Soạn Bài Bài Ca Ngất Ngưởng Lời Giải Hay / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Soạn Bài Bài Ca Ngất Ngưởng

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

“Ngất ngưởng” ” được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các câu 4, 8, 12 và câu cuối. Và mỗi lần được nhắc lại đó, từ “ngất ngưởng” đều mang một ý nghĩa khác nhau.

– Từ “ngất ngưởng” thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng quân sự, của Nguyễn Công Trứ.

– Từ “ngất ngưởng” thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi đã về hưu

– Từ “ngất ngưởng” thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ

– Từ “ngất ngưởng” cuối cùng cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.

Câu 2 Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, ông mang trong mình hoài bão vì nước vì dân, ý chí lớn lao.

– Phò vua giúp nước, xứng đáng là trang nam nhi, trả nợ công danh ở đời.

Câu 3 Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, đánh giá bản thân. Ông biết rõ tài năng của mình đến đâu và như thế nào, cũng như ông biết mình cần phải làm gì để có lợi cho đất nước cũng như nhân dân. Nguyễn Công Trứ tự hào vì đã có một cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội. Ông cũng tự hào vì mình dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo phong kiến.

– Ông khẳng định cá tính độc đáo, khác người của mình. Qua đó đề cao một lối sống phóng khoáng, vượt khỏi những khuôn mẫu cứng nhắc cổ hủ.

Câu 4 Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Hát nói có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng người viết vẫn có thể phá cách theo ý muốn của mình để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu…

– Sự phóng khoáng của thể thơ rất thích hợp với việc truyền tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử khao khát khẳng định mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo phong kiến.

Luyện tập Câu hỏi (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Ngôn ngữ của “Bài ca ngất ngưởng” rất phóng khoáng, tự do, ngạo nghễ, mang đậm tính cách của tác giả, chứa đựng nhiều câu kể. Từ đó giúp cho việc truyền tải nội dung cũng như phong cách của Nguyễn Công Trứ được dễ dàng hơn.

– Ngôn ngữ của bài “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” nhẹ nhàng, chứa nhiều từ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên đống thời có những từ ngữ mang đậm dấu ấn của Phật giáo. Từ đó thể hiện rõ niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước cũng như Phật giáo của tác giả.

Bố cục Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (6 câu đầu) : Nguyễn Công Trứ khi còn làm quan.

– Phần 2 (13 câu sau) : Nguyễn Công Trứ khi đã cáo quan về hưu.

ND chính

Phong cách sống có bản lĩnh cá nhân (được gọi là “ngất ngưởng”) của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế.

chúng tôi

Soạn Văn Lớp 11: Bài Ca Ngất Ngưởng

Soạn văn lớp 11 tập 1: Bài ca ngất ngưởng. Câu 2: Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người

Câu 1:

Ngất ngưởng là một từ láy tượng hình vốn được dùng chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định. Ở bài thơ này, từ ngất ngưởng được dùng với nghĩa chỉ sự khác thường, vượt lên thói thường, coi thường dư luận. Ngoài nhan đề, từ ” ngất ngưởng” được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các khổ thơ trở thành một biểu tượng cho một phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, một lối chơi ngông thách thức xung quanh trên cơ sở nhận thức rõ tài năng và nhân cách cá nhân.

– Từ ngất ngưởng thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng, và phong cách ngạo nghễ khi làm quan của Nguyễn Công Trứ.

– Từ ngất ngưởng thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi làm dân thường.

– Từ ngất ngưởng thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ, ông dẫn các cô gái trẻ lên chùa, đi hát ả đào, … và tự đánh giá cao các việc làm ấy.

– Từ ngất ngưởng cuối cùng cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.

Câu 2:

Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người ( Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng). Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đình, cho đạo vua tôi nên ông có quyền ngất ngưởng nhất trong triều. Tóm lại, ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, không chấp nhận sự khắc kỉ phục lễ, uốn mình theo lễ và danh của Nho giáo.

Câu 3:

Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, đánh giá bản thân. Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính đã cho thấy ông sòng phẳng, thẳng thắn và có ý thức về cách sống của mình. Nguyễn Công Trứ tự hào vì đã có một cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội. Ông cũng tự hào vì mình dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo.

Câu 4:

Thể hát nói phát triển mạnh bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ XIX. Nhiều nhà nho, nhà thơ đã gửi gắm tâm sự của mình trong những sáng tác bằng thể hát nói. Nhờ đó, thể loại này phát triển nhanh chóng và chiếm vị trí độc tôn trong một thời gian dài, trở thành một khuynh hướng văn học của thời đại.

So với thể thơ Đường luật gò bó, chật chội, hát nói phóng khoáng và tự do hơn nhiều. Hát nói có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng nhìn chung người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu… Sự phóng khoáng của thể thơ đặc biệt thích hợp với việc chuyển tải những quan niệm nhân sinh của những nhà nho khao khát khẳng định chính mình, sống theo mình, coi thường những ràng buộc của lễ nghi, của xã hội.

Sự khác biệt về từ ngữ giữa bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh.

Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ. Nó phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ.

Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.

Soạn Bài Bài Ca Ngất Ngưởng Sbt Ngữ Văn 11 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 32 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Hãy tìm nghĩa của từ ngất ngưởng trong bài “Bài ca ngất ngưởng”

1. Hãy tìm nghĩa của từ ngất ngưởng trong bài “Bài ca ngất ngưởng”.

Trả lời:

Các đoạn, câu trong bài hát nói cho biết nghĩa của từ ngất ngưởng:

– Đoạn đầu, tác giả kể một cách khái quát các chặng đường làm quan và cho biết “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”. Có thể đoán, sự ngất ngưởng mà ông thể hiện khi làm quan là bản lĩnh coi việc làm quan như bị trói buộc hay giam hãm trong lồng cũi. Sở dĩ phải làm quan vì đó là vị trí cần có để nhà nho thực hiện trách nhiệm với đời và do đó, kể cả khi làm quan, ông vẫn giữ lối sống tự do, không chấp nhận ra luồn vào cúi: “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”.

– Ngất ngưởng cũng còn có nghĩa là sống theo ý thích mà không quan tâm đến sự đàm tiếu của dư luận (hai sự việc : cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa và cùng các cô hầu gái lên chùa). Ồng khái quát thái độ bình thản của mình trước mọi chuyện được mất, khen chê. Ông muốn là một người tự nhiên, không muốn sống như Tiên, Phật cao siêu mà cũng không phải là kẻ phàm tục, tầm thường. Như vậy, ngất ngưởng có ý nghĩa tích cực vì thể hiện bản lĩnh cá nhân, nhất là bản lĩnh này lại thể hiện trong xã hội Nho giáo đề cao lễ nghĩa, thủ tiêu cá nhân.

2. Nguyễn Công Trứ tự đánh giá như thế nào về sự ngất ngưởng của mình ? Ý nghĩa của phong cách sống ngất ngưởng được nêu lên trong bài hát nói này ?

Trả lời:

Nguyễn Công Trứ tự hào về phong cách, lối sống ngất ngưởng vì: Một mặt, với tư cách là một nhà nho, ông đã nhập thế tích cực, trải qua nhiều cương vị làm quan khác nhau, có mặt tại nhiều nơi trên đất nước, có những công lao đáng tự hào, mà vẫn giữ đúng nghĩa vua tôi. Nhưng mặt khác, ồng lại giữ được bản lĩnh cá nhân, giữ được cá tính của mình.

Ngất ngưởng mà Nguyễn Công Trứ nói đến ở đây là một quan niệm sống tích cực. Ngất ngưởng là cách phá vỡ sự trang nghiêm, đạo mạo đến giả tạo, khó khan, lạnh lùng. Ngất ngưởng là sự tự nhiên, chân thực, không màu mè, cao đạo, không đứng cao hơn nhân quần. Ngất ngưởng còn là thái độ, là bản lĩnh dám là mình, không chấp nhận khuôn khổ chật hẹp, cứng nhắc.

3. Nêu những nét tự do của thể hát nói so với thể thơ Đường luật.

Trả lời:

Thể hát nói có những nét tự do, nhất là so với thể thơ Đường luật, về số câu, tuy thông thường trong một bài hát nói có 11 câu nhưng ngoại lệ khá nhiều (bài này có 19 câu). Số chữ của mồi câu cũng không theo quy định cứng nhắc mà khá uyển chuvển. Câu dài có thể đến 10 chữ, câu ngắn 6 chữ. về vần, cũng có sự linh hoạt chứ không hạn vận. Có thể có những cặp đối xứng nhung bài hát nói không quy định khắt khe về đối. Cũng không có luật chính thức về bằng trắc quy định chặt chẽ như thể thơ Đường luật. Do tính chất khá tự do nên bài hát nói thích họp với việc diễn đạt những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, phóng túng như lối sống ngất ngưởng.

4. “Cái tôi” ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưỡng.

Trả lời:

Cần phân tích một số ý sau :

a) Ý thức về “cái tôi” chính là ý thức về giá trị bản thân, về ý nghĩa sự tồn tại và những khát vọng, ước muốn chính đáng của con người cá nhân trong cuộc đời.

b)”Cái tôi” ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

– Ngất ngưởng chốn quan trường (sáu câu thơ đầu):

+ Bài thơ mở đầu bằng một câu thơ chữ Hán trang trọng thể hiện quan niệm cao cả, đẹp đẽ của một nhà nho chân chính về bổn phận, nghĩa vụ của mình với cuộc đời, với dân, với nước ; bộc lộ niềm tự hào không cần che gịấu của nhà thơ về vị trí, vai trò và cả tầm vóc của cá nhân mình trước cuộc đời.

+ Câu thơ thứ hai là hình ảnh ông Hi Văn trong chốn quan trường vừa kiêu hãnh, tự tôn, vừa thấm đượm nỗi cay đắng, chua xót của một con người từng trải, hiểu mình, hiểu đời:

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

+ Có thể coi các câu thơ 3, 4, 5, 6 là một sự tổng kết toàn bộ quãng đời oanh liệt của Nguyễn Công Trứ ở chốn quan trường qua giọng thơ kiêu hãnh và khinh bạc. Đó là thái độ ngất ngưởng, cao ngạo của một con người vừa tự tin vào tài năng, nhân cách của mình, vừa coi nhẹ danh vọng chốn phù vân ngay khi đang ở đỉnh cao danh vọng, khi đang sống giữa hư vinh.

– Ngất ngưởng khi nghỉ quan (sáu câu thơ tiếp theo):

+ Phân tích ý nghĩa biểu đạt và biểu cảm của câu thơ Đô môn giải tổ chi niên. Cần làm rõ giá trị cụm từ “giải tổ” – cởi dây đeo ấn – thấy được tâm trạng nhẹ nhõm, khoan khoái của tác giả khi được giải thoát khỏi chốn quan trường.

+ Phân tích ý nghĩa của câu thơ Kia núi nọ phau phau mây trắng để thấy tâm thế lâng lâng sảng khoái của Nguyễn Công Trứ khi đắm mình trong thú tiêu dao, hoà lẫn với thiên nhiên khoáng đạt.

– Phân tích những biểu hiện trớ trêu, trái khoáy : Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng, Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi – Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì;… đó là cách để Nguyễn Công Trứ ngạo đời, ngạo mình, cười cọt với cả những quan niệm đạo lí thông thường của xã hội; là hình ảnh ngất ngưởng của nhà thơ khi dám đúng lên trên tất cả thị phi, phá bỏ mọi quy tắc, thoát khỏi mọi ràng buộc giả dối, dám sống thật với mình.

– Ngất ngưởng trong cả cuộc đời (phần còn lại) :

Lí giải nguyên nhân cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ : từ đoạn 1 (sáu câu thơ đầu) do tài thao lược đến đoạn 2 (sáu câu thơ tiếp theo) do cốt cách phóng khoáng của một kẻ đa tài, đa tình ; đoạn 3 (phần còn lại) cho thấy sâu xa hơn nguồn cội cách sống ấy : niềm tin vào quan niệm sống đúng đắri cùng tài năng, nhân cách của mình.

– Quan niệm sống: hai câu Được mất dương dương người thái thượng-Khen chê phoi phới ngọn đông phong: con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả tinh thần và vật chất, đứng trên mọi sự được – mất – khen – chê.

– Khẳng định sự tự do tuyệt đối khi được thả mình trong thú vui thanh sạch, cao khiết Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng – Không Phật, không Tiên, không vướng tục ; không chịu những ràng buộc khổ hạnh chốn Phật, Tiên, cũng không vướng tục cõi phàm trần. Trong khoảng giữa không Tiên, không tục, Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng với cả cuộc đời cùng thiên nhiên, vũ trụ.

– Sự ngất ngưởng còn xuất phát từ niềm tin vào nhân cách và tấm lòng trung quân ái quốc cao cả của mình : Chẳng Trái, Nhạc cũng ưào phường Hàn Phú – Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

* Bài thơ không chỉ bộc lộ một cách sống mà còn là sự khắng định vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của một con người ý thức sâu sắc được tài năng, bản lĩnh và phẩm cách cao đẹp của mình.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Soạn Bài Ca Dao, Dân Ca. Những Câu Hát Về Tình Cảm Gia Đình

1. Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?

2. Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.

3. Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.

4. Bài 3 diễn tả nồi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó.

5. Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?

6. Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng?

Câu 1 trang 36 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?

– Bài 1: Đây là lời của mẹ ru con và nói với con. Dấu hiệu khẳng định điều đó:

+ Tiếng ru của mẹ “Ru hơi, ru hỡi, ru hời”

– Bài 2: Đây là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ. Dấu hiệu khẳng định:

+ Đối tượng mà lời ca dao hướng tới “Trông về quê mẹ”

+ Trong ca dao dân ca, không gian “Ngõ sau”. “Bên sông” thường gắn với tâm trạng của người phụ nữ.

– Bài 3: Đây là lời của con cháu nói với ông bà hoặc nói với người thân. Dâu hiệu khẳng định

+ “Nuột lạt mái nhà” là hình ảnh gợi nhớ người thân gia đình trong ca dao – Dân ca.

+ Đối tượng của nỗi nhớ: “ông bà”

– Bài 4: Nội dung là lời của những người lớn trong gia đình (ông bà, cha mẹ, cô bác…) nói với những người nhỏ (con, cháu) trong gia đình, hoặc là lời của anh em tâm sự với nhau. Vì nội dung câu hát là lời căn dặn, lời tâm sự.

Câu 2 trang 36 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.

Nội dung bài 1 muôn nói đến công lao trời biển của cha đối với con cái và bổn phận, trách nhiệm của con cái đôi với công lao to tát ấy.

Bài ca dao đã cụ thể hóa công lao cha mẹ bằng việc so sánh với núi với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng. Hình ảnh đó lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: (núi) ngất trời, cao; (biển) rộng mênh mông. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông là không thể nào đo được. Chỉ có cách diễn đạt như thế mới nói hết công cha, nghĩa mẹ mà thôi,

Lời nhắc nhở răn dạy trên lại được lồng vào hình thức bài hát ra dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng của lời hát, những lời đó dễ đi vào trong mỗi con người không chi qua khối óc mà còn qua sự rung động chân thành của con tim, khiến mọi người luân ý thức về công cha nghĩa mẹ và bổn phận của mình

Những câu ca dao nói đến công cha, nghĩa mẹ:

+ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

+ Mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày

Câu 3 trang 36 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Bài 2 là tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê nhớ mẹ và nhớ quê nhà.

Tâm trạng đó được khắc họa bởi thời gian “chiều chiều”. Trong ca dao, buổi chiều là lúc dễ gợi buồn, nhớ. Ở dây lại là người con gái “lấy chồng xa xứ™ cho nên nỗi nhớ cha mẹ, anh em và nỗi thèm khát được đoàn tụ gia đình càng thêm khắc khoảiỆ

Không gian “Ngõ sau” thường là nơi ít người lui tới, nhất là vào buổi chiều, ngõ sau lại càng vắng lặng. Người con gái về nhà chồng, khi đứng ngõ sau thường là đứng thui thủi một minh che dấu nỗi niềm riêng, có khi đó là những giọt nước mắt buồn tủi, bơ vơ.

Câu 4 trang 36 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Bài 3 diễn tả nồi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó.

Và trong ca dao, khi nhân vật trữ tình “ra đứng” ở một không gian nhất định nào đó, chẳng hạn: ngõ sau, bờ sông, cổng làng … thì đó là lúc tâm sự buồn không biết tâm sự cùng ai, nỗi niềm dâng lên. Người con gái “trông về quê mẹ” với bao nỗi lo cha mẹ già yếu sớm hôm không ai đỡ đần. Cũng có thể là nỗi tiếc về thời con gái đã qua, nỗi đau về thân phận làm dâu nhà chồng.

Đọc bài ca dao, không ai tránh khỏi niềm yêu thương, nỗi xót xa xé buốt trong lòng.

Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đôi với ông bà. Những tình cảm đó được diễn tả bằng hình thức so sánh “bao nhiêu … bấy nhiêu”, một kiểu so sánh thường gặp trong ca dao (“qua cầu dừng bước trông cầu, cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu”, “qua đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”).

Cái hay của cách diễn đạt đó có thể được biểu hiện ở mấy điểm sau:

– Trong tâm trí người Việt Nam, cái gì được trọng, được kính thường được đặt ở trên. Cho nên, nhóm từ “ngổ lên” trong bài ngoài tác dụng đề cập đối tượng so sánh còn thể hiện sự kính trọng của con cháu đối với ông bà.

Câu 5 trang 36 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?

– Hình ảnh “Nuột lạt mái nhà” gợi nên sự nôi kết bền chặt của sự vật, cũng như sự đoàn kết gắn bó của những người cùng huyết thống, cùng một ông bà sinh ra. Đồng thời, mỗi nuột lạt còn là một công lao khó nhọc mà ông bà đã cần cù, chắt chiu để gây dựng gia đình cho con cháu.

– Số nuột lạt của mái nhà là khó đếm xuể, cũng như công lao của ông bà. Cách so sánh “Bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” đã cụ thể hóa cái nỗi nhớ của con cháu, cái công ơn của ông bà vốn là những cái hết sức trừu tượng.

– Và nỗi nhá, công ơn đó lại được diễn đạt bằng hình thức lục bát ngọt ngào, cho nên nỗi nhớ càng da diết, công ơn càng sâu đậm.

Trong bài 4, tình cảm anh em được diễn tả như sau:

Câu 6 trang 36 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng?

– Khác với “người xa”, anh em có những cái “cùng”, “chung”, “một “.

Trong đó, “cùng chung bác mẹ” và “một nhà” là cùng huyết thống và cùng những kỉ niệm sướng khổ với nhau trong mái ấm gia đình. Như thế, anh em tuy hai là một.

Bài ca dao nhắc nhở chúng ta: anh em là ruột thịt với nhau, phải biết thương yêu và giúp đỡ nhau để cho cha mẹ được vui lòng.

Những biện pháp nghệ thuật được cả bốn bài ca dao sử dụng là:- Thể thơ lục bát.

– Cả bốn bài đều sử dụng những hình ảnh quen thuộc để diễn đạt tính cảm như: núi, biển, ngõ sau, tay, chân… trong đó thường sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Tình cảm đuợc diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình. Những tình cảm ấy thường mang tính chất kín đáo, sâu lắng, chân thành tiêu biểu cho tâm tình của người lao động trong sinh hoạt hàng ngày của họ.

Một số bài ca dao có nội dung tương tự:

Không cha không mẹ như dờn không dãy.

Đến khi cha mất gót con đen sì.

Con có cha như nhà có nóc,

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai nâng.