Lịch Sử Giải Phóng Miền Nam / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Ictu-hanoi.edu.vn

Những Hình Ảnh Lịch Sử Giải Phóng Miền Nam

Thứ ba – 03/05/2023 22:27

41 năm sau ngày Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975 (30/4/1975 – 30/4/2013), bản hùng ca về những con người, những chiến dịch huyền thoại… vẫn ngân vang cùng bài ca đất nước. Để tạo nên chiến thắng ấy là một tư tưởng chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta khi thời cơ đến trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là tư tưởng “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

Sự kiện mùa xuân 1975 chỉ diễn ra trong 55 ngày đêm, với sức mạnh áp đảo về quân sự và chính trị tích lũy từ những năm chống Mỹ, quân và dân ta đã giành toàn thắng với ba chiến dịch lớn: Giải phóng Tây Nguyên mở đầu bằng trận đánh Buôn Ma Thuột đêm 10/3/1975, chiến dịch giải phóng Huế và Đà Nẵng, ngày 26 và 29/3 đồng thời quét sạch địch tại các tỉnh ven biển miền Trung và kết thúc là Chiến dịch Hồ Chí minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Cuối tháng 3/1975, đồng chí Lê Đức Thọ từ miền Bắc vào Nam cùng đồng chí Phạm Hùng và Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Bộ đội Sư đoàn 316 tiến công tiêu diệt Buôn Ma Thuột trong trận mở màn Chiến dịch Tây Nguyên (4 – 24/3/1975).

Nhân dân Phú Hữu dùng thuyền chở Quân đoàn 2 vượt sông tiến về Sài Gòn.

Lữ đoàn tăng 203 cùng Sư đoàn bộ binh 304, Quân đoàn 2 đánh địch trên xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn, tiến vào giải phóng Thành phố Sài Gòn

Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất

Quân giải phóng tiến vào Bộ Tổng tham mưu chính quyền Sài Gòn

Tổng thống Dương Văn Minh (mặc áo đen, đeo kính) chuẩn bị tuyên bố đầu hàng tại Đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30 /4/ 1975

Đại diện chính phủ Cách mạng lâm thời tuyên bố trả tự do cho Tổng thống Dương Văn Minh và các thành viên của Chính phủ Sài Gòn.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng trên lễ đài trong Lễ chào mừng chiến thắng ở Sài Gòn 15/5/1975

Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Và Những Bài Học Lịch Sử

Chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1961-2023)

Tại Hội thảo khoa học Quân giải phóng miền Nam Việt Nam – Vai trò, ý nghĩa và bài học lịch sử do Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức sáng 8-1, có 9 bài tham luận tiêu biểu trong tổng số gần 90 bài tham luận khoa học đã được các đại biểu trình bày.

Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường chào đón Quân giải phóng. Ảnh: TL/TTXVN

Các bài tham luận đã khẳng định chủ trương thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (QGPMNVN) là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng. Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh chiến đấu, làm nên chiến thắng của QGPMNVN; ý nghĩa,  vai trò của QGPMNVN đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của QGPMNVN, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

* Vai trò to lớn đối với cách mạng Việt Nam

Thiếu tướng, TS Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Phó trưởng ban chỉ đạo hội thảo cho biết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, QGPMNVN đã vượt qua muôn vàn gian khó, chấp nhận hy sinh, anh dũng, sáng tạo, chiến đấu quên mình, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng bằng Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chặng đường vinh quang đó đã ghi đậm những dấu ấn chiến công, ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khẳng định chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự do.

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó trưởng ban chỉ đạo hội thảo đã nêu, với bản chất, hiếu chiến, đế quốc Mỹ đã trắng trợn vi phạm Hiệp định Genevè, nhanh chóng nhảy vào miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm, áp đặt chính sách thực dân kiểu mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960) khẳng định “xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang nhân dân là một trong những điều kiện quan trọng của cách mạng nước ta để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược”. Quán triệt chủ trương của đại hội, tháng 1-1961, Tổng quân ủy ra chỉ thị thành lập QGPMNVN, trực tiếp chiến đấu trên chiến trường miền Nam. Ngày 15-2-1961, tại Chiến khu Đ, QGPMNVN được chính thức tuyên bố thành lập.

Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cho hay: “Hội thảo là dịp để đánh giá, nhìn nhận lại quá trình xây dựng, chiến đấu, công lao, đóng góp của GPMNVN đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; khẳng định sự sáng tạo, linh hoạt của Đảng trong tổ chức và sử dụng lực lượng vũ trang phục vụ nhiệm vụ chiến lược. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, hun đúc tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí độc lập, tự chủ, tinh thần quật khởi và khát vọng yêu chuộng hòa bình cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đồng thời, đúc rút những bài học kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng  và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới”.

Khẳng định chủ trương thành lập QGPMNVN là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng, là nét đặc sắc của nghệ thuật sử dụng lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng, trong bài tham luận QGPMNVN – sự sáng tạo, linh hoạt về tổ chức biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Vũ Văn Sỹ, Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã đi sâu phân tích và khẳng định sự sáng tạo, linh hoạt về tổ chức biên chế; đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam, một thành công lớn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo trung tướng Vũ Văn Sỹ, QGPMNVN là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp, xuyên suốt của Đảng Lao động Việt Nam, là nòng cốt của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ được xây dựng và phát triển trên cơ sở các đội vũ trang tự vệ, vũ trang tuyên truyền của các địa phương miền Nam và lực lượng cán bộ, chiến sĩ, nhân viên kỹ thuật quân sự ở miền Bắc bổ sung, tăng cường.

Ngay sau khi ra đời, Quân giải phóng đã xây dựng, phát triển lực lượng, tập trung xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong đó, chú trọng phát triển bộ đội chủ lực cả về tổ chức biên chế và vũ khí trang bị. Tùy vào tình hình chiến sự thực tế, biên chế của Quân giải phóng cũng thay đổi để đáp ứng nhiệm vụ được giao.

Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là một minh chứng cho sự lớn mạnh của Quân giải phóng về tổ chức lực lượng; trình độ tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng tác chiến với các quân chủng, binh chủng, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, thực hiện trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam.

Đồng tình với quan điểm này, trong tham luận Nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng của QGPMNVN trong chống Mỹ, cứu nước, đại tá, PGS-TS Hoàng Xuân Nhiên, Khoa Chiến lược Học viện Quốc phòng cho rằng, trong chiến dịch quyết chiến chiến lược mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta đã chủ động thực hiện hiệp đồng giữa đánh địch trên tuyến phòng thủ từ xa và đột phá tuyến phòng ngự cơ bản ở ven đô của địch với đánh địch bằng binh đoàn thọc sâu vào trung tâm thành phố; giữa cắt đường bộ với ngăn đường sông, khống chế đường không; giữa tiêu diệt, đánh tan bộ binh thiết giáp với chế áp trận địa pháo binh và bắn phá, ném bom làm tê liệt sân bay địch. Điểm rất mới là ta đã dùng máy bay lấy được của địch để ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, tạo nên sự phối hợp chiến dịch giữa trên không và mặt đất càng thúc đẩy tốc độ tiến công vào thời điểm rất quan trọng của địch. Nhất là, với các quân đoàn binh chủng hợp thành có sức đột kích mạnh, khả năng cơ động cao, phối hợp chặt chẽ với chiến tranh nhân dân ở các địa phương, chúng ta đã thực hành tác chiến hiệp đồng binh chủng với quy mô rất lớn, lần lượt đập tan những hệ thống phòng thủ kiên cố, loại khỏi chiến đấu từng quân đoàn địch, đánh chiếm các căn cứ quân sự lớn, giải phóng các thành phố, thị xã, đánh vào tận sào huyệt của địch, đánh đổ ngụy quyền, giải phóng miền Nam…

* Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị

Được tuyên bố thành lập vào ngày 15-2-1961 đến khi kết thúc vai trò lịch sử vào ngày 7-7-1976, chặng đường xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của QGPMNVN đã làm nên những thắng lợi huy hoàng, để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về lãnh đạo chỉ đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy vai trò của lực lượng vũ trang trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng; bài học về tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang phù hợp với hoàn cảnh và nhiệm vụ; phát huy sức mạnh chính trị – tinh thần, xây dựng ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ; về tư tưởng tiến công, sáng tạo trong thực hiện vụ, phát huy sức mạnh tổng hợp…

Báo cáo đề dẫn của thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho rằng,  hội thảo là dịp để ôn lại lịch sử hào hùng; bản chất, truyền thống tốt đẹp, những chiến công oanh liệt của QGPMNVN, của Quân đội nhân dân Việt Nam và nhân dân ta. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; phát huy ý chí tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn thử thách xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc; xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.  Hội thảo đã góp phần làm sáng tỏ, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra từ quá trình xây dựng, chiến đấu, phát huy vai trò của QGPMNVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là nền tảng khoa học vững chắc trong cuộc chiến chống âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, nhất là các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau.

Trong tham luận Xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cho QGPMNVN – bài học kinh nghiệm trong xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu 7 hiện nay, thiếu tướng Hoàng Đình Chung, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7 cho biết, vận dụng những kinh nghiệm xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu của QGPMNVN, việc xây dựng quyết tâm chiến đấu của lực lượng vũ trang Quân khu 7 ngày nay tập trung vào một số nội dung sau: giáo dục bộ đội nhận rõ đối tượng, đối tác của cách mạng, đối tượng tác chiến của quân đội trong tình hình mới, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tập trung củng cố, tăng cường niềm tin, lý tưởng chiến đấu, làm cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vững tin vào thắng lợi của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tương lai, phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, của quân đội, truyền thống trung thành vô hạn, chủ động sáng tạo, tự lực tự cường, đoàn kết quyết thắng của lực lượng vũ trang Quân khu 7. 

Xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu vững mạnh toàn diện, mẫu mực tiêu biểu, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở. Xây dựng Đảng bộ Quân khu trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang Quân khu và sự nghiệp quốc phòng. Chủ động, tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là trên internet, mạng xã hội, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội. Chủ động chia sẻ, lan tỏa những tin, bài, ảnh có nội dung tích cực, gương người tốt việc tốt… nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không tin theo, không truy cập và tán phát, chia sẻ những thông tin xấu độc, góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động.

Bên cạnh đó, thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, kết hợp công tác tư tưởng với công tác tổ chức và công tác chính sách, dân vận, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh, “sáng, xanh, sạch, đẹp”; ngăn chặn, đẩy lùi tác động của mặt trái kinh tế thị trường, tệ nạn, tiêu cực trong xã hội đối với cán bộ, chiến sĩ.

Đại tá Lương Đình Lành, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 chia sẻ, Quân đoàn đã và đang tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu; xây dựng Đảng bộ Quân đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập QGPMNVN (1961-2023), Quân đoàn 4 tiếp tục phát huy truyền thống “Trung thành, đoàn kết, anh dũng, sáng tạo, tự lực, quyết thắng”, tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…

Hạnh Dung

PGS-TS Nguyễn Đức Nhuệ, Phó viện trưởng phụ trách Viện Sử học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam): Giải phóng quân anh dũng chiến thắng

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, QGPMNVN là đội quân chủ lực thực hiện nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, góp phần quan trọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, viết nên trang sử vàng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, để lại dấu ấn đậm nét trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Trải qua gần 15 năm (1961-1975), QGPMNVN, bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm tròn nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường miền Nam, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của dân tộc giao phó, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, QGPMNVN thật xứng đáng với 7 chữ vàng “Giải phóng quân anh dũng chiến thắng”, tung bay trên quân kỳ do Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trao tặng ngay trong ngày thành lập.

Đồng chí Phạm Xuân Hà, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai: Khẳng định vai trò quan trọng của Chiến khu Đ

 

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Chiến khu Đ gắn liền với lịch sử thành lập và hoạt động của những đơn vị vũ trang mạnh, những tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn và hàng loạt trận đánh, chiến dịch, mà kết quả của nó đã góp phần tạo nên những bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của cuộc chiến tranh. Từ đây, đã ra đời những đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của miền Đông và của Xứ ủy, rồi tập trung thành Tiểu đoàn 800, Tiểu đoàn 500, Trung đoàn Đồng Nai. Đây cũng là nơi thành lập và đứng chân tác chiến của lực lượng quân chủ lực Miền như Trung đoàn 762, Sư đoàn 9, Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, và trong cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975 là nơi tập kết của lực lượng Quân đoàn 1, Quân đoàn 4 trước khi tiến về giải phóng Sài Gòn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chiến khu Đ tồn tại như một biểu tượng của cuộc kháng chiến, tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh tinh thần của toàn dân, là nguồn hy vọng, là niềm tin của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn miền Đông Nam bộ. Truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang QGPMNVN đã góp phần làm nên một Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất. Đây không chỉ là một đánh giá về mặt vị trí chiến lược của căn cứ đối với kẻ thù, mà còn mang ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại, phát triển của các lực lượng vũ trang cách mạng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Đại tá Nguyễn Viết Tá, nguyên Tổng biên tập Báo Quân giải phóng, nguyên Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, thư ký của thượng tướng Trần Văn Trà: Dấu ấn thượng tướng Trần Văn Trà

 

Thượng tướng Trần Văn Trà là người chỉ huy tài ba, mưu lược, để lại dấu ấn sâu đậm với tên gọi thân thương “Vị tướng của Thành đồng Tổ quốc”. Trên cương vị Tư lệnh QGPMNVN, thượng tướng Trần Văn Trà đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét “là một cán bộ quân sự quan tâm lãnh đạo toàn diện các mặt công tác quân sự, chính trị, hậu cần, kinh tế, ngọai giao. Dù ở cương vị nào đồng chí cũng hòa mình với quần chúng, gương mẫu, thương yêu, đoàn kết, tôn trọng cán bộ, chiến sĩ, được đồng đội và nhân dân quý mến.

Nhà văn Trầm Hương, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, chuyên viên cao cấp Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ: Vẻ vang nữ tướng Nguyễn Thị Định

 

Từ chỉ huy Đội quân tóc dài trong phong trào Đồng Khởi, bà Nguyễn Thị Định đã trở thành Phó tư lệnh QGPMNVN, là nữ tướng duy nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong nhân dân và đồng đội, là tấm gương sáng của phụ nữ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Chưa có người phụ nữ nào được vinh dự nhận lấy sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân như bà Nguyễn Thị Định. Năm 1965. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Phó tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.            

                An Yên (ghi)

Sự Ra Đời Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: Khẳng Định Giá Trị Lịch Sử

Cách đây tròn 60 năm, ngày 15/02/1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam – một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, hoàn thành sứ mệnh của mình.

Đầu năm 1961, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đứng trước tình thế mới, phong trào Đồng khởi trong hai năm 1959, 1960 của nhân dân miền Nam thắng lợi đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Cuối tháng 1-1961, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam đã họp bàn về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của Cách mạng miền Nam, đề ra phương châm đấu tranh “Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự”.

Về bản chất quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp xuyên suốt của Đảng lao động Việt Nam. Những đoàn quân vượt qua vĩ tuyến 17, đều được gọi là quân giải phóng miền Nam Việt Nam cùng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cho thống nhất nước nhà. Cũng từ đây Cách mạng miền Nam có bước chuyển bước căn bản từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh Cách mạng, đáp ứng yêu cầu quy luật phát triển của chiến tranh, trực tiếp tăng cường sức mạnh của Cách mạng miền Nam sẵn sàng đương đầu và đập tan các kế hoạch quân sự của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam Quân ủy Bộ chỉ huy miền, Quân giải phóng miền Nam đã không ngừng lớn mạnh trưởng thành về mọi mặt, làm nên những chiến công xuất sắc, sau chặng đường 15 năm quân giải phóng miền Nam – bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà Đảng và nhân dân giao phó, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lịch Sử, Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Giải Phóng Miền Nam 30/4

Hình ảnh chiếc xe tăng của quân ta tiến vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975

Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa lịch sử của ngày 30/4/1975

Ngày 30/4/1975 không chỉ là biểu tượng đáng tự hào của dân tộc Việt Nam; mà còn là tấm gương sáng về công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vào thời gian đó, nước ta chỉ là một đất nước nghèo, trình độ dân trí thấp, kinh tế kém phát triển và bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Vậy mà, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự kiên cường, đoàn kết của cả dân tộc; nhân dân Việt Nam đã viết nên câu chuyện thần kỳ đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc bằng chính sức mình.

Chiến thắng của nhân dân Việt Nam trước đế quốc Mỹ hùng mạnh đã góp phần làm suy yếu thế lực của chủ nghĩa đế quốc xâm lược; đảo lộn hoàn toàn kế hoạch xâm lược Đông Nam Á của Mỹ. Qua đó, trở thành độc lực, nguồn cổ vũ to lớn, thúc đẩy các dân tộc bị đô hộ trên thế giới vùng lên chiến đấu.

Ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là ngày cả dân tộc cùng ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang hào hùng, giáo dục thế hệ trẻ về tình yêu quê hương đất nước và bài học về sức mạnh đoàn kết, một lòng.

Các hoạt động kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam năm nay

Nghỉ lễ Giải phóng miền nam 30/4 và Quốc tế lao động 1/5/2023 kéo dài 4 ngày.

Niềm tự hào dân tộc trong năm tháng lịch sử đó được Golden Gift Việt Nam tái hiện thông qua Bức Tranh Dinh Độc Lập TP HCM mạ vàng

Golden Gift Việt Nam xin kính chúc quý khách hàng, quý đối tác một kỳ nghỉ lễ vui vẻ, an toàn và hạnh phúc! Trong thời gian nghỉ lễ, khách hàng có thể liên hệ đến số hotline của Golden Gift Việt Nam: 090 368 1551 để được phục vụ và hỗ trợ trên toàn quốc.

Lịch sử ngày Giải phóng miền Nam 30-4-1975 Nguồn gốc ngày Giải phóng miền Nam 30-4 Ý nghĩa lịch sử ngày 30-4 Ngày lễ 30-4 và 1-5 tại Việt Nam Các hoạt động trong dịp lễ 30-4/1-5

Thu Trang/ Golden Gift Việt Nam

Lịch Sử Và Ý Nghĩa Của Ngày Giải Phóng Miền Nam (30/4/1975

Trang chủ

Tư liệu văn kiện

Các tư liệu chuyên đề

Lượt xem: 14974

Lịch sử và ý nghĩa của ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2023)

Chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày

1. Lịch sử của ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4

Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.

Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.

2. Ý nghĩa của Chiến thắng lịch sử 30/4

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đề ra./.

                                        Phòng TTCTTG

Tweet