những người có quan hệ trực tiếp đến quá trình hoạch định đường lối, chính sách, chủ trương và các biện pháp ở tầm vĩ mô về QPAN và kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại. Đồng thời, nâng cao tư duy kinh tế, tư duy kinh tế đối ngoại trong các hoạt động quân sự, hoạt động QPAN.

Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cần:

Xác định đúng đắn vị trí, vai trò của vấn đề kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, nhất là trong tình hình khu vực và quốc tế có những diễn biến phức tạp về an ninh hiện nay.

Xác định đúng và đủ những nội dung quản lý nhà nước về kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại. Đó là: ban hành các văn bản pháp luật; xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách quốc gia; tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin, định hướng hoạt động, tổ chức hướng dẫn việc kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại cho các tổ chức kinh tế – xã hội và QPAN; tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học; tổ chức giáo dục cho toàn dân và đào tạo đội ngũ cán bộ tham mưu; tổ chức hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ, quy định nhằm khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần cho các đơn vị thực hiện có hiệu quả; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách và luật pháp về sự kết hợp; xử lý những vi phạm pháp luật về kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại.

Xây dựng cơ chế quản lý thích hợp về kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế.

Ba là, hoàn thiện cơ chế kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại

Cơ chế kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là tổng thể các yếu tố về tổ chức và các thể chế tương ứng, bảo đảm cho sự vận hành của các tổ chức, nhằm gắn kết các lĩnh vực thành một chỉnh thể thống nhất, bảo đảm quá trình CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế được tiến hành trong trạng thái tự bảo vệ và được bảo vệ một cách vững chắc, đạt tới hiệu quả toàn diện, tổng hợp cả về kinh tế, QPAN và đối ngoại.

Hoàn thiện cơ chế kết hợp, cần tập trung vào hai nội dung chủ yếu:

Về cơ cấu tổ chức:

Mở rộng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QPAN ở các bộ, ngành. Mở rộng chức năng tham mưu cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan Chính phủ về công tác QPAN và công tác kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại.

Mở rộng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hoạch định chiến lược của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an làm tham mưu, đề xuất các nhiệm vụ, yêu cầu về QPAN và kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại trong quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế – xã hội dài hạn.

Kiện toàn tổ chức, bổ sung nhiệm vụ cho cơ quan tham mưu ở các quân khu, quân đoàn, quân, binh chủng về công tác này.

Bổ sung nhiệm vụ cho cơ quan tham mưu ở Bộ Công an, tương tự như ở Bộ Quốc phòng, để gắn kết hai mặt quốc phòng với an ninh, và kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành kinh tế cần chủ động thực hiện phối hợp và kết hợp chặt chẽ mọi hoạt động thực hiện nhiệm vụ QPAN, nhất là trong các quy hoạch, kế hoạch ở tầm vĩ mô.

Về cơ chế chính sách và pháp luật:

Có chính sách đầu tư thoả đáng cho nhu cầu kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại.

Đối với những dự án, những công trình lớn và quan trọng có nhu cầu lưỡng dụng cao, phải chủ động đầu tư bằng hai nguồn lực chủ yếu (cho phát triển kinh tế – xã hội và đầu tư cho QPAN), nhất là nguồn vốn ngân sách. Như vậy mới thoả mãn được nhu cầu kết hợp ở trình độ cao và hiệu quả tổng hợp sẽ lớn.

Có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với các tổ chức kinh tế – xã hội, đơn vị QPAN và các cá nhân có những công trình nghiên cứu, những đề án khả thi, những dự án, những công trình kinh tế có tính “lưỡng dụng” cao, có giá trị về kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại nhằm thu hút mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả sự kết hợp.

Luật pháp hoá vấn đề kết hợp phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức.

Bốn là, kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại phải được quán triệt sâu sắc trong điều hành vĩ mô của Nhà nước

Nhà nước phải có cơ chế, chính sách bảo đảm nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu QPAN. Ngân sách quốc phòng phải được xây dựng theo quan điểm quốc phòng toàn dân, theo đó, các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình sở hữu phải có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách quốc phòng. Vấn đề này phải được luật hóa trong văn bản pháp luật của Nhà nước.

Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, khi thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, Nhà nước cần chỉ đạo kết hợp mục tiêu kinh tế và mục tiêu QPAN nhằm tạo ra các công trình vừa phục vụ dân sinh, vừa phục vụ QPAN.

Trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế với nước ngoài cần phải luôn cảnh giác, giữ vững độc lập tự chủ, lấy lợi ích dân tộc làm tiêu chí hàng đầu cho việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại nói chung, chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng.

Trong quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp cần chú ý kết hợp yêu cầu sản xuất thời bình với chuẩn bị sẵn sàng cho yêu cầu sản xuất thời chiến; làm cho mỗi bước tiến lên của công nghiệp là một bước hiện đại hoá lực lượng QPAN, tăng cường tiềm lực kinh tế – kỹ thuật QPAN. Đảm bảo khi xảy ra chiến tranh có thể huy động tới mức cao nhất khả năng công nghiệp phục vụ chiến đấu, nhằm mục tiêu giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Giải quyết đúng đắn, có kế hoạch xây dựng và phát triển hệ thống công nghiệp nói chung với xây dựng và phát triển hệ thống công nghiệp quốc phòng nói riêng đi đôi với việc chuẩn bị động viên công nghiệp cho chiến tranh, làm cho sản xuất dân dụng và sản xuất quốc phòng xích gần nhau.

Để đáp ứng yêu cầu mới của cả nước, cũng như ở từng địa bàn chiến lược, Nhà nước cần có chiến lược xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, gồm nhiều mạng lưới: đường bộ, đường không, đường sông, đường biển, đường sắt,… để có thể sử dụng nhiều loại phương tiện, có khả năng hỗ trợ nhau. Cần tập trung vốn xây dựng ở những nút giao thông quan trọng; chú ý giải pháp “ngầm hóa” các công trình giao thông. Đưa một phần cơ bản công trình giao thông xuống dưới lòng đất nhằm thêm không gian và tiện ích cho hoạt động giao thông của các đô thị lớn. “Ngầm hóa” các công trình giao thông nhằm tăng cường an ninh giao thông và trong tình huống chiến tranh thì tăng cường khả năng che đỡ, phòng tránh vũ khí công nghệ cao của địch; gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu đánh phá, làm hạn chế hoặc vô hiệu hóa khả năng trinh sát, phát hiện, sát thương của vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại và làm giảm sức mạnh của địch khi tiến công xâm lược.

Hội nhập công nghiệp quốc phòng vào công nghiệp quốc gia là một chủ trương lớn của Đảng về phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam cũng như về chiến lược kết hợp kinh tế với QPAN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Do vậy, trong quá trình thực hiện cần có nhận thức đúng, toàn diện với những nội dung triển khai được tiến hành đồng bộ và bước đi hợp lý, hiệu quả.

Năm là, xây dựng cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ gắn với xây dựng thế trận QPAN vững chắc, gắn chặt phát triển cơ cấu vùng lãnh thổ với cơ cấu ngành của nền kinh tế

Xây dựng cơ cấu kinh tế vùng phải tính đến các vị thế xung yếu, các tuyến giao thông, dân cư, phân bổ nguồn lực lao động, nguồn lực con người. Xây dựng cơ cấu vùng phải đồng thời là sự bố trí chiến lược thống nhất cả về kinh tế và QPAN, tạo điều kiện để cả nước và từng địa phương có thể chủ động đối phó với tình huống về QPAN có thể xảy ra.

Cần chú trọng kết hợp kinh tế với QPAN trên ba vùng kinh tế trọng điểm của đất nước: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ở góc độ QPAN, vùng kinh tế trọng điểm chiếm một không gian địa lý rộng lớn và tổng hợp (gồm cả trên bộ, vùng biển, trên không), nằm trong những khu vực năng động nhất của đất nước. Đó chính là những địa bàn giữ một vị trí chiến lược rất trọng yếu trong thế trận phòng thủ quốc gia. Do vậy, cần phải kết hợp chặt chẽ kinh tế với QPAN ở các vùng kinh tế này. Gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội trên vùng kinh tế trọng điểm, cần phải có kế hoạch xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hữu hiệu, ngang tầm với yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ vùng kinh tế trọng điểm.

Sáu là, kết hợp chặt chẽ kinh tế với QPAN trong chiến lược phát triển khoa học – công nghệ; trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, liên kết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho lực lượng vũ trang

Khuyến khích triển khai các công trình khoa học mang tính lưỡng dụng. Cần xây dựng các cơ chế đặt hàng trong quan hệ giữa các lực lượng khoa học trong và ngoài quân đội. Cần tổ chức các Hội đồng khoa học liên ngành ở cấp quốc gia để tổ chức, hướng dẫn việc kết hợp, huy động mọi tiềm lực khoa học – công nghệ trong nghiên cứu và giải quyết những vấn đề chiến lược, cơ bản lâu dài cũng như những nhiệm vụ trước mắt do yêu cầu củng cố quốc phòng, an ninh đặt ra.

Chiến tranh trong điều kiện hiện đại đòi hỏi một nguồn nhân lực đông đảo có chất lượng cao, được chuẩn bị chu đáo cả về năng lực chuyên môn và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Điều đó làm cho mối quan hệ cân đối, hài hòa giữa huy động lực lượng lao động cho kinh tế và quốc phòng cả về số lượng và chất lượng trở thành một trong những mối quan hệ lớn có tầm quan trọng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghệ thuật và khoa học của việc kết hợp này là tìm ra phương hướng đúng đắn để giải quyết những vấn đề về tỷ lệ động viên, đối tượng động viên, biện pháp động viên nhân lực vào lực lượng vũ trang mà vẫn đáp ứng vào các nhu cầu xây dựng kinh tế.

Bảy là, quân đội thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ nền kinh tế, tích cực tham gia hoạt động kinh tế; bảo vệ và trực tiếp tham gia vào sự nghiệp CNH, HĐH; xung kích phòng chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội

Kết hợp kinh tế với QPAN và đối ngoại là công việc của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Quân đội quán triệt và chấp hành nghiêm túc chủ trương kết hợp kinh tế với QPAN với tư cách là một lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ này.

Do những đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ hoạt động của quân đội mà nội dung kết hợp kinh tế với QPAN có những nét riêng biệt, thể hiện ở những điểm sau đây:

Chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, kịp thời và kiên quyết đập tan mọi hành động xâm lược của kẻ thù, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân có điều kiện an ninh thuận lợi để phát triển.

Bảo vệ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Khi chưa có chiến tranh, lực lượng vũ trang phải cùng với các ngành kinh tế tạo ra những điều kiện và phương tiện cần thiết để bảo vệ vững chắc các cơ sở kinh tế, các khu vực kinh tế và các nguồn tài nguyên của đất nước. Khi chiến tranh xảy ra, các lực lượng vũ trang phải chiến đấu có hiệu quả, bảo vệ tiềm lực kinh tế, kỹ thuật của đất nước, bảo vệ các cơ sở sản xuất và nguồn dự trữ, đáp ứng nhu cầu dân sự và quân sự.

Sẵn sàng bảo vệ hoạt động kinh tế đối ngoại. Các lực lượng quân đội và công an phải cùng các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ, có nguyên tắc, để một mặt, tạo ra môi trường thuận lợi, thông thoáng cho các hoạt động kinh tế đối ngoại; mặt khác, vẫn giữ được an ninh và chủ quyền quốc gia, chặn đứng được các thủ đoạn lợi dụng kinh tế đối ngoại để hoạt động phá hoại. Cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp phải thường xuyên giáo dục ý thức cảnh giác cho cán bộ và nhân dân khi có quan hệ với người nước ngoài, làm cho mọi hoạt động kinh tế đối ngoại phải tự bảo vệ và được bảo vệ, ngăn chặn được các yếu tố gây mất an ninh và ổn định.

Lực lượng vũ trang tích cực đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn xã hội khác; vận động quần chúng phát hiện, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, thói cửa quyền, hách dịch, hối lộ,…; phối hợp giữa lực lượng quân đội và công an, tòa án, thuế vụ, hải quan đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hành vi tiêu cực nhằm làm trong sạch bộ máy nhà nước và ổn định các hoạt động kinh tế xã hội.

Tám là, kết hợp chặt chẽ giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và đối ngoại quân sự tạo thành sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường tiềm lực QPAN, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, góp phần đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tăng cường phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa ngoại giao nhà nước với hoạt động đối ngoại của Đảng, Quốc hội và nhân dân; giữa đối ngoại với QPAN, kinh tế, văn hóa và tư tưởng; giữa đối ngoại Trung ương với địa phương để phát huy sức mạnh tổng hợp của đối ngoại Việt Nam trên trường quốc tế, kịp thời phát hiện và ứng phó hiệu quả với những tác động đa chiều của các diễn biến đối ngoại với QPAN và phát triển của đất nước. Chủ động, tích cực tham gia các diễn đàn, tổ chức quốc tế và khu vực, đặc biệt là ASEAN và Liên Hợp quốc, tham gia giải quyết các thách thức toàn cầu, phát huy ảnh hưởng quốc tế để phục vụ cho phát triển và QPAN của Việt Nam. Giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, lãnh hải trên cơ sở luật pháp quốc tế, kết hợp chặt chẽ các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng, an ninh trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2015

PGS, TS Bùi Đình Bôn

Ban Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương

Đọc Kết Quả Ước Lượng Ols

I. Đánh giá độ tin cậy của mô hình hồi quy tuyến tính

Khi mô hình dự báo đã được xây dựng, chúng ta có thể sử dụng các kiểm định thống kê hoặc phương pháp đồ thị để đánh giá mô hình được xây dựng có phù hợp với dữ liệu thực tế hay không. Các nội dung bên dưới sẽ trình bày kiểm định thống kê t và thống kê F để kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số độ dốc và mô hình.

1. Kiểm định thống kê t

Hệ số xác định là thước đo sự phù hợp giữa dữ liệu được giải thích bởi phương trình hồi quy và giá trị được quan sát trong dữ liệu. Trong hồi quy tuyến tính giản đơn, hệ số xác định chính là ước lượng của hệ số tương quan Pearson bình phương. Giá trị hệ số xác định càng cao thì mô hình được xây dựng càng dự đoán tốt dữ liệu hiện có và ngược lại. , nếu hệ số xác định bằng 0.69 nghĩa là 69% sự thay đổi của biến giải thích trong dữ liệu đã được giải thích bởi mô hình.

3. Kiểm định thống kê F

Nếu giá trị của hệ số xác định tiến tới 0 sẽ dẫn đến nghi ngờ các hệ số độc lập trong mô hình hoàn toàn không có ý nghĩa trong việc mô tả đối tượng dự báo (các =0 ). Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số xác định thông qua kiểm định thống kê F sẽ được sử dụng để kiểm chứng vấn đề này. Kiểm định thống kê F với giả thuyết H0 cho rằng tất cả các tham số độ dốc trong mô hình đều bằng 0 và giả thuyết thay thế H1 là có ít nhất 1 tham số độ dốc trong mô hình khác 0 có ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, nếu giá trị hệ số xác định được tính theo cách trên sẽ bị lệch theo hướng lớn hơn nếu như cở mẫu nhỏ. Chúng ta có thể khắc phục vấn đề này bằng sử dụng hệ số xác định điều chỉnh như sau:

Ý nghĩa của hệ số xác định điều chỉnh:

Hệ số xác định điều chỉnh có ý nghĩa tương tự như hệ số xác định thông thường, tuy nhiên, lợi thế của nó là không phụ thuộc vào số tham số của mô hình. Từ đó, nó có thể sử dụng để so sánh các mô hình với số tham số khác nhau.

II. Giải thích kết quả ước lượng OLS trên phần mềm Stata

Giả sử, chúng ta muốn xây dựng mô hình dự báo thu nhập của người lao động () theo số năm đi học (), số năm kinh nghiệm (), số năm kinh nghiệm bình phương () và giới tính của người lao động () bằng phương pháp hồi quy tuyến tính với ước lượng OLS (các biến lnearn, school, exp, exps đang ở dạng logarit). Phần minh họa sử dụng dữ liệu thực hành là ols Trên Stata, ước lượng OLS được thực hiện bằng lệnh regress như sau:regress lnearn school exp exps gender. Phần kết quả (khung màu đen) và phần tính toán các thông số của ước lượng OLS được thể hiện ở hình bên dưới:

GHI CHÚ VỀ HỆ SỐ CHUẨN HÓA Trong một số trường hợp, nhất là trong các thí nghiệm đo lường chúng ta giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc theo sự biến động từng bước nhảy sai số chuẩn của biến giải thích. Khi đó, chúng ta sử dụng các hệ số được chuẩn hóa. Để chuẩn hóa hệ số ước lượng chúng ta sử dụng công thức sau:

Trong ví dụ trên, hệ số chuẩn hóa của biến bằng0.0492754*19.12477/10.45468 = 0.0901396. Điều đó có nghĩa thay đổi 1 đơn vị độ lệch chuẩn của biến sẽ làm tăng 0.0901396 độ lệch chuẩn của biến .