Có lẽ không ai lại không biết và không nhớ bài toán đã gặp thời tuổi thơ. Hôm nay lần mò vào Diễn đàn Toán học tìm được cuộc trao đổi từ tháng 7 /2005 của các bạn yêu toán. Xin chia sẻ với các bạn.
Dạy bài toán như thế nào?
Trong một lần nói chuyện, nhân nhắc đến nhận định của W.W.Sawyer: ” Không có gì hủy hoại những khả năng toán học bằng thói quen tiếp nhận những phương pháp giải có sẵn mà không hề tự hỏi vì sao cần giải đúng như thế và làm thế nào để có thể tự nghĩ ra điều đó!”, mấy người bạn là giáo viên tiểu học có hỏi:
– Tư tưởng này nên vận dụng như thế nào vào bài toán cụ thể sau: Đây là bài toán cổ quen thuộc, có trong SGK Toán 6 cũ (trước 2002). Với học sinh lớp 8, 9 bài toán giải được dễ dàng bằng cách đưa về một (hệ) phương trinh bậc nhất, nhưng với học sinh lớp 5,6 đây là bài toán khó, điển hình cho dạng toán Dạng toán sở dĩ có tên gọi như thế vì khi giải dạng toán này, bài giải thường bắt đầu bằng câu:
Các cách giải truyền thống
giả thiết tạm, thường chỉ dành cho học sinh khá giỏi. Giả sử rằng …. Cụ thể với bài toán trên, bài giải thường được trình bày như sau:
Một cuộc thử nghiệm trên lớp
Chúng tôi đã đến một lớp có khoảng 30 em vừa học xong lớp 4, cho một bài kiểm tra gồm bài toán trên thêm vài bài toán khác để các em làm trong một tiết. Trên cơ sở bài kiểm tra ấy, chúng tôi loại ra các em nắm chưa được vững các bài toán đơn (bài toán chỉ giải bằng một phép tính), cùng các em có dấu hiệu đã biết dạng toán này (dẫu làm được bài hay không – để khỏi bị nhiễu), còn lại khoảng gần 15 em lập thành một lớp để dạy thử.
Mở đầu chúng tôi mời một em A lên trình bày lại bài giải của em lên bảng:
Trừ vài em bỏ trắng bài làm này, các em còn lại đều giải đại khái như em A.
GV: Bạn A giải đúng chưa các em? A: (HS: ??? GV: Muốn biết bạn A giải đúng hay sai ta làm thế nào? HS: Ta phải thử lại. A: Em thử lại: 17 chó + 19 gà có 17 x 4 + 19 x 2 = 106 chân. Em giải sai ạ GV: Sao em biết sai? A: Vì số chân em tính được nhiều hơn số chân đề bài cho. GV: Bị thừa ra bao nhiêu chân? A: Bị thừa ra 106 – 100 = 6 chân GV: Vì sao bị thừa ra 6 chân? A: ??? GV: Em có 36 con (17 chó + 19 gà). Đề bài cũng có 36 con. Thế tại sao số chân gà và chó của em nhiều hơn?
GV: Đúng rồi. Dôi ra bao nhiêu con? A: ??? GV: Nếu số chó của em nhiều hơn số chó của đề bài một con thì số chân bị dôi ra ra là bao nhiêu? A: 4 chân ? GV: Không đúng. Em chú ý nếu em nhiều hơn 1 con chó thì đồng thời em lại bị ít hơn 1 con gà. suy nghĩ). Số chó của em nhiều hơn, nên số chân mới bị dôi ra. A: Vì thế nếu số chó của em nhiều hơn một con thì chỉ dôi ra: 4 – 2 = 2 chân. GV: Ở đây em bị dôi ra đến 6 chân … A: … nên số chó của em nhiều hơn số cho của đề bài là: 6: 2 = 3 con. Vậy số chó phải tìm là: 17 – 3 = 14 con, số gà là 36 – 14 = 22 con. GV: Em giải đúng chưa? A: Em thử lại: 14 x 4 + 22 x 2 = 100. Đúng ạ. GV: Em trình bày lại bài giải để các bạn dễ theo dõi. Em có thể bắt đầu như thế này:
A viết lại bài giải: Giả sử em có 36 con gồm 17 chó và 19 gà …
Giả sử em có 36 con gồm 17 chó và 19 gà. Tổng số chân bầy chó gà của em là: 17 x 4 + 19 x 2 = 106 (chân) Số chân bị dôi ra là 106 – 100 = 6 (chân) Sở dĩ bị dôi ra vì số chó của em nhiều hơn số chó phải tìm. Cứ nhiều hơn 1 chó thì số chân bị dôi ra là: 4 – 2 = 2 (chân) Số chó của em nhiều hơn số chó phải tìm là: 6 : 2 = 3 (con) Số chó phải tìm là: 17 – 3 = 14 (con) Số gà là 36 – 14 = 22 (con) Đáp số: 14 chó, 22 gà
GV: Vâng, cảm ơn em. Bạn A từ một bài giải sai ban đầu, đã phân tích cái sai của mình, tìm cách sửa chữa và đã đi đến một đáp số đúng. Còn em nào đã giải sai và muốn thử phân tích để sửa lại không? Vâng, mời em B. B : Giả sử em có 36 con gồm 25 chó và 11 gà. … (Sau khi em B tìm được đáp số đúng xong)
GV: Bạn A giả sử có 17 chó + 19 gà; bạn B giả sử có 25 chó + 11 gà. Cả hai đã lập luận để tìm ra được đáp số bài toán. Có em nào muốn giả sử với những số khác không?
Dễ tưởng tượng ra cảnh các em nhao nhao đưa ra những cặp số để thử. Và không khó khăn gì để gợi ý cho các em cặp số đẹp :36;0 (36 chó + 0 gà hoặc 36 gà + 0 chó) – cặp số giúp giảm đi được 1 phép tính nhân. Từ đó đưa ra bài giải mẫu theo truyền thống như đã trình bày ở trên.
Lời giải bất ngờ chia sẻ từ một thành viên
Một thành viên chia sẻ: Em thì không có ý kiến gì, chỉ nhân tiện nêu thêm 1 cách giải của 1 học sinh nước ngoài mà em đọc trên 1 tờ báo:
BigSchool: Câu chuyện từ năm 2005 mà vẫn thú vị…Ở bài viết trên ta cũng thấy những tình huống học sinh làm sai và người thầy đã từ cái sai để dẫn học sinh đến một lời giải đúng mà không lẳng lặng đưa ra lời giải của mình. Lời giải cuối cùng chắc gây bất ngờ cho các bạn. Bởi vậy: “Nếu chúng ra áp đặt những cách giải mẫu thì học sinh chúng ta sẽ không thể sáng tạo!”.