Soạn Bài Việt Bắc Lời Giải Hay / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Soạn Bài Việt Bắc (Phần 2)

1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ và trữ tình trong đoạn trích:

– Bài thơ Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10 năm 1954, ông viết bài thơ nhân một sự kiện quân ta đã đánh tan chiến dịch Điện Biện Phủ của Pháp. Các chiến sĩ rời chiến khi về thủ đô, thấy được tình cảm quyến luyến, yêu quý của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu đã sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này.

– Tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình:

+ Tâm trạng: lưu luyến, bịn rịn giữa người đi – kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng.

+ Lối đối đáp: kết cấu quen thuộc của ca dao, cách xưng hô mình – ta thể hiện tình cảm, sự hô ứng.

2. Qua hồi tưởng của Tố Hữu, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?

– Cảnh Việt Bắc mang vẻ đẹp đa dạng, đầy ấn tượng khiến người về xuôi nhớ “như nhớ người yêu”.

– Thiên nhiên có vẻ khắc nghiệt “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù” nhưng đó là vẻ riêng của núi rừng Tây Bắc. Có những khoảnh khắc gợi cảm: “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”; những hình ảnh khó quên: Khói bếp nhà sàn hòa cùng sương núi, cảm giác bản mường bồng bềnh, mờ ảo trong sương khói, những âm thanh gợi lên cảnh thanh bình, yên ả: tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối, …

– Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa tuyệt đẹp: hoa lá đủ màu sắc tươi thắm.

– Cảnh Việt Bắc đẹp hơn trong sự hòa quyện với không khí kháng chiến: Vất vả, gian khổ, thiếu thốn, nhưng hào hùng lạc quan:

Nhớ sao lớp học i tờ

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

– Hình ảnh người dân Việt Bắc đã khắc tạc vào lòng người kháng chiến những nét khó quên. Đó là hình ảnh người mẹ “địu con lên rẫy” trong cái nắng cháy lưng, người lao động tự tin chủ động với hình ảnh “dao gài thắt lưng”; những người đan nón, cần mẫn, khéo léo “chuốt từng sợ giang”; gợi cảm nhất là hình ảnh “cô gái hái măng một mình” giữa rừng hoa vàng.

– Đẹp nhất và đáng nhớ nhất ở người Việt Bắc là cái nghĩa, cái tình. Kháng chiến thiếu thốn “miếng cơm chấm muối” nhưng “đắng cay ngọt bùi” cùng chia sẻ, gánh vác.

Tóm lại: Việt Bắc chính là cội nguồn của nghĩa tình, cội nguồn của chiến thắng.

3. Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được khắc họa thật sinh động mang âm hưởng của những khúc tráng ca:

– Cả dân tộc chất chứa căm thù thực dân đế quốc:

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai

– Thiếu thốn gian khổ nhưng vẫn đầy lạc quan:

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

– Không khí chuẩn bị cho các chiến dịch thật khẩn trương, sôi nổi, thể hiện sức mạnh tổng hợp của quân và dân. Chiến thắng vang dội “khắp trăm miền” khẳng định sức mạnh và bản lĩnh kiên cường quyết thắng của dân tộc.

– Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến: Việt Bắc là quê hương cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt Nam từ mọi miền đất nước, đặc biệt là những nơi còn “u ám quân thù”.

4. Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ (qua trích đoạn này).

Được thể hiện qua các mặt sau đây:

– Thể thơ dân tộc: Thể thơ lục bát được Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn, uyển chuyển và sáng tạo.

– Hình ảnh dân tộc: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; Nhớ người mẹ nắng cháy lưng…

– Lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu; Mình về mình có nhớ ta…

– Ngôn ngữ dân tộc: Tiêu biểu là cặp đại từ xưng hô ta – mình dùng rất sáng tạo trong bài thơ.

– Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình; khi mạnh mẽ, hùng tráng.

II. LUYỆN TẬP

* Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta – mình ở bài thơ Việt Bắc:

Cách sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta:

– Trong đoạn trích bài thơ “Việt Bắc”, từ mình được dùng để chỉ bản thân người nói – ngôi thứ nhất, nhưng cũng còn dùng ở ngôi thứ hai. Từ ta là ngôi thứ nhất, chỉ người phát ngôn, nhưng có khi ta chỉ chúng ta.

– Cặp đại từ này được sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:

+ Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc ( Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).

+ Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ ( Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).

+ Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).

* Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ mình – ta:

– Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.

– Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một.

chúng tôi

Soạn Bài Việt Bắc Đầy Đủ Nhất

I. Giới thiệu chung khi soạn bài Việt Bắc

1. Tác giả

Tác giả Tố Hữu

– Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành sinh ra tại Huế.

– Ông sinh ra trong gia đình nhà nho và có truyền thống thơ ca từ nhỏ.

– Năm 1996, ông được trao giải thưởng cao quý Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

– Những sáng tác của ông mang đậm giá trị dân tộc, gắn liền với cách mạng, với đất nước và những cuộc kháng chiến trường kỳ.

– Thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn tạo cho người đọc cảm giác dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ.

– Những tập thơ nổi tiếng để lại tên tuổi Tố Hữu mãi sau này: Tập thơ Từ ấy, Việt Bắc, tập Gió lộng, Ra trận, Một tiếng đờn, Ta với ta,…

2. Tác phẩm

a) Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ Việt Bắc được sáng tác sau khi quân và dân ta đã dành chiến thắng trước thực dân Pháp. Lúc đó, Bác Hồ có lệnh dịch chuyển căn cứ quân sự, các cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về thủ đô.

– Chính khoảnh khắc chia xa bịn rịn không nỡ giữa những người chiến sĩ cách mạng với Việt Bắc đã khiến Tố Hữu viết nên những lời thơ đầy thương nhớ trong bài Việt Bắc.

b) Nội dung tác phẩm

– Bài thơ thể hiện sự khắc khoải, nhớ thương da diết của tác giả gửi tới Việt Bắc – nơi chất chứa nhiều kỷ niệm.

– Những tình cảm to lớn và cao cả người đọc thấy được trong bài thơ đó là tình quân dân son sắt một lòng, tình yêu dân tộc, yêu đất nước, yêu thiên nhiên xứ sở.

-Ta cũng thấu hiểu cho sự hy sinh gian khổ của những người chiến sĩ cách mạng, của nhân dân lao động và biết ơn hơn, thấy tự hào hơn về những thắng lợi mà quân dân ta có được để cố gắng giữ gìn cho ngày sau.

II. Soạn bài Việt Bắc chi tiết

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác và tâm trạng của nhân vật trữ tình

a) Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ được ra đời vào tháng 10/1954 sau khi chiến thắng thực dân Pháp.

– Các chiến sĩ cách mạng dời căn cứ quân sự về thủ đô.

– Trước sự chia ly bịn rịn giữa kẻ ở – người đi đó, Tố Hữu đã sáng tác ra Việt Bắc.

b) Các cung bậc cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

– Tâm trạng nghẹn ngào không nói nên lời trong giây phút chia ly giữa kẻ ở – người đi.

– Khung cảnh chia tay nặng trĩu ân tình, đong đầy cảm xúc như cuộc tạm biệt giữa 2 người yêu nhau.

Câu 2: Soạn Việt Bắc rất cần thể hiện chi tiết nỗi nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc

– Vẻ đẹp Việt Bắc thay đổi sinh động theo thời gian

+ Trong ngày: sương sớm, nắng chiều, trăng khuya.

+ Bốn mùa trong năm: Bức tranh tứ bình tuyệt đẹp “mùa xuân – mơ nở trắng rừng”; “mùa đông – hoa chuối đỏ tươi”; “mùa hạ – ve kêu rừng phách đổ vàng; “mùa thu – trăng gọi hòa bình”.

 Mùa xuân hoa mơ nở trắng rừng Việt Bắc

– Vẻ đẹp thiên nhiên gắn liền với con người

+ Thiên nhiên dù có những lúc khắc nghiệt là thế nhưng vẫn nên thơ và trữ tình đồng hành cùng con người.

+ Thiên nhiên gắn với cuộc sống lao động, sinh hoạt thường nhật của người dân Việt Bắc: “đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng”; “người đan nón chuốt từng sợi giang”; “cô em gái hái măng”; tiếng hát ân tình thủy chung”.

+ Sự đồng cảm, chia sẻ khó khăn, gian khổ trong công cuộc kháng chiến: “Thương nhau chia củ sắn bùi – Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”

Câu 3: Khung cảnh Việt Bắc trong kháng chiến và vai trò của Việt Bắc trong kháng chiến

– Sự đoàn kết, đồng lòng đánh giặc, bảo vệ sự tự do dân tộc: “miếng cơm chấm muối”, “mối thù nặng vai”.

Tình quân dân thắm thiết trong những năm tháng cách mạng

– Dù cuộc kháng chiến còn dài và chông gai, dù cuộc sống lắm khó khăn, vất vả nhưng người dân Việt Bắc vẫn luôn mang tình lạc quan, sôi nổi vượt qua tất cả: “gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”, “tiếng hát ân tình thủy chung”,…

Câu 4: Soạn văn bài Việt Bắc cần chỉ ra được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài

– Tác giả sử dụng thể thơ lục bát dễ thuộc, dễ nhớ và dễ cảm.

– Nhiều biện pháp nghệ thuật được tác giả kết hợp hiệu quả như điệp từ, đảo ngữ, từ láy,…

– Đại từ nhân xưng “mình – ta” thân thiết, gần gũi.

– Kết hợp hình ảnh tả thực và lãng mạn

III. Tổng kết phần soạn bài Việt Bắc

Thành Lập Khu Giải Phóng Việt Bắc

Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, cách đây 69 năm, ngày 4/6/1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Hội nghị cán bộ và tuyên bố chính thức thành lập Khu giải phóng Việt Bắc bao gồm hai căn cứ lớn trên địa bàn 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên và một số vùng thuộc ngoại vi tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái.

Trên cơ sở những căn cứ địa cách mạng đã lần lượt thành lập ở Việt Bắc và căn cứ vào những báo cáo nghị quyết của Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ (15/4/1945) , Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị “Nay vùng giải phóng ở miền ngược đã bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, đại thể nối liền nhau, nên thành lập một căn cứ lấy tên là Khu giải phóng”. Khu giải phóng Việt Bắc lấy Tuyên Quang làm trung tâm, làm nơi ATK Trung ương, nơi đặt các cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.

Trong khu giải phóng các ủy ban do dân cử được hình thành, tổ chức thực hiện 10 chính sách lớn của Việt Minh. Với 1 triệu người gồm nhiều dân tộc khác nhau, khu giải phóng đã thực sự là “hình ảnh nước Việt Nam mới”, cùng với hệ thống các chiến khu trong cả nước tạo thành hậu phương và bàn đạp cho thế trận Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945.

Tháng 12/1953, tại chiến khu Việt Bắc (Thái Nguyên), Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở mặt trận có tính chất chiến lược: tiêu diệt tập đoàn cứ điểm quân viễn chinh tinh nhuệ Pháp ở Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN

Khu giải phóng được xây dựng trên một vùng rộng lớn, địa hình chủ yếu là núi rừng. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Vùng biên giới Việt – Trung là nơi cách mạng hoạt động rất thuận lợi và qua đây có thể liên lạc với phong trào Cộng sản quốc tế. Phía Nam là vùng trung du, đồng bằng. Do đó, gặp thời cơ thuận lợi, lực lượng vũ trang cách mạng có thể tiến nhanh phát huy thắng lợi và nếu gặp khó khăn có thể lui về để bảo toàn lực lượng. Theo các triền núi phía Đông, Khu giải phóng có thể liên lạc với biển và Hải Phòng. Theo các triền núi phía Tây, có thể liên lạc với khu Tây Bắc và các tỉnh miền núi Trung bộ. Tóm lại, Khu giải phóng có vị trí rất cơ động, “tiến có thể đánh”, “lui có thể giữ”.

Trong khi đó, nhân dân các dân tộc Việt Bắc có truyền thống lâu đời và rất vẻ vang, cùng đoàn kết chặt chẽ bên nhau để đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nhân dân các dân tộc Việt Bắc cũng như nhân dân cả nước khát khao độc lập tự do, khát khao một cuộc sống hạnh phúc. Cho nên, khi Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng thì nhân dân các dân tộc Việt Bắc nhanh chóng tiếp thu đường lối cách mạng của Đảng, kiên quyết đi theo con đường cách mạng mà Đảng đã vạch ra. Do vậy, Khu giải phóng được nằm trong sự bảo bọc, che chở của nhân dân. Đây là một trong những yếu tố quyết định đảm bảo cho Khu giải phóng được an toàn trong suốt thời kỳ lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành Tổng khởi nghĩa.

Trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân địch liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân lớn vào chiến khu Việt Bắc. Với quyết tâm và trọng trách được giao, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Việt Bắc đã chung sức, chung lòng cùng các đơn vị bộ đội chủ lực làm tròn trách nhiệm nặng nề trước lịch sử và dân tộc là bảo vệ an toàn lãnh tụ và các cơ quan đầu não của ta. Vừa phá tan các cuộc tiến công truy quét với quy mô lớn của kẻ thù, các địa phương trong tỉnh còn thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng hậu phương vững chắc phục vụ kháng chiến.

Cũng từ chiến khu Việt Bắc, nhiều chính sách quan trọng của Đảng đã đi vào lịch sử. Tại đây, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã hoạch định, bổ sung đường lối cách mạng để dân tộc Việt Nam lập nên kỳ tích: Giữ vững thành quả của Cách mạng Tháng Tám-1945, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thứ nhất từ phải) và đồng chí Nguyễn Chí Thanh (thứ hai từ phải) tại chiến khu Việt Bắc năm 1951. Ảnh: TTXVN

Trong thư gửi đồng bào Việt Bắc năm 1947, Hồ Chí Minh đã đánh giá vai trò to lớn của Việt Bắc trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: “Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công, thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi”.

Tiếp nối truyền thống cách mạng trong kháng chiến, trong những tháng năm của thời kỳ đổi mới, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ và nhân dân các tỉnh thuộc Chiến khu Việt bắc luôn thực hiện thắng lợi và toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng đề ra, bộ mặt đô thị, nông thôn từng bước được khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một cải thiện và nâng cao.

Việt Bắc, nơi mà lòng yêu nước của đồng bào hòa nhập với hình thế hiểm trở của núi sông thành một lực lượng vô địch, đã được lịch sử chứng minh là hậu cứ vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN

Bài Viết Hay Về Bóng Đá Việt

(TT&VH) – Các tuyển thủ kể lại rằng khi Singapore đánh bại Việt Nam trên chấm phạt đền, để nâng cao chiếc cúp Tiger Trophy hồi cuối năm 2008 (trước AFF Cup), Duric không cười tươi như thế, Lionel Lewis không lắc lư chiếc cúp và giương nó cao lên trên không trung trong đôi tay rắn chắc.

Nhưng sự hạnh phúc của các cầu thủ Singapore đã vượt lên trên mức độ thông thường, nó gợi nhớ tới chiến thắng ở AFF Cup năm 2004 và 2006 của đảo quốc này. Vì sao?

Vì nó là cuộc “trả thù” (trong bóng đá, tính chất này gần như trở nên phổ biến) cho trận thua của họ trước chúng ta ở bán kết. Có lẽ như thế.

Vì nó là sự xác lập lại đẳng cấp của nền bóng đá đã là số 1 của khu vực trong giai đoạn 2004-2007, rằng Singapore không đứng sau Việt Nam (trong BXH của FIFA, Singapore đứng cao hơn). Họ tin như thế, dù chúng ta có quyền để phản bác lại một cách có cơ sở.

Cơ sở đó là trận đấu hôm qua chỉ là trận “chung kết” không chính thức của một giải giao hữu; là kết quả hòa 2-2 (Singapore vẫn chưa thể thắng, dù đứng cao hơn); là sự vắng mặt của hàng loạt trụ cột gồm Công Vinh, Vũ Phong, Quang Thanh, Tài Em và sự hiện diện của Như Thành và Minh Phương cũng chỉ là 2 cái bóng.

Song, nếu nhìn vào Cúp TP HCM (3 trận), vòng loại Asian Cup (2 trận), và cả cách chiến thắng của chúng ta trước Singapore và Thái Lan thì đẳng cấp của đội tuyển chưa phải là sự đảo ngược tình thế như chúng ta đã từng phải ngước nhìn họ từ khoảng cách khá xa. Nghĩa là không chỉ có giải giao hữu và đá tập huấn.

Việt Nam mới chỉ thắng Singapore bằng 1 bàn cách biệt trong một thế trận đối phương đã chơi rất hay, và có nhiều cơ hội nhưng rốt cục lại không thể ghi bàn. Việt Nam cũng chỉ thắng Thái Lan chênh lệch 1 bàn và bàn thắng quyết định chỉ được ghi ở phút cuối hiệp hai sau khi đối thủ đã chơi sòng phẳng và có bàn dẫn trước.

Nó khác với việc Việt Nam đã từng thua Thái Lan cách biệt vài ba bàn trong các trận chung kết và chúng ta hầu như chưa bao giờ chơi ngang ngửa ở cấp độ đội tuyển A (chỉ có U23 VN năm 2003 là khả dĩ hơn đôi chút).

Có thể cách cởi áo ném lên khán đài ăn mừng bàn thắng của Quang Hải không được tất cả mọi người đồng tình, nhưng riêng người viết lại chia sẻ sâu sắc. Nó phản ánh rằng chúng ta nên biết trân trọng tất cả những bàn thắng ghi được vào lưới của những đội hàng đầu khu vực và phải chơi với thái độ không được buông thả ngay cả trong những giải đấu giao hữu. Và nó cũng phản ánh vị thế của ĐTVN trong tương quan khu vực.

Đẳng cấp của BĐVN rõ ràng chưa đủ để chúng ta ghi bàn vào lưới Thái Lan hay Singapore, thậm chí Indonesia, rồi dưng dưng không thèm ăn mừng!

Chúng ta không thể tự ru ngủ mình bằng những lời có cánh, bằng những ống thuốc bổ phi – la – tốp về đẳng cấp của đội tuyển và cả khả năng đá thử thì thua nhưng đá thật thì thắng (bởi nó không tuyệt đối là quy luật nguyên nhân-kết quả). Nó sẽ làm đội tuyển suy yếu, và trong tương lai trung hạn, chúng ta chưa chắc đã duy trì được vị thế mới đạt được ở khu vực.

Trận hòa trong thế rượt đuổi tới mức hổn hển của ĐTVN (ghi bàn phút cuối nhờ quả penalty sau lỗi lãng nhách của thủ môn đối phương) và đứng thứ 3 ở Cúp TP HCM xem ra là bài học đáng kể thứ hai về câu chuyện đẳng cấp, sau trận thua 1-6 trước Trung Quốc, một đội bóng chưa bao giờ được coi là ông Kẹ của châu Á.

Thế nên, bên cạnh sự ăn mừng có lý của Singapore thì cũng không phải là không đáng lo nếu như chúng ta đã và đang coi nhẹ thất bại.