Lời Giải Vbt Văn 9 / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Vbt Ngữ Văn 6 Lời Văn, Đoạn Văn Tự Sự

Lời văn, đoạn văn tự sự

Câu 1 (trang 60 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 36 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc các đoạn văn đã cho và trả lời câu hỏi:

Trả lời:

Thứ tự Điều được kể trong đoạn văn Thứ tự Chủ đề của đoạn văn

Câu 2 (trang 60 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 36 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng câu nào sai, vì sao?

a, Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa.

b, Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Trả lời:

– Câu đúng là câu (b)

– Câu sai là câu (a) vì thứ tự sự việc ở trong câu (a) được kể không đúng.

Câu 3 (trang 60 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 37 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

Trả lời:

+ Thánh Gióng: Ở đời Hùng Vương thứ sáu, có một cặp vợ chồng đã già mà vẫn chưa có con. Một hôm ngươi vợ ra đồng dẫm phải vết chân về có mang và sinh ra một cậu bé khôi ngô. Lên ba tuổi cậu bé chưa biết nói cười nhưng nghe tin giặc Ân xâm lược nước ta, cậu bèn cất tiếng nói xin đi đánh giặc và vươn vai lớn nhanh như thổi. Người ta gọi cậu là Thánh Gióng.

+ Lạc Long Quân: Lạc Long Quân là vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, ở miền đất Lạc Việt xưa. Thần có sức mạnh vô địch, giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt. Sau này Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ cùng chung sống ở cung điện Long Trang.

+ Âu Cơ: Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Tiên thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần, tên là Âu Cơ. Nàng tìm đến thăm vùng đất Lạc Việt, gặp Lạc Long Quân và kết duyên, hai người chung sống ở cung điện Long Trang.

+ Tuệ Tĩnh:Tuệ Tĩnh là vị danh y lỗi lạc đời Trần. Ông chẳng những là người mở mang ngành y dược dân tộc, mà còn là người hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh.

Câu 4 (trang 60 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 37 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Trả lời:

Thánh Gióng là vị anh hùng đánh đuổi giặc Ân của dân tộc, là vị thánh trong lòng nhân dân ta. Khi giặc đã đến chân núi Trâu, thế nước nguy kịch, Thánh Gióng vùng dậy, vươn vai thành tráng sĩ, mặc giáp sắt, cầm roi sắt và nhảy lên lưng con ngựa sắt phi thẳng đến nơi có giặc. Thánh Gióng đón đầu chúng rồi đánh giết hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt gãy, người tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc khiến quân giặc kinh hãi, thất bại thảm hại.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 6 (VBT Ngữ Văn 6) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Ngữ Văn 6 Bài Lời Văn, Đoạn Văn Tự Sự

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 54 VBT Ngữ văn 6, tập 1): Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

(Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!

(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

Thứ tự kể thể hiện ở chỗ: cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau thì kể sau. Nếu câu trước nói chung thì câu sau giải thích, cụ thể hóa, làm người nghe hiểu được, cảm nhận được.

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự việc được kể trong câu có được sắp xếp theo thứ tự hợp lí hay không mà trả lời.

Lời giải chi tiết:

– Câu đúng là câu (b)

– Câu sai là câu (a) vì thứ tự sự việc ở trong câu (a) được kể không đúng.

Câu 3 Câu 3 (trang 56 VBT Ngữ văn 6, tập 1):

Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

Lời giải chi tiết:

– Thánh Gióng: Ở đời Hùng Vương thứ sáu, có một cặp vợ chồng đã già mà vẫn chưa có con. Một hôm ngươi vợ ra đồng dẫm phải vết chân về có mang và sinh ra một cậu bé khôi ngô. Lên ba tuổi cậu bé chưa biết nói cười nhưng nghe tin giặc Ân xâm lược nước ta, cậu bèn cất tiếng nói xin đi đánh giặc và vươn vai lớn nhanh như thổi. Người ta gọi cậu là Thánh Gióng.

– Lạc Long Quân: Lạc Long Quân là vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, ở miền đất Lạc Việt xưa. Thần có sức mạnh vô địch, giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt. Sau này Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ cùng chung sống ở cung điện Long Trang.

– Âu Cơ: Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Tiên thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần, tên là Âu Cơ. Nàng tìm đến thăm vùng đất Lạc Việt, gặp Lạc Long Quân và kết duyên, hai người chung sống ở cung điện Long Trang.

– Tuệ Tĩnh:Tuệ Tĩnh là vị danh y lỗi lạc đời Trần. Ông chẳng những là người mở mang ngành y dược dân tộc, mà còn là người hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh.

Câu 4 Câu 4 (trang 56 VBT Ngữ văn 6, tập 1):

Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Phương pháp giải:

Khi kể chuyện, cần chú ý:

– Chọn động từ thể hiện hành động của nhân vật.

– Sắp xếp thứ tự hợp lí: cái gì xảy ra trước, kể trước; cái gì xảy ra sau kể sau.

Lời giải chi tiết:

Thánh Gióng là một người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng trong thời kì đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Thánh Gióng đã có mặt đúng lúc để cứu nước khi bị lâm nguy, dẹp tan giặc Ân. Ngựa của Thánh Gióng phun ra lửa, roi sắt quật tan quân thù. Đến khi roi sắt gãy thì nhổ tre đánh giặc. Nước Việt ta thật tự hào khi có một người như Gióng – chiến đấu bằng cả những thứ vũ khí thô sơ và cỏ cây ven đường để đem lại hòa bình cho Tổ quốc.

chúng tôi

Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Làng

Câu 1 (trang 112 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?

– Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông.

– Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua vùng ông.

Câu 2 (trang 112 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động cùa ông Hai từ lúc nghe làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.

* Diễn biến tâm trạng ông Hai:

+ Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ.

+ Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy nhưng mọi sự thật trước mắt làm ông không thể không tin.

+ Từ lúc ấy, cái tin dữ ấy trở thành một nỗi ám ảnh day dứt trong ông.

+ Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình.

+ Khi đi nghe tin cải chính, làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh.

* Lí giải:

– Ông Hai yêu làng của mình, tự hào và tôn thờ nó.Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.

Câu 3 (trang 113 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?

– Ông Hai dãi bày tâm sự với con nhỏ vì trong hoàn cảnh dồn nén và bế tắc ấy ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con ngây thơ.

– Qua nhưng lời tâm sự thực chất là giãi bày lòng mình ấy ta thấy rõ ông Hai:

+ Là người yêu làng sâu nặng.

+ Tấm lòng thủy chung với kháng chiến với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ , tình cảm ấy sâu nặng bền vững thiêng liêng.

Câu 4 (trang 113 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.

– Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

– Miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ… Đặc biệt, tác giả diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc con người và thế giới tinh thần của con người, đặc biệt là người nông dân.

Câu 1 (trang 114 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Chọn và phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật trong Hai trong truyện. Trong đoạn ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả tâm lí nhân vật.

– Đoạn văn:

“Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

….

– Phân tích:

Đoạn đối thoại này đã biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của ông Hai với quê hương, đất nước, với kháng chiến. Trò chuyện với đứa con thực chất là cách ông tự thổ lộ nỗi lòng thủy chung của mình với làng quê, với kháng chiến.

– Nghệ thuật: Hình thức đối thoại nhưng mang tính chất độc thoại.

Câu 2 (trang 114 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Em còn nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy.

– Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, Quê hương – Giang Nam.

– Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bếp Lửa

Bếp lửa

1. Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại? Trả lời:

– Năm lên bốn tuổi là năm đói kém, nhọc nhằn (1945). Nạn đói năm ấy đã trở thành bóng đen ghê rợn, ám ảnh cháu

– Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà dạy cháu học, dạy cháu làm, bà kể chuyện cháu nghe, chia sẻ với cháu nỗi vắng mẹ, cặm cụi nhóm lửa, nuôi nấng cháu.

– Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín chuyện để bố mẹ yên tâm công tác, bà vẫn sớm chiều nhem nhóm ngọn lửa ủ ấm lòng cháu.

– Kỷ niệm nào về bà cũng thấm đậm yêu thương

2. Câu 3, tr. 145, SGK Trả lời:

– Hình ảnh bếp lửa có suốt trong những vần thơ của bài thơ . Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 10 lần .

– Hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng do hằng ngày bà luôn nhóm lửa nấu vào mỗi sáng . Bà là người đã thắp sáng tình cảm, tình yêu thương khi nhóm bếp lửa lên, tác giả đã dựa vào đó để gửi gắm tình cảm cảm xúc của mình là tình cảm thiêng liêng giữa bà và cháu.

3. Câu 4, tr. 146, SGK Trả lời:

– Tác giả dùng từ ngọn lửa mà không nhắc tới bếp lủa vì bếp lửa được bà nhem lên không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn có cả ngọn lửa sức sống lòng yêu thương, niềm tin trong lòng bà → hình ảnh ngọn lửa trìu tượng hơn và khát quái hơn

– Như thế hình ảnh bà trong hai câu thơ trên không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa- ngọn lửa của sức sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp

– Đồng thời biểu lộ tình cảm của tác giả: Một bếp lửa ấp iu nồng đượm/Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

– Bày tỏ suy nghĩ về tình bà cháu về bếp lửa: Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen/ Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

→Tác dụng; các yếu tố này không tách biệt mà thấm nhuần, bổ sung cho nhau tạo nên sức lôi cuốn nhiều mặt cho nài thơ

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là hình ảnh mang tính biểu tượng cao và giá trị nghệ thuật sâu sắc. Hình ảnh bếp lửa gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của người cháu. hình ảnh bếp lửa đều hiện lên vô cùng quen thuộc, gắn liền với cái đói mòn đói mỏi của nạn đói năm 1945 với giặc đốt nhà cháy tàn cháy lụi với hình ảnh xóm giềng giúp bà dựng lại túp lều tranh. Những ngày tháng sống với bà bếp lửa như một người bạn. Hình ảnh bếp lửa thiêng liêng ấy còn chính là biểu tượng của tình thương. Đó là tình yêu của cháu đối với bà và rộng hơn là tình yêu làng xóm, quê hương, đất nước. Bếp lửa sẽ mãi luôn cháy sáng như tình yêu của bà dành cho cháu.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Ngữ Văn 9 Con Cò

Trả lời:

– Nội dung chính của từng đoạn thơ

+ đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu

+ đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tưổi thơ trở nên gần gũi và sẽ theo con người đến suốt cuộc đời

+ đoạn 3: từ hình ảnh con cò nhà thơ suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru và tình cảm của mẹ đối với cuộc đời mỗi con người

– Ý nghĩa biểu tượng của con cò qua các đoạn thơ: con cò trong lời ru (đoạn 1) biến thành con cò mang tình cảm của mẹ mãi dõi theo bước chân con (đoạn 2) và trở thành biểu tượng cho lời ru, cho lòng mẹ theo con suốt đời Con cò trong lời hát trở thành con cò nâng đỡ, dìu dắt con; thành người bạn đồng hành với con suốt đời

Câu 2: Câu 3, tr. 48, SGK Trả lời:

– Những câu ca dao được tác giả sử dụng:

+ Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

+ Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

+ Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

– Nhận xét cách vận dụng ca dao của tác giả: các câu ca dao ấy gợi ra trong bài thơ dưới dạng lời ru của mẹ, đặt trong sự đối sánh với đứa con thể hiện tình yêu thương của người mẹ và niềm hạnh phúc bình yên

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con

Hai câu thơ trên nói về sự rộng lớn, dài lâu và bền chặt của tấm lòng người mẹ đối với con. Có gì cao hơn núi, có gì sâu hơn biển, và có gì bao la bằng lòng mẹ thương con. Đứng trước người mẹ kính yêu con dù lớn khôn đến đâu hay trưởng thành như thế nào đi nữa thì vẫn là đứa con bé thơ của mẹ, rất cần mẹ và luôn được yêu thương che chở rất nhiều. Vẫn là niềm tự hào, niềm tin và hy vọng của mẹ. Dù mẹ có phải xa con, thậm chí suốt đời không lúc nào lòng mẹ không ở bên con. Lòng mẹ luôn theo con suốt đời, không gì chia cắt. Tình mẫu tử là thiêng liêng bất diệt. Có thể nói : tình thương của mẹ dành cho con là tình thương bất tử.

Câu 4: Em hiểu và suy nghĩ thế nào về những câu thơ kết bài:

Một con cò thôi,

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi

Trả lời:

– Hình tượng trung tâm của bài thơ là con cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ

– Lời ru là khúc hát yêu thương hết lòng mẹ dành cho con

– Sự hóa thân của người mẹ vào cánh cò mang ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh gian khổ nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm

– Câu thơ cuối chứa đựng hình ảnh thật đẹp: cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống che chở, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ

Câu 5: Câu 5, tr. 48, SGK Trả lời:

– Về thể thơ: thể thơ tự do các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại gợi âm điệu lời ru

– Giọng thơ triết lí

– Về hình ảnh: hình ảnh con cò trong ca dao thành điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả, hình ảnh gần gũi, thực tế, giàu ý nghĩa

Câu 6: Bài luyện tập 1, tr. 48, SGK Trả lời:

Cách vận dung lời ru ở bài thơ

– Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:

+ có hai lời ru xuất hiện đan xen với các đoạn khác đó là lời ru của tác giả và lời ru trực tiếp của mẹ

+ lời ru thể hiện tình yêu thương con thống nhất với tình yêu đất nước đồng bào của người mẹ

+ lời ru thể hiện ước mơ của người mẹ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tự do song song với nó là niềm tin vào kháng chiến của dân tộc sẽ toàn thắng.

– Con cò:

+ Lời ru xuất hiện ở đoạn I của bài thơ

+ Tác giả gợi lại hình ảnh con cò trong những lời hát ru, từ đó phát triển sâu rộng hơn về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ấy để ngợi ca tình mẹ

+ Lời ru mang tinh thần nhân văn, nâng đỡ những tâm hồn trẻ thơ

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác: