Soạn Văn 10 Ca Dao Hài Hước Lời Giải Hay / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Soạn Văn 10: Ca Dao Hài Hước

Soạn văn 10 tập 1: Ca dao hài hước. Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước:

Có thể sắp xếp bốn bài ca dao thành 2 nhóm:

– Nhóm tiếng cười tự trào: bài số 1.

– Nhóm tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội: các bài 2, 3, 4.

Câu 1:

a. Cưới xin hôn lễ là một chuyện vô cùng hệ trọng và có ý nghĩa đối với cuộc đời của mỗi con người. Nó thường được chuẩn bị chu đáo và cẩn thận. Thế nhưng việc dẫn cưới và thách cưới ở đây đều rất khác thường. Thực ra nó là hai màn tự trào về cảnh nghèo của người lao động.

– Lời của chàng trai: Để cưới nàng, chàng trai đã có những dự định thật to tát. Chàng muốn có một đám cưới linh đình nhưng vì những lí do khách quan nên những dự định của chàng không thực hiện.

Khôn phải là chàng không muốn làm cho nhà gái nở mày nở mặt bằng một lễ vật sang trọng mà là vì chàng lo lắng, quan tâm tới sức khỏe của họ. Cuối cùng, chàng quyết định:

“Miễn là có thú bốn chân Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng”

Lí lẽ của chàng trai thật thông minh, cũng thật hóm hỉnh, đáng yêu.

Lời đáp của cô gái cũng… chẳng vừa. Thách cưới mà lại thách “một nhà khoai lang” thì dễ đấy nhưng cũng có khác nào làm khó người ta. Song điều quan trọng không phải ở điểm này mà là ở chỗ cô gái hiểu “hoàn cảnh” của nhà em và nhà anh… cũng giống nhau thôi. Và như thế đám cưới chỉ cần một “nhà khoai lang” là cũng quá đủ rồi.

Qua lời thách cưới và lời dẫn cưới, chúng ta có thể thấy ở đây người nông dân đã mang cái nghèo của chính mình ra để mà đùa cợt. Tiếng cời ấy hướng vào chính họ nhưng cũng là để cho họ quên đi cảnh khổ mà lạc quan yêu đời và ham sống hơn.

b. Bài ca dao có giọng hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật:

– Lối nói khoa trương phóng đại: dẫn voi, trâu, bò, nhà khoai lang…

– Lối nói giảm dần:

– Cách nói đối lập, phủ định:

● dẫn voi/ sợ quốc cấm

● dẫn trâu/ sợ họ máu hàn

● dẫn bò/ sợ họ co gân

● dẫn lợn gà/ khoai lang

– Chi tiết hài hước, giàu liên tưởng:

– Chi tiết hài hước, giàu liên tưởng:

“Miễn là có thú bốn chân Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng” Câu 2:

So với tiếng cười trong bài 1, tiếng cười ở các bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, châm biến, phê phán xã hội. Nó hướng vào những thói hư tật xấu của một bộ phận trong nội bộ nhân dân.

– Bài 2. Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai. Bài ca dao sử dụng biện pháp khoa trương, phóng đại cùng với thủ pháp đối lập đã tạo nên một tiếng cười hài hước, châm biếm. Tính hài hước là ở chỗ, bài ca dao xây dựng hình ảnh một chàng trai đang cố gắng hết sức (khom lưng chống gối) chỉ để “gánh hai hạt vừng”.

– Bài 3. Chế giễu loại đàn ông lười nhác. Không có chí lớn. Bài ca dao sử dụng biện pháp so sánh, nêu lên sự đối lập giữa “chồng người” với “chồng em”, làm cho người đàn ông được so sánh hiện lên buồn cười và thảm hại vô cùng. Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” là tiêu biểu cho loại đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi ở xó nhà, ăn bám vợ.

– Bài 4 là bài ca dao chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Tiếng cười của bài ca dao lại một lần nữa chủ yếu được xây dựng dựa trên nghệ thuật phóng đại và những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian. Đằng sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian vẫn muốn thể hiện một lời châm biếm nhẹ nhàng tới loại phụ nữ vô duyên đỏng đảnh – một loại người không phải không có trong xã hội.

Câu 3:

Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước:

● Cường điệu phóng đại, tương phản đối lập.

● Khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình có giá trị khái quát cao.

● Dùng ngôn ngữ đời thường nhưng thâm thúy và sâu sắc.

● Có nhiều liên tưởng độc đáo, bất ngờ, lí thú.

LUYỆN TẬP Câu 1:

Lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang” là một lời ứng xử khôn khéo, thông minh. Như trên đã phân tích, cô gái không những không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo, tỏ ra vui và thích thú trong lời thách cưới (dù chỉ là lời đối đáp nam nữ trong dân ca)

Lời thách cưới ấy là tiếng cười tự trào của người lao động. Nó tô đậm vẻ đẹp tâm hồn, sự vô tư, hồn nhiên và niềm lạc quan yêu đời của họ ngay trong cảnh nghèo nàn.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 10: Ca Dao Hài Hước

I. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI1. Tìm hiểu tiếng cười tự trào (tự cười mình) trong bài 1

Bài ca là lời đối đáp vui đùa của nam nữ ở chặng hát cưới trong dân ca. Mặc dầu vậy, nó vẫn đem đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

Cưới nàng, anh toan dẫn voi,Miễn là có thú bốn chân,Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng. Chàng dẫn thế, em lấy làm sang.Nỡ nào em lại phá ngang như là Người ta thách lợn thách gà,Nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.

Bài ca gồm lời của chàng trai và của cô gái đối đáp nhau: chàng trai nói về việc dẫn cưới của mình, còn cô gái, về việc thách cưới. Thử xem việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường, cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt?

Cần nhớ rằng họ đều là những người lao động trong cảnh nghèo và việc cưới là điều hệ trọng nhất trong cuộc đời của họ, nhất là đối với người con gái. Nghèo là vậy, nhưng vì coi trọng lễ cưới, yêu quý người bạn trăm năm, nên chàng trai đã có những dự định sang trọng trong việc dẫn cưới:

Dự định thật to tát (chàng trai nào khi yêu mà chả thế!), nhưng chỉ là dự định vì làm sao một chàng trai nghèo lại có được những vật dẫn cưới đắt tiền như thế! Cái hóm hĩnh, đáng yêu là ở cách nói ý nhị của chàng: dẫn voi/sợ quốc cấm; dẫn trâu sợ họ máu hàn; dẫn bò/sợ họ co gân. Không phải không muốn dẫn những vật ấy mà cái chính là lo cho họ nhà gái. Chàng rể thật chu đáo vì biết cách ứng xử! Để rồi cuối cùng chàng trai mới nói ra cái vật dẫn cưới thật của mình:

Nghèo quá nên chỉ có thể dẫn cưới bằng con chuột. Cách nói thật thú vị, pha chút tinh nghịch (đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ): chuột cũng là thú bốn chân như voi, trâu bò; lại là chuột béo; và chỉ cần một con chuột béo ấy là có thể mời dân, mời làng. Nhưng đây cũng là vật dẫn cưới hư cấu do chàng trai tưởng tượng ra, vì có ai lại dẫn cưới bằng chuột bao giờ?! Chi tiết này thật đắt, thật đáng yêu trong lời dẫn cưới của chàng trai nghèo, và tiếng cười tự trào cũng bật lên hồn nhiên, vô tư khi người lao động không mặc cảm với cảnh nghèo, mà trái lại, như còn bằng lòng, vui thú với cảnh nghèo của mình.

Một lời dẫn cưới đáng yêu như thế, làm sao cô gái không chấp nhận? Hãy nghe cô trả lời người yêu cùng với lời thách cưới của mình:

Ở đây có hai nét đẹp trong tâm hồn cô gái: trong lời chấp nhận việc dẫn cưới của chàng trai và trong lời thách cưới của mình. Không chỉ chấp nhận, cô còn lấy làm sang cho dù vật dẫn cưới chỉ là một con chuột béo! Cùng cảnh nghèo như nhau, cô dễ dàng thông cảm và sẵn sàng chấp nhận. Nhưng còn cao đẹp hơn là lời thách cưới của cô: Nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Trên đời này, chắc hẳn không thể có một cô gái nào lại thách cưới như vậy, cho dù cùng trong cảnh nghèo. Bởi vì việc cưới là điều hệ trọng nhất trong cuộc đời người con gái, nó quyết định cả cuộc đời cô, vậy mà cô chỉ thách có một nhà khoai lang. Nhưng như vậy là đủ lắm rồi, vì nhà em nghèo mà nhà anh cũng nghèo, làm sao có thể thách khác được? Trong sự đối lập giữa thách lợn, thách gà với thách cưới một nhà khoai lang càng thấy rõ nét cao đẹp của người con gái: không chỉ là lời thách cưới vô tư, thanh thản mà còn là một tâm hồn lạc quan yêu đời, một triết lí trong cuộc sống của người lao động – không mặc cảm mà còn tìm thấy niềm vui trong cảnh nghèo và nhất là luôn giữ được cuộc sống thanh cao của mình. Lời thách cưới thật đáng yêu, đáng trân trọng, cho dù nó chỉ là lời đùa cợt trong chặng hát cưới của dân ca. Và cái dí dỏm, đáng yêu còn được cô nói tiếp trong dự định của mình về những vật thách cưới đó: Củ to thì để mời làng… Để cho con lợn con gà nó ăn…

Đây là tiếng cười tự trào của người bình dân trong ca dao. Người lao động tự cười mình trong cảnh nghèo. Lại chọn đúng cái cảnh cưới là lúc bộc lộ rõ nhất cái nghèo để cười, để yêu đời, ham sống. Khi người ta tự cười mình thì tiếng cười ấy bộc lộ rõ nhất nhân cách của họ như ta đã thấy trong tâm hồn cao đẹp của chàng trai và cô gái trong lời dẫn cưới và thách cưới khác thường nhưng thật đáng yêu của họ.

2. Tìm hiểu tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội trong bài 2, 3, 4.Khác với tiếng cười tự trào ở bài 1, tiếng cười trong bài 2, 3 ,4 là tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội. Đây không phải là tiếng cười đả kích, lên án giai cấp thống trị mà là tiếng cười giáo dục trong nội bộ nhân dân nhằm phê phán những thói hư tật xấu mà con người vẫn còn mắc phải. Ở đây, tác giả dân gian cười những chàng trai chưa đáng bậc nam nhi và những cô gái vô duyên đỏng đảnh… để nhắc ta phải làm người cho xứng đáng, với thái độ nhẹ nhàng, thân tình, mang tính giáo dục nhưng không vì thế mà kém phần sâu sắc.

Bài 2 chế giễu loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai. Bài 3 châm biếm loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn. Hai bài ca dao là hai bức tranh cụ thể, sinh động lại mang tính khái quát cao, điển hình cho hai loại đàn ông đáng phê phán. Nếu ở bài 2, tiếng cười bật ra nhờ nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập (Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng); thì ở bài 3, vẫn sử dụng thủ pháp đối lập giữa chồng người và chồng em, tác giả dân gian lại tóm đúng thần thái nhân vật trong một chi tiết thật đắt: ngồi bếp sờ đuôi con mèo. Hình ảnh loại đàn ông lười nhác, ăn bám vợ hiện lên vừa buồn cười vừa thảm hại, mang tính hài hước và ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

Bài 4. chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Đây là một bức tranh hư cấu hài hước tài tình của dân gian, có những chi tiết có thể có trong đời thường (đêm nằm thì ngáy o o; đi chợ thì hay ăn quà), cổ những chi tiết không thể có (lỗ mũi mười tám gánh lông; trên đầu những rác cùng rơm), nhưng tất cả đều được phóng đại bằng trí tưởng tượng phong phú của người bình dân. Bài ca dao hài hước này trước hết là để mua vui, giải trí, nhưng đằng sau những tiếng cười sảng khoái đó vẫn ngầm chứa một ý nghĩa châm biếm nhẹ nhàng đối với loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên không phải không có trong xã hội (ngáy o o, hay ăn quà…). Có thể do trời “phú” cho họ điều đó, cũng có thể do họ chưa tự điều chỉnh được mình trong cuộc sống chung. Tác giả dân gian đã nhìn họ bằng con mắt nhân hậu, thông cảm, qua con mắt của người chồng yêu vợ nên tất cả điều xấu của nhân vật đều hóa thành tốt (lông mũi / râu rồng trời cho; ngáy o o/cho vui nhà; ăn quà/đỡ cơm; rác rơm / hoa thơm).

3. Những biện pháp nghệ thuật ca dao hài hước thường sử dụng– Hư cấu dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình có giá trị khái quát cao.– Cường điệu phóng đại, tương phản đối lập.– Hình ảnh hài hước, chi tiết hàm chứa ý nghĩa.– Cách nói hóm hỉnh, ý nhị.

II. LUYỆN TẬPBài tập 1: Cần nêu cảm nghĩ thật của mình về lời thách cưới của cô gái.

Tiếng cười tự trào của người lao động đáng yêu, đáng trân trọng:– Không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo, vui và thích thú trong lời thách cưới (dù chỉ là lời đùa cợt trong lối đối đáp nam nữ của dân ca).– Lời thách cưới thật khác thường (chỉ là khoai lang) mà vô tư, hồn nhiên, thanh thản nói lên tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động.

Bài tập 2: Tìm các bài ca dao hài hước trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, in lần thứ 7, NXB Khoa học xã hội, 1971 và cuốn Ca dao hài hước của Đào Thản, NXB Văn hóa – Thông tin, 2001.

Soạn Bài Ca Dao, Dân Ca. Những Câu Hát Về Tình Cảm Gia Đình

1. Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?

2. Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.

3. Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.

4. Bài 3 diễn tả nồi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó.

5. Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?

6. Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng?

Câu 1 trang 36 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?

– Bài 1: Đây là lời của mẹ ru con và nói với con. Dấu hiệu khẳng định điều đó:

+ Tiếng ru của mẹ “Ru hơi, ru hỡi, ru hời”

– Bài 2: Đây là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ. Dấu hiệu khẳng định:

+ Đối tượng mà lời ca dao hướng tới “Trông về quê mẹ”

+ Trong ca dao dân ca, không gian “Ngõ sau”. “Bên sông” thường gắn với tâm trạng của người phụ nữ.

– Bài 3: Đây là lời của con cháu nói với ông bà hoặc nói với người thân. Dâu hiệu khẳng định

+ “Nuột lạt mái nhà” là hình ảnh gợi nhớ người thân gia đình trong ca dao – Dân ca.

+ Đối tượng của nỗi nhớ: “ông bà”

– Bài 4: Nội dung là lời của những người lớn trong gia đình (ông bà, cha mẹ, cô bác…) nói với những người nhỏ (con, cháu) trong gia đình, hoặc là lời của anh em tâm sự với nhau. Vì nội dung câu hát là lời căn dặn, lời tâm sự.

Câu 2 trang 36 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.

Nội dung bài 1 muôn nói đến công lao trời biển của cha đối với con cái và bổn phận, trách nhiệm của con cái đôi với công lao to tát ấy.

Bài ca dao đã cụ thể hóa công lao cha mẹ bằng việc so sánh với núi với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng. Hình ảnh đó lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: (núi) ngất trời, cao; (biển) rộng mênh mông. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông là không thể nào đo được. Chỉ có cách diễn đạt như thế mới nói hết công cha, nghĩa mẹ mà thôi,

Lời nhắc nhở răn dạy trên lại được lồng vào hình thức bài hát ra dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng của lời hát, những lời đó dễ đi vào trong mỗi con người không chi qua khối óc mà còn qua sự rung động chân thành của con tim, khiến mọi người luân ý thức về công cha nghĩa mẹ và bổn phận của mình

Những câu ca dao nói đến công cha, nghĩa mẹ:

+ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

+ Mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày

Câu 3 trang 36 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Bài 2 là tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê nhớ mẹ và nhớ quê nhà.

Tâm trạng đó được khắc họa bởi thời gian “chiều chiều”. Trong ca dao, buổi chiều là lúc dễ gợi buồn, nhớ. Ở dây lại là người con gái “lấy chồng xa xứ™ cho nên nỗi nhớ cha mẹ, anh em và nỗi thèm khát được đoàn tụ gia đình càng thêm khắc khoảiỆ

Không gian “Ngõ sau” thường là nơi ít người lui tới, nhất là vào buổi chiều, ngõ sau lại càng vắng lặng. Người con gái về nhà chồng, khi đứng ngõ sau thường là đứng thui thủi một minh che dấu nỗi niềm riêng, có khi đó là những giọt nước mắt buồn tủi, bơ vơ.

Câu 4 trang 36 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Bài 3 diễn tả nồi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó.

Và trong ca dao, khi nhân vật trữ tình “ra đứng” ở một không gian nhất định nào đó, chẳng hạn: ngõ sau, bờ sông, cổng làng … thì đó là lúc tâm sự buồn không biết tâm sự cùng ai, nỗi niềm dâng lên. Người con gái “trông về quê mẹ” với bao nỗi lo cha mẹ già yếu sớm hôm không ai đỡ đần. Cũng có thể là nỗi tiếc về thời con gái đã qua, nỗi đau về thân phận làm dâu nhà chồng.

Đọc bài ca dao, không ai tránh khỏi niềm yêu thương, nỗi xót xa xé buốt trong lòng.

Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đôi với ông bà. Những tình cảm đó được diễn tả bằng hình thức so sánh “bao nhiêu … bấy nhiêu”, một kiểu so sánh thường gặp trong ca dao (“qua cầu dừng bước trông cầu, cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu”, “qua đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”).

Cái hay của cách diễn đạt đó có thể được biểu hiện ở mấy điểm sau:

– Trong tâm trí người Việt Nam, cái gì được trọng, được kính thường được đặt ở trên. Cho nên, nhóm từ “ngổ lên” trong bài ngoài tác dụng đề cập đối tượng so sánh còn thể hiện sự kính trọng của con cháu đối với ông bà.

Câu 5 trang 36 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?

– Hình ảnh “Nuột lạt mái nhà” gợi nên sự nôi kết bền chặt của sự vật, cũng như sự đoàn kết gắn bó của những người cùng huyết thống, cùng một ông bà sinh ra. Đồng thời, mỗi nuột lạt còn là một công lao khó nhọc mà ông bà đã cần cù, chắt chiu để gây dựng gia đình cho con cháu.

– Số nuột lạt của mái nhà là khó đếm xuể, cũng như công lao của ông bà. Cách so sánh “Bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” đã cụ thể hóa cái nỗi nhớ của con cháu, cái công ơn của ông bà vốn là những cái hết sức trừu tượng.

– Và nỗi nhá, công ơn đó lại được diễn đạt bằng hình thức lục bát ngọt ngào, cho nên nỗi nhớ càng da diết, công ơn càng sâu đậm.

Trong bài 4, tình cảm anh em được diễn tả như sau:

Câu 6 trang 36 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng?

– Khác với “người xa”, anh em có những cái “cùng”, “chung”, “một “.

Trong đó, “cùng chung bác mẹ” và “một nhà” là cùng huyết thống và cùng những kỉ niệm sướng khổ với nhau trong mái ấm gia đình. Như thế, anh em tuy hai là một.

Bài ca dao nhắc nhở chúng ta: anh em là ruột thịt với nhau, phải biết thương yêu và giúp đỡ nhau để cho cha mẹ được vui lòng.

Những biện pháp nghệ thuật được cả bốn bài ca dao sử dụng là:- Thể thơ lục bát.

– Cả bốn bài đều sử dụng những hình ảnh quen thuộc để diễn đạt tính cảm như: núi, biển, ngõ sau, tay, chân… trong đó thường sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Tình cảm đuợc diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình. Những tình cảm ấy thường mang tính chất kín đáo, sâu lắng, chân thành tiêu biểu cho tâm tình của người lao động trong sinh hoạt hàng ngày của họ.

Một số bài ca dao có nội dung tương tự:

Không cha không mẹ như dờn không dãy.

Đến khi cha mất gót con đen sì.

Con có cha như nhà có nóc,

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai nâng.

Tổng Hợp Những Câu Đố Vui Và Hài Hước Có Đáp Án

Sau những giờ làm việc căng thẳng, thay vì cặm cụi vào chiếc điện thoại để lướt Facebook thì bạn có thể kêu gọi mọi người cùng tham gia những trò chơi như đố vui để kết nối mọi người trở nên đoàn kết hơn cũng như đem lại tiếng cười giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.

Câu 1. Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là gì?

Đáp án: Nướng bắp ngô

Câu 2. Bệnh gì bác sĩ bó tay?

Đáp án: Đó là bệnh… gãy tay!

Câu 3. Con chó đen người ta gọi là con chó mực. Con chó vàng, người ta gọi là con chó phèn. Con chó sanh người ta gọi là con chó đẻ. Vậy con chó đỏ, người ta gọi là con chó gì?

Đáp án: Con chó đỏ người ta gọi là con chó… đỏ.

Câu 4. Bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết?

Đáp án: bà đó là bò đá- bò đá bả chết, bả bay là bảy ba – bà ấy chết năm bà ấy 73 tuổi!

Câu 5. Có 1 đàn chim đậu trên cành, người thợ săn bắn cái rằm. Hỏi chết mấy con?

Đáp án: rằm là 15 – chết 15 con

Câu 6. Con gì ăn lửa với nước than?

Đáp án: Đó là con tàu.

Câu 7. Con kiến bò lên tai con voi nói gì với con voi mà ngay tức khắc con voi nằm lăn ra chết!!

Đáp án: Nói là em đã có thai với anh rồi!

Câu 8. Có 1 chiếc thuyền tối đa là chỉ chở được hai người, nếu thêm người thứ 3 sẽ bị chìm ngay lập tức. Hỏi tại sao người ta trông thấy trên chiếc thuyền đó có ba thằng Mỹ đen và ba thằng Mỹ trắng ngồi trên chiếc thuyền đó mà ko bị chìm?

Đáp án: bởi vì trên chiếc thuyền đó sự thật là có đúng 2 người đi. Đó là ba của thằng Mỹ đen và ba của thằng Mỹ trắng!!

Câu 9. Nắng ba năm tôi không bỏ bạn, mưa 1 ngày sao bạn lại bỏ tôi là cái gì?

Đáp án: Đó là cái bóng của mình!

Câu 10. Trên nhấp dưới giật là đang làm gì?

Đáp án: Đó là đang câu cá!

Câu 11. Con gấu trúc ao ước gì mà không bao giờ được?

Đáp án: Vì gấu trúc chỉ có 2 màu trắng đen nên nó ao ước được chụp hình màu – vậy mà hem thể được vì chụp cỡ nào cũng chỉ có trắng đen mùh thôi!

Câu 12. Tay cầm cục thịt nắn nắn, tay vỗ mông là đang làm gì?

Đáp án: Đó là bà mẹ đang cho con bú!

Câu 13. Cái gì bằng cái vung, vùng xuống ao. Đào chẳng thấy, lấy chẳng được?

Đáp án: Đó là mặt trăng!

Câu 14. Con trai và đàn ong có điểm gì khác nhau?

Đáp án: Con trai là con vật sống dưới nước, còn đàn ong sống trên cây!

Câu 15. Cái gì trong trắng ngoài xanh trồng đậu trồng hành rồi thả heo vào?

Đáp án: Bánh chưng

Câu 16. Cắm vào run rẩy toàn thânRút ra nước chảy từ chân xuống sànHỡi chàng công tử giàu sangCắm vào xin chớ vội vàng rút ra!

Đáp án: Đó là cái tủ lạnh!

Câu 17. Con gì mang được miếng gỗ lớn nhưng không mang được hòn sỏi?

Đáp án: Con sông

Câu 18. Ở Việt Nam, rồng bay ở đâu và đáp ở đâu?

Đáp án: Rồng bay ở Thăng Long và đáp ở Hạ Long!

Câu 19. Có 1 người đứng ở chân cầu. Ở giữa cầu có một con gấu rất hung dữ không cho ai qua cầu hết. Người đó sẽ mất hết 5 phút để đi từ chân cầu cho đến giữa cầu và con gấu cũng chỉ ngủ có 5 phút là tỉnh dậy. Hỏi người đó làm sao để qua được bên kia?

Đáp án: Đi đến giữa cầu và quay mặt ngược lại. Con gấu thức dậy tưởng người đó từ bên kia qua nên rượt trở lại. Thế là người đó đã qua được cầu!

Câu 20. Ở Việt Nam, một thằng mù và ba thằng điếc đi ăn phở, mỗi người ăn một tô. Mỗi tô phở là 10 ngàn đồng. Hỏi ăn xong họ phải trả bao nhiêu tiền?

Đáp án: Họ phải trả 20 ngàn đồng vì 1 thằng mù và ba của thằng điếc là 2 người ăn!

Câu 21. Where does today come before yesterday?(Ở nơi nào hôm nay đi trước hôm qua?)

Đáp án: in a dictionary (tong từ điển).

Câu 22. What is between the sky and earth?(Cái gì ở giữa bầu trời và trái đất?)

Đáp án: And (và)

Câu 23. Giả sử ta có 1 khúc vải, cắt nó ra làm 100 khúc, thời gian để cắt 1 khúc vải là 5 giây. Hỏi nếu cắt liên tục không ngừng nghỉ thì trong bao lâu sẽ cắt xong???

Đáp án: 495 giây bởi vì 99 khúc (khúc cuối cùng không phải cắt) X 5 giây = 495 giây!

Câu 24. Ở một xứ nọ, có luật lệ rằng: Ai muốn diện kiến nhà vua thì phải nói một câu. Nếu câu nói thật thì sẽ bị chém đầu, còn nếu là dối thì bị treo cổ. Vậy để gặp được nhà vua của xứ đó, ta phải nói như thế nào?

Đáp án: Để gặp được nhà vua, người đó phải nói “tôi sẽ bị treo cổ!”.

– Nếu như câu nói này là thật thì hắn ta sẽ bị chém đầu, nhưng nếu đem hắn ta đi chém đầu thì câu nói “tôi sẽ bị treo cổ” của hắn là dối, mà nếu vậy thì hắn sẽ bị treo cổ, mà nếu treo cổ hắn thì câu nói “tôi sẽ bị treo cổ” của hắn là thật … blah … blah.

Nhờ vậy mà gã đó gặp được nhà vua trong khi vẫn bảo toàn được tính mạng.

Câu 25. Có 1 ông tỉ phú, ông ta trả công cho 1 tên người làm là 1 chỉ vàng/ ngày. Nhưng ông này chỉ có 1 thỏi vàng gồm 7 chỉ. Hỏi: với 2 nhát cắt thì làm sao ông tỉ phú có thể chia thỏi vàng đó ra để trả công cho tên người làm mỗi ngày đúng 1 chỉ vàng.

Đáp án: Cắt thỏi vàng 7 chỉ ra 1 khúc 1 chỉ , 1 khúc 2 chỉ và khúc còn lại là 4 chỉ. Ngày đầu ông ta đưa người làm 1 chỉ. Ngày thứ 2 đưa 2 chỉ và người làm thối lại ông ta 1 chỉ. Ngày thứ 3 ông ta đưa người làm 1 chỉ. Ngày thứ 4 ông ta đưa người làm 4 chỉ, người đó đưa lại 3 chỉ vàng cho ông nhà giàu. Ngày thứ 5, ông ta đưa 1 chỉ cho người làm. Ngày thứ 6 ông ta đưa 2 chỉ cho người làm, người làm thối lại 1 chỉ cho ông ta. Ngày thứ 7 ông ta đưa chỉ vàng còn lại là hết!

Câu 26. Nơi nào có đường xá, nhưng không có xe cộ; có nhà ở, nhưng không có người; có siêu thị, công ty… nhưng không có hàng hóa… Đó là nơi nào vậy?

Đáp án: Ở bản đồ!

Câu 27. Có một rổ táo, trong rổ có ba quả, làm sao để chia cho 3 người, mỗi người một quả mà vẫn còn một quả trong rổ???

Đáp án: Thì đưa cho 2 người đầu mỗi người 1 quả. Còn 1 quả trong rổ đưa nguyên cả cái rổ đựng quả táo cho người còn lại thì 3 người mỗi ng đều có 1 quả, và cũng có 1 quả trong rổ!

Câu 28. Có một cây lê có 2 cành, mỗi cành có 2 nhánh lớn, mỗi nhánh lớn có 2 nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có hai cái lá, cạnh mỗi cái lá có hai quả. Hỏi trên cây đó có mấy quả táo???

Đáp án: Không có quả táo nào vì lê không thể ra quả táo nào trên cây được

Câu 29. Có 3 thằng lùn xếp hàng dọc đi vào hang. Thằng đi sau cầm 1 cái xô, thằng đi giữa cầm 1 cái xẻng, hỏi thằng đi trước cầm gì?

Đáp án: Thằng đó “cầm đầu” tức là đại ca cầm đầu, nó không phải cầm cái vật gì hết!

Cau 30. Quần rộng nhất là quần gì?

Đáp án: Quần đảo.

Câu 31. Có 1 con trâu. Đầu nó thì hướng về hướng mặt trời mọc, nó quay trái 2 vòng sau đó quay ngược lại sau đó lại quay phải hai vòng hỏi cái đuôi của nó chỉ hướng nào?

Đáp án: Chỉ xuống đất.

Câu 32. Con trai có gì quý nhất?

Đáp án: Ngọc trai.

Câu 33. Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?

Đáp án: Bàn chân.

Câu 34. Con đường nào dài nhất?

Đáp án: Đường đời.

Câu 35. Một ly thuỷ tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ nước ra ngoài?

Đáp án: Dùng ống hút.

Câu 36. Cái gì người mua biết, người bán biết, người xài không bao giờ biết?

Đáp án: Quan tài.

Câu 37. Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ là gì?

Đáp án: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ.

Câu 38. Càng chơi càng ra nước?

Đáp án: Chơi cờ.

Câu 39. Lịch nào dài nhất?

Đáp án: Lịch sử.

Câu 40. Cái gì dài như trái chuối, cầm 1 lúc thì nó chảy nước ra?

Đáp án: Que kem.

Câu 41. Tại sao khi bắn súng người ta lại nhắm một mắt?

Đáp án: Nhắm cả hai mắt thì không nhìn thấy mục tiêu bắn.

Câu 42. Bên trái đường có một căn nhà xanh, bên phải đường có một căn nhà đỏ. Vậy, nhà Trắng ở đâu?

Đáp án: Ở Mỹ.

Câu 43. Khi Beckham thực hiện quả đá phạt đền, anh ta sẽ sút vào đâu?

Đáp án: Quả bóng.

Câu 44. Xã nào đông nhất?

Đáp án: Xã hội.

Câu 45. Hai người đào trong hai giờ thì được một cái hố. Vậy hỏi một người đào trong một giờ thì được mấy cái hố?

Đáp án: 1 cái hố.

Câu 46. Tại sao con chó không cắn được đuôi của mình.

Đáp án: Đuôi chó không đủ dài.

Câu 47. Con gì không gáy ò ó o mà người ta vẫn gọi là gà?

Đáp án: Gà mái và gà con.

Câu 48. Có 1 anh chàng làm việc trong 1 tòa nhà 50 tầng, nhưng anh ta lại chỉ đi thang máy lên đến tầng 35 rồi đoạn còn lại anh ta đi thang bộ. Tại sao anh ta lại làm như vậy?

Đáp án: Bởi cái thang máy đó không lên tới tầng 50.

Câu 49. Có 2 người: 1 lớn, 1 bé đi lên đỉnh một quả núi. Người bé là con của người lớn, nhưng người lớn lại không phải cha của người bé, hỏi người lớn là ai?

Đáp án: Mẹ

Câu 50. Làm sao để cái cân tự cân chính nó?

Đáp án: Lật ngược cái cân lại

Câu 51. Từ gì mà 100% nguời dân Việt Nam đều phát âm sai?

Đáp án: Từ “Sai”

Câu 52. Hãy chứng minh 4 : 3 = 2

Đáp án: 4 : 3 có nghĩa là tứ chia tam, đọc ngược lại là tam chia tư = 8 : 4 = 2

Câu 53. Câu chữ nào mà những người vui sướng khi nhìn thấy nó sẽ trở nên buồn bã và ngược lại, những người buồn bã u sầu khi thấy nó sẽ trở nên vui vẻ hơn.

Đáp án: Điều đó rồi cũng qua

Câu 54. Có bao nhiêu chữ C trong câu sau đây: “Cơm, canh, cháo gì tớ cũng thích ăn!”

Đáp án: 1 chữ C, ở chữ “Cơm”

Câu 55. Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?

Đáp án: Que diêm

Câu 56. Chứng minh: Con gái = con dê

Đáp án: Con gái = thần tiên = tiền thân = trước khỉ = con dê

Câu 57. Cái gì tay trái cầm được còn tay phải cầm không được?

Đáp án: Tay phải

Câu 59. Vịt nào đi bằng hai chân??

Đáp án: Tất cả các con vịt, trừ vịt bị què

Câu 60. Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: Phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn?

Đáp án: Phòng 3 bởi con sư tử bị đói đã bị chết

Câu 61. Môn gì càng thắng càng thua?

Đáp án: Môn đua xe đạp

Câu 62. Loại nước giải khát nào chứa sắt và canxi?

Đáp án: Cafe (Canxi = Ca; Sắt = Fe)

Câu 63. Núi nào bị chặt ra từng khúc?

Đáp án: Thái Sơn

Câu 64. Ai cũng biết đỉnh núi Everest cao nhất thế giới, vậy trước khi đỉnh Everest được khám phá, đỉnh núi nào cao nhất thế giới?

Đáp án: Everest

Câu 65. Con cua đỏ dài 10cm chạy đua với con cua xanh dài 15cm. Con nào về đích trước?

Đáp án: Con cua xanh bởi con cua đỏ đã bị luộc

Câu 66. Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?

Đáp án: Than

Câu 67. Cái gì Adam có 2 mà Eva chỉ có 1?

Đáp án: Chữ a

Câu 68. Có 1 đàn chuột điếc đi ngang qua, hỏi có mấy con?

Đáp án: 24 con (Điếc là hư tai, hư tai là hai tư)

Câu 69. Cái gì của người con gái lúc nào cũng ẩm ướt?

Đáp án: Cái lưỡi

Câu 70. 2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có bao nhiêu con vịt?

Đáp án: 4 con vịt (vì 2 con đi giữa là cái bóng của 2 con đi trước)