Sinh Học 6 Bài 43 Lời Giải Hay / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

43 Đề Thi Toán Lớp 3 Dành Cho Học Sinh Giỏi (Có Lời Giải)

Tổng hợp 43 Đề thi Toán lớp 3 dành cho học sinh giỏi có đáp án, lời giải chi tiết được Trung tâm Gia sư Hà Nội chia sẻ cho học sinh khối lớp 3.

(Mỗi đề làm trong 60 phút) Đề 1

1.Số lớn nhất có 3 chữ số là :

a. 989 b. 100 c. 999 d. 899

2.Khoảng thời gian từ 8 giờ kém 10 phút đến 8 giờ 30 phút là:

a. 20 phút b. 30 phút c. 40 phút d. 50 phút

3.Trong các phép chia có dư với số chia là 7, số dư lớn nhất là:

b. 4 b. 5 c. 6 d. 7

4.Số gồm 3 đơn vị , 7trăm , 8 chục và 2 nghìn là:

a. 3782 b. 7382 c. 3782 d. 2783

II/ Tự luận :

Bài 1: Tìm số có ba chữ số biết chữ số hàng trăm gấp đôi chữ số hàng chục , chữ số hàng chục gấp ba lần chữ số hàng đơn vị .

Bài 2 : Ngày 6 tháng 7 là thứ ba . Hỏi ngày 5 tháng 9 cùng năm đó là thứ mấy ?

Bài 3 : Ông năm nay hơn cháu 63 tuổi , hai năm nữa ông sẽ gấp 8 lần tuổi cháu . Hỏi hiện nay cháu bao nhiêu tuổi , ông bao nhiêu tuổi .

Xem full 43 Đề thi học sinh giỏi Toán lớp 3:

Lời Giải Hay Sinh 9 Bài 35 Trang 104 Sgk Sinh Học 9, Giải Vở Bài Tập Sinh 9 Bài 35

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 35. Ưu thế lai, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 35 trang 104 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.

Đang xem: Lời giải hay sinh 9 bài 35

Lý thuyết

I – Hiện tượng ưu thế lai

Hiện tượng cơ thể lai F1, có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn, trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là ưu thế lai.

Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

Hiện tượng này cũng thể hiện khi lai các thứ cây trồng (cà chua hồng Việt Nam X cà chua Ba Lan), các nòi vật nuôi (gà Đông Cảo X gà Ri) thuộc cùng một loài hoặc giữa hai loài khác nhau (vịt X ngan).

II – Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai

Về phương diện di truyền, người ta cho rằng, các tính trạng số lượng (các chi tiêu về hình thái và năng suất…) do nhiều gen trội quy định, ờ mồi dạng bô mẹ thuần chùng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biêu hiện một sô đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau, chi có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở cơ thể lai F1.

Ví dụ: Một dòng thuần mang 2 gen trội lai với một dòng thuần mang 1 gen trội sẽ cho cơ thê lai F1 mang 3 sen trội có lợi.

P: AAbbCC X aaBBcc → F1: AaBbCc

Trong các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dần (xem hình 34.3) nên ưu thế lai cùng giảm dần. Muốn khắc phục hiện tượng này để duy tri ưu thê lai. người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, chiết, ghép, vi nhân giống…).

III – Các phương pháp tạo ưu thế lai

1. Phương pháp tạo ưu thế lai ờ cây trồng

Để tạo ưu thế lai ở thực vật, chủ yếu người ta dùng phương pháp lai khác dònq: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở ngô, đã tạo được nhiều giống ngô lai (F1) có năng suất cao hơn từ 25 – 30% so với các giông ngô tốt nhất đang được sử dụng trong sản xuất (xem bài 37).

Phương pháp lai khác dòng cũng được áp dụng thành công ở lúa để tạo ra các giống lúa lai F1 cho năng suất tăng từ 20 – 40% so với các giống lúa thuần tốt nhất, thành tựu này được đánh giá là một trong những phát minh lởn nhất của thế kỉ XX.

Người ta dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới. Đây là những tổ hợp lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài.

Ví dụ: Giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với giống lúa Omg80, có khả năng cho năng suất cao cùa DT10 và cho chất lượng gạo cao của OM80.

2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi

Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế. Trong phép lai này, người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nỏ làm giống.

Phổ biến ờ nước ta hiện nay là dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi của giống mẹ và có sức tăng sản cùa giống bổ.

Ví dụ: Lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái X Đại bạch có sức sống cao, lợn con mới đẻ đã nặng từ 0.7 đến 0,8 kg, tăng trọng nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 – 100 kg), tỉ lệ thịt nạc cao hơn.

Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kich thích nhiều trứng cùng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế đối với bò và lợn có nhiều thuận lợi.

1. Trả lời câu hỏi trang 102 sgk Sinh học 9

∇ Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai ở thực vật và động vật.

Trả lời:

– Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

– Ví dụ: cà chua hồng Việt Nam và cà chua Ba Lan, gà Đông Cảo và gà Ri.

2. Trả lời câu hỏi trang 103 sgk Sinh học 9

∇ Hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất?

– Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?

Trả lời:

– Khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp.

– Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ vì tạo ra các cặp gen đồng hợp, các cặp gen dị hợp giảm đi.

3. Trả lời câu hỏi trang 104 sgk Sinh học 9

∇ Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống?

Trả lời:

– Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm không dùng làm giống.

– Không dùng con lai kinh tế làm giống vì thế hệ tiếp theo xuất hiện các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.

Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 35 trang 104 sgk Sinh học 9

Ưu thế lai là gì? Cho biết cở sở di truyền của hiện tượng trên. Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?

Trả lời:

– Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ.

– Cơ sở di truyền của hiện tượng trên được giải thích như sau: Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng (chỉ tiêu về hình thái, năng suất…) do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện (gen trội át gen lặn), đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.

– Người ta không dùng con lai F1 làm giống vì con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1 giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.

– Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép…).

2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 35 trang 104 sgk Sinh học 9

Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất, tại sao?

Trả lời:

Trong chọn giống cây trồng, người ta thường dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế lai. Phương pháp lai khác dòng được sử dụng phổ biến hơn. Vì:

Phương pháp lai khác dòng là phương pháp lai hai dòng thuần chủng khác nhau rồi cho chúng giao phối với nhau và tạo ra giống mới.

Phương pháp lai khác thứ là phương pháp lai giữa hai thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài.

⇒ Phương pháp lai khác dòng đơn giản và dễ tiến hành hơn.

3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 35 trang 104 sgk Sinh học 9

Lai kinh tế là gì? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

– Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

– Ở nước ta hiện nay, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội.

Ví dụ: Con cái là ỉ Móng cái × con đực thuộc giống lợn Đại Bạch. → Tạo con lai F1 sẽ có nhiều tính trạng quý như thịt thơm ngon, sức chống chịu tốt, lợn con mới đẻ đã nặng từ 0,7 – 0,8 kg, tăng trọng nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 – 100 kg), tỷ lệ thịt nạc cao.

Bài trước:

Bài tiếp theo:

50 Đề Thi Học Sinh Giỏi Hóa Học Lớp 10 Hay Nhất (Có Lời Giải Chi Tiết)

50 đề thi học sinh giỏi hóa học lớp 10 hay nhất (Có lời giải chi tiết)

Tuyển chọn 50 đề thi học sinh giỏi hóa học lớp 10 của sở GD và ĐT Hà Tĩnh gồm 50 đề hay tuyển chọn trong nhiều năm gần đây kèm lời giải chi tiết, dễ hiểu. Mỗi đề có 10 bài tự luận, trên thang 10 điểm. Đề thì với nhiều bài hay, có khả năng chọn lọc học sinh, rất tốt cho học sinh và giáo viên tham khảo trong các kỳ thi học sinh giỏi. Đề thi đã được nhiều trường dùng làm tài liệu ôn tập cho học sinh giỏi môn hóa lớp 10

Trích dẫn tuyển chọn 50 đề thi học sinh giỏi hóa học lớp 10:

Câu 1: 1) Một nhñm học sinh cần một hỗn hợp chất cñ khả năng b÷ng cháy để biểu diễn trong một đêm câu lạc bộ hña học. Một số hỗn hợp bột được đề xuất gồm: a) KClO3, C, S. b) KClO3, C. c) KClO3, Al. Hỗn hợp nào cñ thể d÷ng, hãy giải thích. 2) Từ muối ăn điều chế được dung dịch cñ tính tẩy màu, từ quặng florit điều chế được chất cñ thể ăn mòn thủy tinh, từ I2 điều chế một chất pha vào muối ăn để tránh bệnh bướu cổ cho người d÷ng, từ O2 điều chế chất diệt tr÷ng. Em hãy viết phương trình phản ứng điều chế các chất như đã nñi ở trên, biết mỗi chất chỉ được viết một phương trình phản ứng. Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HCl được điều chế bằng cách cho NaCl khan tác dụng với H2SO4 đặc rồi dẫn khí HCl vào nước. 1) Em hãy vẽ hình thí nghiệm thể hiện rõ các nội dung trên. 2) Trong thí nghiệm đã d÷ng giải pháp gì để hạn chế HCl thoát ra ngoài? Giải thích. 3) Một số nhñm học sinh sau một löc làm thí nghiệm thấy dung dịch HCl chảy ngược vào bình chứa hỗn hợp phản ứng. Em hãy giải thích và nêu cách khắc phục.

XEM TRỰC TUYẾN

Ghi chú: Quý thầy, cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu cho ban biên tập chúng tôi vui lòng gửi về: + Fanpage: ĐỀ Thi Học Sinh Giỏi + Email: dethihsg.com@gmail.com Video hướng dẫn tải đề thi:

Link Tải Đề Thi

Google Dirve: https://drive.google.com/file/d/0B-aanuOGvhweS2RscWhhaFFDZFE/view

Mediafire: đang cập nhật

Bài Tập Có Lời Giải Trang 93, 94 Sbt Sinh Học 6

Bài 1 trang 93 SBT Sinh học 6

Em hãy thử thiết kế một bảng tổng kết vai trò của thực vật trong thiên nhiên.

Hãy hình dung hậu quả gì sẽ xảy ra nếu không có thực vật ?

Lời giải:

Có thể thiết kế một bảng tổng kết vai trò của thực vật trong thiên nhiên như sau :

Bài 2 trang 94 SBT Sinh học 6

Nêu vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người.

Lời giải:

Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người :

– Thực vật cung cấp ôxi và là thức ăn cho động vật và người.

– Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.

– Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất, cây làm cảnh… cho con người.

– Một số thực vật cũng gây hại cho động vật và người.

Bài 3 trang 94 SBT Sinh học 6

Vì sao phải tích cực trồng cây, gây rừng ?

Lời giải:

Phải tích cực trồng cây, gây rừng vì :

– Vai trò của thực vật trong thiên nhiên và vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người vô cùng quan trọng.

– Nếu không có thực vật thì :

+ Khí ôxi giảm, khí cacbônic tăng ỉàm ảnh hưởng đến hô hấp của người và động vật, làm ô nhiễm môi trường.

+ Lượng khí cacbônic tăng góp phần làm tăng nhiệt độ môi trường. Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

+ Khí hậu nóng, khô làm nhiệt độ trái đất tăng lên.

+ Gây ngập lụt, mất nguồn nước ngầm, gây hạn hán.

+ Đất mặt bị rửa trôi, chất đất màu mỡ bị mất làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

+ Mất nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở của động vật.

+ Mất nguồn cung cấp sản phẩm và nguyên liệu cần cho đời sống và sản xuất của con người.

Bài 4 trang 94 SBT Sinh học 6

Vì sao cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam ?

Lời giải:

Cần phải bảo vệ tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam vì:

– Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng.

– Nước ta có tính đa dạng cao về thực vật: số loài thực vật nhiều trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học ; môi trường sống phong phú, đa dạng.

– Nhưng hiện nay tính đa dạng về thực vật của nước ta đang bị suy giảm do khai thác rừng bừa bãi, nhiều loài thực vật bị khai thác quá mức trở nên quý hiếm, diện tích rừng bị thu hẹp hoặc bị mất đi làm số loài, số cá thể của loài bị giảm sút thậm chí một số loài có nguy cơ bị tiêu diệt.