Lời Giải Hay Viết Đoạn Văn Trình Bày Luận Điểm / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Ictu-hanoi.edu.vn

Viết Đoạn Văn Trình Bày Luận Điểm

Mục đích của bài học giúp học sinh:

Biết cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch.

Biết cách trình bày luận điểm trong đoạn văn quy nạp.

I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận

Khi trình bày luận điểm trong văn nghị luận, cần chú ý:

+ Thể hiện rõ ràng, chính xác.

Để luận điểm nổi bật, có sức thuyết phục, cần phải:

+ Tìm đủ các luận cứ cần thiết.

+ Tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí.

Cần phải diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.

II. Đọc – hiểu 1. Đọc các đoạn văn dẫn trong SGK, trang 79, 80 và trả lời câu hỏi.

a) Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; củng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

b) Đồng bào ta ngày nay củng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

Đoạn (a) viết theo lối quy nạp được triển khai theo các ý như sau:

Là nơi trung tâm của đất trời.

Địa thế phù hợp với dân cư và muôn loài.

Khắp nước Việt Nam không có nơi nào bằng.

Luận điểm chính: là nơi trọng yếu (…) đế vương muôn đời.

Đoạn (b) viết theo lối diễn dịch được triển khai theo các ý sau:

Luận điểm chính: Đồng bào ta… tổ tiên ta ngày trước.

Tất cả các tầng lớp nhân dân đều một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.

Tất cả các tầng lớp nhân dân đều ra sức bảo vệ đất nước.

Tất cả các tầng lớp nhân dân đều ra sức xây dựng đất nước.

2. Đọc đoán văn và trả lời câu hỏi.

a) Lập luận và đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người đọc đến một kết luận haỵ chấp nhận một kết luận mà người viết muốn đạt tới.

Trong đoạn văn dẫn ở SGK, trang 80, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng trong tác phẩm “Tắt đèn của Ngô Tất Tô”: bản chất “chó đểu ” của giai cấp thong trị. Đó chính là luận điểm chính của đoạn văn.

Nguyễn Tuân đã sử dụng phép tương phản khi miêu tả lại hái thái độ hoàn toàn trái ngược của vợ chồng Nghị Quế: yêu quý chiều chuộng đàn chó, còn đối với mẹ con chị Dậu thì chúng giở giọng “chó má. Qua đó, càng làm nổi bật bản chất độc ác, tàn nhẫn của giai cấp thông trị.

b) Cách lập luận trong đoạn văn trên đã làm nổi bật, sáng tỏ luận điểm chung. Đó là cách lập luận độc đáo, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

c) Việc sắp xếp các ý trong đoạn văn trên là hợp lí, đã làm nổi bật được luận điểm chính. Tác giả đã trình bày việc vợ chồng Nghị Quế quan tâm, chăm sóc đối với đàn chó, khiến người đọc ngỡ rằng chúng sẽ đối xử tử tế với người nuôi chó. Nào ngờ… Cách dẫn dắt của Nguyễn Tuân đã tạo ra được tính bất ngơ và càng làm tăng hiệu quả trong việc thể hiện luận điểm chính. Nếu tác giả đưa nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu ” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng… thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu quả của đoạn văn sẽ giảm đi rất nhiều, không tạo được tính bất ngờ cho người đọc.

d) Trong đoạn văn, những cụm từ chuyện chó má, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau đã giúp cho việc trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn, làm nổi bật được bản chất xấu xa của giai cấp thống trị. Qua đó, tạo được giọng điệu rất riêng, rất ấn tượng.

1. Bài tập này yêu cầu các em đọc hai câu văn dẫn trong SGK, trang 81 và diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn.

a) Cần phải viết ngắn gọn, rõ ràng.

b) Nguyên Hồng không chỉ ham viết mà. còn muốn truyền nghề cho bạn trẻ.

2. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

Đoạn văn dẫn trong SGK, trang 82 trình bày theo luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào?

Nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.

Luận điểm của đoạn văn: Tôi thấy Tê Hanh là người tinh lắm.

Đoạn văn sử dụng các luận cứ:

+ Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gần gũi.

Hai luận cứ trên được sắp xếp một cách hợp lí. Tác giả xuất phát từ những cảm nhận chính xác về Tế Hanh (nghe thấy những điều không thần sắc, không thanh âm) đến những nhận xét tinh tế về thơ Tế Hanh (đưa ra vào một thế giới gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ). Hai luận cứ có sự gắn bó mật thiết với nhau tạo cho đoạn văn sự hợp lí và lô-gíc.

3. Bài tập này yêu cầu các em viết đoạn văn ngắn triển khai các luận điểm:

Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài.

Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.

Đối với các luận điểm đã được đưa ra trước, các em phải xây dựng các luận cứ một cách lô-gíc và hợp lí. Khi đưa ra các luận cứ, các em cần đưa ra các dẫn chứng để chứng mirih.

a) Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài.

Việc học là rất quan trọng, giúp ta nắm bắt các tri thức. Tuy nhiên, củng cố tri thức cũng rất quan trọng.

Việc làm bài tập đều đặn, thưòng xuyên sẽ giúp cho tri thức luôn luôn được củng cố.

Mở rộng: liên hệ một số câu có ý nghĩa tương tự: Học đi đôi với hành…

b) Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.

Giải thích rõ nghĩa “học vẹt”: Học vẹt là nói như con vẹt mà không hiểu mình đang nói gì. Học vẹt thường chỉ những người cố học thuộc lòng nhưng không hiểu được ý của bài học, không nắm được bản chất của vấn đề.

Học vẹt làm cho trí não trở nên lười biếng, không phát triển được năng lực suy nghĩ: trí não không được rèn luyện thường xuyên, không có khả năng phân tích hay khái quát nên khi gặp thực tế họ thường gặp nhiều khó khăn.

4. Để làm sáng tỏ luận điểm ”Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu “, các luận cứ cần được đưa ra là:

Mục đích của văn giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ vấn đề.

Do đó, cần phải viết rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu tránh dùng từ ngữ cầu kì, cấu trúc câu phức tạp để người đọc dễ dàng tiếp nhận được vấn đề mà người viết muốn trình bày.

Khi viết cần chú ý đến đốì tượng tiếp nhận để lựa chọn cách trình bày và từ ngữ thích hợp thì mới đạt hiệu quả cao.

Soạn Bài Viết Đoạn Văn Trình Bày Luận Điểm

Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm

– Đoạn 1 viết theo kiểu quy nạp, đoạn 2 viết theo kiểu diễn dịch.

2. Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý để tạo ra sức thuyết phục cho bài văn.

a, Luận điểm của đoạn văn: ” Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới phát hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.

b, Cách lập luận: tác giả sử dụng phép tương phản để làm sáng tỏ cho luận tỏ, chính xác và tạo ra sức thuyết phục mạnh mẽ.

c, Cách sắp xếp hợp lý, nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay ra với mẹ con chị Dậu lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ… thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì đoạn văn không đúng trình tự trước sau của sự việc, không làm bật được bản chất “chó đểu” của giai cấp nó.

d, Trong đoạn văn, những cụm từ “chuyện chó con”, “giọng chó má”, “thằng nhà giàu rước chó vào nhà”… được xếp cạnh nhau làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ, hấp dẫn, từ đó lộ ra bản chất thú vật của bọn địa chủ.

II. Luyện tập Bài 1 ( trang 75 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

– Luận điểm: Cần phải tránh lối viết lan man, dài dòng.

– Luận điểm b: Nhà văn Nguyên Hồng thích truyền nghề cho các bạn trẻ.

Bài 2 (trang 76 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

– Luận điểm: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.

– Tác giả đã trình bày các luận cứ:

+ Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gần gũi với mỗi con người.

– Hai luận cứ trên được trình bày theo một trật tự hợp lý. Tác giả xuất phát từ sự thấu hiểu Tế Hanh (tinh tế, có thể nghe những điều không hình sắc, âm thanh).

+ Nhận định cũng rất chính xác về chất thơ Tế Hanh: đưa ta vào thế giới gần gũi mà ta chỉ cảm thấy một cách mờ mờ.

+ Luận cứ thứ hai là hệ quả của luận cứ thứ nhất, điều này tạo được sự logic, hợp lý

Bài 3 (trang 76 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

a, Cho luận điểm: ” Học phải kết hợp với làm bài tập mới hiểu bài”.

– Các luận cứ:

+ Học để nắm bắt tri thức, tuy vậy việc củng cố những tri thức nắm bắt được còn quan trọng hơn.

(Dẫn chứng: Có nhiều người trong học tập thu nạp được nhiều kiến thức nhưng sau một thời gian không thực hành, kiến thức bị mai một, rơi rụng).

+ Làm bài tập sẽ giúp am hiểu hơn về kiến thức.

(Chứng minh: Lý thuyết phải được soi chiếu vào bài tập, từ lý thuyết để tìm ra hướng giải quyết trong bài làm, từ đó kiến thức trở thành có ích).

+ Việc làm bài tập thường xuyên sẽ củng cố tri thức hiệu quả nhất.

(Với những người chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức thu nhận được không chỉ củng cố tri thức hiệu quả mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi tiếp xúc với thực tế).

b, Luận điểm: ” Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy”.

– Giải thích khái niệm: học vẹt.

( Học vẹt chỉ là nói thao thao như vẹt nhưng không hiểu mình nói gì, nhiều người chỉ cố học thuộc lòng nhưng không nắm được bản chất của vấn đề).

– Học vẹt làm cho trí não trở nên lười biếng.

Khi không sử dụng thao tác tư duy, phân tích, giải thích… các kĩ năng thiết yếu của tư duy không được rèn luyện.

Bài 4 (trang 76 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Để làm sáng tỏ luận điểm: ” Văn giải thích cần viết cho dễ hiểu” có thể đưa ra các luận cứ sau:

– Mục đích của văn giải thích là để giải thích cho người đọc hiểu rõ vấn đề nào đó.

– Nếu viết không dễ hiểu, người đọc từ chỗ khó tiếp nhận lời văn lại càng khó để hiểu người viết muốn trình bày.

– Khi viết cần thể hiện rành mạch, giản dị, tránh lối dùng từ cầu kì, có những cấu trúc phức tạp, cản trở quá trình tri nhận.

– Ngoài ra, khi viết phải chú ý tới đối tượng tiếp nhận để sử dụng ngôn ngữ hợp lý và đạt hiệu quả cao.

→ Các luận cứ trên phải được trình bày theo một trình tự hợp lý, từ giải thích khái niệm đến sử dụng biện pháp nêu vấn đề, tiếp đó là đưa ra luận cứ chính.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Trắc Nghiệm Viết Đoạn Văn Trình Bày Luận Điểm

Trắc nghiệm Viết đoạn văn trình bày luận điểm

A. Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm.

B. Thể hiện một phần nội dung của luận điểm.

C. Trình bày luận điểm sinh động, hấp dẫn.

D. Gồm cả A, B, C

A. Bất cứ vị trí nào

B. Đầu đoạn văn

C. Giữa đoạn văn

D. Cuối đoạn văn

A. Bất cứ vị trí nào

B. Đầu đoạn văn

C. Giữa đoạn văn

D. Cuối đoạn văn

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”

(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)

A. Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.

B. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.

C. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.

D. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Câu 5: Đoạn văn sau được triển khai theo hình thức nào?

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song hành

D. Tổng phân hợp

Câu 6: Lập luận là gì ?

A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn.

B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

C. Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 7 đến câu 8:

Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. […] Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem, ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ là như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, ôn tồn hỏi về chó, rồi xem tướng chó. Hắn sung sướng. Vợ hắn và hắn bù khú […] với nhau trên câu chuyện chó con. Ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.

(Nguyễn Tuân, Truyện “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)

Câu 7: Luận điểm trong đoạn văn trên là ?

A. Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con.

B. Quái thay là Ngô Tất Tố.

C. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ!

D. Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.

Câu 8: Trong đoạn văn, những cụm từ “chuyện chó con”, “giọng chó má”, “thằng nhà giàu rước chó vào nhà”, “chất chó đểu của giai cấp nó” được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không?

A. Có

B. Không

Câu 9: Luận điểm của đoạn văn sau là gì?

“Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.”

(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

A. Tế Hanh là người tinh lắm.

B. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi.

C. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 10: Cho luận điểm: “Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.” Chúng ta có thể lựa chọn ý nào để triển khai luận điểm trên?

A. Làm bài tập giúp cho việc nhớ lại, củng cố lí thuyết.

B. Làm bài tập giúp ta nhớ kiến thức dễ dàng.

C. Làm bài tập giúp ta rèn và phát triển năng lực tư duy để hiểu bài dễ hơn.

D. Cả A,B,C đều đúng.

Loạt bài 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 gồm đầy đủ các câu hỏi trắc nghiệm về các tác phẩm, Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 8 giúp bạn yêu thích môn Ngữ Văn 8 hơn.

Soạn Bài Viết Đoạn Văn Trình Bày Luận Điểm (Chi Tiết)

TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM THÀNH MỘT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN 1. (trang 80, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

a) Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)

– Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong đoạn văn.

(a) Thật là chốn tụ hội trọng yếu của 4 phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

(b) Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

2. (trang 80, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. […] Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem, ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ là như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, ôn tồn hỏi về chó, rồi xem tướng chó. Hắn sung sướng. Vợ hắn và hắn bù khú […] với nhau trên câu chuyện chó con. Ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.

(Nguyễn Tuân, Truyện “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)

a) Hãy xem Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên. (Gợi ý: Có phải nhà văn dùng phép tương phản hay không?)

b) Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không?

c) Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tác giả sắp xếp nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng… thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu quả lập luận của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

d) Trong đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không? Vì sao?

Trả lời:

a)

– Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục.

– Luận điểm trong đoạn văn: “Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra”

– Cách lập luận: tác giả đã dùng phép tương phản

b) Cách lập luận trong đoạn văn đã làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

c) Cách sắp xếp ý trong đoạn văn hợp lý. Nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng… thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu quả của đoạn văn sẽ không đúng trình tự trước sau của bản thân sự việc là làm nổi bật luận điểm “chất chó đểu của giai cấp nó”.

d) Trong đoạn văn, những cụm từ “chuyện chó con”, “giọng chó má”, “thằng nhà giàu rước chó vào nhà”, “chất chó đểu của giai cấp nó” được xếp cạnh nhau làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn vì vừa xoay vào một ý tứ chung, vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng, lí thú.

(Hồ Chí Minh, Cách viết)

b) Ngoài việc đam mê viết, cái thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ

(Nguyễn Tuân)

Trả lời:

Diễn đạt thành luận điểm ngắn gọn:

a) Trước hết là cần tránh lối viết dài dòng, lan man

b) Ngoài việc đam mê viết. Nguyên Hồng còn thích truyền nghề cho bạn trẻ

2. (trang 82, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn. Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ra vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.

(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

Trả lời:

– Luận điểm “Tế Hanh là một người tinh lắm”

– Luận điểm ấy gồm 2 luận cứ

+ Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gần gũi với mỗi con người.

Các luận cứ đó được xếp đặt theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ đầu. Nhờ đó người đọc có được hứng thú tăng thêm.

b) Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.

Trả lời:

a, Cho luận điểm: ” Học phải kết hợp với làm bài tập mới hiểu bài”.

– Các luận cứ:

+ Học để nắm bắt tri thức, tuy vậy việc củng cố những tri thức nắm bắt được còn quan trọng hơn.

(Dẫn chứng: Có nhiều người trong học tập thu nạp được nhiều kiến thức nhưng sau một thời gian không thực hành, kiến thức bị mai một, rơi rụng).

+ Làm bài tập sẽ giúp am hiểu hơn về kiến thức.

(Chứng minh: Lý thuyết phải được soi chiếu vào bài tập, từ lý thuyết để tìm ra hướng giải quyết trong bài làm, từ đó kiến thức trở thành có ích).

+ Việc làm bài tập thường xuyên sẽ củng cố tri thức hiệu quả nhất.

(Với những người chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức thu nhận được không chỉ củng cố tri thức hiệu quả mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi tiếp xúc với thực tế).

b, Luận điểm: ” Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy”.

– Giải thích khái niệm: học vẹt.

( Học vẹt chỉ là nói thao thao như vẹt nhưng không hiểu mình nói gì, nhiều người chỉ cố học thuộc lòng nhưng không nắm được bản chất của vấn đề).

– Học vẹt làm cho trí não trở nên lười biếng.

Khi không sử dụng thao tác tư duy, phân tích, giải thích… các kĩ năng thiết yếu của tư duy không được rèn luyện.

4. (trang 82, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Để làm sáng tỏ luận điểm “Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu, em sẽ đưa ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy cần được sắp xếp theo một trình tự như thế nào để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn?

Trả lời:

Các luận cứ của luận điểm ấy có thể được sắp xếp như sau:

– Văn giải thích được viết ra nhàm làm cho ngưòi đọc hiểu.

– Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt được mục đích.

– Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ, dễ làm theo.

Vì thế, văn giải thích không thể không viết cho dễ hiểu.

chúng tôi

Soạn Bài Viết Đoạn Văn Trình Bày Luận Điểm Sbt Ngữ Văn 8 Tập 2

1. Bài tập 1, trang 81, SGK.

– Trước hết là cần phải tránh cái lối viết “rau muống”, nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải”, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh “. (Hồ Chí Minh)

– Ngoài việc đam mê viết, cái thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ. (Nguyễn Tuân)

Yêu cầu .

a) Điền những nội dung thích hợp vào bảng sau đây :

– Bên cạnh việc đam mê viết Nguyên Hồng còn có cái thích được truyền nghề cho các bạn trẻ. – Do đam mê viết nên Nguyên Hồng còn thích được truyền nghề cho các bạn trẻ. – Tuy đam mê viết nhưng Nguyên Hồng còn thích được truyền nghề cho các bạn trẻ. – Nguyên Hồng không chỉ đam mê viết. Ông còn có cái thích được truyền nghề cho cảc bạn trẻ.

Hãy xác định rõ : Trong những câu trên, câu nào đạt và câu nào còn chưa đạt các yêu cầu : không thay đổi ý của câu văn gốc và không làm mất mối liên hệ với đoạn văn đã viết ở bên trên ? Vì sao ?

c) Theo yêu cầu vừa được nhắc lại ở điểm (b), hãy diễn đạt câu mở đoạn sau đây bằng ít nhât là hai cách khác :

Ngoài yêu cầu phải học tập tôt các môn khoa học tự nhiên như đã nói trên, các bạn còn phải chú trọng học tôt các môn khoa học xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí.

Trả lời:

a) Có thể điền những nội dung sau đây vào bảng :

b) Câu đầu tiên và câu cuối cùng đã đạt các yêu cầu đề ra. Hai câu ở giữa không đạt yêu cầu. Vì quan hệ giữa sự đam mê viết và thích thú truyền nghề ở Nguyên Hồng không có mối quan hệ nhân – quả (để có thể nối bằng do… nên..), cũng không có mối quan hệ đối lập (để nối bằng tuy… nhưng…). Từ đó, ta thấy được : Muốn chuyển đoạn chính xác, người viết phải nắm vững mối quan hệ giữa đoạn vừa viết ở trên với đoạn sẽ được viết bên dưới.

3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

b) Em nhận thấy các luận cứ của đoạn văn có đủ để làm sáng tỏ luận điểm không ?

c) Câu đầu tiên và hai câu cuối cùng của đoạn văn có tầm quan trọng như thế nào đối với việc trình bày luận điểm ?

(1) Bài nói chuyện này được phát biêu vào năm 1962, khi nước ta còn tạm thời bị chia cắt làm hai miền ; miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai, còn miền Bắc tiến hành xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa. (Trường Chinh, dẫn từ : Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh… về văn hoá văn nghệ, NXB Văn hoá).

Trả lời:

b) Để làm sáng tỏ luận điểm : “Cuộc sống mới đang làm cho bộ mặt của Tổ quốc hằng ngày, hằng giờ đổi mới”, tác giả Trường Chinh đã đưa ra một hệ thống luận cứ không chỉ chính xác mà còn phong phú và toàn diện, có đủ dẫn chứng về sự đổi mới của Tổ quốc cả ở miền núi và đồng bằng, cả ở nông thôn và thành phố”. Vì thế, một mặt, mỗi luận cứ đều không thể thiếu trong việc làm sáng tỏ luận điểm ; mặt khác, các luận cứ hợp lại sẽ trở thành một hệ thống vững chắc, đủ sức làm cho luận điểm trở nên có căn cứ, trở nên hoàn toàn đáng tin cậy.

c) Câu đầu tiên của đoạn văn nêu ra luận điểm để định hướng cho nhận thức của người đọc. Còn hai câu cuối cùng không chỉ nhắc lại luận điểm (dưới hình thức ngôn ngữ khác) để nhận thức của người đọc được củng cố vững chắc hơn mà còn nêu cảm xúc làm cho đoạn văn thêm sức hấp dẫn.

Nay có người thây đen ít mà nói là đen, thấy đen nhiều mà nói là trắng, thì nhất định phải cho người đó là không biết phân biệt trắng và đen ; nếm thấy không đắng lắm mà nói là đắng, nếm thấy đắng nhiều mà nói là ngọt thì nhất định phải cho rằng người đó là không biết phân biệt ngọt và đắng. Nay chuyện sai nhỏ thì biết mà phản đốichuyện sai lớn như xâm lược nước khác, thì lại không biết phản đôi mà còn tán dương, cho đó là “nghĩa Như vậy mà gọi là biết phân biệt “nghĩa” và “bất nghĩa ” ư ? Do đó có thể thấy người trong thiên hạ phân biệt “nghĩa ” và “bất nghĩa “hỗn loạn đến thế nào.

(Mặc Tử, dẫn theo Văn học Trung Quốc, Tài liệu tham khảo, tập I, NXB Giáo dục)

Trả lời:

Tác giả có dụng ý đặt những luận cứ quen thuộc, dễ thấy, dễ thuyết phục lên trước. Những luận cứ khó nhận ra hơn, nhưng lại quan trọng hơn, lí thú hơn được đưa xuống phía sau. Bằng cách đó, người đọc được dẫn dắt theo con đường đi từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, từ cái bình thường hơn đến cái thú vị hơn. Cách viết ấy làm cho luận điểm vừa dễ hiểu, dễ được tán đồng, lại vừa có sức lôi cuốn không sao cưỡng nổi.

5. Tác phẩm Chiến quốc sách của văn học cổ Trung Hoa có kể lại một mẩu chuyện đại ý như sau :

Có người đem thuốc bất tử dâng vua. Quan bảo vệ trong cũng hỏi: “Thuốc này có thế uống được không ? Người ấy trả lời: “Được”.

(a) Thần hỏi người dâng thuốc, người ấy trả lời có thể uống được nên thần mới uống, vậy thần vô tội. (b) Người ta dâng thuốc bất tử, thần uống vào lại bị giết, vậy đó là “thuốc tử”, nói thuốc ấy bất tử là dối trá. (c) Vua tin người dối trá, mà lại muốn giết người vô tội, chẳng lẽ như vậy là đúng sao ?

6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 5 đến 10 câu) để trình bày luận điểm : “Cần phải học tốt các môn khoa học xã hội” (Có thể dùng câu mở đoạn trong bài tập 2.c và học tập cách xây dựng và trình bày luận điểm trong các gợi ý làm bài tập 3 và bài tập 4).

chúng tôi

Bài tiếp theo