Soạn Công Nghệ 7 Lời Giải Hay / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Lý Thuyết Công Nghệ 11 Bài 16: Công Nghệ Chế Tạo Phôi (Hay, Chi Tiết).

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi (hay, chi tiết)

I – CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC

1. Bản chất

Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại,…

2. Ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

a) Ưu điểm

Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.

Đúc được các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn, các vật có hình dạng và kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp.

Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất rất cao.

b) Nhươc điểm

Tạo ra các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy lòng khuôn, vật đúc bị nứt…

3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát

Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát gồm các bước chính sau đây:

Quá trình đúc tuân theo các bước :

Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn.

Mẫu làm bằng gỗ hoặc nhôm có hình dạng và kích thước giống như chi tiết cần đúc. Vật liệu làm khuôn cát là hỗn hợp của cát (khoảng 70-80%), chất dính kết là đất sét (khoảng 10-20%), còn lại là nước. Trộn đều hỗn hợp

Bước 2: Tiến hành làm khuôn.

Dùng mẫu làm khuôn trên nền cát được lòng khuôn có hình dạng, kích thước giống vật đúc.

Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu.

Vật liệu nấu gồm gang, than đá và chất trợ dung (đá vôi) được xác định theo một tỉ lệ xác định.

Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn.

Tiến hành nấu chảy rồi rót gang lỏng vào khuôn. Sau khi gang kết tinh và nguội, dỡ khuôn, thu được vật đúc.

Vật đúc sử dụng ngay được gọi là chi tiết đúc .

Vật đúc phải qua gia công cắt gọt gọi là phôi đúc .

II – CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰC

1. Bản chất

Gia công kim loại bằng áp lực là dùng ngoại lực thông qua các dụng cụ, thiết bị (búa tay, búa máy) làm cho kim loại biến dạng dẻo nhằm tạo ra vật thể có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. Khi gia công kim loại bằng áp lực, thành phần và khối lượng vật liệu không đổi.

Khi gia công áp lực, người ta thường sử dụng các dụng cụ:

Gia công áp lực dùng chế tạo các dụng cụ gia đình như dao, lưỡi cuốc,… và dùng để chế tạo phôi cho gia công cơ khí. Có các phương pháp gia công áp lực sau:

– Rèn tự do: Người công nhân làm biến dạng kim loại ở trạng thái nóng theo hướng định trước bằng búa tay hoặc búa máy để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.

– Dập thể tích: Khuôn dập thể tích được bằng thép có độ bền cao. Khi dập, thể tích kim loại ở trạng thái nóng bị biến dạng trong lòng khuôn dưới tác dụng của máy búa hoặc máy ép.

2. Ưu, nhược điểm

a) Ưu điểm

Có cơ tính cao. Dập thể tích dễ cơ khí hoá và tự động hoá, tạo được phôi có độ chính xác cao về hình dạng và kích thước. Tiết kiệm được kim loại và giảm chi phí cho gia công cắt gọt.

b) Nhược điểm

Không chế tạo được các sản phẩm có hình dạng, kích thước phức tạp, kích thước lớn. Không chế tạo được các sản phẩm có tính dẻo kém. Rèn tự do có độ chính xác kém, năng xuất thấp , điều kiện làm việc nặng nhọc

III – CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG HÀN

1. Bản chất

Hàn là phương pháp nối được các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.

2. Ưu, nhược điểm

a) Ưu điểm

Tiết kiệm được kim loại, Nối được các kim loại có tính chất khác nhau.

Tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.

Mối hàn có độ bền cao, kín.

b) Nhược điểm

Do biến dạng nhiệt không đều nên chi tiết dễ bị cong, vênh.

3. Một số phương pháp hàn thông dụng

Một số phương pháp hàn thông dụng được trình bày trong bảng 16.1

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-16-cong-nghe-che-tao-phoi.jsp

Giải Vở Bài Tập Công Nghệ 7

Giải vở bài tập công nghệ 7 – Bài 14: Thực Hành : Nhận biết một số loại thuốc và nhận biết hiệu quả của thuốc trừ sâu,bệnh hại giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

– Các mẫu thuốc: dạng bột, dạng thấm nước, dạng hạt và dạng sữa.

– Một số nhãn hiệu thuốc của 3 nhóm độc.

II. Quy trình thực hành (Trang 27 – vbt Công nghệ 7):

1. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại.

a) Phân biệt độ độc của thuốc theo kí hiệu và biểu tượng qua nhãn mác

Dùng bút màu để biểu thị độ độc của thuốc qua kí hiệu và biểu tượng của nhãn mác

Nhóm độc 1: rất độc, “nguy hiểm” kèm theo đầu lâu xương chéo trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu đỏ ở dưới cùng nhãn.

Nhóm độc 2: “Độc cao” kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu vàng dưới cùng nhãn.

Nhóm độc 3: “Cẩn thận” kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch nét đứt (có thể có hoặc không), có vạch màu xanh dưới cùng nhãn.

b) Tên thuốc: bao gồm: bao gồm tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc.

Ví dụ: Padan 95 SP

– Padan: thuốc trừ sâu Padan

– 95: 95% chất tác dụng

– SP: thuốc bột tan trong nước.

Ngoài ra trên nhãn thuốc còn ghi công dụng của thuốc, cách sử dụng, khối lượng, thể tích… Trên vạch dưới cùng của nhãn còn in các quy định về an toàn lao động.

2. Quan sát một số dạng thuốc

Dựa vào đặc điểm để nhận biết một số dạng thuốc. Em hãy chọn các câu đặc điểm ở cột (B) tương ứng với các dạng thuốc ở cột (A):

Dạng thuốc (viết tắt) (A)

Đặc điểm của thuốc (B)

a. Thuốc hạt (viết tắt: G, GR, H)

Dạng bột tơi, màu trắng hay trắng ngà, có khả năng phân tán trong nước – d

b. Thuốc bột hoà tan trong nước (viết tắt: SP, BHN)

Dạng hạt nhỏ, cứng không vụn, màu trắng hay trắng ngà – a

c. Thuốc sữa (viết tắt EC, ND)

Dạng bột màu trắng, trắng ngà, có khả năng tan trong nước – b

d. Thuốc bột thấm nước (viết tắt: WB, BTN, DF, WDG)

Dạng lỏng trong suốt, có khả năng phân tán trong nước dưới dạng hạt nhỏ có màu đục như sữa – e

e. Thuốc nhũ dầu (viết tắt SC)

Dạng lỏng, khi phân tán trong nước tạo hỗn hợp dạng sữa. – c

III. Thực hành (Trang 28 – vbt Công nghệ 7):

Em hãy nhận biết các biểu tượng và kí hiệu trên nhãn thuốc vào bảng sau:

Phân biệt các mẫu thuốc:

Mẫu số Dạng thuốc Đặc điểm

IV. Đánh giá kết quả (Trang 28 – vbt Công nghệ 7):

Tự đánh giá kết quả của mình bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống

– Giáo viên đánh giá và cho điểm

Giải Vbt Công Nghệ 7 Bài 26: Trồng Cây Rừng

Bài 26: Trồng cây rừng

I. Thời vụ trồng rừng (Trang 53 – vbt Công nghệ 7):

– Thời vụ trồng rừng thay đổi theo vùng khí hậu

+ Mùa trồng rừng ở các tỉnh phía Bắc: xuân và thu.

+ Mùa trồng rừng ở các tỉnh phía Nam và miền Trung: mùa mưa.

II. Làm đất trồng cây (Trang 53 – vbt Công nghệ 7)

Cách làm đất phổ biến trong trồng rừng là:

1. Kích thước hố: Em hãy đánh dấu (x) vào ô trống mà em cho là đúng kích thước hố trồng cây:

2. Kĩ thuật đào hố

Em hãy tìm các từ hay nhóm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các bước sau:

– Bước 1: Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố

– Bước 2: Lấy lớp đất màu trộn với phân bón theo tỉ lệ 1kg phân hữu cơ ủ hoại với 100g supe lân và 100g NPK cho 1 hố. Lấp đất đã trộn phân bón vào hố (lớp đất màu đã trộn phân bón cho vào trước).

– Bước 3: Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố.

Em cho biết tại sao khi lấp hố lại cho lớp đất màu, đã trộn phân bón xuống trước?

Để có dinh dưỡng cho rễ cây hấp thụ khi trồng.

III. Trồng rừng bằng cây con (Trang 53 – vbt Công nghệ 7):

1. Trồng cây con có bầu: Được áp dụng phổ biến trong trồng rừng.

Quy trình trồng: Em hãy điền thứ tự đúng vào các quy trình trồng cây con có bầu sau:

2. Trồng cây con rễ trần: Được áp dụng đối với loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khoẻ, nơi đất ẩm và tốt.

Em hãy xếp lại thứ tự các bước đúng với quy trình trồng cây rễ trần:

Ngoài hai cách trồng cây rừng trên, theo em, ở vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng loại cây non nào? Tại sao?

Do ở vùng đồi núi trọc khi gặp mưa lũ nước chảy mạnh gây xói mòn nên người ta sẽ trồng cây rễ trần để cây bám chắc vào đất không bị cuốn trôi khi mưa lũ.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (Trang 54 – vbt Công nghệ 7): Em hãy nêu quy trình làm đất để trồng cây rừng (hãy điền thứ tự đúng cho các quy trình sau):

Lời giải:

1

a. Vạc cỏ và đào hố, lấp đất màu để riêng bên miệng hố

3

b. Cuốc thêm đất, đập nhỏ và làm sạch cỏ rồi lấp đầy hố

2

c. Lấy lớp đất màu đem trộn với phân bón

Câu 2 (Trang 54 – vbt Công nghệ 7): Em hãy giải thích các thao tác kĩ thuật trồng cây con có bầu và cây con rễ trần?

Lời giải:

Cây có bầu

1. Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất

– Để bầu đất không lộ ra ngoài.

2. Rạch vỏ bầu

– Hấp thụ chất dinh dưỡng

3. Đặt bầu vào lỗ trong hố

– Bắt đầu trồng cây.

4. Lấp và nén đât lần 1

– Lấp đất có chứa phân bón để cây hấp thụ dinh dưỡng

5. Lấp và nén đât lần 2

– Vững chắc cây trồng.

Cây rễ trần

1. Tạo lỗ trong hố đất

– Để cho rễ cây cắm vào

2. Đặt cây vào lỗ trong hố

– Bắt đầu trồng cây.

3. Lấp đất kín cổ rễ cây

– Vững chắc cây

Câu 3 (Trang 55 – vbt Công nghệ 7): Ở địa phương em, nếu có trồng cây rừng, thường trồng bằng cây con có bầu hay bằng cây con rễ trần, tại sao?

Lời giải:

– Ở địa phương em là vùng đồi núi do ở vùng đồi núi trọc khi gặp mưa lũ nước chảy mạnh gây xói mòn nên người ta sẽ trồng cây rễ trần để cây bám chắc vào đất không bị cuốn trôi khi mưa lũ.

Các bài giải vở bài tập Công nghệ lớp 7 (VBT Công nghệ 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Công Nghệ 6

Giới thiệu về Giải VBT Công nghệ 6

Chương 1: May mặc trong gia đình gồm 8 bài viết

Chương 2: Trang trí nhà ở gồm 8 bài viết

Chương 3: Nấu ăn trong gia đình gồm 11 bài viết

Chương 4: Thu, chi trong gia đình gồm 3 bài viết

Giải VBT Công nghệ 6 giúp học sinh hoàn thành bài tập trong vở bài tập công nghệ 6. Với cách giải chi tiết, dễ hiểu hi vọng sẽ giúp các em học sinh thêm yêu môn học công nghệ này hơn.

Giải VBT Công nghệ 6 gồm có 6 chương với 30 bài viết. Nội dung cụ thể như sau:

Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc Bài 2: Lựa chọn trang phục Bài 3: Thực hành – Lựa chọn trang phục Bài 4: Sử dụng và bảp quản trang phục Bài 5: Thực hành – Ôn một số mũi khâu cơ bản Bài 6: Thực hành – Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh Bài 7: Thực hành – Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật Ôn tập chương 1

Chương 2: Trang trí nhà ở

Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở Bài 9: Thực hành – Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp Bài 11: Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa Bài 13: Cắm hoa trang trí Bài 14: Thực hành – Cắm hoa Ôn tập chương 2

Chương 3: Nấu ăn trong gia đình

Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn Bài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm Bài 19: Thực hành – Trộn dầu giấm rau xà lách Bài 20: Thực hành – Trộn hỗn hợp nộm rau muống Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn Bài 23: Thực hành -Xây dựng thực đơn Bài 24: Thực hành – Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ , quả Ôn tập chương 3

Chương 4: Thu, chi trong gia đình

Bài 25: Thu nhập của gia đình Bài 26: Chi tiêu trong gia đình Bài 27: Thực hành – Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình

Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặcBài 2: Lựa chọn trang phụcBài 3: Thực hành – Lựa chọn trang phụcBài 4: Sử dụng và bảp quản trang phụcBài 5: Thực hành – Ôn một số mũi khâu cơ bảnBài 6: Thực hành – Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinhBài 7: Thực hành – Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhậtÔn tập chương 1Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ởBài 9: Thực hành – Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ởBài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắpBài 11: Trang trí nhà ở bằng một số đồ vậtBài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoaBài 13: Cắm hoa trang tríBài 14: Thực hành – Cắm hoaÔn tập chương 2Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp líBài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩmBài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ănBài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩmBài 19: Thực hành – Trộn dầu giấm rau xà láchBài 20: Thực hành – Trộn hỗn hợp nộm rau muốngBài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đìnhBài 22: Quy trình tổ chức bữa ănBài 23: Thực hành -Xây dựng thực đơnBài 24: Thực hành – Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ , quảÔn tập chương 3Bài 25: Thu nhập của gia đìnhBài 26: Chi tiêu trong gia đìnhBài 27: Thực hành – Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình