Skkn Giải Toán Có Lời Văn Lớp 4 / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Skkn Giải Toán Có Lời Văn Ở Lớp 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4

Họ và tên: Phan Thị Thanh Hà Đơn vị công tác: Trường tiểu học số 2 Quảng Phúc

THÁNG 01 NĂM 2011 11

Phan Thị Thanh Hà

2

Phan Thị Thanh Hà Phần thứ hai

NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC: 1/ Cơ sở lý luận: Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ở bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung của số học và số tự nhiên, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, hình học có trong chương trình. Vì vậy, việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm sau: a) Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều được giảng dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tư duy để giúp các em phát huy hoặc khắc phục. b) Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống. c) Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật biện chứng: việc giải toán với những đề tài thích hợp, có thể giới thiệu cho các em những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta và các nước anh em, trong công cuộc bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới, góp phần giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, phát triển dân số có kế hoạch v.v… Việc giải toán 3

4

5

Phan Thị Thanh Hà II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG ĐỂ DẠY GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN: 1/ Phương pháp trực quan: Nhận thức của trẻ từ 6 đến 10 tuổi còn mang tính cụ thể , gắn với các hình ảnh và hiện tượng cụ thể, trong khi đó kiến thức của môn toán lại có tính trừu tượng và khái quát cao. Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ xung vốn hiểu biết, phát triển tư duy trừu tượng và vốn hiểu biết. Ví dụ: khi dạy giải toán ở lớp Bốn, giáo viên có thể cho học sinh quan sát mô hình hoặc hình vẽ, sau dó lập tóm tắt đề bài qua, rồi mới đến bước chọn phép tính. 2/ Phương pháp thực hành luyện tập: Sử dụng phương pháp này để thực hành luyện tập kiến thức, kỹ năng giải toán từ đơn giản đến phức tạp (Chủ yếu ở các tiết luyện tập ). Trong quá trình học sinh luyện tập, giáo viên có thể phối hợp các phương pháp như: gợi mở – vấn đáp và cả giảng giải – minh hoạ. 3/ Phương pháp gợi mở – vấn đáp: Đây là phương pháp rất cần thiết và thích hợp với học sinh tiểu học, rèn cho học sinh cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, tạo niềm tin và khả năng học tập của từng học sinh. 4/ Phương pháp giảng giải – minh hoạ: Giáo viên hạn chế dùng phương pháp này. Khi cần giảng giải minh hoạ thì giáo viên nói gọn, rõ và kết hợp với gợi mở – vấn đáp. Giáo viên nên phối hợp giảng giải với hoạt động thực hành của học sinh ( Ví dụ: Bằng hình vẽ, mô hình, vật thật…) để học sinh phối hợp nghe, nhìn và làm. 5/ Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng:

6

Phan Thị Thanh Hà Giáo viên sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng đã cho ở trong bài và mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng đó. Giáo viên phải chọn độ dài các đoạn thẳng một cách thích hợp để học sinh dễ dàng thấy được mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng tạo ra hình ảnh cụ thể để giúp học sinh suy nghĩ tìm tòi giải toán.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI CÁC BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4 : Muốn phân tích được tình huống, lựa chọn phép tính thích hợp, các em cần nhận thức được: cái gì đã cho, cái gì cần tìm, mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Trong bước đầu giải toán, việc nhận thức này, việc lựa chọn phép tính thích hợp đối với các em là một việc khó. Để giúp các em khắc phục khó khăn này, cần dựa vào các hoạt động cụ thể của các em với vật thật, với mô hình, dựa vào hình vẽ , các sơ đồ toán học…. nhằm làm cho các em hiểu khái niệm ” gấp ” với phép nhân, khái niệm ” một phần … ” với phép chia” trong tương quan giữa các mối quan hệ trong bài toán. Trong một bài toán, câu hỏi có một chức năng quan trọng vì việc lựa chọn phép tính thích hợp được quy định không chỉ bởi các dữ kiện mà còn bởi các câu hỏi. Với cùng các dữ kiện như nhau có thể đặt các câu hỏi khác nhau do đó việc lựa chọn phép tính cũng khác nhau, việc thấu hiểu câu hỏi của bài toán là điều kiện căn bản để giải đúng bài toán đó. Nhưng trẻ em ở giai đoạn đầu khi mới giải toán chưa nhận thức được đầy đủ chức năng của câu hỏi trong bài toán. Để rèn luyện cho các em suy luận đúng, cần giúp các em nhận thức được chức năng quan trọng của câu hỏi trong bài toán. Muốn vậy có thể dùng biện pháp: thường xuyên gợi cho các em phân tích đề toán để xác định cái đã cho, cái phải tìm, các dữ kiện của bài toán , câu hỏi của bài toán, 7

Phan Thị Thanh Hà + Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện đã cho với yêu cầu của bài toán phải tìm và tìm được phép tính số học thích hợp. a) Thực hiện cách giải và trình bày lời giải bằng các thao tác: – Thực hiện các phép tính đã xác định ( có thể viết phép tính sau khi viết câu lời giải và thực hiện phép tính) – Viết câu lời giải. – Viết phép tính tương ứng. b) Kiểm tra bài giải: – Kiểm tra số liệu. – Kiểm tra tóm tắt. – Kiểm tra phép tính. – Kiểm tra lời giải. – Kiểm tra kết quả cuối cùng có đúng với yêu cầu bài toán. *Ví dụ một bài cụ thể ở lớp 4 như sau: Bài toán: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi của hình vuông có cạnh 40m. Biết rằng chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính diện tích của thửa ruộng đó. a) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung và nhận dạng bài toán: – Đọc bài toán ( Tuỳ theo hình thức lớp học, có thể cho học sinh đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm…) để học sinh biết những dữ kiện ban đầu của bài toán. – Thuật ngữ ” chu vi hình chữ nhật bằng chu vi hình vuông” ( chu vi hình vuông cũng chính là chu vi hình chữ nhật) – Nhận dạng bài toán: Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. * Nắm bắt nội dung bài toán: 10

Phan Thị Thanh Hà + Biết thửa ruộng hình chữ nhật có chi vi bằng thửa ruộng hình vuông cạnh 40m. + Chiều rộng của thửa ruộng bằng 1/3 chiều dài. + Tính diện tích của thửa ruộng đó. b) Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán: Tóm tắt Chu vi HCN = Chu vi HV cạnh 40m Chiều rộng = 1/3 chiều dài Diện tích : ? m2 – Lập kế hoạch giải toán. – Xác định trình tự giải toán theo cách thông thường. + Muốn tính diện thửa ruộng ta làm thế nào? ( Phải biết chiều dài và chiều rộng của thửa ruộng ) + Để tính chiều dài và chiều rộng ta làm thế nào? ( Tính nửa chu vi của thửa ruộng) + Muốn tính nửa chu vi? ( Phải biết chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật ) + Muốn tính chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật ta làm thế nào? ( tính chu vi của thửa ruộng hình vuông vì chu vi của thửa ruộng hình vuông chính là chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật) * Theo hệ thống câu hỏi phân tích trên GV yêu cầu học sinh nối trình tự giải của bài toán + Thiết lập trình tự giải:  Tính chu vi của thửa ruộng hình vuông.  Tính nửa chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật.  Tìm chiều dài của thửa ruộng. 11

Phan Thị Thanh Hà  Tìm chiều rộng của thửa ruộng.  Tìm diện tích của thửa ruộng. + Thực hiện giải và trình bày bài giải: Bài giải Chu vi của thửa ruộng hình vuông là: 40 x 40 = 160 (m) Nửa chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật là: 160 : 2 = 80 (m) Ta có sơ đồ: Chiều dài :

80m

Chiều rộng : Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 1 = 4 (phần) Chiều dài của thửa ruộng là: 80 : 4 x 3 = 60 (m) Hiều rộng của thửa ruộng là: 80 – 60 = 20 (m)

Diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật là: 60 x 20 = 1200 ( m 2 ) Đáp số: 1200 m 2  Giải xong yêu cầu học sinh kiểm tra lại đáp số và yêu cầu của bài toán xem đã phù hợp chưa, chính xác chưa.  Học sinh có thể giải bài này với cách giải gọn hơn như sau: Đối với các bài toán có lời văn như trên, giáo viên nên khuyến khích học sinh tự nêu ra các giả thiết đã biết, cái cần phải tìm, cách tóm tắt bài toán và tìm đường lối giải. Các phép tính giải chỉ là khâu thứ yếu mang tính kĩ thuật. 12

Phan Thị Thanh Hà IV/ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC KHÁI QUÁT, NÂNG DẦN MỨC ĐỘ PHỨC TẠP TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA SỐ ĐÃ CHO (ĐIỀU KIỆN BÀI TOÁN) VÀ SỐ PHẢI TÌM.

– Tổ chức cho học sinh giải toán, nâng dần mức độ phức tạp trong mối quan hệ giữa số đã cho( điều kiện bài toán) và số phải tìm. – Giải bài toán có nhiều cách giải khác nhau. Làm quen với các bài toán thiếu hoặc thừa dữ liệu. – Lập và biến dổi bài toán dưới nhiều hình thức. – Đặt câu hỏi cho bài toán mới chỉ biết số liệu hoặc điều kiện. – Lập bài toán tương tự với bài toán đã giải. – Lập bài toán ngược với bài toán đã giải.Chẳng hạn lập bài toán ngược với ví dụ trên như sau: Một thửa ruộng hình chữ

nhật có diện tích 1 200 m 2 Biết rằng chiều rộng bằng 20 m. Một thửa ruộng hình vuông có chu vi bằng chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật. Tính diện tích thửa ruộng hình vuông. – Lập bài toán theo cách giải cho sẵn. – Giải toán có lời văn ở lớp 4 phần nào đã mang tính trừu tượng so với lứa tuổi, đòi hỏi các em phải biết quan sát, phân tích, so sánh, trình bày đầy đủ từng yêu cầu của từng dạng bài. Do ậy mà người giáo viên không ngừng tìm tòi nghiên cứu để đúc rút kinh nghiệm quý báu nhằm giúp các em thực hiện tốt việc giải toán có lời văn nối riêng và học toán nói chung ở bậc tiểu học. –

13

Phan Thị Thanh Hà V/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua một thời gian nghiên cứu đề ra một số biện pháp giải toán có lời văn ở lớp 4 , tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban Giám hiệu tổ chức thực hiện chuyên đề toán, về phương pháp, về cách giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 đã được nâng cao và đạt hiệu quả khá tốt. Do vậy đã được triển khai áp dụng thực hiện ở các lớp trong khối 4. – Kết quả đạt được cụ thể ở lớp 4B cuối năm học 2009 -2010 như sau:

Thời

Tổng số

gian

học

kiểm tra

sinh

Đầu năm

30

Cuối năm

30

Kết quả Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

%

11

36.7

9

30.0

8

26.7

2

6.6

Từ những kết quả đạt được nêu trên, tôi thấy dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 không những chỉ giúp cho học sinh củng cố vận dụng các kiến thức đã học, mà còn giúp các em phát triển tư duy, sáng tạo trong học toán và biết vận dụng thực thành vào thực tiễn cuộc sống.

Phần thứ ba 14

Phan Thị Thanh Hà KẾT LUẬN Giải toán có lời văn là nội dung khá hấp dẫn đối với người dạy lẫn người học, nó hấp dẫn bởi các yếu tố toán học khô khan được che đậy bởi lời văn và tranh vẽ hấp dẫn, đa dạng, song đây cũng chính là nội dung khó trong chương trình toán tiểu học. Vì vậy giải toán có lời văn ở lớp 4 nói riêng và giải toán ở tiểu học nối chung, yêu cầu người giáo viên phải có sự say mê, nghiên cứu, tìm tòi, nắm vững nội dung từng chương, từng phần ở SGK, sách tham khảo, hiểu cốt lõi từng đơn vị kiến thức, cốt lõi từng đơn vị toán học. Từ đó mới hướng dẫn các em tường tận theo đúng quy trình các bước giải. Muốn các em có kỹ năng giải toán, giáo viên phải hướng dẫn các em cách phân tích bài toán, cách loại bỏ yếu tố bài toán theo lôgic khoa học, cách khai thác các từ khóa, cách nhận dạng để tìm ra cách giải nhanh, giải đúng. Để phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh, giáo viên không nên áp dặt mà nên gợi mở để các em tự tìm ra hướng đi cho mình, giáo viên là trọng tài phân định đúng, sai, nhanh, chậm cho các em. Do vậy, việc giảng dạy toán có lời văn một cách hiệu quả giúp các em trở thành những con người linh hoạt, sáng tạo, làm chủ trong mọi lĩnh vực và trong cuộc sống thực tế hàng ngày. Những kết quả mà chúng tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu không phải là cái mới so với kiến thức chung về môn toán ở bậc tiểu học, song lại là cái mới đối với bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra nhiều điều lý thú về nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở bậc tiểu học. Tôi tự cảm thấy mình được bồi dưỡng thêm lòng kiên trì, nhẫn lại, sự ham muốn, say sưa với việc nghiên cứu. Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là đồng chí phụ trách chuyên môn cùng với sự học 15

Phan Thị Thanh Hà hỏi, tìm tòi của bản thân. Tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ để cùng bàn với các đồng nghiệp về cách dậy giải toán có lời văn ở lớp 4. Mong hội đồng khoa học các cấp xem xét, góp ý để đề tài được áp dụng rộng rãi và nâng cao hơn về mặt chất lượng.

Quảng Phúc, ngày 25 tháng 5 năm 2010 Người thực hiện

Phan Thị Thanh Hà

16

17

18

Skkn Giải Toán Có Lời Văn

I. TÊN ĐỀ TÀI:MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4

II. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hồ Chủ Tịch người thầy vĩ đại của Đảng, của Cách mạng Việt Nam đã nói: ” Muốn có đạo đức Cách mạng thì phải có tri thức”. Thật vậy, tri thức trong xã hội là chìa khóa vạn năng để mở tất cả các cửa của vũ trụ, của loài người. Muốn có tri thức thì phải học và phải học thật tốt. Việc học phải trải qua quá trình nghiền ngẫm, suy luận, tìm tòi mới có được. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trường hiện nay là hình thành, phát triển trí tuệ cho học sinh. Những nghiên cứu gần đây Hồ Ngọc Đại,…. cho thấy chỉ thực hiện nhiệm vụ đó bằng cách tổ chức hoạt động học tập ngay từ khi trẻ tới trường tiểu học.Các môn học nói chung, môn Toán nói riêng tùy theo đặc trưng bộ môn đều có nhiệum vụ, thông qua việc trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng và góp phần tích cực vào việc đào tạo con người. Quan điểm dạy Toán, dạy người cũng được Đảng ta nhiều lần nhấn mạnh. Trong thư gửi các bạn trẻ yêu Toán, đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói về khả năng giáo dục của môn Toán như sau: ” Trong các môn Khoa học và Kĩ thuật, Toán học giữ một vai trò nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với các ngành khoa học khác, đối với kĩ thuật, sản xuất và chiến đấu. Nó còn là môn thể thao trí tuệ giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, học tập và giải quyết vấn đề. Toán còn giúp cho ta rèn luyện đức tính quý báu như: cần cù, nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân lí. Dù các bạn phụ vụ ngành nào, công tác gì thì kiến thức và phương pháp Toán học cũng cần cho các bạn”. Môn Toán có một vị trí quan trọng như vậy cho nên chúng ta cần xây dựng một nền tảng vững chắc ngay từ những lớp đầu cấp một cách rõ ràng, ngắn gọn và logic. Thế nhưng trong thực tế ở những năm qua và cả năm học này tôi được phân công phụ trách lớp 4/2 với 40 học sinh. Qua khảo sát chất lượng đầu năm tôi thấy chất lượng giải toán của lớp mình phụ trách chưa đạt yêu cầu. Và đây cũng là điều làm tôi suy nghĩ nhiều vì nếu các em giải toán còn yếu thì làm sao có thể tiếp thu được các bài toán bằng cách dựa vào sơ đồ đoạn thẳng, dùng chữ thay số, rút về đơn vị ….. đồng thời nó còn ảnh hưởng đến các môn học khác như Tập làm văn, Luyện từ và câu…. Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4

III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Dạy Toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 4 nói riêng nhằm giúp cho học sinh vận dụng những kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn đa dạng, phong phú, những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Nhờ giải toán, học sinh có điều kiện phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Vì giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác: xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho với cái cần tìm, trên cơ sở đó chọn được phép tính tích hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài toán. Để tiến hành thực hiện đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn Toán lớp 4, bản thân đã tích hợp nhiều yếu tố, phương pháp nhằm tìm ra một hướng đi tích hợp, với mục đích mong muốn giúp các em nắm vững kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 4 thông qua các cơ sở sau: – Dựa vào SGK Toán 4, SGV Toán 4, sách tham khảo giảng dạy, chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III, sách bài tập toán 4,…..

IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Tình hình dạy học giải toán của giáo viên hiện nay đang được áp dụng phương pháp nêu vấn đề để rồi học sinh tự tìm hướng giải quyết. Song học sinh lại lúng túng với phương pháp này vì các em không biết tìm ” khóa” để mở bài toán ( đặc biệt toán hợp ). Nếu giáo viên giảng giải nhiều sẽ bị coi là không đổi mới phương pháp và cũng đồng thời không phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh. Bản thân học sinh không biết cách trình bày bài giải thế nào hoặc không xác định được dạng toán điển hình để có những bước tính phù hợp. Đó chính là những khó khăn khi dạy toán ở tiểu học

Skkn Giải Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: “GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 1”

trẻ đi vào thế giới diệu kì của Toán học, rồi mai đây các em lớn lên sẽ trở thành một bác sĩ giỏi, một nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống, sản xuất… được sử dụng cộng nghệ hiện đại như máy tính xách tay. Nhưng các em không bao giờ quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết 1, 2, 3… học các bài toán đầu tiên, các em không thể quên vì đó là những kỉ niệm đẹp nhất của đời người và hơn thế nữa là những con số, những phép tính đơn giản ấy cần thiết cho suốt cuộc đời của các em. Là một giáo viên dạy lớp 1, tự bản thân tôi nhận thấy môn Toán là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là học sinh lớp 1 lại càng quan trọng hơn. Môn Toán cung cấp những kiến thức cơ bản về số, những phép tính trong đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên cạnh đó nó còn góp phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát triển ngôn ngữ, trau dồi trí nhớ, kích thích cho các em trí tưởng tượng, óc khám phá, hình thành nhân cách cho các em. Thấy được tầm quan trọng của môn Toán nên tôi đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu ra những biện pháp mới để giảng dạy môn Toán thật tốt giúp học sinh chủ động tiếp thu môn Toán một cách nhẹ nhàng thông qua hoạt động học tập. Để “học mà chơi – chơi mà học”, đó cũng là nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng. Mong các em trở thành những con người có ích giúp cho “non sông Việt Nam trở nên tươi sáng hơn, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quộc năm châu” như trích thư của Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã gửi lại. II. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 1 đặc biệt là học sinh lớp 1A3 – trường Tiểu học Ba Trại. III. Mục đích nghiên cứu:

Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán để tìm ra phương pháp giúp giáo viên dạy môn Toán cho học sinh lớp 1 được tốt hơn. Cụ thể: + Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của một bài toán có lời văn lớp 1. + Đọc hiểu – phân tích – tóm tắt bài toán. + Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ). + Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phép tính + đáp số. + Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau. IV. Phạm vi nghiên cứu: –

Sách giáo khoa Toán 1.

Sách giáo viên Toán 1.

Chuẩn kiến thức kĩ năng Toán lớp 1.

Vở bài tập Toán của học sinh khối 1 và học sinh lớp 1A3.

Các phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.

Tập thể giáo viên khối 1 trường Tiểu học Ba Trại.

V. Thời gian nghiên cứu: – Từ tháng 10 – 2012 đến 4 – 2013. VI. Phương pháp nghiên cứu: – Phương pháp điều tra. – Phương pháp trắc nghiệm.

– Phương pháp trực quan. – Phương pháp đàm thoại, gợi mở. – Phương pháp luyện tập. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG. Chương I: Cơ sở lý luận. I. Vị trí và yêu cầu của môn Toán ở Tiểu học. 1. Vị trí của dạy học môn Toán. Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vai trò quyết định vì: – Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động, để học tiếp các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp môn Toán ở Trung học. – Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó học sinh co phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh, biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. – Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ. Suy luận, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Góp phần quan trọng vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động. 2. Nhiệm vụ của dạy học môn Toán. a. Nhiệm vụ chung: Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh:

– Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, đơn giản, có nhiều ứng dụng trong đời sống về số học các số tự nhiên, các số thập phân bao gồm cả cách đọc, cách viết, so sánh các số tự nhiên…. – Có những đóng góp ban đầu, thiết thực về các đại lượng cơ bản như độ dài, khối lượng thời gian, …. Biết sử dụng các dụng cụ để thực hành đo lường, biết ước lượng các số đo đơn giản. – Biết nhận dạng và bước đầu biết phân biệt một số hình học thường gặp. – Biết cách giải và trình bày giải với những bài toán có lời văn. Nắm chắc, thực hiện đúng quy trình bài toán. – Thông qua những hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một số khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng nhất như: so sánh, phân tích, tổng hợp… – Hình thành phong cách học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập, sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin. b. Nhiệm vụ cụ thể: – Kiến thức: Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100, độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm, về tuần lễ và ngày trong tuần, đọc giờ đúng trên đồng hồ, một số hình học, bài toán có lời văn…. – Kĩ năng: Học sinh được rèn luyện các kĩ năng thực hành: đọc, đếm, so sánh, ghi lại càc đọc các số, giá trị vị trí các chữ số, cấu tạo thập phận của số cps hai chữ số trong phạm vi 100. Thực hành nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10cm, giải một số bài toán đơn về cộng, trừ, bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và thực hành.

Tập dượt, so sánh, phân tích, tổng hợp, trìu tượng hoá, khát quát hoá trong phạm vi của nội dung chương trình toán lớp 1. 3. Những yêu cầu cơ bản của việc dạy học môn Toán ở lớp 1. a. Yêu cầu: * Kiến thức, kĩ năng: – Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên từ 0 đến 10. – Thuộc các bảng tính đã học. Biết thực hiên các phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100. Biết tên gọi, kí hiệu đơn vị đo độ dài và biết dùng dụng cụ đo độ dài, biết xem ngày tháng trong một số trường hợp đơn giản. Nhận dạng và gọi đúng tên, dùng thước để vẽ các hình đã học. Giải và trình bày bài toán có lời văn. b. Trình độ tối thiểu cần đạt: – Học sinh phải đọc , viết, so sánh được các số trong phạm vi 100. – Thực hiện phép tính: nhanh, chính xác, nắm chắc thứ tự khi thực hiện phép tính các nhiều dấu phép tính cộng, trừ. – Tìm thành phần chưa biết của phép tính ở mức độ đơn giản (dạng điền số thích hợp vào ô trống). – Đọc, biết vẽ, đo đoạn thẳng có độ dài cho trước (cm). Xem lịch, đồng hồ. – Yếu tố hình học: Nhận biết, gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng các hình đã học. – Giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn không quá 3 bước với cấu trúc đơn giản. II. Nội dung chương trình dạy Toán lớp 1.

Môn Toán và môn Học vần (kì II chuyển sang Tập đọc) chiếm 3 phần thời gian, số tiết so với thời gian môn học khác. Mỗi tiết 35-40 phút được chia làm 4 giai đoạn. – Giai đoạn 1: Từ tuần 1 đến tuần 6. Học sinh được học các số đến 10, hình vuông, hình tròn, hình tam giác. – Giai đoạn 2: Từ tuần 7 đến tuần 17. Học sinh học về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. Giai đoạn này lần đầu tiên học sinh được làm quen với dạng toán: nhìn hình vẽ, nêu thành bài toán ở mức độ đơn giản rồi nêu phép tính. – Giai đoạn 3: Từ tuần 18 đến hết tuần 28. Giai đoạn này học sinh học về các số trong phạm vi 100, đo độ dài, giải bài toán. Đặc biệt là tiết 84 tuần 21 học sinh học về giải toán có lời văn. – Giai đoạn 4: Từ tuần 29 đến hết tuần 35. Học sinh học về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100, đo thời gian. Giai đoạn này học sinh thường xuyên được rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn. 1.Nguyên tắc dạy học Toán. -Kết hợp dạy toán với giáo dục: Thông qua quá trình hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng môn Toán mà rèn luyện con người góp phần thực hiện mục tiêu môn Toán ở Tiểu học. – Phương pháp học tập chủ động, tích cực, phương pháp suy nghĩ có căn cứ, có kế hoạch, có ưu tiên. – Các đặc tính cần thiết của người lao động mới ( cần cù, kiên trì, vượt khó khăn, cẩn thận, yêu thích chân lí, cái hay, cái đẹp, trung thực, . . . .

– Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức: Dạy học Toán phải chính xác, phải giúp học sinh thấy nguồn gốc thực tế của kiến thức, mối quan hệ giữa các kiến thức, tính thiết thực của kiến thức. – Đảm bảo tính trực quan, tính tích cực, tự giác: Kiến thức Toán trừu tượng, khái quát. Muốn học sinh hiểu, dễ học phải đảm bảo tính trực quan. Sử dụng trực quan đúng mức sẽ góp phần phát triển tư duy trừu tượng học sinh. – Đảm bảo tính hệ thống và tính vững chắc: Môn Toán là một trong những môn có tính hệ thống chặt chẽ, muốn vậy phải: Xác định rõ vị trí của từng bài học ở từng chương, từng lớp trong toàn bộ chương trình. Th  ường xuyên quan tâm đến hệ thống kiến thức từng bài học trong từng giai đoạn học.  Sự vững chắc của kiến thức và kĩ năng môn Toán đòi hổi phải củng cố, ôn tập thực hành thường xuyên, tập trung vào những nội dung cơ bản nhất của chương trình. – Đảm bảo sự cân đối giữa học và hành, kết hợp dạy học với tính ứng dụng trong đời sống: cần coi trọng phương pháp thực hành, coi trọng rèn luyện các kĩ năng thực hành, hết sức hạn chế các phương pháp làm cho học sinh ít hoạt động. Vì vậy cần chọn các phương pháp để góp phần giúp học sinh nhận biết được nguồn gốc thực tế và khả năng vận dụng trong đời sống hàng ngày của các nội dung trừu tượng của môn Toán. 2. Phương pháp dạy học Toán.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC PHÂN MÔN TOÁN LỚP 1 I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG TIÊU HỌC. – Trong những năm trở lại đây, việc dạy học Toán cho học sinh Tiểu học được Bộ Giáo Dục, Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục, đặc biệt là Ban giám hiệu, các thầy cô và các

bậc phụ huynh rất quan tâm. Chính vì thế, mục tiêu rèn Toán cho học sinh lớp 1 cũng như lớp 2 được đặt lên hàng đầu. – Năm học 2012-2013 là năm trọng tâm của việc thực hiện chuyên đề đối với các phân môn của lớp 1, đặc biệt là môn Toán. Chuyên đề Toán đựơc sự chỉ đạo quan tâm sắt xao của Sở Giáo Dục do học sinh yếu môn Toán từ những năm học trước vẫn còn chiếm tỉ lệ cao trên toàn quốc cũng như trong địa bàn thành phố Hà Nội.Do vậy chuyên đề Toán năm nay được thực hiện 2 lần trong năm lần lượt theo trình tự các cấp: + Chuyên đề lần thứ nhất diến ra vào tháng 9: ( Tiết 19: Bài số 9) tại Sở Giáo Dục Hà Nội, sau đó lại được triển khai lại một lần nữa tại PGD các quận, huyện. Lần thứ 3 diễn ra tại các trường do những giáo viên đi tiếp thu chuyên đề về truyền thụ lại. + Tương tự như vậy chuyên thứ hai về môn Toán lại được triển khai vào tháng 4 năm học 2012- 2013.(Tiết 85: Giải toán có lời văn). + Ngoài ra được sự hướng dẫn của Bộ Giáo Dục các nhà trường đã thực hiện rất tốt việc” Đổi mới đánh giá trong dạy học Toán lớp 1″. Toàn bộ học sinh khối lớp 1 năm học 2012- 2013 trở về sau phải được học 10 buổi trên tuần. – Cụ thể trong các nhà trường còn có sự quan tâm đặc biệt đối với giáo viên và học sinh lớp 1 như: + Mỗi giáo viên và học sinh được trang bị 1 bộ thực hành học Toán. + Giáo viên được tham dự đầy đủ những chuyên đề về Toán và cuộc thi giáo viên dạy giỏi và thao giảng ít nhất 2 lần trên năm tại cấp cơ sở để học hỏi và trau dồi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm. Thống nhất phương pháp dạy đồng bộ trong khối xây dựng tiết dạy tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

+ Học sinh được tạo điều kiện tốt nhất để tham dự các cuộc thi ” giải toán trên mạng Internet ” cấp trường và cấp huyện, cuộc thi “khảo sát chất lượng học sinh giỏi” cấp trường diễn ra đều đặn vào cuối tháng 3 hàng năm – Hàng tuần, học sinh đều có tiết học để luyện thêm Toán vào buổi chiều. – Nhà trường tổ chức các buổi ngoại khoá Toán cho học sinh từng khối lớp riêng. –

Tổ chức các sân chơi bằng cách giao lưu giữa các trưòng bạn trên cùng địa bàn

để học sinh có dịp mở rộng kiến thức về môn Toán. II. KHẢ NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DẠY – HỌC TOÁN CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY. 1. Về giáo viên: – Việc soạn giáo án chuẩn bị cho việc dạy trên lớp đối với 1 số giáo viên cũng như việc cho điểm và nhận xét trong vở học sinh cũng chưa được chu đáo việc dạy Toán của giáo viên ở các lớp Tiểu học phải được tiến hành theo hai khâu cơ bản sau: – Soạn giáo án Toán: – Thực hiện giáo án trong giờ dạy trên lớp. + Đồ dùng dạy học : còn sơ sài , tạm bợ, cũ, đồ dùng trực quan chưa bắt mắt để thu hút học sinh vào tiết học + Giáo viên ngại soạn giáo án Power Point và dạy trình chiếu trong khi trường đã đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cho giáo viên khi giảng dạy. + Phương pháp dạy học: Chưa sử dụng nhiều phương pháp dạy học như : phương pháp phương pháp trực quan, so sánh, phương pháp luyện tập mà chỉ sử dụng phương pháp gợi mở qua quýt rồi cho học sinh làm bài tập rồi chuyển sang tiết khác .Giáo viên

nghĩ :” Giải Toán có lời văn” chỉ cần thiết khi học sinh bước vào “tiết 84- Bài toán có lời văn” nên chỉ chú trọng vào dạy kĩ năng đặt tính, làm tính của học sinh mà không nghĩ đó là những bài toán làm bước đệm cho học sinh được bắt đầu từ” tiết 26: Phép cộng trong phạm vi 3″ tuần 7 cho đến: “tiết 63: Luyện tập” tuần 16 mới kết thúc giai đoạn chuẩn bị chính thức bước vào giai đoạn học “Giải Toán có lời văn” + Trình bày bảng: chưa khoa học, chữ viết mẫu xấu, chưa tỉ mỉ. Môn Toán rất khô và cứng vì thế, chưa tạo được sự hững thú khi dạy và học phân môn này, ở trong một số trường khi đi kiểm tra, tình trạng như trên vẫn còn tồn tại dẫn đến hiệu quả trong tiết Toán chưa đạt được như mong muốn . 2. Về học sinh. – Vào lớp 1, lần đầu tiên trẻ được tiếp xúc với toán học với tư cách là 1 môn học, rèn luyện với các thao tác tư duy như là so sánh, quan sát, phân tích,. . . .Thật là một thử thách lớn đối với học sinh trong khi trẻ đọc chưa thông, viết chưa thạo. Làm sao để trẻ tập trung chú ý vào để học. Chủ yếu do 1 số nguyên nhân sau: + Tư duy của học sinh còn mang tính trực quan là chủ yếu. + Đọc được đề bài nhưng chưa hiểu đề bài, chưa biết thế nào là tìm hiểu bài toán có lời văn. + Không biết tìm hiểu bài toán như: bài toán cho biết gì?Bài toán hỏi gì? + Không hiểu các thuật ngữ toán học như: thêm, bớt, cho đi, mua về, bay đi, chạy đến,. . . và câu hỏi: Có tất cả bao nhiêu? Còn lại bao nhiêu? . . . . + Không biết tóm tắt bài toán, lúng túng khi nêu câu lời giải, có khi học sinh nêu lại câu hỏi của bài toán. Không hiểu thuật ngữ toán học nên không biết nên cộng hay trừ dẫn đến nói sai, viết sai phép tính, sai đơn vị, viết sai đáp số.

+ Một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. + Khi về nhà học sinh lại chưa được bố mẹ quan tâm đến bài vở của con do đi làm vất vả hoặc muốn quan tâm nhưng không biết dạy con sao cho đúng phương pháp dẫn đến giáo viên rất vất vả khi dạy đến dạng bài toán có lời văn.

– Đồng chí có thích dạy Toán không? – Trong tiết dạy giải Toán có lời văn đồng chí thường chú trọng những bước nào? Vì sao? – Đồng chí thường sử dụng phương pháp nào trong tiết dạy Toán đó? – Trong quá trình dạy giải Toán có lời văn đồng chí thường gặp những khó khăn gì? – Học sinh thường mắc những lỗi gì trong bài khi học giải Toán có lời văn? – Đồng chí có cách nào để đổi mới phương pháp dạy học Toán? – Đồng chí có kiến nghị gì với cấp trên? 2. Khảo sát kĩ năng học giải Toán có lời văn của học sinh lớp 1. Tôi đã tìm hiểu và quyết định yêu cầu học sinh làm 1 số yêu cầu sau: Câu 1: Trả lời các câu hỏi sau: – Em có thích học giải Toán có lời văn không? – Sau khi thầy cô hướng dẫn giải toán có lời văn em thấy mình có thể làm được bài không? – Điểm bài Toán đó của em như thế nào? – Khi giải bài toán có lời văn em thường mắc những lỗi gì? Câu 2: Bài giải Học sinh giải bài toán sau: Lúc đầu tổ em có 5 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn? Sau khi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm, tôi thu được kết quả sau:

TS

Lớp

HỌC SINH Viết đúng câu Viết đúng phép Viết lời giải

35

1A3 3 = 8,57%

đúng Giải đúng cả

tính

đáp số

3 bước

21= 60,01%

5 =14, 28%

6 = 17, 14%

II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ. Để chuẩn bị tốt cho phần học: Bài toán có lời văn.Học sinh đã phải trải qua 1 số giai đoạn cụ thể sau: 1. Giai đoạn 1: Quan sát tranh, nêu phép tính thích hợp.( Được bắt đầu từ tiết 27: luyện tập đến tiết 61: luyện tập) + Ở giai đoạn đầu tiên này học sinh được thường xuyên làm quen với dạng toán quan sát tranh nêu phép tính thích hợp. Tôi hiểu đó chính là yêu cầu: tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp. VD: Bài 5 tiết luyện tập trang 46.

1

+

2

=

3

– Bài đầu tiên rất quan trọng nên tôi cho học sinh quan sát kĩ tranh để học sinh biết được” Có mấy quả bóng? Thêm mấy quả bóng? Hỏi có tất cả máy quả bóng?”.Sau đó tôi giúp học sinh nêu thành bài toán đơn với 1 phép tính cộng: ” An có 1 quả bóng. Hà có 2 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?”. Cho nhiều học sinh nêu lại bài toán theo ý hiểu của mình, không bắt buộc phải giống y nguyên bài toán mẫu của cô. – Tôi nhấn mạnh vào từ: “có, thêm, có tất cả” để học sinh dần hiểu được: ” thêm” có nghĩa là: “cộng” và cụm từ: ” có tất cả” để chắc chắn rằng chúng ta sẽ thực hiện viết phép tính cộng vào ô trống đó. Tôi cũng không áp đặt học sinh cứ phải nêu phép tính theo ý giáo viên mà có thể nêu: 1 + 2 = 3 hoặc 2 + 1 = 3

1

+

2

=

3

– Tôi đã hướng dẫn học sinh làm theo đúng mục tiêu của dạng bài tập này là: Giúp học sinh hình thành kĩ năng biểu thị một tình huống của bài toán bằng một phép tính tương ứng với mỗi tranh vẽ. VD: Bài 5( b) trang 50.Viết phép tính thích hợp. Cho học sinh xem tranh, nêu bài toán: Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim? Học sinh có thể nêu: 1. Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim? Học sinh viết:

4+1=5

2. Có 1 con chim đang bay và 4 con chim đậu trên cành. Hỏi có tất cả mấy con chim? Học sinh viết phép tính: 1 + 4 = 5 3.Có 5 con chim, bay mất 1 con. hỏi còn lại mấy con? Học sinh viết phép tính: 5 – 1 = 4 3. Có tất cả 5 con chim, trong đó có 4 con đậu trên cành. Hỏi có mấy con đang bay? Học sinh viết phép tính: 5 – 4 =1 Có rất nhiều cách để nêu, giải bài, có nhiều kết quả đúng toán tôi thường xuyên khuyến khích học sinh làm như vậy. nhưng với bức tranh của bài 5b trang 50. Tôi sẽ hướng dẫn để học sinh có thể viết: 1+4=5 để phép tính phù hợp với tình huống của bài toán nêu ra. – Tương tự như vậy cho đến hết tiết 61: Luyện tập trang 85. – Như vậy qua giai đoạn 1 học sinh của tôi đã hình thành tốt kĩ năng khi làm dạng bài tập như trên. Đó là:

2. Giai đoạn 2: Tuần 16: (Từ tiết 62 trang 87 đến hết tiết 83 trang 113) Từ giai đoạn này, học sinh không quan sát tranh để nêu phép tính thích hợp nữa mà chuyển sang: ” Viết phép tính thích hợp” dựa vào tóm tắt bài toán. Bài 3( b) trang 87:

Có : 10 quả bóng

Cho: 3 quả bóng

Còn : . . . quả bóng Tương tự như ở giai đoạn 1.Tôi tiếp tục cho học sinh đọc nhiều lần tóm tắt bài toán rồi căn cứ vào thuật ngữ: : “Có, cho, còn” để tiếp tục hướng dẫn học sinh: ” cho” là bớt đi và từ “còn” là chúng ta phải thực hiện phép tính trừ vào ô trống. 10 – 3 = 7 Như vậy ở giai đoạn này học sinh đã quen dần với cách nêu bài toán, câu trả lời bằng miệng. Rèn luyện thành thạo kĩ năng này sẽ rất thuận lợi khi học sinh bươc vào giai đoạn học: ” giải toán có lời văn” 4. Giai đoạn 3: Từ (tiết 84: bài toán có lời văn) trang 115 đến cuối năm học sinh chính thức học, rèn luyện giải bài toán có lời văn. a.Nhận biết cấu tạo bài toán có lời văn. Tiết 84: Bài toán có lời văn. Học sinh được học với đề toán chưa hoàn thiện. Tiếp tục sử dụng kĩ năng quan sát tranh, học sinh đã rất thành thạo ở giai đoạn 2 vậy nên hoàn thiện nốt đề bài toán là điều không khó đối với học sinh lớp tôi. Tiếp tục tôi giảng để học sinh nắm chắc một bài toán có lời văn ở lớp 1 gồm 2 phần: + Phần cho biết, phần hỏi.( Phần cho biết gồm 2 ý: Có . . . cho thêm.Có . . .và.Có. . . bay đi, . . . .) Bài toán có lời văn còn thiếu số và câu hỏi: ( cái đã cho, cái cần tìm) Gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau. VD: Bài 1 ( trang 115).Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán. Bài toán 1: Có …bạn, có thêm… bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?

Bài toán 2: Có … con , có thêm … con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ ? * Bài toán còn thiếu câu hỏi ( cái cần tìm) Bài 3 Viết tiếp câu hỏi để có bài toán. Bài toán 3 : Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. Hỏi ………………………………………………….? * Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi ( cái đã cho và cái cần tìm) Bài toán 4: Có … con chim đậu trên cành, có thêm….con chim bay đến. Hỏi ………………………………………………….? – Dạy dạng toán này tôi phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ được các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu các em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và đâu là cái cần tìm. Bước 1: GV đặt câu hỏi – HS trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để có bài toán. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán mẫu trên bảng lớp. Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (dữ kiện và yêu cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả) của bài toán. Sau khi hoàn thành 4 bài toán giáo viên nên cho các em đọc lại và xác định bài 1 và bài 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho và cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiều được đây là dạng toán có lời văn phải có đủ dữ kiện. b.Quy trình giải toán có lời văn. Gồm các bước: – Tìm hiểu bài toán.

Giải Toán Lớp 4 Có Lời Văn

Có 4 thùng dầu như nhau chứa tổng cộng 112 lít. Hỏi có 16 thùng như thế thì chứa được bao nhiêu lít ?

Biết 28 bao lúa như nhau thì chứa tổng cộng 1260 kg. Hỏi nếu có 1665 kg lúa thì chứa trong bao nhiêu bao ?

Xe thứ nhất chở 12 bao đường, xe thứ hai chở 8 bao đường, xe thứ hai chở ít hơn xe thứ nhất 192 kg đường. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu kg đường ?

Hai xe ôtô chở tổng cộng 4554 kg thức ăn gia súc, xe thứ nhất chở 42 bao, xe thứ hai chở nhiều hơn xe thứ nhất 15 bao. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu kg ?

Cửa hàng có 15 túi bi, cửa hàng bán hết 84 viên bi và còn lại 8 túi bi. Hỏi trước khi bán cửa hàng có bao nhiêu viên bi ?

Có một số lít nước mắm đóng vào các can. Nếu mỗi can chứa 4 lít thì đóng được 28 can. Hỏi nếu mỗi can chứa 8 lít thì đóng được bao nhiêu can ?

1- Một kho gạo, ngày thứ nhất xuất 180 tấn, ngày thứ hai xuất 270 tấn, ngày thứ ba xuất 156 tấn. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đã xuất được bao nhiêu tấn gạo ?

2 – Hằng có 15000 đồng, Huệ có nhiều hơn Hằng 8000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?

3 – Lan có 125000 đồng, Huệ có nhiều hơn Lan 37000 đồng. Hồng có ít hơn Huệ 25000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

4 – Hằng có 15000 đồng, Huệ có số tiền bằng 3/5 số tiền của Hằng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?

5- Lan có 126000 đồng, Huệ có số tiền bằng 2/3 số tiền của Lan. Hồng có số tiền bằng 3/4 số tiền của Huệ. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

7 – Một đoàn xe chở hàng. Tốp đầu có 4 xe, mỗi xe chở 92 tạ hàng; tốp sau có 3 xe, mỗi xe chở 64 tạ hàng. Hỏi:

a. Trung bình mỗi tốp chở được bao nhiêu tạ hàng ?

b. Trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tạ hàng ?

8- Trung bình cộng của ba số là 48. Biết số thứ nhất là 37, số thứ hai là 42. Tìm số thứ ba.

9 – Một cửa hàng nhập về ba đợt, trung bình mỗi đợt 150 kg đường. Đợt một nhập 170 kg và nhập ít hơn đợt hai 40 kg. Hỏi đợt ba cửa hàng đã nhập về bao nhiêu kg?

10 – Khối lớp 5 của trường em có 3 lớp, trung bình mỗi lớp có 32 em. Biết lớp 5A có 33 học sinh và nhiều hơn lớp 5B là 2 em. Hỏi lớp 5C có bao nhiêu học sinh ?

11 – An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của An và Bình. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi ?

1- Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên từ 20 đến 28.

– Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên chẵn từ 30 đến 40.

2 – Lan và Huệ có 102000 đồng. Lan và Ngọc có 231000 đồng. Ngọc và Huệ có 177000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

3- Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ và Hoa là 30 tuổi. Nếu không tính tuổi bố thì trung bình cộng số tuổi của mẹ và Hoa là 24. Hỏi bố Hoa bao nhiêu tuổi ?

– Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ, Mai và em Mai là 23 tuổi. Nếu không tính tuổi bố thì trung bình cộng số tuổi của mẹ, Mai và em Mai là 18 tuổi. Hỏi bố Mai bao nhiêu tuổi ?

– ở một đội bóng, tuổi trung bình của 11 cầu thủ là 22 tuổi. Nếu không tính đội trưởng thì tuổi trung bình của 10 cầu thủ là 21 tuổi. Hỏi đội trưởng bao nhiêu tuổi.

4 – Một tháng có 15 lần kiểm tra. Sau 10 lần kiểm tra đầu thì điểm trung bình của An là 7. Hỏi với các lần kiểm tra còn lại, trung bình mỗi lần phải đạt bao nhiêu điểm để điểm trung bình của cả tháng là 8 điểm.

5 – An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của cả ba bạn. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi ?

6 – Có 4 thùng dầu, trung bình mỗi thùng đựng 17 lít, nếu không kể thùng thứ nhất thì trung bình mỗi thùng còn lại chứa 15 lít. Hỏi thùng thứ nhất chứa bao nhiêu lít dầu

7 – Trung bình cộng tuổi bố, mẹ, và chị Lan là 29 tuổi. TBC số tuổi của bố, và chị Lan là 26 tuổi. Biết tuổi Lan bằng 3/7 số tuổi mẹ. Tính số tuổi của mỗi người.

– Trung bình cộng số tuổi của bố và mẹ là 39 tuổi. TBC số tuổi của bố, mẹ và Lan là 30 tuổi. Biết tuổi Lan bằng 2/7 số tuổi bố. Tính số tuổi của mỗi người.

– Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ, Bình và Lan là 24 tuổi. TBC số tuổi của bố, mẹ và Lan là 28 tuổi. Biết tuổi Bình gấp đôi tuổi Lan, tuổi Lan bằng 1/6 tuổi mẹ. Tìm số tuổi của mỗi người.

– Trung bình cộng tuổi ông, tuổi bố và tuổi cháu là 36 tuổi. TBC số tuổi của bố và cháu là 23 tuổi. Biết ông hơn cháu 54 tuổi. Tìm số tuổi của mỗi người.

– TBC của số số thứ nhất, số thứ hai và số thứ ba là 26. TBC của số số thứ nhất và số thứ hai là 21. TBC của số thứ hai và số thứ ba là 30. Tìm mỗi số.

– Gia đình An hiện có 4 người nhưng chỉ có bố và mẹ là đi làm. Lương tháng của mẹ là 1100000 đồng, lương của bố gấp đôi lương của mẹ. Mỗi tháng mẹ đều để dành 1500000 đồng. Hỏi:

a. Mỗi tháng trung bình mỗi người đã tiêu bao nhiêu tiền ?

b. Nếu Lan có thêm một người em nữa mà mẹ vẫn để dành như trước thì số tiền tiêu trung bình hàng tháng của mỗi người sẽ giảm đi bao nhiêu tiền ?

– Một hình chữ nhật có hiệu hai cạnh liên tiếp là 24 cm và tổng của chúng là 92 cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đã cho.

1 – Tìm hai số lẻ có tổng là 186. Biết giữa chúng có 5 số lẻ.

2 – Hai ông cháu hiện nay có tổng số tuổi là 68, biết rằng cách đây 5 năm cháu kém ông 52 tuổi. Tính số tuổi của mỗi người.

3 – Hùng và Dũng có tất cả 45 viên bi. Nếu Hùng có thêm 5 viên bi thì Hùng có nhiều hơn Dũng 14 viên. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi.

4 – Lớp 4A có 32 học sinh. Hôm nay có 3 bạn nữ nghỉ học nên số nam nhiều hơn số nữ là 5 bạn. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ, bao nhiêu học sinh nam ?

5 – Hùng và Dũng có tất cả 46 viên bi. Nếu Hùng cho Dũng 5 viên bi thì số bi của hai bạn bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi.

6 – Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 120 m. Nếu tăng chiều rộng thêm 5m và bớt chiều dài đi 5 m thì mảnh đất hình chữ nhật đó trở thành một mảnh đất hình vuông. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật trên.

7 – Hai thùng dầu có tất cả 116 lít. Nếu chuyển 6 lít từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì lượng dầu ở hai thùng bằng nhau. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu ?

8 – Tìm hai số có tổng là 132. Biết rằng nếu lấy số lớn trừ đi số bé rồi cộng với tổng của chúng thì được 178.

9 – Tìm hai số có tổng là 234. Biết rằng nếu lấy số thứ nhất trừ đi số thứ hai rồi cộng với hiệu của chúng thì được 172.

10 – An và Bình có tất cả 120 viên bi. Nếu An cho Bình 20 viên thì Bình sẽ có nhiều hơn An 16 viên. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi ?

11 – Hai kho gạo có 155 tấn. Nếu thêm vào kho thứ nhất 8 tấn và kho thứ hai 17 tấn thì số gạo ở mỗi kho bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi kho có bao nhiêu tấn gạo ?

12 – Ngọc có tất cả 48 viên bi vừa xanh vừa đỏ. Biết rằng nếu lấy ra 10 viên bi đỏ và hai viên bi xanh thì số bi đỏ bằng số bi xanh. Hỏi có bao nhiêu viên bi mỗi loại ?

13 – Hai người thợ dệt dệt được 270 m vải. Nếu người thứ nhất dệt thêm 12m và người thứ hai dệt thêm 8 m thì người thứ nhất sẽ dệt nhiều hơn người thứ hai 10 m. hỏi mỗi người đã dệt được bao nhiêu m vải ?

14 – Hai thùng dầu có tất cả 132 lít. Nếu chuyển 12lít từ thùng 1 sang thùng 2 và chuyển 7 lít từ thùng 2 sang thùng 1 thì thùng 1 sẽ có nhiều hơn thùng 2 là 14 lít. Hỏi lúc đầu mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu ?

1- Tổng của hai số là một số lớn nhất có 3 chữ số chia hết cho 5. Biết nếu thêm vào số bé 35 đơn vị thì ta được số lớn. Tìm mỗi số.

2 – Trên một bãi cỏ người ta đếm được 100 cái chân vừa gà vừa chó. Biết số chân chó nhiều hơn chân gà là 12 chiếc. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó ?

– Trên một bãi cỏ người ta đếm được 100 cái mắt vừa gà vừa chó. Biết số chó nhiều hơn số gà là 12con. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó ?

3 – Tìm hai số có hiệu là 129. Biết rằng nếu lấy số thứ nhất cộng với số thứ hai rồi cộng với tổng của chúng thì được 2010.

– Một phép trừ có tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 7652. Hiệu lớn hơn số trừ 798 đơn vị. Hãy tìm phép trừ đó.

– Tìm hai số có hiệu là 22. Biết rằng nếu lấy số lớn cộng với số bé rồi cộng với hiệu của chúng thì được 116.

– Tìm hai số có hiệu là 132. Biết rằng nếu lấy số lớn cộng với số bé rồi trừ đi hiệu của chúng thì được 548.

4 – Lan đi bộ vòng quanh sân vận động hết 15 phút, mỗi phút đi được 36 m. Biết chiều dài sân vận động hơn chiều rộng là 24 m. Tính diện tích của sân vận động.

5- Hồng có nhiều hơn Huệ 16000 đồng. Nếu Hồng có thêm 5000 đồng và Huệ có thêm 11000 đồng thì cả hai bạn sẽ có tất cả 70000 đồng. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

– Hồng có nhiều hơn Huệ 16000 đồng. Nếu Hồng cho đi 5000 đồng và Huệ cho 11000 đồng thì cả hai bạn sẽ có tất cả 70000 đồng. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

1-Tổng 2 số là số lớn nhất có 3 chữ số. Hiệu của chúng là số lẻ nhỏ nhất có 2 chữ số. Tìm mỗi số.

– Tìm hai số có tổng là số lớn nhất có 4 chữ số và hiệu là số lẻ bé nhất có 3 chữ số.

– Tìm hai số có tổng là số bé nhất có 4 chữ số và hiệu là số chẵn lớn nhất có 2 chữ số.

2 – Tìm hai số có hiệu là số bé nhất có 2 chữ số chia hết cho 3 và tổng là số lớn nhất có 2 chữ số chia hết cho 2.

1 – An và Bình mua chung 45 quyển vở và phải trả hết số tiền là 72000 đồng. Biết An phải trả nhiều hơn Bình 11200. Hỏi mỗi bạn đã mua bao nhiêu quyển vở.

2* – Tổng của 3 số là 1978. Số thứ nhất hơn tổng hai số kia là 58 đơn vị. Nếu bớt ở số thứ hai đi 36 đơn vị thì số thứ hai sẽ bằng số thứ ba. Tìm 3 số đó.

3* – Ba bạn Lan, Đào, Hồng có tất cả 27 cái kẹo. Nếu Lan cho Đào 5 cái, Đào cho Hồng 3 cái, Hồng lại cho Lan 1 cái thì số kẹo của ba bạn bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu cái kẹo ?

4*- Trung bình cộng số tuổi của bố, tuổi An và tuổi Hồng là 19 tuổi, tuổi bố hơn tổng số tuổi của An và Hồng là 2 tuổi, Hồng kém An 8 tuổi. Tính số tuổi của mỗi người.

Bài 1: Mẹ 49 tuổi ,tuổi con bằng 2/7 tuổi mẹ .Hỏi con bao nhiêu tuổi?

Bài 2: Mẹ 36 tuổi ,tuổi con bằng 1/6 tuổi mẹ hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi con bằng 1/3 tuổi mẹ?

Bài 3: Bác An có một thửa ruộng .Trên thửa ruộng ấy bác dành 1/2 diện tích để trồng rau. 1/3 Để đào ao phần còn lại dành làm đường đi. Biết diện tích làm đường đi là 30 . Tính diện tích thửa ruộng.

Bài 4: Trong đợt kiểm tra học kì vừa qua ở khối 4 thầy giáo nhận thấy. 1/2 Số học sinh đạt điểm giỏi, 1/3 số học sinh đạt điểm khá, 1/10 số học sinh đạt trung bình còn lại là số học sinh đạt điểm yếu. Tính số học sinh đạt điểm yếu biết số học sinh giỏi là 45 em.

Nhận xét: Để tìm được số học sinh yếu thì cần tìm phân số chỉ số học sinh yếu. Cần biết số học sinh của khối dựa vào số học sinh giỏi

Bài 5:

a) Một cửa hàng nhận về một số hộp xà phòng. Người bán hàng để lại 1/10 số hộp bầy ở quầy, còn lại đem cất vào tủ quầy. Sau khi bán 4 hộp ở quầy người đo nhận thấy số hộp xà phòng cất đi gấp 15 lần số hộp xà phòng còn lại ở quầy. Tính số hộp xà phòng cửa hàng đã nhập.

Nhận xét: ở đây ta nhận thấy số hộp xà phòng cất đi không thay đổi vì vậy cần bám vào đó bằng cách lấy số hộp xà phòng cất đi làm mẫu số. Tìm phân số chỉ 4 hộp xà phòng.

b) Một cửa hàng nhận về một số xe đạp. Người bán hàng để lại 1/6 số xe đạp bầy bán ,còn lại đem cất vào kho. Sau khi bán 5 xe đạp ở quầy người đo nhận thấy số xe đạp cất đi gấp 10 lần số xe đạp còn lại ở quầy. Tính số xe đạp cửa hàng đã nhập.

c) Trong đợt hưởng ứng phát động trồng cây đầu năm ,số cây lớp 5a trồng bằng 3/4 số cây lớp 5b. Sau khi nhẩm tính thầy giáo nhận thấy nếu lớp 5b trồng giảm đi 5 cây thì số cây lúc này của lớp 5a sẽ bằng 6/7 số cây của lớp 5b.

Sau khi thầy giáo nói như vậy bạn Huy đã nhẩm tính ngay được số cây cả 2 lớp trồng được. Em có tính được như bạn không ?

Bài 6: Một giá sách có 2 ngăn .Số sách ở ngăn dưới gấp 3 lần số sách ở ngăn trên. Nếu chuyển 2 quyển từ ngăn trên xuống ngăn dưới thì số sách ở ngăn dưới sẽ gấp 4 lấn số sách ở ngăn trên. Tính số sách ở mỗi ngăn.

Bài 7: Hai kho có 360 tấn thóc. Nếu lấy 1/3 số thóc ở kho thứ nhất và 2/ 5 số thóc ở kho thứ 2 thì số thóc còn lại ở 2 kho bằng nhau.

a. Tính số thóc lúc đầu mỗi kho.

b. Hỏi đã lấy ra ở mỗi kho bao nhiêu tấn thóc.

Bài 8: Hai bể chứa 4500 lít nước, người ta tháo ở bể thứ nhất 2/5 bể. Tháo ở bể thứ hai là 1/4 bể thì số nước còn lại ở hai bể bằng nhau. Hỏi mỗi bể chứa bao nhiêu lít nước.

Bài 9: Hai bể chứa 4500 lít nước . người ta tháo ở bể thứ nhất 500 lít .Tháo ở bể thứ hai là 1000 lít thì số nước còn lại ở hai bể bằng nhau. Hỏi mỗi bể chứa bao nhiêu lít nước.

1- Tìm hai số có tổng là 80 và tỉ số của chúng là 3 : 5.

2 – Hai thùng dầu chứa tổng cộng 126 lít. Biết số dầu ở thùng thứ nhất bằng 5/2 số dầu ở thùng thứ hai. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?

3- Hai lớp 4A và 4B trồng được 204 cây. Biết lớp 4A có 32 học sinh, lớp 4B có 36 học sinh, mỗi học sinh đều trồng được số cây bằng nhau. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?

1- Khối 5 có tổng cộng 147 học sinh, tính ra cứ 4 học sinh nam thì có 3 học sinh nữ. Hỏi khối lớp 5 có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ ?

– Dũng chia 64 viên bi cho Hùng và Mạnh. Cứ mỗi lần chia cho Hùng 3 viên thì lại chia cho Mạnh 5 viên bi. Hỏi Dũng đã chia cho Hùng bao nhiêu vien bi, cho Mạnh bao nhiêu viên bi?

– Hồng và Loan mua tất cả 40 quyển vở. Biết rằng 3 lần số vở của Hồng thì bằng 2 lần số vở của Loan. Hỏi mỗi bạn mua bao nhiêu quyển vở?

2 – Tổng số tuổi hiện nay của hai ông cháu là 65 tuổi. Biết tuổi cháu bao nhiêu tháng thì tuổi ông bấy nhiêu năm. Tính số tuổi hiện nay của mỗi người.

3 – Tìm hai số có tổng là 480. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 5.

– Tìm hai số có tổng là 900. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 3 và số dư là 4.

– Tìm hai số có tổng là 129. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 6 và số dư là 3.

– Tìm hai số có tổng là 295. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 8 và số dư là 7.

– Tìm hai số a, b biết rằng khi chia a cho b thì được thương là 5 dư 2 và tổng của chúng là 44.

– Tìm hai số có tổng là 715. Biết rằng nếu thêm một chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.

– Tìm hai số có tổng là 177. Nếu bớt số thứ nhất đi 17 đơn vị và thêm vào số thứ hai 25 đơn vị thì số thứ nhất sẽ bằng 2/3 số thứ hai.

1- Tổng 2 số là số lớn nhất có 3 chữ số. Tỉ số của chúng là 4/5. Tìm mỗi số.

3 – Hiện nay tuổi bố gấp 4 lần tuổi con. Biết rằng 5 năm nữa thì tổng số tuổi của hai bố con là 55 tuổi. Hỏi hiện nay bố bao nhiêu tuổi ? Con bao nhiêu tuổi ?

– Hiện nay tuổi con bằng 2/7số tuổi mẹ. Biết rằng 5 năm trước thì tổng số tuổi của hai mẹ con là 35 tuổi. Hỏi hiện nay bố bao nhiêu tuổi ? Con bao nhiêu tuổi ?

4 – Trên một bãi cỏ người ta đếm được 112 cái chân vừa trâu vừa bò. Biết số bò bằng 3/4 số trâu. Hỏi có bao nhiêu con bò, bao nhiêu con trâu ?

– Trên một bãi cỏ người ta đếm được 112 cái chân vừa gà vừa chó. Biết số chân gà bằng 5/2 số chân chó. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó?

5 – Hiện nay trung bình cộng số tuổi của bố và Lan là 21 tuổi. Biết số tuổi của Lan bằng 2/5 số tuổi của bố. Tính số tuổi của mỗi người.

6 – Minh đố Hạnh: ” Thời gian từ đầu ngày đến giờ bằng 3/5 thời gian từ bây giờ đến hết ngày. Đố bạn bây giờ là mấy giờ? “. Em hãy giúp Hạnh giải đáp câu đố của Minh.

7 – Tìm hai số biết rằng số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai. Nếu lấy số thứ nhất cộng với số thứ hai rồi cộng với tổng của chúng thì được 168.

8 – Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 3/4 số thứ hai. Biết rằng nếu bớt ở số thứ nhất đi 28 đơn vị thì được tổng mới là 357.

– Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 3/4 số thứ hai. Biết rằng nếu thêm vào số thứ hai 28 đơn vị thì được tổng mới là 357.

– Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 3/4 số thứ hai. Biết rằng nếu bớt ở số thứ nhất đi 28 đơn vị và thêm vào số thứ hai là 35 đơn vị thì được tổng mới là 357.

9 – Bác Ba nuôi cả gà và vịt tổng cộng 80 con. Bác Ba đã bán hết 10 con gà và 7 con vịt nên còn lại số gà bằng 2/5 số vịt. Hỏi lúc chưa bán, bác Ba có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt?

– Một nông trại có tổng số gà và vịt là 600 con. sau khi bán đi 33 con gà và 7 con vịt thì số vịt còn lại bằng 2/5 số gà. Hỏi sau khi bán, nông trại còn lại bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt?

1 – Tìm hai số có TBC bằng 92 và thương của chúng bằng 3. Dạng5: Dạng tổng hợp.

1 – Trên một bãi cỏ người ta đếm được 112 cái chân vừa trâu vừa bò. Biết số chân bò bằng 3/4 số chân trâu. Hỏi có bao nhiêu con bò, bao nhiêu con trâu ?

2 – Tuổi Hồng bằng 1/2 tuổi Hoa, tuổi Hoa bằng 1/4 tuổi bố, tổng số tuổi của Hồng là 36 tuổi. Hỏi mỗi người bao nhiêu tuổi?

3 – Cho trước sơ đồ. Dựa vào sơ đồ hãy nêu bài toán ( với các cách theo quan hệ tỉ số – hiệu – tổng).

4- Trong một hộp có 48 viên bi gồm ba loại: bi xanh, bi đỏ, bi vàng. Biết số bi xanh bằng tổng số bi đỏ và bi vàng; số bi xanh cộng với số bi đỏ thì gấp 5 lần số bi vàng. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu viên bi?

5- Một phép chia có thương là 6, số dư là 3. Tổng của số bị chia, số chia là 199. Tìm số bị chia và số chia.

– Một phép chia có thương là 5, số dư là 4. Tổng của số bị chia, số chia, thương và số dư là 201. Tìm số bị chia và số chia.

– Khi thực hiện phép chia hai số tự nhiên thì được thương là 6 và dư 51. Biết tổng của số bị chia và số chia, thương và số dư là 969. Hãy tìm số bị chia và số chia trong phép chia.

6*- Ba lớp cùng góp bánh để liên hoan cuối năm. Lớp 5A góp 5 kg bánh, lớp 5 B đem đến 3 kg cùng loại. Số bánh đó đủ dùng cho cả ba lớp nên lớp 5C không phải mua mà phải trả lại cho hai lớp kia 24000 đồng. Hỏi mỗi lớp 5A, 5B nhận lại bao nhiêu tiền? ( biết rằng ba lớp góp bằng nhau )

– Học sinh cần hiểu được cơ sở của cách làm.

– Nắm được các bước giải bài toán.

– Giải tốt các dạng bài tập :

1- Mai có nhiều hơn Đào 27000 đồng. Biết số tiền của Đào gấp 3 số tiền của Mai. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

– Mai có nhiều hơn Đào 27000 đồng. Biết số tiền của Đào bằng 1/3 số tiền của Mai. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

2- Có hai mảnh vườn. Mảnh 1 có diện tích bằng 2/5 diện tích mảnh 2 và kém mảnh 2 là 1350 m2. Tính diện tích mỗi mảnh vườn.

– Tìm hai số có hiệu là 72, biết số lớn bằng 5/2 số bé.

– Dũng có nhiều hơn Hùng 57 viên bi, biết số bi của Dũng bằng 7/4 số bi của Hùng. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?

– Tìm hai số biết tỉ số của chúng bằng 4/7 và nếu lấy số lớn trừ đi số bé thì được kết quả bằng 360.

– Dũng có nhiều hơn Minh 36 viên bi. Biết 3/7 số bi của Dũng thì bằng số bi của Minh. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?

3- Hai lớp 4A và 4B cùng tham gia trồng cây. Biết lớp 4A có 32 học sinh, lớp 4B có 36 học

sinh, mỗi học sinh đều trồng được số cây bằng nhau vì thế lớp 4A đã trồng ít hơn lớp 4B là 12 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây ?

4- Sân trường em hình chữ nhật có chiều rộng bằng 3/5 chiều dài và kém chiều dài 26 m. Tính chu vi và diện tích của sân trường.

– Tìm hai số có hiệu là 516, biết rằng nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 4.

– Hai số có hiệu bằng 216, biết rằng nếu thêm một chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.

– Tìm hai số có hiệu là 36. Nếu thêm vào số trừ 14 đơn vị và bớt ở số bị trừ đi 8 đơn vị thì số trừ sẽ bằng 3/5 số bị trừ.

4- Tìm hai số, biết số thứ nhất hơn số thứ hai 83 đơn vị và nếu thêm vào số thứ nhất 37 đơn vị thì được số mới bằng 8/3 số thứ hai.

1- Hiệu 2 số là số chẵn lớn nhất có 2 chữ số. Số bé bằng 3/5 số lớn. Tìm mỗi số.

2- Tìm hai số, biết số bé bằng 5/7 số lớn, và nếu lấy số lớn trừ số bé rồi cộng với hiệu của chúng thì được kết quả là 64.

3- Mẹ sinh Hà năm mẹ 25 tuổi. Hiện nay số tuổi của Hà bằng 2/7 số tuổi của mẹ. Tính số tuổi hiện nay của mỗi người.

5- Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai. Biết rằng nếu thêm vào số thứ nhất đi 13 đơn vị và bớt ở số thứ hai đi 8 đơn vị thì hiệu của chúng là 6.

6- Một đàn trâu bò có số trâu bằng 4/7 số bò. Nếu bán mỗi loại 15 con thì số bò hơn số trâu là 24 con. Hỏi đàn trâu bò có tất cả bao nhiêu con ?

– Một cửa hàng có số gạo tẻ gấp 3 lần số gạo nếp, cửa hàng đã bán 12kg gạo tẻ và 7 kg gạo nếp thì phần còn lại của số gạo tẻ hơn số gạo nếp là 51 kg. Hỏi trước khi bán, cửa hàng có bao nhiêu kg gạo mỗi loại ?

– Hoa và Hương có một số tiền. Biết số tiền của Hoa bằng 3/8 số tiền của Hương. Nếu Hoa tiêu hết 9000 đồng và Hương tiêu hết 15000 đồng thì Hương còn nhiều hơn Hoa 39000 đồng. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

7- Một gia đình nuôi một số gà và vịt. Biết số gà bằng 3/7 số vịt. Nếu bán đi 6 con gà và mua thêm 9 con vịt thì số vịt hơn số gà là 29 con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà và vịt ?

8- Một trại chăn nuôi có một số dê và cừu. Biết số gà bằng 3/7 số vịt. Nếu có thêm 8 con dê và 15 con cừu thì số cừu hơn số dê là 35 con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con dê và cừu ?

– Tìm hai số biết hiệu và thương của chúng đều bằng 5.

– Tìm A và B biết ( A + B ): 2 = 21và A : B = 6

Dạng 5: Dạng tổng hợp.

1 – Trên một bãi cỏ người ta đếm thấy số chân trâu nhiều hơn số chân bò là 24 chiếc. Biết số chân bò bằng 2/5 số chân trâu. Hỏi có bao nhiêu con bò, bao nhiêu con trâu ?

2 – Tìm hai số có hiệu là 165, biết rằng nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 7 và số dư là 3.

– Tìm hai số a, b biết hiệu của chúng là 48và khi chia a cho b thì được thương là 6 dư 3.

3* An có nhiều hơn Bình 24 cái kẹo. biết rằng nếu An cho Bình 6 cái kẹo thì số kẹo của Bình bằng 2/5 số kẹo của An. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên kẹo?

– Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai và nếu giẩm số thứ nhất 12 đơn vị thì được số mới kém số thứ hai 87 đơn vị.

” Tang tảng lúc trời mới rạng đông

Rủ nhau đi hái mấy quả bòng

Mỗi người 5 quả thừa 5 quả

Mỗi người 6 quả một người không “

Hỏi có bao nhiêu người, bao nhiêu quả bòng ?

– Hùng mua 16 quyển vở, Dũng mua 9 quyển vở cùng loại và trả ít hơn Hùng 22400 đồng. Hỏi mỗi bạn đã trả hết bao nhiêu tiền mua vở ?

– Hiện nay bà 60 tuổi, bố 28 tuổi, mẹ 24 tuổi và con 2 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa thì tổng số tuổi của bố, mẹ và con bàng tuổi của bà ?

– Hồ thứ nhất chứa 1600 lít nước, hồ thứ hai chứa 1600 lít nước. Người ta tháo r cùng một lúc ở hồ thứ nhất mỗi phút 30 lít nước và ở hồ thứ hai mỗi phút 10 lít. Hỏi sau bao lâu thì số nước còn lại trong hai hồ bằng nhau ?

– Hồng mua 4 bút chì và 8 quyển vở phải trả hết 23600 đồng, Lan mua 4 bút chì và 10 quyển vở phải trả hết 28000 đồng. Tính giá tiền một bút chì, một quyển vở. ( mở rộng )

– An có một số bi và một số túi, nếu An bỏ vào mỗi túi 9 viên thì còn thừa 15 viên, còn nêu bỏ vào mỗi túi 12 viên thì vừa đủ. Hỏi An có bao nhiêu bi và bao nhiêu túi ?

– Cô giáo chia kẹo cho các em bé. Nếu có chia cho mỗi em 3 chiếc thì cô còn thừa 2 chiếc, còn nếu chia cho mỗi em 4 chiếc thì bị thiếu mất 2 chiếc. Hỏi cố giáo có tất cả bao nhieu chiếc kẹo và cô đã chia cho bao nhiêu em bé?

– Trên một đoạn đường dài 780, người ta trồng cây hai bên đường, cứ cách 30m thì trồng một cây. Hỏi người ta đã trồng tất cả bao nhiêu cây ? ( Biết rằng hai đầu đường đều có trồng cây )

– Người ta cưa một cây gỗ dài 6m thành những đoạn dài bằng nhau, mỗi đoạn dài 4 dm, mỗi lần cưa mất 2 phút. Hỏi phải cưa bao nhiêu lâu mới xong?

– Một cuộn dây thép dài 56m. Người ta định chặt để làm đinh, mỗi cái đinh dài 7cm . Hỏi thời gian chặt là bao nhiêu, biết rằng mỗi nhát chặt hết 2 giây.

– Một người thợ mộc cưa một cây gỗ dài 12m thành những đoạn dài 15dm. Mỗi lần cưa hết 6 phút. thời gian nghỉ tay giữa hai lần cưa là 2 phút. Hỏi người ấy cưa xong cây gỗ hết bao nhiêu lâu? ( 54 phút )

– Có một miếng đất hình chữ nhật có chiều rộng 15m, chiều dài 24m. Người ta dựng cọc để làm hàng rào, hai cọc liên tiếp cách nhau 3m. Hỏi để rào hết miếng đất thì cần phải có bao nhiêu cọc ?

– Người ta mắc bóng đèn màu xung quanh một bảng hiệu hình chữ nhật có chiều dài 25dm, rộng 12dm, hai bóng đèn liên tiếp cách nhau 2cm. Hỏi phải mắc tất cả bao nhiêu bóng đèn

– Quãng đường từ nhà Lan đến trường có tất cả 52 trụ điện, hai trụ điện liên kề cách nhau 50m. Hỏi quãng đường nhà Lan đến trường dài bao nhiêu m ? ( biết hai đầu đường đều có trụ điện )

– Muốn lên tầng ba của một ngôi nhà cao tầng phải đi qua 52 bậc cầu thang. Vậy phải đi qua bao nhiêu bậc cầu thang để đến tầng sáu của ngôi nhà này ? Biết rằng số bậc cầu thang của mỗi tầng là như nhau.